TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA NHO GIÁO1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG TIÊU BIỂU CỦA NHO GIÁO1.1.1. Sự ra đời Nho giáoTrung Quốc cổ đại có một nền văn minh ra đời rất sớm so với các khu vực trên thế giới. Từ thế kỷ XXI TCN (Trước công nguyên), ở lưu vực châu thổ Hoàng Hà đã chứng kiện sự xuất hiện và kế tiếp nhau của các triều đại (Tam đại) là: Hạ, Ân (Thương) và Chu.Tới thế kỷ XVII TCN (vào khoảng cuối đời Thương), bộ tộc Chu nổi lên ở thượng lưu Hoàng Hà, thuộc tỉnh Thiểm Tây đã men theo con sông, tăng cường phát triển nông nghiệp và chinh phục các bộ tộc lân cận, mở rộng đất đai. Một thời gian sau lãnh thổ của nhà Chu được mở rộng đến Trường Giang. Đến giữa thế kỷ XI TCN, dưới thời của vua Trụ cai trị một cách bạo tàn với tính cách hoang dâm, vô độ đã bị Chu Vũ Vương tiêu diệt. Nhà Ân (Thương) đã bị thay thế bởi nhà Chu. Triều Chu rút về đóng đô ở đất Cảo Kinh ở phía Tây (nay là Tây Nam của Tây An), mở ra thời kỳ thịnh trị của nhà Tây Chu (1135 771 TCN).Dựa vào nguồn tài liệu kim văn (văn tự khắc vào đồng) và tài liệu của người đời sau ghi lại. Để củng cố nền thống trị lâu dài, nhà Chu đã tôn giáo hóa chính trị. Cụ thể vua nhà Chu tự xưng là Thiên Tử, lấy danh nghĩa là người có cả thiên hạ, tuyên bố mình là chủ sở hữu duy nhất đất đai trong thiên hạ: “Khắp dưới gầm trời, đâu cũng là đất của vua. Cả nước từ trong đến ngoài, ai cũng là tôi vua” 21, tr.220. Trên cơ sở đó nhà Chu đã thi hành chính sách phân chia đất đai cho con, cháu và phong làm công hầu, bá tước. Thời Tây Chu việc quản lý xã hội theo mô hình thái dương hệ. Vua nhà Chu là Thiên tử, là vương, còn con cháu nhà Chu là các bá. Vương là trung tâm, các bá phải phục tùng vương, phải cống nạp cho vương, vâng lệnh vương. Mô hình tổ chức chính trị theo kiểu này vô cùng hữu hiệu nhằm tập trung quyền lực, đồng thời cũng tạo sự chủ động cho các nước chư hầu. Mô hình chính trị này tạo thành cơ chế ràng buộc nhau về huyết thống, kinh tế và chính trị xã hội trong giai cấp thống trị.Thời Tây Chu nổi lên mấy đặc điểm cơ bản sau: Lực lượng sản xuất phát triển, đồ sắt đã xuất hiện góp phần đưa năng suất lao động lên cao. Nhà Chu thực hiện chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất) và sức lao động. Ruộng đất và muôn dân đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu. Sau khi thiết lập sự thống trị, nhà Chu cải cách quan hệ sản xuất, thi hành rộng khắp chế độ Tỉnh điền. Theo chế độ này, ruộng đất được chia làm hai loại công điền và tư điền. Nông nô phải cùng nhau cày cấy và nộp sản phẩm nông nghiệp ở ruộng công điền cho tầng lớp quí tộc (gọi là phép trợ) sau đó mới được về làm ở phần Chế độ tỉnh điền đã cho thấy tính chất nhị nguyên của quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ phương Đông, tức là sự tồn tại song song của công điền và tư điền trong công xã nông thôn. Với cách phân chia ruộng đất này thì cả quí tộc ở trên và nông nô ở dưới đều có nguồn thu và phương tiện sinh sống. Đây là phương thức phân chia tổng sản phẩm xã hội độc đáo và là chính sách phù hợp để đảm bảo cho xã hội duy trì ổn định trật tự. Theo Ph.Ăngghen nhận xét thì điều đặc biệt là ở đây không có chế độ ruộng đất tư nhưng người ta vẫn kiến lập được một xã hội có giai cấp và thực hiện được sự áp bức bóc lột giữa giai cấp này với giai cấp khác. Nhà Chu đã chính trị hoá tư tưởng kính trời, thờ thượng đế, hợp mệnh trời. Nhà Chu cho rằng: nhà Ân không hợp mệnh trời do không biết mệnh trời nên thượng đế không còn ưa nhà Ân nữa mà ban mệnh xuống cho nhà Chu được “nhận dân, nhận cõi” do đó con cháu nhà Chu phải dốc tâm gìn giữ. Tầng lớp quý tộc Chu được đề cao, vua Chu là thiên tử, là Hạ đế (trời là thượng đế). Nhà Chu tồn tại là hợp mệnh trời, do đó tầng lớp quý tộc Chu có thể “nhận dân, trị dân và hưởng dân”, nếu kẻ “làm dân” mà làm loạn thì kẻ được “hưởng dân” sẽ phải dùng các phép “không phải đạo thường” mà chém giết, cai trị.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một hình thái ý thức xã hội có quá trình ra đời và phát triểnlâu dài trải qua mấy nghìn năm lịch sử Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, Nhogiáo đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều xã hội, nhiều quốc gia Nhiều thời
kỳ lịch sử, Nho giáo đã trở thành quốc giáo, thành nền tảng tinh thần cho xãhội, thành mục tiêu trọng tâm trong các kỳ khoa cử Nho giáo xuất hiện ởTrung Quốc thời cổ đại, song nó đã có sự lan truyền một cách rộng rãi vànhanh chóng tới nhiều quốc gia trên thế giới Nho giáo đã góp phần đắc lựccho việc quản lý đời sống chính trị - xã hội Ở mỗi thời kỳ lịch sử, Nho giáođược bổ sung thêm những giá trị mới phù hợp với lợi ích của giai cấp cầmquyền, với thời đại Chính vì lẽ đó mà Nho giáo vẫn có sức sống “trường tồn”cùng với sự phát triển của các quốc gia
Ở Việt Nam đã có những thời kỳ Nho giáo đóng vai trò hết sức quantrọng trong đời sống xã hội Nho giáo đã hòa cùng với văn hóa, tín ngưỡngdân tộc và các tôn giáo khác để tham gia xây dựng giá trị nền tảng tinh thầncho cộng đồng, điều chỉnh các hoạt động xã hội Đồng thời Nho giáo cũng cótác động nhiều chiều đến việc tiếp thu các giá trị mới tiến bộ
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Namkhởi xướng và lãnh đạo đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng Đất nước đãthoát khỏi tình trạng nước nghèo để bước vào vị thế mới: nước có thu nhậptrung bình Song hành với quá trình phát triển của đất nước, Nho giáo đã có
sự tác động tích cực nhất định đến mọi mặt của đời sống xã hội như: kinh tế,chính trị, văn hoá, giáo dục… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đóthì hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo cản trở đến sự phát triển
xã hội như bệnh bảo thủ, tính gia trưởng, quan liêu…
Trang 2Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh sựphát triển đất nước nhằm tiến tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.
Do vậy, trong đường lối chung để thực hiện mục tiêu đó, bên cạnh việcphải phát huy những giá trị của Nho giáo, chúng ta không thể không khắcphục những ảnh hưởng tiêu cực của nó trên con đường phát triển, để Nho giáocòn có thể đóng vai trò quan trọng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam như trước kia Nho giáo đã phục vụ đắc lực cho xã hội phong kiến
ở Trung Quốc, xã hội tư bản ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo hiện nay…
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nho giáo là đề tài được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiêncứu Điều này phản ánh sự hấp dẫn cũng như tính phức tạp của nho giáo Đếnnay, Nho giáo vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải có sự đi sâu nghiêncứu và giải thích
Ở Việt Nam, trong mấy thập kỷ nay, Nho giáo đã dành được sự chú ýnghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu, cụ thể với các tác phẩm, công trình tiêubiểu như:
- Cuốn sách “Nho giáo” (2 tập) của Trần Trọng Kim được xuất bản
trước năm 1930 và từ đó đến nay đã được tái bản nhiều lần Cuốn sách giớithiệu về lịch sử hình thành và phát triển Nho giáo ở Trung Quốc từ Khổng Tửcho đến đời Thanh Trong cuốn sách có một số trang phụ lục, tóm tắt về sự dunhập và phát triển Nho giáo vào Việt Nam Cuốn sách được xem là công trình
Trang 3tiếng Việt đầu tiên trình bày một cách khái quát về sự hình thành phát và triểnNho giáo một cách có hệ thống.
- Cuốn sách “Nho giáo xưa và nay” do GS Vũ Khiêu chủ biên, xuất bảnnăm 1990 gồm một số công trình, bài viết của một số tác giả đề cập tới nhiềuvấn đề của Nho giáo từ phương pháp tiếp cận, đến quan hệ của Nho giáo vớicác lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử và văn hoá
- Trong cuốn sách “Nho giáo xưa và nay” của nhà nghiên cứu QuangĐạm xuất bản năm 1994 đã phân tích sâu sắc những nội dung cơ bản của Nhogiáo và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam
- Cuốn sách “Nho học và Nho học ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” của PGS.TS Nguyễn Tài Thư, xuất bản năm 1997, nho giáođược trình bày dưới giác độ triết học Tác giả đã phân tích khá ký lưỡng nộidung của Nho học và vai trò của nó đối với đời sống xã hội trong lịch sử tưtưởng Việt Nam
- Trong cuốn “Nho giáo tại Việt Nam” có một số bài viết đáng chú ý.Trong bài “Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo với xã hội Việt Nam” củaĐào Duy Anh, tác giả cho rằng những hiện tượng như thanh niên bị kìm hãmtrong mọi lĩnh vực hoạt động, phụ nữ bị chồng bạc đãi, tệ nạn kéo bè kéocánh,… là do tư tưởng và tác phong phong kiến gây nên, trong đó Nho giáophải chịu một phần trách nhiệm lớn và chúng ta phải tìm những tàn tích xấu
mà quét đi để chúng khỏi kìm hãm sự tiến lên của xã hội
- Trong bài “Nhân dân Việt Nam dưới tác động của Khổng giáo” của VũKhiêu, tác giả nhận định, trong suốt một ngàn năm dưới ách đô hộ của phongkiến nước ngoài, Nho giáo trở thành một phương tiện tinh thần rất độc hại màgiai cấp thống trị sử dụng để nô dịch quần chúng
Trang 4- Trong bài “Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong lịch sử tư tưởngViệt Nam” của Nguyễn Đức Quỳ, tác giả cho rằng tư tưởng Nho giáo có ảnhhưởng sâu, mạnh tới toàn bộ tư tưởng Việt Nam Tam cương, ngũ thường,tam tòng, tứ đức đều là khuôn vàng thước ngọc không chỉ cho giai cấp thốngtrị mà cho cả nhân dân lao động.
- Cuốn sách “Nho giáo và phát triển ở Việt Nam” của GS Vũ Khiêu,xuất bản năm 1997, đã nhìn nhận, đánh giá vai trò của Nho giáo trong lịch sửViệt Nam và một số vấn đề của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới ở nước tahiện nay
Trên một số tạp chí chuyên ngành cũng xuất hiện những bài viết liênquan đến vấn đề ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống chính trị - xã hội ởViệt Nam hiện nay, như: “Nho giáo và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá ở Việt Nam hiện nay” trên Tạp chí Triết học số 5 năm 2002 của NguyễnTài Thư; “Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt Nam” trên Tạp chí Lý luậnchính trị số 3 năm 2008…
Ngoài ra còn rất nhiều các bài nghiên cứu, bài báo của các tác giả viết vềNho giáo, sự ảnh hưởng của Nho giáo đến các lĩnh vực của đời sống xã hội… Trên đây là các công trình tiêu biểu nghiên cứu về sự ra đời, phát triển,nội dung cơ bản của Nho giáo cùng với sự du nhập của Nho giáo vào nước ta.Các công trình trên nghiên cứu Nho giáo chủ yếu trên giác độ như: triết học,lịch sử, xã hội… Còn dưới góc độ chính trị học thì hầu như chưa có côngtrình nào ở Việt Nam nghiên cứu về Nho giáo một cách khái quát và đầy đủ
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trang 5Luận văn làm rõ tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng cảtích cực và tiêu cực của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay Trên
cơ sở đó luận văn sẽ xây dựng những giải pháp nhằm phát huy những giá trịcủa Nho giáo, đồng thời loại bỏ những hạn chế của nó trong đời sống chínhtrị - xã hội nước ta hiện nay
Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế của Nho giáo với đời sống chính trị
-xã hội ở Việt Nam, luận văn xây dựng những giải pháp cơ bản nhằm nâng caonhững ảnh hưởng tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của Nho giáo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Những tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó ởViệt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung làm rõ tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo
được du nhập vào Việt Nam, những ảnh hưởng của nó trong sự nghiệp đổimới ở nước ta hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Trang 6Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về nhìn nhận, đánh giá những tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Phương pháp cụ thể chủ yếu được sử dụng trong luận văn là: lịch sử vàlôgíc; phân tích và tổng hợp, phương pháp quan sát xã hội…
6 Đóng góp mới và ý nghĩa khoa học của luận văn
Đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn trình bày khái quát tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo
- Làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Nho giáo đối với đời sốngchính trị - xã hội Việt Nam hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những ảnh hưởngtiêu cực của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Ý nghĩa khoa học của luận văn:
- Cung cấp cho người đọc một cách nhìn khái quát về những giá trịchính trị cơ bản của Nho giáo cùng với những ảnh hưởng ở Việt Nam hiệnnay Từ đó giúp cho người đọc có thái độ ứng xử một cách đúng đắn với Nhogiáo
- Thành công của luận văn sẽ góp phần làm tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử tư tưởng chính trị
7 Kết cấu của luận văn
Trang 7Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương, 12 tiết.
Trang 8Chương 1:
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA NHO GIÁO 1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG TIÊU BIỂU CỦA NHO GIÁO 1.1.1 Sự ra đời Nho giáo
Trung Quốc cổ đại có một nền văn minh ra đời rất sớm so với các khuvực trên thế giới Từ thế kỷ XXI TCN (Trước công nguyên), ở lưu vực châuthổ Hoàng Hà đã chứng kiện sự xuất hiện và kế tiếp nhau của các triều đại(Tam đại) là: Hạ, Ân (Thương) và Chu
Tới thế kỷ XVII TCN (vào khoảng cuối đời Thương), bộ tộc Chu nổi lên
ở thượng lưu Hoàng Hà, thuộc tỉnh Thiểm Tây đã men theo con sông, tăngcường phát triển nông nghiệp và chinh phục các bộ tộc lân cận, mở rộng đấtđai Một thời gian sau lãnh thổ của nhà Chu được mở rộng đến Trường Giang.Đến giữa thế kỷ XI TCN, dưới thời của vua Trụ cai trị một cách bạo tàn vớitính cách hoang dâm, vô độ đã bị Chu Vũ Vương tiêu diệt Nhà Ân (Thương)
đã bị thay thế bởi nhà Chu Triều Chu rút về đóng đô ở đất Cảo Kinh ở phíaTây (nay là Tây Nam của Tây An), mở ra thời kỳ thịnh trị của nhà Tây Chu(1135 - 771 TCN)
Dựa vào nguồn tài liệu kim văn (văn tự khắc vào đồng) và tài liệu củangười đời sau ghi lại Để củng cố nền thống trị lâu dài, nhà Chu đã tôn giáo
hóa chính trị Cụ thể vua nhà Chu tự xưng là Thiên Tử, lấy danh nghĩa là
người có cả thiên hạ, tuyên bố mình là chủ sở hữu duy nhất đất đai trong thiênhạ: “Khắp dưới gầm trời, đâu cũng là đất của vua Cả nước từ trong đếnngoài, ai cũng là tôi vua” [21, tr.220] Trên cơ sở đó nhà Chu đã thi hànhchính sách phân chia đất đai cho con, cháu và phong làm công hầu, bá tước
Thời Tây Chu việc quản lý xã hội theo mô hình thái dương hệ Vua nhà Chu
Trang 9là Thiên tử, là vương, còn con cháu nhà Chu là các bá Vương là trung tâm,
các bá phải phục tùng vương, phải cống nạp cho vương, vâng lệnh vương Môhình tổ chức chính trị theo kiểu này vô cùng hữu hiệu nhằm tập trung quyềnlực, đồng thời cũng tạo sự chủ động cho các nước chư hầu Mô hình chính trịnày tạo thành cơ chế ràng buộc nhau về huyết thống, kinh tế và chính trị - xãhội trong giai cấp thống trị
Thời Tây Chu nổi lên mấy đặc điểm cơ bản sau: Lực lượng sản xuấtphát triển, đồ sắt đã xuất hiện góp phần đưa năng suất lao động lên cao NhàChu thực hiện chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất) và sức laođộng Ruộng đất và muôn dân đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu Saukhi thiết lập sự thống trị, nhà Chu cải cách quan hệ sản xuất, thi hành rộng
khắp chế độ Tỉnh điền Theo chế độ này, ruộng đất được chia làm hai loại
công điền và tư điền Nông nô phải cùng nhau cày cấy và nộp sản phẩm nông
nghiệp ở ruộng công điền cho tầng lớp quí tộc (gọi là phép trợ) sau đó mới
được về làm ở phần Chế độ tỉnh điền đã cho thấy tính chất nhị nguyên củaquan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ phương Đông, tức là sự tồn tại song songcủa công điền và tư điền trong công xã nông thôn Với cách phân chia ruộngđất này thì cả quí tộc ở trên và nông nô ở dưới đều có nguồn thu và phươngtiện sinh sống Đây là phương thức phân chia tổng sản phẩm xã hội độc đáo
và là chính sách phù hợp để đảm bảo cho xã hội duy trì ổn định trật tự TheoPh.Ăngghen nhận xét thì điều đặc biệt là ở đây không có chế độ ruộng đất tưnhưng người ta vẫn kiến lập được một xã hội có giai cấp và thực hiện được sự
áp bức bóc lột giữa giai cấp này với giai cấp khác Nhà Chu đã chính trị hoá
tư tưởng kính trời, thờ thượng đế, hợp mệnh trời Nhà Chu cho rằng: nhà Ân
không hợp mệnh trời do không biết mệnh trời nên thượng đế không còn ưanhà Ân nữa mà ban mệnh xuống cho nhà Chu được “nhận dân, nhận cõi” do
đó con cháu nhà Chu phải dốc tâm gìn giữ Tầng lớp quý tộc Chu được đề
Trang 10cao, vua Chu là thiên tử, là Hạ đế (trời là thượng đế) Nhà Chu tồn tại là hợpmệnh trời, do đó tầng lớp quý tộc Chu có thể “nhận dân, trị dân và hưởngdân”, nếu kẻ “làm dân” mà làm loạn thì kẻ được “hưởng dân” sẽ phải dùngcác phép “không phải đạo thường” mà chém giết, cai trị.
Đến đời Bình Vương (771 TCN) do bị giặc dã quấy phá, nhà Chu dời đôtới Lạc Ấp, thuộc phía Đông Trung Quốc (nay thuộc Lạc Dương, tỉnh HàNam) Lúc này Trung Quốc bước vào thời kỳ lịch sử đặc biệt do những biếnđổi lớn lao về mọi mặt của đời sống xã hội - thời Xuân Thu - Chiến Quốc(771 - 221 TCN)
Ở thời Xuân Thu (771 - 481 TCN) đồ sắt đã xuất hiện phổ biến gópphần phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất Trong sản xuất nông nghiệpngười ta đã biết dùng súc vật làm sức kéo, “đồng thau để đúc kiếm kích… sắtdùng để đúc cuốc cào và quả cân…” [4, tr.156] Điều này không chỉ thúc đẩy
kỹ thuật luyện sắt phát triển mà còn tạo điều kiện cho việc khai khẩn đấthoang, phát triển kỹ thuật canh tác, dẫn thủy nhập điền, sử dụng súc vật làmsức kéo trong nông nghiệp Những tiến bộ đó lại thúc đẩy cho việc khai khẩnđất hoang, ngăn lụt chống hạn, giao thông vận tải… và góp phần nâng caonăng suất lao động nông nghiệp Thủ công nghiệp cũng rất phát triển vớinhững tiến bộ của các kỹ thuật đúc đồng thau, làm mộc, làm muối… Một sốnghề mới xuất hiện như luyện sắt, luyện sơn, luyện gang thép Cùng với sựphát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng rất phát triển,tiền tệ ra đời Lúc bấy giờ đã xuất hiện những thành thị buôn bán nhộn nhịp ởHàn, Tề, Tần, Sở… Kết cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội đã thay đổi… Sự
ra đời của đồ sắt đánh dấu bước phát triển nhảy vọt có ý nghĩa thời đại củacông cụ sản xuất, là nguyên nhân quyết định sự phát triển rõ rệt của các ngànhkinh tế thời Xuân Thu
Trang 11Sang thời Chiến quốc (481 - 221 TCN), kinh tế càng phát triển mạnh
mẽ Đồ sắt được phát triển rộng rãi với những công cụ như: Lưỡi cày, cuốc,rìu, dao… Thủy lợi và canh tác vì thế càng có điều kiện phát triển: Các côngtrình thủy lợi được xây dựng khắp nơi từ lưu vực Hoàng Hà đến TrườngGiang, từ bờ biển phía Đông đến vùng Tứ Xuyên Cùng với bước tiến của sảnxuất nông nghiệp hoạt động thương nghiệp cũng diễn ra sôi nổi Các trungtâm thương nghiệp đông đúc xuất hiện như Lâm Tri, Hàm Đan, Thọ Xuân,Hàm Dương, Đại Lương, Lạc Dương ở các nước Tề, Tần, Sở, Triệu, Ngụy,Chu… Số lượng và chủng loại hàng hóa đem ra thị trường buôn bán ngàycàng nhiều Trong xã hội xuất hiện nhiều nhà buôn lớn, chuyên đầu cơ tíchtrữ lũng đoạn thị trường “Bọn phú thương rất có thế lực, mua quan bán tước
và bắt đầu tham gia chính trị, muốn phá bỏ biên giới giữa các nước chư hầu
để cho sự giao thông và thương mại khỏi bị trở ngại” [29, tr.12] Bên cạnh đó,nghề thủ công nghiệp cũng rất phát triển như: Nghề gốm, chạm bạc, dệt lụa,luyện kim Như vậy trải qua thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, kinh tế TrungQuốc phát triển liên tục về mọi mặt Sự phát triển nhanh này cũng đẩy nhanhđến sự xuất hiện những mâu thuẫn trong xã hội để ấp ủ ra đời một thời kỳ lịch
sử mới
Nhà Chu dần dần mất đất, mất dân, địa vị kinh tế bị sa sút, địa vị chínhtrị - xã hội bị khủng hoảng Vua Chu chỉ tồn tại về mặt hình thức, các nướcchư hầu không còn phục tùng nhà Chu nữa mà mang quân thôn tính lẫn nhau,
xã hội đại loạn, lịch sử gọi thời kỳ này là: Vương đạo suy vi, bá đạo lấn át
vương đạo Chiến tranh giữa các nước chư hầu thời Xuân Thu diễn ra liên
miên và vô cùng khốc liệt, trong khoảng 242 năm thì có đến 483 cuộc chiếntranh Chiến tranh giữa các nước chư hầu đã tiêu tốn bao nhiêu sức người, sứccủa, gây bao cảnh chia ly, đói kém, đau khổ cho nhân dân Người nông dân:
“Trên chẳng đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới chẳng đủ để nuôi nấng vợ con,
Trang 12nhằm năm trúng mùa thì trọn đời khổ hụt, phải năm thắt ngặt thì chẳng khỏinạn chết đói” [9, tr.37] Đến cuối thời Chiến Quốc tình cảnh xã hội càng biđát hơn: nước Vệ bắt lính tới 1/5 dân số, nước Tần bắt ông già 70 tuổi tòngquân, nước Tề thu thuế của dân 2/3 hoa lợi Chiến tranh loạn lạc, ruộng đất bỏhoang, có kẻ đói quá phải đổi con cho nhau mà ăn thịt Một thời kỳ xã hộiloạn lạc chưa từng thấy, với hơn 500 năm chiến tranh đau thương “đánh nhautranh thành, thây chất đầy thành, đánh nhau tranh đất, xác chết đầy đồng” [4,tr.27] Lúc này ngay trong từng nước cũng xảy ra xung đột giữa các dòng họ,giữa bọn quí tộc với nhau để tranh giành đất đai và quyền lực Xã hội nổi lênnhiều mâu thuẫn đan xen, thực chất báo hiệu chế độ chiếm hữu nô lệ đã đếnlúc khủng hoảng cần phải thay thế.
Trong bối cảnh đó, câu hỏi lớn đặt ra cho lịch sử là: Xã hội Trung Quốc
loạn là do đâu? Và khắc phục bằng cách nào? Từ đó, các nhà tư tưởng đã
đứng trên các lập trường giai cấp của mình để giải quyết những vấn đề do lịch
sử đặt ra
Thời kỳ này Trung Quốc nổi lên đến hơn một trăm nhà, do vậy lịch sử
gọi thời này là: Bách gia chư tử, bách gia tranh minh Trong rất nhiều nhà đó,
tiêu biểu có Nho giáo Nho giáo bàn đến việc quản lý xã hội bằng đạo đức,
cho nên học thuyết này được gọi là học thuyết Đức trị.
Nho giáo đại diện cho tư tưởng của tầng lớp quí tộc Chu đang nắmquyền nhưng có nguy cơ mất quyền Học thuyết Khổng Tử muốn lập lại trật
tự của nhà Chu đã suy tàn, muốn quay xã hội về thời Tây Chu Tuy nhiên,mong muốn này không được xã hội đương thời chấp nhận Phải đến thời nhàHán, Nho giáo mới chiếm một vị trí quan trọng trong việc tham gia chính trị,tham gia trị nước
1.1.2 Các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu
Trang 13Nho giáo là học thuyết của xã hội phong kiến, bản thân Nho giáo cũngnêu lên một số nguyên lý, nguyên tắc, đường lối và phương pháp nhằm bảođảm cho xã hội một sự ổn định và vận hành để phát triển Mục đích lý tưởngcủa Nho giáo là xây dựng một nhà nước chuyên chế mạnh, duy trì kỷ cương,tông pháp, đẳng cấp, quyền lực tuyệt đối thuộc về vua Người cai trị dùng đạođức, lễ tiết để làm gương cho dân chúng, dùng pháp luật có mức độ, dânchúng thì tự giác làm tròn bổn phận của mình.
Một số chính trị gia tiêu biểu của Nho giáo:
1.1.2.1 Khổng Tử (551 - 479 TCN)
* Vài nét về Khổng Tử và bộ sách của nhà Nho
Khổng Tử tên Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ, nay thuộc làng XươngBình, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc Khổng Tử từng giữ cácchức quan nhỏ Suốt thời gian làm quan, ông chăm lo chính sự làm cho nước
Lỗ ổn định Nước Tề lập kế để vua Lỗ mải vui chơi quên việc triều chính.Ông can gián nhưng vua Lỗ không nghe, nên cùng học trò bỏ vua Lỗ đi
Khổng Tử nhiều lần đi sang các nước khác mong muốn áp dụng họcthuyết của mình vào việc trị nước, nhưng không được xã hội trọng dụng Sau
14 năm du thuyết không thành, ông quay về nước Lỗ viết sách và dạy học,học trò theo học rất đông trong đó có 72 học trò giỏi (thất thập nhị hiền), saunày đã có nhiều học trò và thế hệ học trò tiếp tục sự nghiệp Nho học mà thầy
là người có công tập đại thành
Kinh điển của Nho giáo bao gồm Tứ thư và Ngũ kinh:
Tứ thư gồm bốn cuốn sách:
Luận ngữ là cuốn sách được học trò tập hợp lời nói, lời dạy của Khổng
Tử về đức của người quân tử
Trang 14Đại học do Tăng Tử (Tăng Sâm - học trò của Khổng Tử) viết Trên cơ
sở những lời thầy dạy, Tăng Tử viết thành cuốn Đại học Đại học là cuốn sáchdạy lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số
Trung dung do Tử Tư (Tử Cấp - cháu nội Khổng Tử, học trò của Tăng
Tử) viết
Mạnh Tử do Mạnh Tử hay còn gọi Mạnh Kha (Mạnh Kha là học trò của
Tử Tư) viết bổ sung thêm những giá trị mới cho Nho giáo
Ngũ kinh đây là tập sách do Khổng Tử sưu tập, chỉnh lý và bổ sung
những thư tịch cổ biên tập thành sáu bộ sách gồm:
Thi: Những bài thơ tồn tại trong dân gian về tình yêu đôi lứa được
Khổng Tử sưu tập;
Thư: Sách ghi lại truyền thuyết về những đời vua trước kia Trong Thư,
Khổng Tử nêu gương Nghiêu, Thuấn và phê bình Kiệt, Trụ;
Dịch: Kinh dịch bàn về âm dương, bát quái;
Lễ: Sách ghi chép các lễ nghi, các qui định;
Xuân Thu: Khổng Tử chép sử ở nước lỗ hai mùa Xuân - thu.
Nhạc: Bộ nhạc sau đó bị thất truyền.
Học thuyết của Khổng Tử được gọi là học thuyết chính trị - đạo đức.
Những vấn đề cơ bản của chính trị được bàn đến ở đây như: quyền lực, banggiao, phẩm chất của người cai trị…
* Những tư tưởng chính trị cơ bản
Quan niệm về chính trị:
Tư tưởng chính trị của Khổng Tử trước hết là bàn về sự bình ổn xã hội,
một xã hội thái bình thịnh trị Theo ông, chính trị là chính đạo, là ngay thẳng.
Trang 15Đạo của người làm chính trị phải ngay thẳng, phải lấy chính trị để dẫn dắt dân
chúng Theo ông xã hội loạn là do không chính danh là loạn danh tôi không ra
tôi, vua không ra vua; con không ra con, cha không ra cha; vợ không ra vợ,chồng chẳng ra chồng Do đó, chính trị có nhiệm vụ lập lại trật tự xã hội chochính danh Chính danh (đúng tên gọi) ở đây nhằm để: Quân quân, thần thần,phụ phụ, tử tử Chính trị có nhiệm vụ làm cho xã hội nề nếp, kỷ cương, trật tự Khổng Tử cho rằng nguyên nhân mỗi người không ở đúng danh vị củamình (việt vị) là do trong xã hội điều Lễ bị xem nhẹ Do đó, chính trị làm chothiên hạ có Đạo, quay về Lễ, phải củng cố điều Nhân, coi trọng lễ nghĩa, mỗingười phải hành động trong khuôn khổ của mình, từ đó xã hội sẽ ổn định.Trong quan niệm về chính trị, Khổng Tử cũng nêu ra phương pháp caitrị lý tưởng, là cai trị bằng đạo đức: “Cai trị bằng đức, giống như sao Bắc đẩu
cứ ở yên một chỗ mà các sao khác hướng theo về” [26, tr.160]
Quan niệm chung về chính trị cũng như lý tưởng chính trị được ông triểnkhai theo phương pháp “nhất dĩ nhi quán chi” (lấy cái bao trùm những cáikhác) và các nội dung cụ thể khác như dùng “lễ”, “chính danh” và đạo “nhân”
để cai trị
Học thuyết của Khổng Tử lấy đạo nhân làm gốc (nhân là nhân đạo, là áinhân) lấy hiếu đễ, lễ nhạc làm cơ bản cho sự giáo hoá, để gây thành đạo nhân
Khổng Tử cho rằng: “Nhân đạo mẫn chính, địa đạo mẫn thụ Phù chính giả
dã, bồ lư giã Cố vi chính trị nhân; thủ nhân dĩ thân, tu thân dĩ đạo, tu đạo dĩ nhân: cái nhanh thành hiệu của đạo người là việc chính trị, cái nhanh thành
hiệu của đạo đất là sự mọc cây cối Việc chính trị cũng như cây lau cây sậyvậy Cho nên làm việc chính trị cốt ở dùng người hiền; sửa mình mà dùngngười hiền, lấy đạo mà sửa mình, lấy nhân mà sửa đạo” [26, tr.151]
Trang 16Bên cạnh đó, theo ông nhà nho phải tham gia chính trị, phải có tráchnhiệm với sơn hà xã tắc Chính vì vậy mà đương thời Khổng Tử đã đi khắpnơi (sớm Sở, tối Tần) để giao giảng học thuyết của mình nhằm giúp cho xãhội bình ổn Tuy nhiên, học thuyết của ông không được xã hội lúc bấy giờtrọng dụng.
Quan niệm về phẩm chất của người cầm quyền và người bị cầm quyền:
Theo tư tưởng của Khổng Tử, khi người ta đã quần tụ với nhau thành xãhội thì tất phải có quyền tối cao để giữ kỷ cương chung Cái quyền ấy gọi là
Quân quyền, tức là quyền tối thượng trong một quốc gia Quân quyền phải để
một người nắm giữ cho thống nhất Người giữ quân quyền gọi là đế vương.
Đế vương là thiên tử, vâng mệnh trời xuống để nhận dân, trị dân và hưởngdân Thiên tử phải lo việc trị nước, lo cuộc sống sinh hoạt, dạy dỗ và mởmang cho muôn dân
Theo Khổng Tử xã hội loạn là do người điều hành, người đứng đấu chứkhông phải do chế độ xã hội đương thời Người hành chính mà có tài, có đứcthì nước được trị; người hành chính không có tài, không có đức, thì nước phảiloạn Dẫu chính thể (thể chế chính trị) hay đến đâu mà người điều hành không
ra gì, thì cũng hoá dở Khổng Tử nói: “Văn Vũ chi chính bố tại phương sách,
kỳ nhân tồn, tắc kỳ chính cử, kỳ nhân vong, tắc kỳ chính tức: việc chính trị
của vua Văn, vua Vũ bày ra ở trong sách Nếu những người như vua Văn, vua
Vũ còn thì cái chính trị ấy thi hành ra, nếu những người ấy mất, thì cái chínhtrị ấy hư hỏng” [26, tr.152] Do vậy, việc chính trị hay dở cốt ở người hànhchính Bởi thế cho nên Khổng Tử muốn lúc nào người cầm quyền hành chínhcũng phải kính cẩn, lo sửa mình cho ngay chính, để dùng người hiền mà làmviệc nước, việc dân
Trang 17Chính vì vậy, người cầm quyền phải có những phẩm chất nhất định,
phải giữ mình cho ngay chính và làm việc gì cũng phải giữ cái danh cho
chính Người quân tử điều gì mà chưa biết rõ thì đừng nói vội Danh không
chính thì nói không xuôi, nói không xuôi thì việc không thành (Danh bất
chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành) Cho nên quân tử
danh chính ắt là khá nói được, nói được ắt là khá làm được
Người cai trị phải có đức “nhân”, phải thực hiện “nhân” bằng các phẩmchất như thương người, thanh liêm, tiết kiệm trong chi dùng Thông quangười cai trị làm gương, dân chúng sẽ noi theo: “Bề trên thích lễ, thì dân cungkính, bề trên thích tín thì dân không dám nói sai” [22, tr.40] “Người cai trịthanh liêm, không tham dục thì dù có thưởng dân cũng không ăn trộm” [22,tr.40]
Ngoài biện pháp nêu gương, người cai trị phải thực hiện “nhân”, bằngnhững việc cụ thể, tạo điều kiện để dân làm ăn yên ổn, được sống trong hoàbình Quan hệ vua với dân như quan hệ cha con, cha lo cho con là điều tựnhiên, hợp lý
Theo Khổng Tử, nhân và lễ là đạo làm người được trời phú cho, nhưngkhông phải là tất cả mọi người đều có nhân và lễ Khổng Tử phân chia conngười trong xã hội thành hai hạng: quân tử và tiểu nhân Quân tử là nhữngngười thuộc các tầng lớp quý tộc, quan lại, trí thức thuộc giai cấp thống trị.Tiểu nhân là những người lao động chân tay, thuộc giai cấp bị trị Ông xemnhân và lễ là đức tính của người quân tử, còn tiểu nhân thì tuyệt đối không thể
có nhân cách ấy, mặc dù ông nói: “Tính tương cận, tập tương viễn” (Tínhngười là gần nhau nhưng do tập nhiễm mà xa nhau)
Trang 18Khổng Tử khẳng định: chỉ khi nào thu phục được lòng dân thì mới cóquốc gia hưng thịnh Chủ trương dùng “lễ”, “nhân”, “chính danh”, nêu gương
và noi theo đều nhằm mục đích thu phục lòng dân
Học thuyết Nhân, Lễ, Chính danh:
Đây là học thuyết cơ bản của Khổng Tử Trong học thuyết này Nhân là
phạm trù trung tâm, nhân là thước đo, chuẩn mực quyết định thành hay bại,tốt hay xấu của chính trị Nội dung điều Nhân rất rộng, bao hàm các vấn đềđạo đức, luân lý của xã hội Khổng Tử nói đến 79 lần về điều Nhân, tùy theocăn cơ, trình độ, tâm tính của từng học trò khi hỏi về điều Nhân mà thầy trảlời cho học trò hiểu được Nhân là nhân đạo, là tính người, là nhân bản, là áinhân Nhân thể hiện ở các nội dung sau: Thương yêu con người (ái nhân),trong đó thương yêu người thân của mình (thân thân) và yêu người nhân đức(thân nhân) Từ thương người, Khổng Tử đi đến hai nguyên tắc: “Kỷ sở bấtdục vật thi ư nhân: Điều mình không muốn làm thì đừng đối xử với người” và
“Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân: Mình muốn thành đạt thìgiúp cho người khác thành đạt” Và để giữ được điều nhân thì “Khắc kỷ, phục
lễ vi nhân: Tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ là Nhân” Nhân là chuẩn mựcứng xử giữa người với người nâng lên thành một giá trị đạo đức xã hội
Đạo nhân là phương pháp cai trị được Khổng Tử tiếp cận từ quan niệm
về phẩm chất người cai trị, nếu theo điều nhân sẽ tập hợp được dân và dễ saikhiến dân Theo Khổng Tử, đạo Nhân không phải để cho tất cả mọi người, màchỉ có ở người quân tử, còn kẻ tiểu nhân thì không bao giờ có Đây chính làmột trong những hạn chế của ông Để đạt được điều Nhân, cần phải có Lễ
Lễ vốn là những quy định, nghi thức trong cúng tế Khổng Tử đã lý luận
hoá, biến Lễ thành những quy định, trật tự phân chia thứ bậc trong xã hội,
Trang 19được thể hiện trong phong cách sinh hoạt: hành vi, ngôn ngữ, trang phục, nhàcửa
Quan niệm “lễ trị”: “Lễ” là chuẩn mực ứng xử mang tính hình thứctrong xã hội nói chung, chính trị nói riêng Khi thực hiện quan hệ, mọi ngườiphải tuân theo “lễ” Và chỉ có tuân theo “lễ”, xã hội mới trật tự, thực hiệnđược cai trị vương đạo Khổng Tử đề cao “lễ” đến mức “nếu hiểu rõ giá trịcủa lễ giao (tế trời) thì việc trị nước như ngửa bàn tay ra xem vậy”; hoặc “biếtdùng lễ thì cai trị khó gì”; “bề trên thích lễ thì dễ sai khiến dân” Lễ nhà TâyChu là hệ thống “lễ” phong phú, phức tạp và nhiều khi giáo điều gò ép Đó làqui định về các loại lễ tế của dân thường cho tới thiên tử; các quy định xe,ngựa, vẻ mặt khi giao tiếp; chỗ ngồi, chỗ đứng, cách đi
Theo Khổng Tử, Lễ quan trọng trong việc cai trị vì các lý do sau:
Thứ nhất, Lễ quy định danh phận thứ bậc người trong xã hội;
Thứ hai, Lễ có tác dụng điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ ứng
xử, “không học lễ, không có gì làm chỗ dựa;
Thứ ba, Lễ có tác dụng hình thành thói quen đạo đức, ví dụ như “cho
cha mẹ ăn phải cung kính Nếu không cung kính thì không khác nào cho chó,ngựa ăn” Cung kính dần thành thói quen ứng xử
Lễ bao gồm hai nội dung cơ bản là tam cương và Ngũ luân
Tam cương là ba quan hệ cơ bản, rường cột trong xã hội:
Quân - Thần (vua - tôi);
Phụ - Tử (cha - con);
Phu - Thê (chồng - vợ);
Trang 20Trong đó thần đối với quân phải Trung; con đối với cha phải Hiếu; Vợđối với chồng phải Tiết hạnh
Ngũ luân là Tam cương được Khổng Tử mở rộng thêm hai quan hệ nữa
là:
Trưởng - Ấu (anh - em);
Bằng - Hữu (bạn bè);
Trong đó Trưởng - Ấu phải Thuận, Bằng -Hữu phải Tín
Tam cương và Ngũ luân là những quan hệ cơ bản để điều chỉnh các hoạtđộng xã hội Bản thân Khổng Tử là người giữ nghiêm Lễ Ông bỏ vua LỗĐịnh Công mà đi, vì vua Lỗ không thực hiện đúng Lễ, mặc dù ông đang giữchức Đại Tư khấu
Chính danh là xác định và phân biệt quan hệ danh phận, đẳng cấp giữa
các giai cấp, thực chất là khẳng định tính hợp lý của giai cấp quý tộc trongviệc thực thi quyền lực của mình Nó vừa là điều kiện, vừa là mục đích củachính trị
Theo Khổng Tử, muốn cai trị trước hết phải chính danh, nghĩa là mọi vậtcần phải hợp với cái danh nó mang Mỗi cái danh đều bao hàm một số tráchnhiệm và bổn phận phù hợp với danh ấy Chính danh là xác định đúng trật tựcai trị, thứ bậc, trách nhiệm xã hội Ông cho rằng, chính danh là hợp với tựnhiên, “mệnh trời”: “Vật các đắc kỳ sở” (vật đều có chỗ xác định của nó).Ông xác định rằng, một trong những nguyên nhân của sự rối loạn trật tự xãhội là do mỗi người không xác định đúng vị trí của mình, ngược lại còn tiếmquyền, tiếm lễ Nội dung Chính danh ông đưa ra gồm:
Xác định danh phận, đẳng cấp và vị trí của từng cá nhân, tầng lớp trong
xã hội Ai ở vị trí nào thì làm tròn bổn phận ở vị trí ấy “quân quân, thần thần,
Trang 21phụ phụ, tử tử” (vua phải giữ đúng đạo vua, tôi phải giữ đúng đạo tôi, chaphải giữ đúng đạo cha, con phải giữ đúng đạo con), không được việt vị (bấtviệt vị), không làm vượt quá chức năng, bổn phận của mình.
“Danh” phải phù hợp với “thực”, nội dung phải phù hợp với hình thức.Trong chính trị, lời nói phải đi đôi với việc làm
Phải xác định “danh” trước khi có “thực” vì “danh” là điều kiện thi hành
“thực” Khi có danh thì thực mới có ý nghĩa “danh không chính thì ngônkhông thuận, ngôn không thuận thì việc không thành ”
Chính danh là một biện pháp quy định và giúp mọi người nhận rõ cương
vị, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với chức vụ và đẳng cấptương ứng Có xác định được danh phận thì mới điều hoà được các mối quan
hệ
Trong học thuyết này Nhân là gốc, là nội dung cơn bản; Lễ là hình thứccủa Nhân; Chính danh là con đường để đạt được điều Nhân
Quan niệm về biện pháp cai trị:
Khổng Tử muốn lấy đạo đức mà thu phục người hơn là dùng hình pháp
mà trị xã hội Ông nói: dùng chính trị mà khiến, dùng hình pháp mà tề nhất thìdân khỏi tội, nhưng không có lòng hổ thẹn; dùng đức mà khiến, dùng lễ mà tềnhất, thì dân có lòng hổ thẹn, mà lại cố làm điều hay Điều này cho thấy mongmuốn của Khổng Tử về cách cai trị Chỉ khi nào dùng đức mà không hoáđược, thì mới dùng đến hình, dùng hình là bất đắc dĩ để trừng trị những kẻkhông thể hoá được Vậy nên Khổng Tử nói: Thánh nhân trị dân và hoá dân làphải dùng cả chính lẫn hình Bậc thái thượng lấy đức dạy dân, mà lấy lễ tềdân Bậc thứ nhì lấy chính sự mà khiến dân, và lấy hình mà ngăn cấm: hìnhđặt ra nhưng không dùng đến Chỉ có lúc hoá dân mà dân không theo, để đếnhại nghĩa nát tục, thì bấy giờ mới phải dùng hình vậy
Trang 22Tư tưởng chính trị của Khổng Tử rất thích hợp với chủ nghĩa hoà bình,nhân đạo Ông nói: người làm vua làm chúa không lo ít người mà lo khôngđều, không lo nghèo mà lo không an Hễ đã đều là không có sự nghèo, đã hoàthuận là không có ít người, đã an là không có sự khuynh nguy Ông cho rằnglấy nhân ái mà trị dân, giữ cho dân được hoà bình an lạc, đó mới thật là chínhsách của vương đạo Nếu xưa nay các nhà vua, ai cũng theo cách cai trị đó thìnhân dân tránh khỏi được bao nhiêu những việc chính trị hà khắc, làm chodân khỏi phải lầm than cực khổ.
Phải thấy rằng, lý tưởng chính trị của Khổng Tử có giá trị nhân đạo cao.Nhưng trong thực tế, tư tưởng đó không phù hợp với xã hội đương thời đangloạn lạc Đồng thời ông cũng chưa lý giải đúng quan hệ giai cấp và sự vậnđộng xã hội, nên trong suốt đời hành đạo của mình, ông phải thốt lên rằng:
“Đạo ta được thi hành hay không là do mệnh trời”, hoặc đã có lúc ông phảichua chát than rằng: “Ta chưa thấy ai yêu đạo đức như yêu gái đẹp”
Các môn đệ của ông sau này phát triển tư tưởng của ông theo nhiềuhướng khác nhau, tạo thành hệ thống tư tưởng Nho giáo trên nền tảng thừanhận giai cấp thống trị phong kiến Với nguyên tắc chính trị đó, các triều đạiphong kiến Trung Quốc sau này lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống làhoàn toàn có cơ sở
1.1.2.2 Mạnh Tử (372 - 289 TCN)
* Vài nét về Mạnh Tử
Mạnh Tử tên là Mạnh Kha, người nước Lỗ Ông là học trò của KhổngCấp (cháu nội Khổng Tử, Khổng Cấp là học trò của Tăng Sâm, Tăng Sâm làhọc trò của Khổng Tử) Lên 3 tuổi, cha mất, Mạnh Tử được mẹ hiền nuôi dạy
và hướng theo học đạo của Khổng Tử Ông có tài hùng biện, thường đi cácnước: Lương, Tống, Tề, Đằng để thuyết phục vua các nước theo đạo thánh
Trang 23nhân Nhưng các nước chỉ lo chiến tranh, không lo nhân nghĩa nên đạo củaông không được thi hành, bản thân ông không được trọng dụng.
Khi về già, ông cùng môn đệ viết sách, nội dung ghi lại những điều đối
đáp của ông với các vua chư hầu và môn đệ Sách Mạnh Tử là tác phẩm của
ông và là một cuốn trong bộ kinh điển Tứ thư của nhà nho
* Tư tưởng chính trị cơ bản
Quan niệm về quyền lực chính trị
Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử ít bàn đến cách thức tổ chức thể chếchính trị mà thường bàn nhiều về phương pháp cai trị Ông thường lên án “báđạo” (cai trị bằng bạo lực, làm bá chủ chư hầu), ca ngợi lựa chọn “vươngđạo” để cai trị (cai trị bằng đạo đức) Ông chủ trương theo các đời vuaNghiêu, vua Thuấn, vua Vũ
Mạnh Tử lý giải nguồn gốc quyền lực mang tính duy tâm thần bí với ba
yếu tố: ý trời - lòng dân - nhân đức Theo ông ba yếu tố này có quan hệ với
nhau Theo ông, sở dĩ các vua: Nghiêu, Thuấn, Thang, Vũ trở thành thiên tử
là do ý trời Trời trao ngôi thiên tử cho người đức hạnh, nhưng trao một cáchngấm ngầm, bí mật mà biểu hiện bề ngoài là lòng dân Theo ông ngôi thiên tửkhi lòng dân thuận, là trời đã trao, lòng dân không thuận, là trời không ưng vàkhi đó trời mượn tay người mà trừ bỏ ngôi thiên tử
Đồng thời với việc thừa nhận chính thể phong kiến, Mạnh Tử coi ngôi
thiên tử là của chung thiên hạ Tiêu chuẩn ngôi thiên tử là được lòng dân, mà
không nhất thiết theo dòng họ Ai đủ tiêu chuẩn thì được trời trao Ôngthường lấy ví dụ: vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn (Thuấn là con rểcủa Nghiêu), Thuấn lại nhường ngôi cho con của Nghiêu là Vũ, Vũ lạinhường cho con là Khải Họ là người hiền, trời đồng ý, nên “quốc thái, dân
Trang 24an” Ông phê phán một số vua chư hầu bề ngoài thì sợ sự ô nhục nhưng bêntrong vẫn ăn ở bất nhân.
Trong mối quan hệ quyền lực ý trời - lòng dân - nhân đức, Mạnh Tử lậpluận: muốn giành, giữ ngôi thiên tử, thì phải nhân đức; nhân đức mới đượclòng dân; được lòng dân sẽ thuận ý trời Do đó, ông bàn nhiều về vua nhânđức, với những yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức, phương pháp cai trị đểthu phục lòng dân: “vui cái vui của thiên hạ, lo cái lo của thiên hạ”, biết chọnlựa và sử dụng nhân tài; tiêu dùng tiết kiệm, theo “lễ” , nhưng điều quantrọng nhất vẫn là được lòng dân Muốn vậy, trước hết phải hiểu dân Mạnh Tửcho rằng, con người vốn có tính thiện, đều có nhân, lễ, trí, nghĩa, nguồn gốc
từ cái tâm vốn có lương tri, lương năng Nhưng do cai trị không khéo, để dânđói khổ, cùng đường, đi làm trộm cướp mà trở thành ác Người cai trị khônghiểu điều đó, chờ lúc họ phạm tội mới dùng hình để phạt thì cách cai trị nhưvậy là chăng lưới để bắt dân
Hiểu dân còn là biết nhu cầu chính đáng của dân mà đáp ứng Cái dân
cần trước hết là đủ ăn, có dư thừa để phòng lúc đói kém, nuôi được cha mẹ đểlàm việc kính Nhưng để có cái ăn thì không phải đem cho dân mà là tổ chứcsản xuất, thu thuế nhẹ Mạnh Tử còn đặt vấn đề giải quyết quan hệ chính trịthu phục lòng người bằng biện pháp kinh tế Ông cho rằng, phải chia ruộngđất cho dân cày để họ sản xuất, sai khiến dân phải tránh thời vụ sản xuất Ôngphản đối phép chia đất hiện hành vì nó không khuyến khích sản xuất Cũngnhư Khổng Tử, Mạnh Tử mong muốn có một xã hội đạo đức, vua chăm locho dân để người già có lụa mặc, có thịt ăn và dân không đói, không rét
Mạnh Tử cũng đề cao việc giáo hoá dân Ông phân tích cái hại của việc
dân không được giáo hoá, do đó khờ khạo mà phạm phải pháp luật và ông kếtluận, đó là lỗi của người cai trị Nội dung dạy dỗ dân là: pháp luật, nhân, lễ,
Trang 25hiếu, đễ, ngay thẳng nhằm đạt mục đích dân phục tùng mà theo về Giáohoá dân là để được lòng dân, được lòng dân là được thiên hạ Ông từng nói:bảo vệ dân, làm giàu dân thì không gì ngăn cản được.
Một nội dung trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử được đánh giá cao
là ông đã đề cập đến dân, đề cao dân, có thể đây được xem là tư tưởng dân
chủ sơ khai Bằng cách diễn đạt dưới các hình thức khác nhau, ông nêu các
khía cạnh khác nhau của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
Học thuyết “nhân chính” của Mạnh Tử có nhiều nhân tố tiến bộ hơn sovới Khổng Tử Tuy vẫn đứng trên lập trường của giai cấp thống trị, nhưngông đã nhìn thấy được sức mạnh của nhân dân, chủ trương thi hành nhânchính, vương đạo Tuy nhiên, điểm hạn chế của ông là còn tin vào mệnh trời
và tính thần bí trong lý giải vấn đề quyền lực
Quan hệ vua - tôi và thần dân:
Mạnh Tử cho rằng dân có thể thay trời để lật vua Ông cho rằng: “Dân vi
quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh: dân quí nhất, xã tắc thứ hai, vua là nhẹ
nhất” (Cáo Tử, hạ) Có dân mới có nước, có nước mới có vua Nghĩa vụ của
người làm vua là phải giữ gìn hạnh phúc của dân Nếu người làm vua màkhông hiểu rõ nghĩa vụ ấy là làm việc trái lòng dân, tức là trái mệnh Trời Vàtrái mệnh trời có thể thay Ông nói trong lịch sử là ta giết là giết thằng Trụ,thằng Kiệt chứ không phải giết vua, Trụ, Kiệt bị thay là do không hợp mệnhtrời
Theo Mạnh Tử, quan hệ vua tôi đã bớt đi tính hà khắc, một chiều Ôngcho rằng vua coi bề tôi như thế nào thì bề tôi cũng có cách xử sự tương ứng:
“Vua coi bề tôi như chân tay, bề tôi coi vua như ruột thịt; vua coi bề tôi nhưchó ngựa, bề tôi coi vua như người dưng; vua coi bề tôi như cỏ rác, bề tôi coivua như thù địch” [26, tr.232] Bề tôi có thể bỏ vua mà đi nếu vua không nghe
Trang 26lời can gián đúng Hoặc bề tôi có thể giết vua bạo ngược như Kiệt, Trụ màkhông có tội, mà đó là thay trời hành đạo.
Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra luận điểm tôn trọng dân Tuy nhiên tưtưởng coi trọng dân chỉ là thủ đoạn chính trị để thống trị tốt hơn mà thôi.Trong điều kiện chế độ quân chủ, những quan niệm dân chủ của Mạnh Tửđưa ra dẫu không thực hiện được, nhưng đó là những quan niệm tiến bộ Ngoài ra, Mạnh Tử còn nêu ra những vấn đề chính trị khác như tổ chứcthể chế chính trị thời Tây Chu; quan hệ bang giao hợp mệnh trời giữa nướclớn và nước nhỏ
Sau Mạnh Tử, Nho giáo bị đứt đoạn một thời gian Một thời gian sau đóTuân Tử tiếp thu và phát triển Nho giáo theo một hướng khác Những vấn đềchính trị được luận giải thêm những nội dung mới
1.1.2.3 Tuân Tử (315 - 230 TCN)
* Vài nét về Tuân Tử
Tuân Tử tên Huống, tự là Khanh, người nước Triệu Ông sống vào cuối
thời Chiến Quốc, đây là thời kỳ cục diện chiến tranh Thất hùng (bảy nước) đi
vào giai đoạn cuối Xã hội càng loạn lạc, dân lành khổ sở vì chiến tranh Ông
là môn khách của Xuân Thân Quân nước Sở, từng giữ một số chức quan nhưquan Tế Tửu nước Tề, Huyện lệnh Lan Lăng nước Sở Khi Xuân Thân Quânmất, ông bỏ quan về nhà dạy học, viết sách Ông có hai học trò nổi tiếng là Lý
Tư (từng làm Tể tướng nước Tần) và Hàn Phi (một học giả nổi tiếng của pháigia) Tuân Tử theo Nho học, phát triển Nho học theo hướng đối lập với Mạnh
Tử về một số nội dung chính trị Trong số di sản ông để lại có cuốn Tuân Tử
gồm 32 chương bàn về những vấn đề chính trị, triết học, nhận thức
* Tư tưởng chính trị cơ bản:
Trang 27Ông cho rằng, chính trị là lĩnh vực của con người “Trời có 4 mùa, đất
có sản vật, người có việc trị của người” Trong việc chính trị, trời không chiphối việc của người, người chỉ vận dụng tự nhiên, xã hội để làm việc củamình Trời vận hành bình thường, không vì Nghiêu (tốt) mà giữ lại, không vìKiệt (xấu) mà trừ bỏ Người ứng phó có trị thì lành, có loạn thì hung Vua làngười đứng đầu chính thể nên việc “trị, loạn” trước hết là do vua Tư tưởngchính trị của Tuân tử thể hiện ở mấy nội dung sau:
Quan niệm về quyền lực chính trị
Khác với các nhà tư tưởng Nho gia đời trước, Tuân Tử chủ trương nềncai trị vương đạo, theo “Pháp hậu vương” (theo các đời vua Hạ, Thương, Vũ).Ông phân loại có 3 nền cai trị khác nhau về phương pháp, mục đích và kếtquả, đó là vương đạo, bá đạo và vong quốc chi đạo “Dùng lễ nghĩa thì thànhđược nghiệp vương, biết giữ lòng tin thì thành nghiệp bá, dùng quyền mưu,
cơ trá tất bại vong” [22, tr.47]
Các nhà nho đời trước đều lấy những thánh vương nhà Nghiêu, Thuấnlàm tiêu chuẩn Tuân Tử thì cho những thánh vương Ngũ đế cùng với thánhvương đời Tam đại không có gì khác nhau, vì các vương giả đời nào cũngtheo một đạo cả
Trong nền cai trị vương đạo, ông nêu rõ quan điểm của mình về quốc gia
và vua: “Quốc gia là để cho mọi người sử dụng, nhà vua quyền thế để làm lợi
cho thiên hạ” [22, tr.48] Ông còn phân tích vua có quyền thế như vậy nênvua có đạo thì nước được yên, ngôi vua cũng được vững, ngược lại vua vôđạo thì cả dân lẫn vua đều nguy khốn
Quan niệm về phương pháp cai trị
Tuân Tử coi trọng việc cai trị bằng lễ và bằng pháp luật Trước hết, ôngcho rằng điều “lễ” được sử dụng là tất yếu Ông so sánh “lễ” trong việc trị
Trang 28quốc cũng như quả cân với cán cân, như dây mực với đường cong Cơ sởkhách quan để ông đề cao lễ là từ cuộc sống hiện thực của con người, đượcông xác định bằng quan hệ nhân quả: Dục (ham muốn) - Tranh (tranh đoạt) -Loạn (chiến tranh) - Cùng (không còn gì) Để tránh “loạn” và “cùng”, ông chorằng, dùng “lễ” để phân biệt ra trật tự, định rõ giới hạn, để hành động của dânchúng có kỷ cương Chính vì thế trong chương “Khuyến học” ông viết: “Lễ làcái phận lớn của điển pháp, cái kỷ cương lớn của loài người, cho nên phải họcđến “lễ” mới thôi” [22, tr.49].
Vương giả dùng lễ để cai trị thiên hạ, song nếu còn có người không chịutheo giáo hoá thì tất là phải dùng đến hình phạt tức là pháp luật Ông chorằng: phạt người có tội là để khiến những kẻ gian ác đừng làm những điều phipháp và sự thưởng sự phạt của vương giả bao giờ cũng phải cho công minh vàxứng đáng Ông cho rằng dùng hình pháp mà đáng tội thì có uy; không đángtội thì người dưới khinh nhờn, ban thưởng tước lộc mà đáng cho kẻ hiền tàithì quý, không đáng thì không quý Đời xưa dùng hình pháp không quá cáitội, ban thưởng tước lộc không vượt quá cái đức, cho nên có khi giết cha màdùng con làm tôi, giết anh mà dùng em làm tôi Người thiện kẻ ác phân biệt,
ai nấy đều lấy cái trung thành mà thông đạt, không bị sự khuất trệ Ấy là đểkhuyên kẻ làm thiện và răn kẻ không làm thiện, hình phạt thì giảm bớt mà cái
uy quyền thi hành ra như nước chảy, chính lệnh rất phân minh mà việc hoáđổi như thần
Trước Tuân Tử có nhiều người bàn đến việc cai trị bằng pháp luật,nhưng đến ông có sự bổ sung thêm nhiều nội dung mới Cụ thể ông quanniệm pháp luật theo tinh thần “vương đạo” Pháp luật có thưởng, có phạt,nhưng phải công bằng, thưởng không quá đức, phạt không quá tội Ông coihình luật là tất nhiên, nhưng không chỉ có mục đích xử tội kẻ phạm pháp mà
có ý nghĩa sâu xa là giáo dục, răn đe, ngăn cấm “Hình pháp là cái gốc của
Trang 29thiên hạ Cấm điều bạo ngược, ghét điều ác là để răn những việc chưa xảy ra”
(Chính luận - Tuân Tử) Đối với việc canh coi pháp luật, ông cho rằng phải
thận trọng có bàn bạc kỹ lưỡng, xem xét công khai, không có mưu ngầm khinghị tội, không bỏ sót điều thiện thì “trăm việc không sai”
Quan niệm về người cầm quyền
Tuân Tử dùng khái niệm “quân đạo” (đạo làm vua) để bàn về vai tròngười đứng đầu chính thể:
Thứ nhất, vua là nguồn gốc nảy sinh mọi việc, là khuôn mẫu để dânchúng noi theo, “vua là nguồn, nguồn trong thì nước trong, nguồn đục thì
nước đục” (Quân đạo - Tuân Tử).
Thứ hai, vua là người biết tập hợp dân chúng để tạo nên sức mạnh quốcgia, muốn tập hợp được thì vua phải có trí, có nhân Vua phải là tấm gương đểcho mọi người dân noi theo Ông nói: “Đạo là gì? Đạo là vua Vua là gì? Vua
là người có thể tập hợp được người ta Tập hợp được vì khéo giữ cho người tasống, khéo nuôi người ta; khéo định ra trật tự cai trị người ta; khéo làm cho rõ
và định việc cho người ta; khéo che đậy sửa sang cho người ta , bốn điều ấy
mà đủ là thiên hạ theo về, thế là quần tụ người ta” (Quân đạo - Tuân Tử).
Thứ ba, quan hệ giữa vua với dân Tuân Tử quan niệm ngôi vua là củachung thiên hạ Ai ngồi vào đó là giữ cho thiên hạ, vì thiên hạ “Trời sinh radân không phải vì vua, mà ngược lại trời sinh ra vua là vì dân” (Đại Lược -
Tuân Tử) Cho nên quan hệ này được so sánh, vua là thuyền, dân là nước,
nước trở thuyền nhưng cũng có thể làm đắm thuyền (Vương Chế - Tuân Tử).
Nếu vua không vì thiên hạ thì trừ bỏ vua là lẽ thường tình
Tuân Tử phân tích rõ quân đạo, khiến cho bậc nhân quân biết chức vụ
của mình Bậc nhân quân phải biết rõ cái nghĩa hợp quần Cái nghĩa ấy chínhđáng thì thiên hạ được yên vui mà sinh sống Vua là người làm khuôn phép
Trang 30cho thiên hạ, cho nên Tuân tử nói: “quân giả là cái nêu, cái nêu ngay thì cáibóng ngay; quân giả là cái mâm, cái mâm tròn thì nước tròn; quân giả là cái
chậu, cái chậu vuông thì nước vuông” (Quân đạo - Tuân Tử) Quân là cái
khuôn, dân là cái phải theo khuôn mà ra tròn hay vuông Vậy quân là cái gốccủa dân Vua muốn cho dân yêu quý mình thì phải có nhân, nghĩa
Thiên hạ trọng bậc nhân quân tức là trọng cái đẹp chung và cái lợi chungcủa mình Mà bậc nhân quân giữ cái ngôi mình là giữ cái chung của thiên hạchứ không phải là của riêng một nhà một họ nào Đây là ý tưởng rất trọng yếucủa Nho giáo Người làm vua phải lấy cái đức mà thu phục thiên hạ, dùng cáitrí công chính mà làm lợi cho thiên hạ, như vậy thì tất yếu thiên hạ phải tônphải quý Nếu người nào giữ ngôi vua mà lại chỉ biết có một cái quyền lợi củamình và làm những điều dâm tàn bạo ngược thì là trái với quân đạo, khôngphải là bậc nhân quân nữa
Nhìn chung ở góc độ nhất định, tư tưởng chính trị của Tuân Tử có bướctiến quan trọng so với Khổng Tử và Mạnh Tử, đó là: việc đề cao quân quyền,
đề cao “lễ”; chủ trương cai trị bằng pháp luật
Sau Tuân Tử một thời kỳ dài, Nho giáo không được xã hội đương thời
sử dụng làm sách trị quốc Tuy nhiên, nhiều nội dung của Nho giáo được cácnhà tư tưởng phát triển theo một số học phái khác
Năm 221 TCN, khi Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi thống nhất cục diện Thấthùng, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ phong kiến trung ương tập quyền Nhà Tần
đã thực hiện chính sách Đốt sách, chôn Nho Lúc này Nho giáo bị một đòn chí
mạng Phải đến đời nhà Hán, địa vị của Khổng Tử và Nho giáo mới đượcphục hưng và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống chính trị ở xã hội phong kiếnnày
Trang 311.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO Ở TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI
KỲ LỊCH SỬ
1.2.1 Thời nhà Hán (206 TCN - 220 SCN)
Do chính sách cai trị hà khắc chủ yếu bằng hình pháp, nhà Tần chỉ tồntại 15 năm (221 - 206 TCN) ngắn ngủi, nhà Hán đã lên thay Không như nhàTần trị nước, bằng binh hùng, tướng mạnh, gươm sắc, giáo nhọn, Lưu Bangrất cần có một học thuyết chính trị để quản lý xã hội đương thời, cùng vớiNho giáo cũng có nhiều học thuyết như “vô vi” của Lão Đam, “kiêm ái” củaMặc Địch tồn tại nhưng Lưu Bang đã chấp nhận Nho giáo, khéo léo kết hợppháp trị và đức trị Nho giáo đã dần dần được phục hồi, trở thành vũ khí tinhthần quan trọng của nhà Hán Trong Tam giáo ở thời Hán này thì Nho giáođứng vị trí số một
Đến đời nhà Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký Hán Vũ
Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đấtnước về tư tưởng Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo
vệ chế độ phong kiến Trung Quốc trong suốt một thời gian dài Nho giáo thời
kỳ này được gọi là Hán Nho
Điểm khác biệt của Hán Nho là đề cao quyền lực của giai cấp thống trị,Thiên Tử là con trời, dùng “lễ trị” để che đậy “pháp trị” Thời kỳ này, Nhogiáo được bổ sung nhiều giá trị, gắn với tên tuổi của các bậc danh Nho Tiêubiểu cho thời kỳ này có Đổng Trọng Thư Quá trình bổ sung và hoàn thiệnNho giáo thời này được tiến hành theo xu hướng:
Hệ thống hoá kinh điển và chuẩn mực hoá những quan điểm triết họcNho giáo theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thốngtrị của giai cấp phong kiến Đổng Trọng Thư, người mở đầu xu hướng này đãđẩy Nho giáo đến mức cực đoan để bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị Tính
Trang 32khắc nghiệt một chiều trong các quan hệ tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ
đức luôn luôn được nhấn mạnh.
Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo Tamtòng và tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo
Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi); phụ tử (cha
-con); phu - phụ (chồng - vợ) Quan hệ này là sự kế thừa và phát triển từKhổng Tử Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được lập ra trênnhững nguyên tắc khắc nghiệt Quân - thần: “Quân xử thần tử, thần bất tử bấttrung” nghĩa là vua bảo bề tôi chết thì bề tôi phải chết, nếu không tuân lệnhtức là không trung với vua Trong quan hệ vua - tôi, vua thưởng phạt côngminh, tôi trung thành một dạ Phụ - tử: “Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”cha khiến con chết, con không chết là không có hiếu Phu - phụ: “Phu xướng,phụ tuỳ” nghĩa là chồng nói gì vợ phải răm rắp nghe theo
Ngũ thường là năm điều phải hằng có ở người quân tử, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín Nhân: lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật Nghĩa:
Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải Lễ: Sự tôn trọng, hoà nhã trong khi cư xử với mọi người Trí: sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: “tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là người phụ nữ khi còn ở nhà phảitheo cha, khi lấy chồng phải theo chồng, nếu chồng chết phải theo con Tamtòng đã cột chặt người phụ nữ vào thân phận lệ thuộc
Tứ đức là bốn tính nết người phụ nữ phải có, gồm: công, dung, ngôn, hạnh Công: khéo léo trong việc làm Dung: hoà nhã trong sắc diện Ngôn:
mềm mại trong lời nói Hạnh: nhu mì trong tính nết, thủ tiết cho chồng.
Trang 33Thực chất của các quan hệ tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức làgiáo dục người dân tuyệt đối phục tùng bề trên, trói buộc ý thức nông dân vàoluân lý Nho giáo để dễ bề cai trị họ.
Thời Hán đã xem Nho giáo là học thuyết độc tôn, chính vì lẽ đó Nhogiáo bị đẩy đến mức cực đoan, các quan hệ xã hội, gia đình bị cứng nhắc hóa,địa vị của người phụ nữ bị hạ thấp
1.2.2 Thời nhà Tống (960 - 1279)
Từ cuối thời Đường, Trung Quốc bị giặc đánh phá Sau đó đến đời NgũQuí, chiến tranh không lúc nào yên, thiên hạ loạn lạc, Nho giáo không đượcchú ý nhiều Đến khi nhà Tống lên, vua Thái tổ thấy nguyên nhân loạn lạcthuở ấy thường do các võ tướng không có học mà lại có nhiều quyền thế, mớitìm văn thần để thay võ tướng Đó là nguyên nhân làm cho văn học hưngthịnh lên
Do đó, thời các triều đại nhà Đường thì Nho giáo không chiếm vị tríđáng kể (Phật giáo được đề cao) nhưng đến nhà Tống thì Nho giáo lại đượckhôi phục và đề cao Nổi bật là hai anh em Trình Hạo - Trình Di mở trườnghọc Nho giáo đầu tiên Thành ngữ “Cửa Khổng Sân Trình” xuất hiện từ đờiTống thể hiện rõ điều đó
Đến đời Tống Nho, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ thư Lúc đó, Tứ thư và Ngũ
kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho Nho giáo thời kỳ này được gọi
là Tống nho
Điểm khác biệt của Tống Nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung cácyếu tố tâm linh (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố siêu hình (lấy từ Đạo giáo).Việc bổ sung những giá trị mới này nhằm phục vụ cho việc đào tạo quan lại
và cai trị xã hội
Trang 34Đời nhà Tống, các vua rất sùng bái Khổng Tử và Mạnh Tử cho nên thời
kỳ này Nho giáo lại được phục hưng Thời Tống đã xuất hiện những danh nhotiêu biểu như: Thiệu Ung, Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di Đến đời Nam Tống thì có Chu Hy (Chu Tử), Lục Cử Uyên Thời này đã chiaphái lý học ra làm đạo vấn học và tôn đức tính
Từ đây, tư tưởng Nho giáo lại phục hồi và phát triển Sự phát triển này
đã làm cho Nho học đời Tống khác với đời Hán và đời Đường Trình độ và vịtrí của Nho giáo được nâng cao ngang với Lão giáo và Phật giáo
Về tư tưởng chính trị lúc bấy giờ chia ra làm hai đảng: Tân đảng và Cựuđảng Tân đảng có Vương An Thạch đứng đầu, Cựu đảng có Tư Mã Quangđứng đầu Hai bên đều lấy chủ nghĩa Nho giáo mà công kích nhau kịch liệt.Tân đảng thì muốn sửa đổi, Cựu đảng thì nói việc trị cần phải theo chế độ đờitrước, cốt làm cho dân được an cư lạc nghiệp Thường những danh nho thờibấy giờ đều về Cựu đảng Tân đảng và Cựu đảng tranh nhau, lúc tiến lúcthoái, đến cuối đời Nam Tống mới chấm dứt
So với các đời, thì các danh nho đời Tống nhiều hơn cả Về đường chínhtrị thì có Phạm Trọng Yêm và Vương An Thạch Về giáo dục thì có Hồ Viên,Thiệu Ung, Chu Đôn Di…
Ở thời kỳ này Nho giáo có sự phát triển mạnh mẽ để phục vụ cho chế độ
xã hội phong kiến đang trong giai đoạn hưng thịnh Do vậy mà tư tưởng chínhtrị ở thời kỳ này được mở rộng đến toàn xã hội Nho giáo trở thành nội dungchính cho các kỳ thi tuyển nhằm để lựa chọn quan lại phục vụ cho nền chínhtrị phong kiến
Nho giáo thời Tống được kết hợp thêm những yếu tố phù hợp của Phậtgiáo và lão giáo để trở thành hệ tư tưởng chính thống
1.3 NHO GIÁO TRONG THỜI KỲ CẬN ĐẠI TRUNG QUỐC
Trang 351.3.1 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội thời cận đại
Thời kỳ cận đại Trung Quốc kéo dài từ năm 1840, đánh dấu cuộc chiếntranh Nha phiến (thuốc phiện) lần thứ nhất đến năm 1949 thành lập nướcCộng hòa Nhân dân Trung Hoa Xã hội Trung Quốc thời kỳ này là xã hội nửaphong kiến, nửa thực dân
Cuối triều Mãn Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc - dưới sự thốngtrị về tư tưởng bởi Nho giáo bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc Lựclượng lao động chính là nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề Tuy nhiên một
số lĩnh vực sản xuất phát triển như: dệt, làm gốm, giấy… Các công trường thủcông mọc lên ở nhiều nơi, chế độ làm thuê xuất hiện Điều này đã chứng tỏmột phương thức sản xuất mới ưu việt đang manh nha Cùng với công nghiệp
đã hình thành các trung tâm buôn bán sầm uất như: Quảng Đông, Hán Khẩu,Hàng Châu…
Trong triều Thanh các cuộc đấu tranh xung đột quyền lực luôn xảy ra và
có sự phân chia bè đảng Giới quí tộc có lối sống xa hoa, tham ô, hưởng lạc
đã tăng cường vơ vét mà không màng đến lợi ích quốc gia Trong triều nổi lênnhiều mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn mang tính nổi cộm là giữa quí tộc Thanh
và Hán
Trong bối cảnh này, các nước đế quốc phương Tây xem Trung Quốcnhư một thị trường hấp dẫn, một miếng mồi béo bở để tranh giành, xâu xé.Trước sự can thiệp một cách thô bạo của các thế lực tư bản phương Tây làmcho Trung Quốc sau mấy trăm năm thống trị bởi tư tưởng Nho giáo đến bâygiờ đã tỏ ra bất lực Để đảm bảo “an toàn” cho quốc gia, nhà Thanh ra lệnhphong tỏa các miền duyên hải, cấm buôn bán với nước ngoài, thi hành chínhsách đóng cửa tuyệt giao để tự vệ Tuy nhiên sự cố gắng yếu ớt của nhàThanh đã không ngăn cản được xu thế phát triển, giao lưu của thời đại kinh tế
Trang 36thị trường tư bản chủ nghĩa Sau nhiều lần thương thuyết với Thanh triều vềviệc giao lưu sản phẩm, hàng hóa giữa hai nước không hiệu quả, Thực dânAnh tìm mọi cách chống phá Đầu tiên là việc thực dân Anh tìm cách mởtoang cánh cửa phong kiến Thanh triều bằng việc bán thuốc phiện Điều này
đã làm cho các tầng lớp từ quan lại đến dân nghèo bị đầu độc bởi thứ ma túychết người này Quá trình này đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc sa sút, bạctrắng chảy ra ngoài phá hoại nền kinh tế Trung Quốc một cách trầm trọng.Đời sống nhân dân vốn đã vô cùng đói khổ lại bị áp bức, bóc lột nặng nềthêm
Đứng trước sự tấn công của đế quốc, nội bộ Thanh triều có sự tranh luận
và phân hóa thành các phái: Thỏa hiệp, đầu hàng và kiên quyết chống sự xâm
lược của ngoại nhân Nhân dân ủng hộ khuynh hướng chống đế quốc, chốngviệc biến Trung Quốc thành thị trường tiêu thụ thuốc phiện Đứng đầu phongtrào này là Lâm Tắc Từ - một vị quan triều Thanh Lâm Tắc Từ cùng vớihàng vạn nhân dân được vũ trang huy động đến bờ biển trấn áp các đội tàucủa thương nhân Anh Đội quân này đã tịch thu toàn bộ thuốc phiện (hơn 2vạn hòm) và thiêu hủy ròng rã hơn 20 ngày đêm trước sự hò reo của dânchúng
Lấy cớ về vấn đề thuốc phiện này, năm 1840, thực dân Anh đã tấn côngTrung Quốc Nhà Thanh nhu nhược đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác
và cuối cùng phải chấp nhận bồi thường chiến tranh Nhân dân khắp nơi nổidậy chống thực dân Anh Năm 1842, triều đình Thanh phải ký hiệp ước Namkinh, trong đó chấp nhận mở các cửa biển cho tự do thông thương, cắt HươngCảng cho Anh, bồi thường 21 triệu bảng Anh… Nhân cơ hội này Mỹ, Phápcũng buộc nhà Thanh phải ký những hòa ước đầu hàng Các nước đế quốc thinhau xâu xé Trung Quốc, nhà Thanh đã nhượng bộ, quay lưng lại dân tộc, cấukết chặt chẽ với chúng để bảo vệ ngai vàng của mình Các nước Mỹ, Anh,
Trang 37Nhật tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các vùng biên giới phía Đông
và Tây Nam Trung Quốc Điều này làm nhà Thanh buộc phải thỏa hiệp nhiềuhơn
Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc.Nhân dân Trung Quốc chịu mọi hậu quả nặng nề của chính sách nô dịch, đờisống lầm than, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt Nông dân không ngừngnổi dậy chống Mãn Thanh, đòi Duy tân đất nước theo hướng tư bản chủnghĩa
1.3.2 Sự bất lực của Nho giáo trước sự xâm lược của văn minh Phương Tây
Nho giáo đã trở thành tư tưởng quan trọng cho xã hội phong kiến TrungQuốc suốt từ thế kỷ thứ III TCN Nho giáo là chỗ dựa quan trọng về mặt tinhthần cho giai cấp địa chủ, cho hệ thống chính trị phong kiến Qua các thời kỳ,Nho giáo đã được các triều đại phong kiến Trung Quốc sử dụng, bổ sungthêm những giá trị mới cho phù hợp với thời đại mình nhằm phục vụ mụcđích thống trị xã hội Trong suốt chiều dài lịch sử hơn hai ngàn năm phongkiến Trung Quốc trải qua nhiều triều đại, có những triều đại Nho giáo khôngphải là quốc giáo, nhưng nó vẫn đóng một vị trí quan trọng nhất định trongđời sống tinh thần của xã hội
Tuy nhiên, những mặt trái mang tính hạn chế của Nho giáo đã nảy sinh
và ngày càng trở lên gay gắt Những tư tưởng gia trưởng, mệnh lệnh, độcđoán, chuyên quyền… được các triều đại phong kiến sử dụng và đẩy đến mứccực đoan để phục vụ cho lợi ích thống trị Những tư tưởng này tưởng chừng
đã bền vững do được thử thách hàng nghìn năm thì đến thời kỳ cận đại này đã
tỏ ra hoàn toàn bất lực trước các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền củaphương Tây mà cuộc cách mạng dân chủ tư sản mang lại Những giá trị của
Trang 38cuộc các mạng tư sản này đã có ý nghĩa thực tiễn và hấp dẫn đối với xã hộiphương Đông hàng nghìn năm quân chủ chuyên chế.
Đứng trước sự xâm lăng của phương Tây về nhiều phương diện, Nhogiáo là tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị đương thời đã không bảo
vệ được quốc gia Nho giáo đã bị thời kỳ cận đại Trung Quốc kết tội cho rằng:Mấy nghìn năm phong kiến Trung Quốc không phát triển được cũng vì Nhogiáo; sự lạc hậu của Trung Quốc hiện nay cũng vì Nho giáo; thậm chí còn chorằng các nhà nho là những kẻ ăn thịt người; các ông quan đội mũ cánh chồn(trang bị tư tưởng Nho giáo) là những tên phản động, đã kéo lùi lịch sử TrungQuốc lạc hậu, Trung Quốc bị xâm lăng như hôm nay cũng chính vì Nho giáo.Lúc này tư tưởng chính trị Nho giáo bị xã hội xem thường, căm phẫn
Sau một thời gian Nhật Bản mở cửa tiếp nhận văn minh phương Tây ởnhững năm đầu và giữa thế kỷ XVI, lúc này đã có sự phát triển mạnh mẽ vềkinh tế, quân sự và các mặt khác của đời sống xã hội Sau đó Nhật Bản đã tấncông lại quốc gia trước kia đã o ép mình đó là Trung Quốc Sự kiện Nhật Bảntrước kia từ nước yếu, nhỏ qua một thời gian mở cửa đã mạnh lên và tấn côngđược Trung Quốc thì đây quả là một nỗi nhục cho người trong Quốc, cho tưtưởng bế quan tỏa cảng, đóng cửa để phát triển của Thanh Triều Và qua đâyngười ta lại kết tội Nho giáo ở Trung Quốc
Rõ ràng Nho giáo Trung Quốc với tư tưởng bế quan tỏa cảng, lễ nghirườm rà, quan hệ cứng nhắc đã không theo kịp với thời cuộc Thực chất sựkhủng hoảng ở Trung Quốc ở thời cận đại là sự khủng hoảng của sự cầmquyền của một giai cấp đã lỗi thời về mặt lịch sử Với sự lỗi thời của chế độchính trị - kinh tế phong kiến, trước sự biến động của thế giới giai đoạn này,Nho giáo hoàn toàn bất lực Sự khủng hoảng đi đến sụp đổ của chế độ thốngtrị phong kiến Trung Quốc ở thời cận đại là tất yếu
Trang 39Đứng trước tình hình đất nước như vậy, Trung Quốc thực sự khủnghoảng về đường lối lãnh đạo đất nước Vấn đề đặt ra là lý luận nào đáp ứngđược đúng cho sự đòi hỏi của lịch sử giai đoạn mới này? Và từ đây những tưtưởng dân chủ phương Tây đã hấp dẫn tầng lớp thanh niên cấp tiến TrungQuốc Và đây chính là lý luận phù hợp mà Trung Quốc cận đại cần tiếp cận
để thiết lập một chế độ chính trị mới tiến bộ - chế độ dân chủ tư sản Và cuộccách mạng tư sản dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn đãđược thực hiện và thành công vào năm 1911
Như vây, rõ ràng “với tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo đường lối trị nước
ở Trung Quốc trên 2000 năm, Nho giáo đã đóng góp quan trọng về các mặt tổchức xã hội, bồi dưỡng đạo đức, phát triển văn hóa giáo dục Nhưng đến cuối
xã hội phong kiến, do mặt phục cổ, bảo thủ của nó, Nho gia đã có trách nhiệmrất lớn trong việc làm cho xã hội Trung Quốc bị trì trệ, không nắm bắt kịptrào lưu văn minh thế giới” [39, tr.137]
Trang 40Chương 2:
SỰ DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 SỰ DU NHẬP CỦA NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM
2.1.1 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam khi Nho giáo du nhập vào
Nho giáo từ quê hương Trung Quốc, do những điều kiện lịch sử khácnhau mà đã được du nhập vào Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… để hình
thành một vành đai Nho giáo của khu vực Nho giáo được truyền vào Việt
Nam thời Hán từ những năm cuối trước công nguyên, bằng những con đườngkhác nhau:
Một là: Thông qua con đường của những đội quân xâm lược được trang
bị hệ tư tưởng Nho giáo;
Hai là: Thông qua con đường truyền giáo có tổ chức của đội ngũ quan
chức người Trung Quốc được các triều đình phong kiến Trung Quốc đánh pháthực hiện ách thống trị Bắc thuộc ở Việt Nam, trong đó có Quang Tích, NhâmDiên, Sĩ Nhiếp… là những quan lại đã có nhiều nỗ lực trong việc truyền báNho giáo tới Việt Nam;
Ba là: Con đường của những thương nhân theo đường biển đưa Nho
giáo tới Việt Nam;
Bốn là: Thông qua con đường của những dân cư tự do người Trung
Quốc có hành động chống lại triều đình và bị truy đuổi đã di cư tới Việt Nam
để sinh sống Sự di cư của những người dân Trung Quốc này cũng góp phầnđưa tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam