Phật giáo can thiệp vào các chính sách của triều đình

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 107 - 116)

7. Cấu trúc của Luận án

4.1.2. Phật giáo can thiệp vào các chính sách của triều đình

Theo triết lý truyền thống của Phật giáo Theravada, người tỳ kheo cũng như

Tăng đoàn (Sangha) được coi là hiện thân của Đạo Pháp và cũng là cỗ xe (yana)để

chuyển tải Đạo Pháp. Do đó, Tăng đoàn không phải là một tập thể tương tự như các tập thể khác của người thế tục là phải hòa đồng với xã hội. Chủ đích lý tưởng và nếp sống của Tăng đoàn nhất thiết phải tách ra ngoài sự sinh hoạt thường tình của thế giới thế tục. Những người tỳ kheo trong Tăng đoàn bước trên một con đường khác, hướng đến một lý tưởng khác, giúp họ đi thật xa và vượt lên trên các giá trị

quy ước của xã hội. Chính vì vậy, Phật giáo Theravada gần như chỉ chuyên tâm vào việc nghiên cứu đạo Pháp, thiền định và chiêm nghiệm về cuộc sống và những kiếp sinh, tử, luân hồi, nghiệp... của đời người.

Sau lần kết tập thứ ba, Phật giáo bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng khác nhau với sự ra đời của dòng Phật giáo Đại thừa có nhiều điểm mở rộng hơn so với Phật giáo Theravada. Riêng dòng Phật giáo Theravada sau khi được truyền đến

đảo quốc Sri Lanka đã được đón nhận và trở thành quốc giáo, phát triển mạnh mẽ

thừa...nhất là danh tiếng của các Đại sư trong ngôi Đại tự viện (Mahavihara) tại thủ đô Kandy. Tuy nhiên, một thực tế tất yếu đó là, khi Phật giáo Theravada trở thành

độc tôn, duy nhất trên quốc đảo này, nó đã để lại nhiều hệ quả đi ngược lại triết lý ban đầu của Phật giáo Theravada. Đó là việc các Đại sư trong Tăng đoàn dựa vào uy thế của mình đã tự cho phép Tăng đoàn đảm nhận cả các trọng trách “đạo và

đời”, vừa thực thi nghi lễ, giảng kinh Phật, triển khai giáo lý, đồng thời còn tham gia vào việc giáo dục cũng như các sinh hoạt xã hội khác, đặc biệt là các sinh hoạt tại vùng nông thôn - nơi chính quyền trung ương khó kiểm soát nhất và thực tế, mọi hoạt động tại đây đều do các nhà sưđảm nhiệm.

Chính vì tình trạng “nhập thế” này đã khiến cho Tăng đoàn không còn đứng ngoài xã hội thế tục nữa mà vô hình chung đã biến Tăng đoàn thành công cụ phục vụ đắc lực cho vương quyền. Khi Phật giáo Theravada được truyền vào đất Thái, các vị vua Ayutthaya đã tiếp nhận và đưa tôn giáo này trở thành quốc giáo. Mối quan hệ giữa Tăng đoàn và nhà nước ngày càng trở nên mật thiết hơn, bởi Phật giáo Ayutthaya, bên cạnh việc giữ nguyên giới luật của Phật giáo Theravada Sri Lanka còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo Môn, Phật giáo Đại thừa Khmer nên xu thế “nhập thế” càng lớn.Vì vậy, Phật giáo và Tăng đoàn đã tham gia ngày càng nhiều vào đời sống chính trị, xã hội cũng như có một ảnh hưởng vô cùng to lớn, chi phối tới mọi

đường lối, chính sách của nhà nước cũng như mọi sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Do vậy, vua và giới tăng lữđã thương thảo về vai trò mang tính liên quan giữa giới thần linh và giới lãnh đạo chính trị [3, tr.12]. Tăng đoàn cần sự bảo hộ và bảo trợ

của chính quyền. Ngược lại, chính quyền cũng có thể yêu cầu Tăng đoàn ủng hộ vai trò lãnh đạo của họ. Một lần nữa, giới tu sĩ có thể yêu cầu giới cầm quyền hoạt động vì lợi ích vật chất và tinh thần cho dân chúng. Trong thời kì chiến tranh, giới tu hành chỉ trích chính quyền đã lạm thu quá nhiều thuế, cưỡng ép người dân tòng quân. Một số tu viện lập ra các niên biểu để giám sát từng vị lãnh đạo một, ca ngợi những người bảo vệđất nước một cách tài ba, cai trị dân chúng một cách công bằng và đầy nhiệt huyết và tất nhiên bảo trợ tích cực cho Tăng đoàn..

Tăng đoàn được coi là một tổ chức lớn nhất và quan trọng nhất trong xã hội,

được tổ chức theo cấp bậc với các danh hiệu cao quý được nhà vua ban tặng theo hệ

thống Samanasak tồn tại song song với chính quyền dân sự các cấp. Chính vì thế, nhiều khi quyền lực của Tăng đoàn còn vượt lên trên cả quyền lực của chính quyền dân sự vì khả năng chi phối và sự ảnh hưởng của các nhà sư đối với quần chúng nhân dân. Tăng đoàn và các Tăng Thống thuộc phái Aranyawasi là những người có quyền lực cao nhất trong vương quốc và họ là những người đưa ra rất nhiều lời khuyên quý báu cho các vị vua.

Trong triều đại của vua Naresuan, vào năm 1593, khi chiến thắng quân đội Miến Điện, sau khi đã ban thưởng cho các tướng lĩnh và những người có công, nhà vua đã quyết định trừng phạt đối với đội quân không kịp tới tiếp ứng cho nhà vua khi quân Miến bao vây tại Suphanburi nên đã làm lỡ quân cơ và gây tổn hại cho binh lính của Ayutthaya. Tăng Vương Phanarat của Wat Pa Kaew và 25 Tu viện trưởng của các Tu viện Hoàng gia đã đưa ra lời thỉnh cầu, xin nhà vua tha tội chết cho các sĩ quan và binh lính trên. Tăng Vương Phanarat cũng đưa ra kiến nghị với nhà vua cho số binh lính trên chuộc tội bằng việc xây dựng một Bảo tháp trong Wat Pa Kaew để kỉ niệm chiến thắng của nhà vua [135, tr.132]. Lời khuyên của Tăng Vương là mong muốn nhà vua với tấm lòng từ bi và khoan dung của mình, vừa tạo cơ hội cho binh lính sửa sai, vừa thể hiện uy quyền của nhà vua theo tinh thần từ bi của Đức Phật. Hành động đó của nhà vua sẽđược người dân thêm ủng hộ và yêu mến.

Cũng có khi, quyền lực của Tăng đoàn vượt lên trên quyền lực thế tục và lại trở thành một đối trọng với chính quyền trung ương như trong giai đoạn trị vì của vua Narai.

Giai đoạn trị vì của vua Narai là giai đoạn sự “nhập thế” của Tăng đoàn Phật giáo thể hiện mạnh mẽ nhất. Mặc dù bề ngoài, Tăng đoàn tỏ ra không can dự vào các công việc thế tục, nhưng đến giai đoạn này, họ lại trở thành những người tham gia tích cực nhất trong sinh hoạt chính trị của triều đình. Bên cạnh đó, Tăng đoàn còn được nhà nước miễn thuế nên đã tích trữ được một khối lượng của cải to lớn, chưa kể đến việc cúng dường của nhà vua, quý tộc quan lại và quần chúng nhân

dân. Điều này đã tạo nên trở ngại lớn đối với Narai khi ông rất cần tập trung quyền lực và tiền của để giữ yên đất nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ và thô bạo của các nước phương Tây vào Ayutthaya.

Tăng đoàn còn có một số lượng lớn nông dân làm công trong các tu viện, chùa chiền. Số nông dân này vì bị nhà nước bóc lột thuế má nặng nề cộng với bắt lính trong chiến tranh nên đã vào các tu viện lao động rất đông, vì mức bóc lột tại

đây tương đối nhẹ nhàng hơn. Vì vậy, chính quyền gần như mất đi một số lượng lớn nông dân đang trong tuổi lao động và cần phải đóng góp nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Bản thân các tu sĩ Phật giáo, đặc biệt ở các vùng nông thôn lại càng có vai trò và ảnh hưởng to lớn trong quần chúng nhân dân, được nhân dân yêu quý và vô cùng kính trọng và trở thành một lực cản lớn đối với chính quyền của vua Narai.

Dưới triều vua Boromakot, quý tộc và tăng lữ cũng luôn tìm cách để cản trở

chếđộ chuyên chế. Giới quý tộc đã áp dụng kinh Akanya Sutta [3, tr.31] - một trong những kinh điển Phật giáo thời kì đầu nêu rằng, chếđộ quân chủ gây ra những mối hoảng sợ trong một xã hội không có quy củ và đẩy người dân cấu kết với nhau, buộc phải chọn ra một “cá nhân ưu tú nhất” làm vua. Trong những ghi chép về thời hậu kì Ayutthaya, giới quý tộc đã chỉ ra rằng, mỗi khi diễn ra việc truyền ngôi thì nhà vua mới là do hội đồng quý tộc chọn ra - đây là nguyện vọng của giới quý tộc chứ không phải là thực tế lịch sử quy định. Giới quý tộc và giới tăng lữ cùng gây sức ép đòi hỏi nhà vua phải luôn luôn chứng tỏ là một cá nhân ưu tú nhất cầm quyền theo luật Thotsaphit ratchatham, mười điều luật về hành vi của hoàng gia: hào phóng, có lối sống đạo đức, độ lượng, công bằng, nhiệt tâm, không có những tham vọng xấu, kiềm chế, không hống hách, khiêm tốn và tuân thủthamma.

Giai đoạn trị vì của vua Boromakot đã xuất hiện một bài thơ tiên đoán rằng thành phố sẽ sụp đổ, nếu không có những vị vua đạo đức:

Khi mười quy định về đức độ này bị các nhà vua bỏ ngoài tai Vũ trụ sẽ hoang tàn, mười sáu tai ương sẽ xuất hiện

Mặt trăng, các vì sao, trái đất và bầu trời Sẽ bị băng hoại

Cho dù bây giờ Ayutthaya thịnh vượng

Có thể khinh thường tất cả những hạnh phúc nơi thiên đàng đến nghìn lần Chính ở đây sự trụy lạc và tội lỗi có thể tiên đoán trước

Trời ơi! Trời ơi! Hãy đếm từng ngày mong cho nó qua đi

[3, tr.32] Tuy nhiên, Tăng đoàn tại Ayutthaya và cả Bangkok sau này chưa bao giờđủ

khả năng trở thành một lực lượng thế tục nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Trên thực tế, Tăng đoàn bị cản trở trong việc mong muốn đạt được một mô hình xã hội độc lập, vì nó nhận được sự công nhận và bảo trợ từ nhà nước và các cơ quan chính trị. Với sức mạnh của mình ở cấp thôn bản, Tăng đoàn có thể tạo nên một hệ

thống phân cấp của giáo hội tự trị và có thể gây ảnh hưởng đáng kể đối với chính phủ. Nhưng điều này trên thực tế chưa bao giờ diễn ra trong lịch sử Ayutthaya. Thay vào đó, Tăng đoàn đã trung thành và phục tùng các quyền lực chính trị để đổi lấy sự bảo trợ và bảo vệ (trừ thời kì vua Narai). Sự phân cấp trong hệ thống tổ chức của Tăng đoàn được coi là một sự sáng tạo của chính quyền để có thể kiểm soát chặt chẽ hơn mọi hoạt động của Tăng đoàn thông qua hệ thống chính quyền dân sự

các cấp [155, tr.38].

Trên cơ sở tìm hiểu về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống chính trị

Ayutthaya, có thể thấy rằng:

Phật giáo Theravada chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống chính trị

Ayutthaya. Do được du nhập, truyền bá và phát triển trên đất Thái từ rất sớm, đến thời kỳ Ayutthaya, Phật giáo đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền và để

lại những ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống chính trị tại Ayutthaya.

Thông qua vai trò và hoạt động của Tăng đoàn cũng như các hệ phái Phật giáo, có thể nhận thấy việc chấp nhận sự bảo trợ và kiểm soát của chính quyền cũng như

phục vụ chính quyền để có thể tồn tại và phát triển là đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa Phật giáo với chính trị trong suốt lịch sử tồn tại của Phật giáo ở Ayutthaya.

Thứ nhất, Phật giáo là nhân tố quan trọng để thống nhất và củng cố chính

Ayutthaya xây dựng một vương quốc độc lập ở phía Nam và mở rộng ảnh hưởng ra gần như toàn bộ lãnh thổ Thái Lan ngày nay (trừ Lanna ở phía Bắc). Sở dĩ Phật giáo trở

thành nhân tố quan trọng để thống nhất quốc gia vì, khi thành lập, về hình thức Ayutthaya là một quốc gia thống nhất, nhưng trên thực tế, nó lại là một tập hợp lỏng lẻo của nhiều công quốc chư hầu. Do đó, các vị vua Ayutthaya nhận thấy rằng, để

thống nhất đất nước trước hết phải thống nhất về tín ngưỡng. Và Phật giáo Theravada với những ưu thế của mình như tư tưởng triết lý sâu sắc, giáo lý kinh điển đồ sộ, nghiêm ngặt, thế giới quan và nhân sinh quan ưu việt hơn so với tín ngưỡng truyền thống phân tán của người Thái đã được lựa chọn để trở thành chất keo kết dính các tín ngưỡng bản địa khi đó.

Thứ hai, Phật giáo trở thành quốc giáo và nhân tố thống nhất về tinh thần của cư dân Ayutthaya. Trong đời sống tôn giáo tại Ayutthaya, vật linh luận, với việc thờ

cúng tổ tiên là tín ngưỡng nguyên thủy của người Thái cũng như các quốc gia láng giềng của họ, và tín ngưỡng này tạo thành lớp thứ nhất của tôn giáo Thái. Về sau, đạo Phật xuất hiện và người Thái nhận nó làm quốc giáo. Khi người Thái tiếp nhận Ấn Độ

giáo của người Khmer, họ lại lồng các yếu tốđó vào các khái niệm Phật giáo, bổ trợ

cho sự phát triển của Phật giáo. Dù tiếp nhận việc thờ cúng và tín ngưỡng gì thì người Thái cũng biến đổi chúng cho phù hợp với tâm tính và môi trường xung quanh họ.

Sau khi người Thái tiếp nhận Phật giáo, họ cũng biến đổi nó cho phù hợp với tính cách của dân tộc mình. Dù vẫn là Phật giáo Theravada, nhưng nó cởi mở hơn và mang trong mình cả những yếu tố Theravada và Đại thừa Phật giáo. Khi Phật giáo Theravada trở thành quốc giáo, tôn giáo này đã trở thành công cụ đắc lực để phục vụ

vương quyền và quản lý đất nước cũng như ổn định lòng dân. Việc duy trì Phật giáo cũng chính là công cụđể hỗ trợ cho nhà vua cai quản đất nước một cách yên bình, xã hội ổn định, làm giảm đi sự căng thẳng và khoảng cách giữa nhà vua và quan lại với các tầng lớp nhân dân. Điều này cũng xuất phát từ hệ thống chính quyền và hệ thống cấp bậc được quy định trong các văn bản luật. Nhưng khía cạnh khác cũng góp phần làm tăng thêm quyền lực của nhà vua lớn hơn các vị vua ở các nơi khác trên thế giới, bởi vì các vị vua Ayutthaya cai trịđồng thời cả lãnh thổ và tôn giáo [155, tr.38].

Thứ ba, Phật giáo là một lực lượng tham gia và góp phần chi phối tới đời sống chính trị đất nước. Chính những sách nâng đỡ Phật giáo của nhà nước thông qua việc bảo trợ cho Tăng đoàn với việc cúng dường đất đai, lực lượng lao động... khiến Phật giáo nhanh chóng trở thành một lực lượng xã hội to lớn, tạo điều kiện để Phật giáo can dự ngày càng sâu hơn vào các hoạt động của chính quyền khi có điều kiện. Không giống các quốc gia theo Phật giáo Đại thừa, Tăng đoàn trở thành một lực lượng thế tục

để tranh giành quyền lực giữa các tông phái; Phật giáo Theravada thể hiện sự hài hòa trong các mối quan hệ xã hội. Dù có tham gia vào công việc triều chính như can dự vào chính sách của các vị vua, tham gia vào việc lật đổ chính quyền thì cũng ít khi gây ra bạo loạn mà chủ yếu dựa vào các tiên đoán để nói đến một sự thay thế theo định mệnh và những người bị thay thế phải chấp nhận việc hết phúc phận của mình như trường hợp vua Ramesuan (1388 - 1395), vua Intharacha II (năm 1491), vua Thammaracha (1569 - 1590), đặc biệt là trường hợp của vua Song Tham và Prasat Thong.

Mặc dù tham gia vào đời sống chính trị, nhưng Phật giáo Ayutthaya hầu như

không gây nên sóng gió và bất ổn mà lại là lực lượng góp phần tạo nên sựổn định xã hội.

Thứ tư, cá nhân các nhà sư, thông qua hoạt động và các mối quan hệ của họ có

ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị của đất nước. Ngay từ giai đoạn trị vì của Ramathibodi I, các nhà sư, nhất là các nhà sư thuộc hệ phái Aranyawasiđã nhận được sựủng hộ to lớn của nhà vua và toàn thể dân chúng vì vai trò to lớn của hệ phái này Các nhà sư thuộc phái này thường giữ các chức vụ lớn trong hệ thống Samanasak như

Tăng Vương, Tăng già Tôn trưởng... Nổi bật nhất chính là đại sư Thamakanlayan, là Tăng Vương của hai đời vua Ramathibodi I và Ramesuan. Với những đóng góp to lớn của mình, ông đã được trao danh hiệu tôn kính là Phra somdet Thamakanlayan

[135, tr.77]. Ông là người đã giúp vua Ramesuan tu sửa và xây dựng thêm các bảo tháp

Một phần của tài liệu Phật giáo ở ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương quốc (1350 1767) (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)