1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

15805 logistics toàn cầu (bài giảng)

345 837 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 345
Dung lượng 44,32 MB

Nội dung

Nhưng trong quan điểm này cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Có người cho rằng toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau p

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA: KINH TẾ

BỘ MÔN: LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

BÀI GIẢNG LOGISTICS TOÀN CẦU

HẢI PHÒNG 12-2013

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA TOÀN CẦU HÓA 10

1.1 Toàn cầu hóa 10

1.1.1 Khái niệm về toàn cầu hóa 10

1.1.2 Lịch sử phát triển của toàn cầu hóa 11

1.1.3 Các vấn đề có liên quan tới toàn cầu hóa 16

1.2 Toàn cầu hóa kinh tế 18

1.2.1 Khái niệm 19

1.2.2 Ý nghĩa của tự do hóa kinh tế 19

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 24

2.1 Tăng trưởng thương mại Quốc tế 24

2.2 Các mốc phát triển của thương mại Quốc tế 26

2.2.1 Hội nghị Bretton Woods 27

2.2.2 Tổ chức thương mại Quốc tế 27

2.2.3 Hiệp ước Rome 28

2.2.4 Sự hình thành của đồng tiền chung Châu Âu (Euro) 28

2.4 Các yếu tố thúc đẩy thương mại Quốc tế 30

2.4.1 Yếu tố chi phí 30

2.4.2 Yếu tố cạnh tranh 32

2.4.3 Yếu tố thị trường 33

2.4.4 Yếu tố công nghệ 34

2.5 Các học thuyết thương mại Quốc tế 34

2.5.1 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Smith 34

2.5.2 Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo 37

2.5.3 Học thuyết lợi thế tương đối H - O 39

2.5.4 Học thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế của Vernon 42

2.5.5 Học thuyết Cluster 45

2.6 Môi trường kinh doanh Quốc tế 46

CHƯƠNG 3: LOGISTICS QUỐC TẾ VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ 48

3.1 Định nghĩa Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng 48

3.1.1 Logistics 48

3.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng 50

Trang 3

3.3 Lịch sử phát triển của Logistics quốc tế 53

3.3.1 Giai đoạn đầu phát triển chậm chạp 53

3.3.2 Giai đoạn phát triển tăng tốc 55

3.3.3 Chú trọng Sự thỏa mãn của Khách hàng 57

3.3.4 Sự thay đổi sang Lợi thế chiến lược 59

3.4 Vai trò về kinh tế của Logistics và Logistics quốc tế 61

3.4.1 Logistics 61

3.4.2 Logistics quốc tế 62

3.5 Các đặc điểm riêng của Logistics quốc tế 63

CHƯƠNG 4: HỢP ĐỒNG QUỐC TẾ 68

4.1 Khái quát về hợp đồng thương mại quốc tế 68

4.1.1 Khái niệm 68

4.1.2 Cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế 72

4.1.3 Hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế 74

4.2 Ký kết và điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế 74

4.2.1 Ký kết hợp đồng thương mại quốc tế 74

4.2.2 Điều chỉnh nội dung hợp đồng thương mại quốc tế 75

4.3 Các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế 78

4.3.1 Các biện pháp chế tài 79

4.3.2 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng quốc tế 82

4.4 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế 85

4.4.1 Tranh chấp thương mại quốc tế 85

4.4.2 Các cách giải quyết tranh chấp 85

4.4.3 Trọng tài thương mại quốc tế 87

4.4.4 Thoả thuận trọng tài 91

CHƯƠNG 5 TẬP QUÁN BUÔN BÁN QUỐC TẾ (INCOTERMS) 94

5.1 Tổng quan về Incoterms 94

5.1.1 Mục đích của Incoterms 94

5.1.2 Phạm vi điều chỉnh và tính chất pháp lý của Incoterms 95

5.1.3 Cấu trúc của Incoterms 2010 97

5.1.4 Lưu ý khi sử dụng Incoterms 2010 98

5.2 Nội dung chính của điều kiện thương mại trong Incoterms 2010 100

5.2.1 Giao hàng tại xưởng (EXW) 100

Trang 4

5.2.2 Giao cho người chuyên chở (FCA) 101

5.2.3 Cước phí trả tới (CPT) 102

5.2.4 Cước phí và bảo hiểm trả tới (CIP) 103

5.2.5 Giao tại bến (DAT) 103

5.2.6 Giao tại nơi đến (DAP) 104

5.2.7 Giao hàng đã nộp thuế (DPP) 105

5.2.8 Giao dọc mạn tàu (FAS) 106

5.2.9 Giao lên tàu (FOB) 106

5.2.10 Tiền hàng và cước phí (CFR) 107

5.2.11 Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí (CIF) 108

CHƯƠNG 6 CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ 110

6.1 Các đặc điểm thanh toán quốc tế 110

6.1.1 Các thông tin về tín dụng 110

6.1.2 Thiếu các liên hệ mang tính chất cá nhân 110

6.1.3 Thu tiền khó khăn và tốn kém 111

6.1.4 Không có hành lang pháp lý hỗ trợ 111

6.1.5 Chi phí pháp lý cao 112

6.1.6 Không tin tưởng 113

6.2 Các phương thức thanh toán khác nhau 113

6.3 Rủi ro trong thương mại quốc tế 114

6.3.1 Rủi ro quốc gia 115

6.3.2 Rủi ro thương mại 116

6.3.3 Rủi ro liên quan trực tiếp tới khả năng thanh toán 117

6.4 Phương thức thanh toán trả trước 117

6.4.1 Định nghĩa 117

6.4.2 Trường hợp áp dụng 118

6.5 Phương thức thanh toán ghi sổ 118

6.5.1 Định nghĩa 118

6.5.2 Trường hợp áp dụng 118

6.6 Phương thức tín dụng chứng từ 119

6.6.1 Các định nghĩa 119

6.6.2 Quy trình thực hiện 120

6.6.3 Trường hợp áp dụng 122

Trang 5

6.6.4 Các thông tin thêm 122

6.7 Nhờ thu kèm chứng từ 123

6.7.1 Các định nghĩa 123

6.7.2 Quy trình thực hiện 123

6.7.3 Trường hợp áp dụng 124

6.8 Forfaiting 125

6.9 Bảo lãnh ngân hàng 125

6.9.1 Định nghĩa 125

6.9.2 Quy trình thực hiện 126

6.9.3 Các loại bảo lãnh ngân hàng 127

CHƯƠNG 7: THANH TOÁN TRONG GIAO DỊCH QUỐC TẾ (QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GIAO DỊCH) 129

7.1 Tỷ giá hối đoái và biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong giao dịch 129

7.1.1 Tỷ giá hối đoái 129

7.1.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái trong giao dịch 132

7.2 Các điều kiện thanh toán quốc tế 138

7.2.1 Điều kiện về tiền tệ 139

7.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 143

7.2.3 Điều kiện về thời gian thanh toán 144

7.2.4 Điều kiện về phương tiện và phương thức thanh toán 146

CHƯƠNG 8: CÁC CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 147

8.1 Các yêu cầu về chứng từ 147

8.2 Hóa đơn 148

8.2.1 Hóa đơn thương mại 148

8.2.2 Hóa đơn tạm tính 152

8.2.3 Hóa đơn lãnh sự 153

8.2.4 Hóa đơn thương mại chuyên dụng theo mẫu 154

8.3 Chứng từ xuất khẩu 154

8.3.1 Giấy phép xuất khẩu 155

8.3.2 Quản lý xuất khẩu ở Mỹ 155

8.3.3 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu của người gửi hàng 161

8.3.4 Giấy chứng nhận mục đích sử dụng cuối cùng 163

8.3.5 Thuế xuất khẩu 163

Trang 6

8.3.6 Hạn ngạch xuất khẩu 164

8.4 Chứng từ nhập khẩu 166

8.4.1 Giấy chứng nhận xuất xứ 166

8.4.2 Giấy chứng nhận sản xuất 170

8.4.3 Giấy chứng nhận kiểm định 170

8.4.4 Giấy chứng nhận phù hợp 173

8.4.5 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật 174

8.4.6 Giấy chứng nhận hóa nghiệm 176

8.4.7 Giấy chứng nhận lưu hành tự do 176

8.4.8 Giấy phép nhập khẩu 177

8.4.9 Hóa đơn lãnh sự 178

8.4.10 Giấy chứng nhận bảo hiểm 178

8.5 Chứng từ vận tải 178

8.5.1 Vận đơn đường biển 179

8.5.2 Vận đơn thống nhất 181

8.5.3 Vận đơn liên phương thức 184

8.5.4 Vận đơn hàng không 184

8.5.5 Hợp đồng thuê tàu 186

8.5.6 Bản kê khai hàng hóa 187

8.5.7 Chỉ thị chất chở hàng 189

8.5.8 Chứng từ vận chuyển hàng nguy hiểm 189

8.5.9 Bản lược khai hàng hóa 190

8.6 Trao đổi dữ liệu điện tử 191

8.6.1 Trao đổi thông tin điện tử thương mại độc quyền 191

8.6.2 Mạng lưới trao đổi thông tin điện tử: hệ thống Bolero của SWIFT 193

8.7 Chuẩn bị chứng từ được xem như là một công cụ marketing 194

CHƯƠNG 9: BẢO HIỂM QUỐC TẾ 196

9.1 Hiểm họa trong bảo hiểm Quốc tế 196

9.2 Các thuật ngữ trong bảo hiểm 197

9.3 Hiểm họa của biển 199

9.3.1 Rủi ro dịch chuyển hàng 200

9.3.2 Rủi ro do ngấm nước 202

9.3.3 Rủi ro do hàng rơi qua mạn tàu 204

Trang 7

9.3.4 Rủi ro do hi sinh hàng hóa 205

9.3.5 Cháy 205

9.3.5 Đắm tàu 206

9.3.6 Mắc cạn 207

9.3.7 Tổn thất chung 208

9.3.8 Mất cắp 210

9.3.9 Cướp biển 211

9.3.10 Các rủi ro khác 213

9.4 Các rủi ro trong vận chuyển hàng không 216

9.5 Lợi ích bảo hiểm 218

9.6 Quản lý rủi ro 221

9.6.1 Tự chịu rủi ro 221

9.6.2 Chuyển nhượng rủi ro 222

9.6.3 Phương pháp hỗn hợp 223

9.7 Các chính sách bảo hiểm hàng hải 224

9.7.1 Bảo hiểm hàng hóa vận tải biển 224

9.7.2 Bảo hiểm thân tàu 225

9.7.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu 226

9.8 Phạm vi bảo hiểm dựa theo điều khoản bảo hiểm hàng hóa đường biển 227

9.8.1 Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận tải biển của hội – bảo hiểm loại A 228

9.8.2 Bảo hiểm mọi rủi ro 229

9.8.3 Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận tải biển của hội – bảo hiểm loại B 230

9.8.4 Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận tải biển của hội – bảo hiểm loại C 231

9.8.5 Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng 231

9.8.6 Miễn bồi thường tổn thất riêng 235

9.8.7 Bảo hiểm đình công 235

9.8.8 Bảo hiểm chiến tranh và bắt giữ 236

9.8.9 Bảo hiểm kiểu từ kho - tới - kho 237

9.8.10 Điều khoản bảo hiểm phụ thêm 238

9.8.11 Các điều khoản khác của hợp đồng bảo hiểm đường biển 238

9.9 Các nội dung trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận tải hàng không 239

9.10 Hồ sơ khiếu nại bảo bảo hiểm 240

9.10.1 Khai báo tổn thất 241

Trang 8

9.10.2 Bảo vệ hàng hóa bị tổn thất 242

9.10.3 Gửi đơn khiếu nại 243

9.10.4 Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển 245

9.11 Bảo hiểm tín dụng thương mại 246

9.11.1 Các rủi ro có liên quan 247

9.11.2 Các phương pháp quản lý rủi ro 247

9.11.3 Các hợp đồng bảo hiểm sẵn có 248

CHƯƠNG 10: CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬN TẢI 251

10.1 Vận tải đường biển quốc tế 251

10.1.1 Các loại dịch vụ tàu 251

10.1.2 Các loại tàu chính được sử dụng trong vận tải quốc tế 252

10.2 Vận tải hàng không quốc tế 272

10.2.1 Các loại dịch vụ 274

10.2.2 Phân loại máy bay 278

10.3 Vận tải đường bộ quốc tế 285

10.4 Vận tải đường sắt quốc tế 289

10.5 Một vài lựa chọn vận tải khác 294

10.5.1 Đường ống 294

10.5.2 Sà lan 295 CHƯƠNG 11: AN NINH TRONG LOGISTICS QUỐC TẾ 298

11.1 Giới thiệu chung 298

11.2 Các tổ chức quốc tế 299

11.2.1 Tổ chức vận tải biển Quốc tế 299

11.2.2.Tổ chức Hải quan Quốc tế 302

11.3 Chính phủ các nước 303

11.3.1 Hoa Kỳ 304

11.3.2 Liên minh Châu Âu 308

11.3.3 Các quốc gia khác 309

11.4 Nỗ lực của các tổ chức 309

CHƯƠNG 12: THỦ TỤC HẢI QUAN 313

12.1 Thuế 313

12.1.1 Phân loại hàng hóa 314

12.1.2 Định giá hàng hóa 317

Trang 9

12.1.3 Quy tắc xuất xứ hàng hóa 320

12.1.4 Thuế quan 322

12.1.5 Bán phá giá 326

12.1.6 Các loại thuế khác 327

12.1.7 Thuế giá trị gia tăng 328

12.2 Rào cản phi thuế quan 330

12.2.1 Hạn ngạch 330

12.2.2 Tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia 332

12.2.3 Các rào cản phi thuế quan khác 333

12.2.4 Kiểm định trước khi vận chuyển hàng 334

12.3 Quy trình làm thủ tục hải quan 336

12.3.1 Quy trình chung 336

12.3.2 Môi giới hải quan 337

12.3.3 Giấy cam kết nộp thuế cho Hải quan 339

12.3.4 Chăm sóc hàng hợp lý 339

12.3.5 Các chứng từ cần thiết 340

12.3.6 Kí mã hiệu hàng hóa theo yêu cầu 342

12.3.7 Thị thực hàng hóa 343

12.3.8 Hoàn thuế 343

12.4 Mậu dịch quốc tế 344

Trang 10

CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỦA TOÀN CẦU HÓA 1.1 Toàn cầu hóa

1.1.1 Khái niệm về toàn cầu hóa

Trong hơn một thập kỷ trở lại đây xu thế toàn cầu hoá gia tăng ngày càng mạnh mẽ Và cùng với điều đó là những cách lý giải và thái độ không giống nhau

đối với xu thế này (Đại học Kinh tế Quốc Dân)

Có quan điểm cho rằng toàn cầu hoá chỉ mới xuất hiện gần đây Toàn cầu hoá được hiểu là chính sách của Mĩ nhằm bành trướng quyền lực, thống trị thế giới theo kiểu Mĩ, thực chất toàn cầu hoá là Mĩ hoá Quan niệm này đã đẩy tới thái độ phải chống lại quá trình này nhằm đảm bảo cho sự phát triển độc lập, đa dạng của các quốc gia

Quan điểm thứ hai là quan điểm thừa nhận tính tất yếu khách quan của quốc

tế hoá, toàn cầu hoá Nhưng trong quan điểm này cũng có nhiều ý kiến khác nhau:

Có người cho rằng toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia các dân tộc trên toàn thế giới; có người lại cho rằng :

“Toàn cầu hoá là giai đoạn cao của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất trên thế giới,là kết quả tất yếu của phát triển kinh tế thị trường và khoa học công nghệ” Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá nhưng điểm quan trọng mà ta nhận thấy là toàn cầu hoá không chỉ là quá trình phản ánh sự gia tăng của các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mà nét quan trọng hơn là phản ánh qui

mô của các hoạt động liên quốc gia Từ đó ta có thể đưa ra môt khái niệm mang

tính chất khái quát về toàn cầu hoá như sau: “Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để

miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu.” (Nguồn: Bách khoa toàn thư Việt Nam)

Ta có thể hình dung “toàn cầu hóa” theo các khía cạnh sau:

Trang 11

- Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến

bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,

- Toàn cầu hoá kinh tế - "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa

các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế

- Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc

sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công

và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau

- Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc

gia đang phát triển

Khái niệm này cũng chia sẻ một số tính chất với khái niệm quốc tế hoá và có thể dùng thay cho nhau được, mặc dù có một số người thích dùng "toàn cầu hoá"

để nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia

1.1.2 Lịch sử phát triển của toàn cầu hóa

Có nhiều quan điểm khác nhau về lịch sử phát triển của toàn cầu hóa Cụ thể như, theo Nayan Chanda ( 2007 : xiv) “Sự toàn cầu hóa của loài người bắt đầu từ thời kỳ cuối của Kỷ Băng Hà; Một nhóm nhỏ tổ tiên của chúng ta đã rời khỏi Châu Phi để tìm kiếm nguồn thức ăn và an ninh tốt hơn Trong năm mươi năm lang thang vượt qua bờ biển đại dương và vượt qua nhiều thử thách mạo hiểm trong quá trình di chuyển xuyên qua Trung Á, cuối cùng họ đã định cư trên tất cả các châu lục.”

Theo quan điểm của Therborn ( 2000 : 151 – 79), ông cho rằng lịch sử phát triển của toàn cầu hóa trải qua 6 thời kỳ: (1) Từ thế kỷ thứ tư đến thứ bảy là thời

kỳ chứng kiến sự toàn cầu hóa của các tôn giáo (ví dụ như Thiên Chúa giáo, Hồi

Trang 12

giáo) (2) Cuối thế kỷ mười năm được đánh dấu bởi cuộc chinh phục thuộc địa ở Châu Âu (3) Trong suốt thời gian cuối thế kỷ mười năm đầu thế kỷ mười chín, các cuộc chiến tranh nội bộ khác nhau ở Châu Âu đã dẫn đến sự toàn cầu hóa (4) Giữa thế kỷ mười chín đến năm 1918; là thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa đế quốc

ở Châu Âu (5) Thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II (6) Thời kỳ Chiến tranh lạnh Song nhìn chung, lịch sử phát triển của tòan cầu hóa có thể được chia làm 3 giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn 1: Toàn cầu hóa cổ điển (Archic Globalization)

- Giai đoạn 2: Toàn cầu hóa tiền hiện đại (Proto-Globalization)

- Giai đoạn 3: Toàn cầu hóa hiện đại (Modern Globalization)

Giai đoạn 1: Toàn cầu hóa cổ điển

Toàn cầu hóa cổ điển được xem là một giai đoạn trong lịch sử phát triển của toàn cầu hóa, liên quan đến hoạt động toàn cầu hóa các sự kiện Giai đoạn này kéo dài từ thời kì đầu của nền văn minh cho tới năm 1600 Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa các cộng đồng xã hội, giữa các quốc gia với nhau

và cách thức hình thành các mối quan hệ này dựa trên các ý tưởng mở rộng khu vực địa lý và các quy tắc xã hội ở cả mức độ địa phương lẫn mức độ khu vực.1

Theo nhà kinh tế học và xã hội học người Đức Andre Guder Frank, toàn cầu hóa bắt đầu hình thành khi các mối quan hệ thương mại giữa nền văn mình thung lũng Indus và nền văn minh của người Sumer phát triển vào thiên niên kỉ thứ ba trước công nguyên Giai đoạn toàn cầu hóa cổ điển tồn tại trong suốt thời kì Hy Lạp cổ đại, khi mà các trung tâm đô thị được thương mại hóa (như Alexandria và các thành phố khác của Alexandrine) bao trùm toàn bộ trục văn hóa của Hy Lạp (kéo dài từ Ấn Độ tới Tây Ban Nha) 2

Giai đoạn này có thể được đánh dấu bởi một số sự kiện chính sau:

1 Artell, Luke (2010) The Sociology of Globalization Policy Press

2 Frank, Andre Gunder (1998) ReOrient: Global economy in the Asian age Berkeley: University of California Press ISBN 978-0520214743

Trang 13

 Người La Mã và các cuộc chinh phục xa khác nhau của họ trong nhiều thế kỷ trước Chúa Kito (Gibbon 1998)

 Sự gia tăng và lan rộng của Kitô giáo trong nhiều thế kỷ sau sự sụp đổ của đế chế La Mã

 Các chuyến đi của những nhà vua từ Châu Âu đến Iceland, Greenland, và Bắc

Mỹ suốt từ thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ 11

 Thương mại ở thời trung cổ trên khắp Địa Trung Hải

 Hoạt động cuả các ngân hàng ở các bang của nước Ý ở thế kỷ 12

 Cuộc tấn công của quân đội Ghengis Khan vào Đông Âu ở thế kỷ 13 (Kinh Tế năm 2006: ngày 12 tháng 1)

 Những thương nhân Châu Âu như Marco Polo và chuyến đi của ông sau này vào thế kỷ 13 dọc theo Con đường tơ lụa Trung quốc

 “Khám phá nước Mỹ” của Christopher Columbus vào năm 1492 Chuyến đi thám hiểm quan trọng khác, như: chuyến đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng của Vasco Da Gama vào năm 1498 và chuyến đi vòng quanh trái đất đã được hoàn thành vào năm 1522 trên những con tàu của Ferdinand Magellan (Rosenthal

2007 : 1237 – 41)

Giai đoạn toàn cầu hóa tiền hiện đại

Toàn cầu hóa tiền hiện đại là một giai đoạn lịch sử của toàn cầu hóa, kéo dài

từ năm 1600 tới 1800 Lần đầu tiên được giới thiệu bởi 2 nhà lịch sử học A.G.Hopkins và Christopher Bayly, thuật ngữ này mô tả giai đoạn tăng trưởng của các hoạt động thương mại và trao đổi văn hóa đặc trưng của giai đoạn ngay trước giai đoạn ‘Toàn cầu hóa hiện đại’ ở thế kỷ 19 Toàn cầu hóa tiền hiện đại được đặc trưng bởi sự phát triển của các quốc gia hàng hải Châu âu, từ thế kỉ 16 đến thế kỉ

17, đầu tiên là hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, sau đó là Hà Lan và Anh Vào thế kỉ 17, thương mại thế giới phát triển xa hơn khi các công ty đa quốc gia

Trang 14

như công ty Anh - Đông Ấn (thành lập năm 1600) và tập đoàn Hà Lan - Đông Ấn

Độ (thành lập năm 1602) được thành lập.3

Toàn cầu hóa tiền hiện đại khác với toàn cầu hiện đại về phạm vi, phương thức quản trị các hoạt động thương mại toàn cầu và mức độ trao đổi thông tin Giai đoạn của toàn cầu hóa tiền hiện đại được đánh dấu bởi: các khối thương mại như công ty Đông Ấn, sự chuyển giao quyền bá chủ cho khu vực Đông Âu, mâu thuẫn giữa các cường quốc ngày càng tăng, và sự tăng lên của các loại hàng hóa mới, đặc biệt là buôn bán nô lệ Ngoài những trao đổi về hàng hóa vật chất, một số giống cây trồng, động vật, dịch bệnh cũng được đem từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (như khoai tây, cà chua, thuốc lá) Các hoạt động thương mại

và truyền thông giai đoạn toàn cầu hóa tiền hiện đại nhận được sự tham gia của rất nhiều nhóm/tổ chức, bao gồm: các nhà lái buôn của Châu Âu, Hồi giáo, Ấn Độ, Nam Á và Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực biển Ấn Độ Dương

Toàn cầu hóa hiện đại

Toàn cầu hóa hiện đại là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp trong suốt

giai đoạn thế kỉ 19 Giai đoạn toàn cầu hóa hiện đại bắt đầu với sự ra đời của bản

vị vàng (dùng vàng đề làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ) và tự do hóa (ám chỉ

sự kết hợp giữa học thuyết kinh tế về thị trường tự do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưu thông thàng hóa Từ đó dẫn tới sự chuyên môn hóa không ngừng trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng như tạo ra áp lực chấm dứt các hàng rào

thuế quan bản hộ và các rào cản khác) Cùng với đó là thời kỳ bành chướng của

Đế quốc Anh và việc trao đổi hàng hóa bằng các loại tiền tệ có sử dụng tiền xu,

thời kì này phát triển cùng với giai đoạn công nghiệp hóa Tuy nhiên, ‘thời kì đầu của toàn cầu hóa hiện đại’ rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930

3 Chaudhuri, K.N (1965\1999) The English East India Company: The Study of an Early Joint-stock Company 1600-1640 (Vol 4) London: Routledge/Thoemmes Press

Trang 15

Sau chiến tranh Thế Giới lần thứ 2, Hiệp ước Bretton Woods được thành lập, với nhiệm vụ xây dựng khung chính sách tiền tệ quốc tế, khung về thương mại và đầu tư, và khuôn khổ của các tổ chức quốc tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các vòng đàm phán thương mại đa chiều được thực hiện, từ đó giúp giảm thiểu và đơn giản hóa các rào cản thương mại Đầu tiên, vòng đàm phán thương mại do GATT4 khởi xướng, đã đặt lại vấn đề ‘toàn cầu hóa’ và từ đó dẫn đến một loại hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với “thương mại tự do” Hàng hóa xuất khẩu trên toàn thế giới tăng gần gấp đôi từ 8,5% năm 1970, lên tới 16,2% năm 2001 Việc sử dụng các hiệp định thương mại quốc tế đã giúp cải thiện tình hình hoạt động

thương mại bị đình đốn sau thất bại của vòng đàm phán Doha (bàn biện pháp

giảm thuế quan, mở cửa thị trường hàng nông sản, phi nông sản, dịch vụ nhằm thúc đẩy thương mại hóa toàn cầu) Nhiều quốc gia sau đó đã chuyển sang kí kết

các hiệp định song phương hoặc hiệp định đa phương ở phạm vi nhỏ hơn, ví dụ như năm 2011 là hiệp định tự do thương mại Hàn Quốc - Hoa Kỳ

Từ năm 1970, ngành hàng không phát triển nhanh chóng tại các quốc gia phát triển Các chính sách bầu trời mở (open skies policies) và người chuyên chở giá rẻ (low-cost carriers) giúp đem lại sự cạnh tranh trên thị trường

Những năm 1990, sự xuất hiện của mạng lưới truyền thông giá rẻ, gúp cắt giảm chi phí trao đổi thông tin giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho việc thực hiện các công việc trên máy tính mà không cần trực tiếp đi tới nơi làm việc

Cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, sự giao thoa giữa các nền kinh tế và văn hóa trên thế giới gia tăng nhanh chóng Mối quan hệ này có biểu hiện đi xuống từ năm

4 Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (tiếng Anh: General Agreement on Tariffs and Trade, viết tắt

là GATT) là một hiệp ước được ký kết vào năm 1947, có hiệu lực từ năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết GATT ra đời do sự thất bại của việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (International Trade Organization – ITO).GATT không phải là một tổ chức, song sự điều hành

GATT làm người ta có cảm giác đây như là một tổ chức GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của

hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó Các nước tham gia GATT đã tiến hành 9 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán

Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT

Trang 16

1910, do chịu ảnh hưởng của hai cuộc Chiến tranh thế giới 1 & 2 và Chiến tranh lạnh Tuy nhiên, mối quan hệ này được cải thiện ngay sau khi các chính sách tân chủ nghĩa tự do ra đời năm 1980 (neoliberal policies) và sự cải tổ kinh tế và chính trị của Liên Xô và và nền kinh tế Trung quốc Đầu năm 2000, các quốc gia phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008 - 2009), khiến cho quá trình toàn cầu hóa bị chậm lại (ít nhất là tạm thời)

Ngày nay, các hoạt động thương mại và toàn cầu hóa có liên quan mật thiết với nhau Xã hội toàn cầu đem lại sức mạnh và nhân tố tác động giúp cho con người, các nền văn hóa, các thị trường, tín ngưỡng và các thông lệ ở các quốc gia xích lại gần nhau hơn

1.1.3 Các vấn đề có liên quan tới toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa xuất hiện ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, như: văn hóa, kinh

tế, chính trị, xã hội, ngôn ngữ, thể thao và có ảnh hưởng khác nhau tới các lĩnh vực này

1.1.3.1 Kinh tế

Toàn cầu hóa giúp:

- Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng của kinh

tế thế giới

- Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn quốc gia

- Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu, như: luật bản quyền

- Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại

- Thúc đẩy thương mại tự do về: hàng hóa (giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế

quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có),

tư bản (giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản), giảm hoặc bỏ hẳn hay điều hòa việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương

Trang 17

- Thắt chặt các vấn đề về sở hữu trí tuệ: hòa hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia, công nhận sở hữu trí tuệ giữa các nước (ví dụ: bằng sang chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)

Tuy nhiên, dưới tác động của toàn cầu hóa:

- Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực, quyền lực này sẽ chuyển vào tay các tổ chức đa phương như WTO, WIPO, IMF Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế

- Hiện tượng ‘chảy máu chất xám’ diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo the biến tướng là nạn ‘săn đầu người’ Hai hiện tượng này đã góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển, giữa từng khu vực trong một đất nước

1.1.3.2 Chính trị

Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước-quốc gia Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó Ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay

Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào

đó Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế"

Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện tất cả công dân trên thế giới

1.1.3.3 Văn hóa, xã hội

Trang 18

Toàn cầu hóa giúp tạo ra:

- Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin (mạng, sách báo, các vệ tinh liên lạc), việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá

- Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo

- Giảm giác toàn cầu hóa mang lại sự tự do cá nhân

Tuy nhiên,

- Toàn cầu hóa tạo ra một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hóa mạnh Kéo theo, sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá, từ đó làm mất đi tính đa dạng và đặc trưng về bản sắc văn hoá của các quốc gia do sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá

- Thông tin cung cấp trên các phương tiện truyền thông có thể làm giả (không đúng sự thật), dẫn tới ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, suy nghĩ của người dân

1.2 Toàn cầu hóa kinh tế

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã dẫn đến một xu thế lớn đang chi phối sự phát triển của thế giới hiện đại, đó là quá trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới Trong các nội dung trên thì toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm, vừa là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực khác

Trang 19

1.2.1 Khái niệm

Cũng giống như khái niệm về toàn cầu hóa, cũng có rất nhiều quan điểm

khác nhau về toàn cầu hóa kinh tế Sau đây là khái niệm phổ biến nhất: “Toàn cầu

hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.”(Đại học Kinh Tế Quốc Dân)

1.2.2 Ý nghĩa của tự do hóa kinh tế

Tự do hóa kinh tế giúp:

Tự do hóa thương mại toàn cầu Bằng chứng là, mục tiêu của hầu hết các thể

chế kinh tế thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là WTO, đều tập trung giải quyết vấn đề tiếp cận thị trường thông qua các cam kết về tự do hóa thương mại Đây là quá trình dỡ bỏ dần những rào cản trong các hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt và tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối, phụ thu hàng nhập khẩu, các loại lệ phí và nhiều cản trở vô hình khác; bảo đảm cạnh tranh công bằng

và không phân biệt đối xử giữa các quốc gia khị tham gia thương mại quốc tế

Đẩy mạnh các hoạt động đầu tư quốc tế và các quan hệ tài chính khác.Các

hoạt động tài chính được biểu hiện bằng quan hệ tự do hóa về vấn đề tài chính như: tự do hóa lãi suất; tự do hóa khi các quốc gia tham gia hoạt động ngân hàng

và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập, tùy thuộc và tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ

Trang 20

Trong giai đoạn hiện nay việc hình thành nhiều và ngày càng nhiều tổ chức liên kết kinh tế quốc tế với những cấp độ khác nhau đang có được những vai trò nhất định trong quá trình toàn cầu hóa

Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế Quá trình liên kết kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ liên kết song phương đến đa phương phát triển đến liên kết khu vực như: EU, ASEAN, NAFTA, OPEC, liên khu vực như APEC, ASEM và liên kết toàn cầu Trong đó, liên kết khu vực đóng vai trò quan trọng hơn hẳn Nếu như vào năm 1956 đánh dấu sự ra đời của liên kết khu vực đầu tiên là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EU), thì trong thập kỷ 80 và 90 và của thế kỷ XX, liên kết kinh tế khu vực đã trở thành làn sóng lan khắp các châu lục Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau Tầm ảnh hưởng của chúng đến mức hầu như không có quốc gia nào không là thành viên của một liên kết kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức liên kết kinh tế khác nhau Và, nếu khi mới ra đời, GATT chỉ có 23 thành viên với lĩnh vực điều tiết chủ yếu là trong thương mại hàng hóa và còn giới hạn ở vấn đề thuế quan, thì đến cuối năm 2005, WTO (tổ chức thay thế cho GATT trước đây) đã là một tổ chức với gần 150 thành viên, cho đến nay là 156 thành viên có tầm quan trọng rất lớn đối với thương mại quốc tế

Toàn cầu hóa đã thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ cao, nếu nửa đầu thế

kỷ XX, tổng GDP của thế giới tăng 2,7 lần, thì đến nửa cuối thế kỷ, tổng GDP thế giới đã tăng 5,2 lần Đầu năm 1950, tỷ trọng thương mại trong GDP toàn cầu là 7%, thì hiện nay đã tăng lên hơn 50% Năm 2004, tổng giá trị thương mại toàn cầu đạt hơn 22.267 tỉ USD, làm cho thương mại thực sự trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới Biểu đồ sau đây cho thấy mức tăng trưởng GDP và xuất khẩu hàng hóa thế giới trong 10 năm sau khi WTO ra đời

Trang 21

Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng trong khối lượng hàng hóa trên thế giới thương mại

và GDP, 1998-2008

Mặc dù trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng trên thế giới có phần sụt giảm nhưng các quóc gia trên thế giới cũng không ngừng hỗ trợ lẫn nhau, nhằm giải quyết vấn đề kinh tế trên toàn thế giới

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, cùng với các quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ tăng lên mạnh mẽ là sự gia tăng nhanh chóng các dòng lưu chuyển của vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, được đẩy mạnh Vì vậy, tham gia

vào quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia có cơ hội to lớn trong việc thu hút nguồn

vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận được các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, toàn cầu hóa kinh tế đã tạo điều kiện cho các quốc gia nhanh chóng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức

cạnh tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại hóa Xu hướng phân công lao động quốc tế ngày nay đã chuyển dịch từ chiều dọc sang phân công lao động theo chiều ngang, phân công theo chi tiết, theo quy trình sản xuất Chẳng hạn, việc sản

Trang 22

xuất máy bay của hãng Boing ở Mỹ có các chi tiết được chế tạo từ gần 100 quốc gia khác nhau

Trong giai đoạn hiện nay bên cạnh sự suy thoái kinh tế nhưng những dự báo triển vọng đối với nền kinh tế của một số quốc gia trên thế giới được đưa ra

Bảng 1.1: Sự tăng trưởng kinh tế một số nước giai đoạn 2009-2011

do hóa thương mại buộc tất cả các nước phải chấp nhận "luật chơi" tự do cạnh tranh, nghĩa là phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, loại bỏ các hạn chế đầu tư Trong điều kiện hầu hết các nền kinh tế của các nước đang phát triển còn đang ở một trình độ thấp kém thì chính sự tự do cạnh tranh này đặt họ trước những thách thức

vô cùng to lớn Chẳng hạn, 20 triệu chiếc áo sơ mi xuất khẩu mới có thể mua được

1 máy bay Airbus hạng trung, trong lúc các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng khoa học, công nghệ cao lại thường được cắt giảm thuế quan sớm hơn cả

Trang 23

Toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, song chính điều đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của các quốc gia Mức độ phụ thuộc này thể hiện trên hai chỉ tiêu chính là tỷ trọng thương mại

trong tổng GDP và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ngắn hạn trong tổng vốn đầu tư phát triển Sự lệ thuộc này dồn các nước vào tình thế phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, giá cả, thậm chí cả các sự cố về xung đột chính trị, sắc tộc ở một nơi nào đó trên thế giới

Toàn cầu hóa kinh tế có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống

và xã hội Bởi vì, việc mở cửa nhằm tiếp nhận các nguồn lực, các thành tựu khoa

học công nghệ, thiết bị máy móc và những nguồn vốn đầu tư của thế giới để phát triển, bản thân nó cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi: sự xâm nhập công nghệ lạc hậu, nạn ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội, sự bất bình đẳng trong xã hội gia tăng

Trang 24

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Hoạt động thương mại quốc tế có xu hướng tăng nhanh sau những lợi ích mà chúng mang lại cho nền kinh tế và đời sống của người dân trên toàn thế giới, Hình 1-1 minh họa quá trình tăng trưởng của các hoạt động thương mại Quốc tế của các quốc gia trên Thế giới giai đoạn 1953 - 2007 Mặc dù chịu ảnh hưởng khá mạnh

mẽ từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009, nhưng sự sụt giảm của tổng lượng các hoạt động thương mại Quốc tế chỉ mang tính chất tạm thời Tiêu chuẩn cuộc sống của con người tăng, dẫn tới nhu cầu mua sắm tăng, bởi vậy mà hoạt động thương mại quốc tế cũng phát triển Chương này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan

về phạm vi và lý thuyết kinh tế và khó khăn gặp phải có liên quan tới các hoạt động kinh doanh Quốc tế

2.1 Tăng trưởng thương mại Quốc tế

Tính theo đồng đô la Mỹ hiện hành (chưa điều chỉnh theo giá trị lạm phát), giai đoạn 1948 – 2008, hoạt động thương mại quốc tế tăng 27.000%, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 9,79% Tính theo đồng đô la Mỹ cố định (năm 2008), hoạt động thương mại tăng 2.900% so với cùng kì, với mức tăng trưởng hàng năm là 5,8%

Tính theo giá trị đồng đô la Mỹ cố định của thời kì gốc, các giá trị thương mại và dịch vụ Quốc tế đã tăng gấp đôi so với năm 1998, với mức tăng trưởng trung bình là 8,2% Bảng 2.1, 2.2, và 2.3 cung cấp thông tin về giá trị thương mại

và dịch vụ Quốc tế giai đoạn 1948 – 2008 do Tổ chức thương mại Quốc tế WTO cung cấp Mỗi một cách tính khác nhau sẽ cho giá trị nhập khẩu, xuất khẩu trong cùng một năm là khác nhau Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009 đã ảnh hưởng khá lớn tới thương mại Thế giới, với 9% giá trị thương mại sụt giảm vào tháng 3 năm 2009

Thương mại Quốc tế bắt đầu khởi sắc khi tự do thương mại được thực hiện sau chiến tranh Thế Giới lần II và sự xuất hiện của các tổ chức thương mại Quốc

tế, cũng như sự giảm xuống đáng kể của chi phí vận tải và thời gian chuyển tải

Trang 25

Trong suốt quá trình này, việc chấp nhận ngày càng nhiều sản phẩm nước ngoài, từ thức ăn tới xe hơi, của người tiêu dùng đã cho phép một số lượng lớn các công ty

mở rộng thị trường của mình vượt qua cả biên giới quốc gia

Bảng 2.1: Tổng giá trị thương mại hàng hoá quốc tế

Khối lượng thương mại hàng hóa quốc tế tính bằng tỉ đôla Mỹ

Năm

Bảng 2.2: Tổng giá trị thương mại dịch vụ quốc tế

Khối lượng thương mại dịch vụ quốc tế tính bằng tỉ đôla Mỹ

Trang 26

Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu

Bảng 2.3: Tổng giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế

Khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế tính bằng tỉ đôla Mỹ

Năm

2.2 Các mốc phát triển của thương mại Quốc tế

Sự phát triển của thương mại Quốc tế qua các năm được đánh dấu bằng một

số mốc quan trọng, một số các Hiệp định thương mại quốc tế then chốt được phê

Trang 27

chuẩn, và sự thành lập của tổ chức quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các hoạt động thương mại Quốc tế

2.2.1 Hội nghị Bretton Woods

Tháng 7 năm 1944, lãnh đạo của các quốc gia liên minh tổ chức hội nghị tại thị trấn của Bretton Wood, New Hampshire, nhằm xây dựng các tổ chức Quốc tế; hai trong số đó được đặc biệt xây dựng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại Quốc tế,

 Tổ chức quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF): ngày 27/11/1945, quỹ này đã xây dựng

hệ thống thanh toán quốc tế và giới thiệu tỷ giá hối đoái ổn định

 Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT): nhằm giảm mức thuế nhập khẩu từ trên 40% (năm 1947) xuống còn 4% (2008)

2.2.2 Tổ chức thương mại Quốc tế

Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) về mặt hình thức được thành lập vào ngày 1/1/1995 WTO “thay thế” cho GATT và là tổ chức có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động thương mại mậu dịch Từ năm 2001, WTO thường xuyên tổ chức các vòng đàm phán Đô-ha dựa trên hình thức đàm phán đa phương giữa các quốc gia thành viên với mục đích chính là bàn biện pháp giảm thuế quan,

mở cửa thị trường hàng nông sản, phi nông sản, dịch vụ nhằm thức đẩy thương mại hóa toàn cầu Tuy nhiên từ tháng 7 năm 2008, những lỗ lực đàm phán đã không mang lại hiệu quả để có thể đi đến hiệp định thống nhất giữa các thành viên

Nguyên nhân chính của sự bất đồng trong tổ chức vòng đàm phán Đô-ha có liên quan tới tiền trợ cấp hàng nông sản cho người nông dân tại các quốc gia phát triển Đối với các quốc gia đang phát triển, việc trợ cấp này bị xem như là các rào cản thương mại, khiến cho hàng hóa giá rẻ hơn của các quốc gia này không thể cạnh tranh tại các thị trường quốc gia phát triển Vòng đàm phán được dự định tổ chức lại vào năm 2009 Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và các

Trang 28

điều kiện bổ sung liên quan tới sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp do Cục quản lý Hoa Kỳ ban hành, vòng đàm phán đã không diễn ra như kế hoạch

2.2.3 Hiệp ước Rome

Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Lúc-xem-bua và Hà Lan đã kí Hiệp ước Rome vào năm

1957, dẫn tới sự hình thành của Liên Minh Châu Âu và nhiều nhóm quốc gia khác trên thế giới cũng học tập theo Hiệp ước này trong việc định hình thị trường chung của riêng mình Đan Mạch, Cộng hòa Ireland và Anh (năm 1973), Hy Lạp (1981), Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (năm 1986), Úc, Phần Lan và Thụy Điển (năm 1995), Cộng Hòa Síp, Cộng Hòa Séc, E-xtô-ni-a, Hung-ga-ri, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slô-va-kia và Slô-ve-nia (năm 2004) và cuối cùng là Bun-ga-ri và Romania (năm 2007) gia nhập Liên Minh Châu Âu Cho tới tháng 4 năm 2009, tổng cộng có 27 quốc gia trở thành thành viên của Liên Minh Châu Âu

Liên Minh Châu Âu hình thành mở đầu cho sự xuất hiện hàng loạt các tổ chức kinh tế cấp khu vực khác trên thế giới cùng các hiệp định song hoặc đa phương giữa các quốc gia Đáng chú ý nhất là tổ chức ASEAN, NAFTA Các tổ chức khác xem bảng 1-4

2.2.4 Sự hình thành của đồng tiền chung Châu Âu (Euro)

Đồng Euro được giới thiệu năm 1999 và được đưa vào lưu thông từ ngày 1/1/2002, tại 12 trong 15 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu tại thời điểm đó (Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Cộng Hòa Ireland, Lúc-xem-bua, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) Việc sử dụng đồng Euro cũng được Slovenia (năm 2007), Cộng Hòa Síp và Malta (năm 2008), Slovakia (năm 2009) chấp thuận Euro cũng được lưu thông tại một số nhỏ các quốc gia khác như Andorra, Monaco, Bosnia, Đồng Euro ra đời trở thành một trong những đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay

2.3 Các quốc gia xuất nhập khẩu lớn nhất trên Thế Giới

Trang 29

Bảng 2.5 và 2.6 chỉ ra một số quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất trên thế giới năm 2007 (theo dữ liệu của WTO) Hầu hết các quốc gia này đều kí kết các hiệp định song phương hoặc hiệp định thương mại tự do với các nước khác trên thế giới; thông tin về các chính sách thương mại chung mà các nước áp dụng

có thể xem tại trang web của Ngân Hàng Thế Giới mục “Doing business”

Bảng 2.5: Các quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất Thế giới năm 2007 (WTO)

STT Quốc gia xuất khẩu Giá trị Thị phần

Trang 30

Bảng 2.6: Các quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên thế giới năm 2007 (WTO)

STT Quốc gia nhập khẩu Giá trị Thị phần

2.4 Các yếu tố thúc đẩy thương mại Quốc tế

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau đối với sự tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc của thương mại quốc tế trong nửa cuối thế kỉ XX Có ý kiến cho rằng đó

là kết quả của việc mua bán hàng hóa, nguyên liệu thô từ các quốc gia nước ngoài Song nhìn chung, lý do cho sự phát triển này có thể chia thành 4 loại sau: Yếu tố chi phí, yếu tố cạnh tranh, yếu tố thị trường và yếu tố công nghệ

2.4.1 Yếu tố chi phí

Trang 31

Các công ty có lượng vốn đầu tư vào các công trình nhà xưởng và máy móc lớn thường có xu hướng phân bổ các khoản chi phí cố định này lên nhiều công trình khác nhau Vì lý do này, các công ty thuộc ngành công nghiệp xe hơi thường trở thành một trong những người đầu tiên đi tìm kiếm khách hàng ở thị trường nước ngoài, và những công ty chiếm ưu thế trong ngành công nghiêp thường xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới để bán sản phẩm xe hơi của mình, như: Công ty Ford, Toyota, Volkswagen Công ty nhỏ không đủ tiềm lực vươn ra thị trường quốc tế thường sẽ bị mua lại hay sát nhập vào đối thủ cạnh tranh: Công ty Chrysler bị Diamler-Benz mua vào năm 1998 trướng khi Diamler bán 80% thị phàn của mình cho một hãng cổ phần tư nhân

Việc sát nhập giữa các công ty trong ngành công nghiệp xe hơi bắt đầu từ những năm 70 dẫn tới sự hình thành của 13 tập đoàn sản xuất xe lớn, gồm: Toyota, General Motors-Saab-Daiwoo-Opel-Vauxhao-Holden, Huyndai-Kia, Honda, Paugeot-Citroen, Voilkswagen-Audi-Porsche-Skoda-Scania-SEAT, Ford Motor

Mitsubishi và BMW Sự tập trung sản xuất này còn được biểu hiện ở việc mười quốc gia sản xuất xe hơi đứng đầu thế giới sản xuất gần 75% lượng xe hơi trên toàn cầu

Không chi những ngành có chi phí cố định lớn, các ngành công nghiệp có chi phí phát triển lớn và chi phí sản xuất thấp, như ngành công nghiệp phần mềm, thường có xu hướng phát triển hoạt động buôn bán quốc tế của mình nhằm giảm bớt chi phí phát triển; Ví dụ như công ty phần mềm Microsoft

Một loại chi phí khác cũng có thể giảm được đó là chi phí sản xuất; Các công

ty lắp ráp sản phẩm từ các linh kiện và phụ kiện thường tìm kiếm các nhà cung cấp

có mức giá bán thấp nhất có thể Họ sẽ mua các linh kiện từ các công ty ở các quốc gia có chi phí nhân công hay chi phí nguồn lực thấp Hình thức mua như vậy

được gọi là thuê ngoài - outsourcing Ví dụ như, công ty sản xuất máy hút bụi

Royal Appliance Manufacturing trước đây thường sản xuất các sản phẩm của

Trang 32

mình tại Hoa Kỳ Đến năm 2009, công ty không sản xuất sản phẩm tại Mỹ nữa và thay vào đó thuê ngoài tất cả các hoạt động sản xuất của mình

Hình thức thuê ngoài này còn được gọi là “ hiệu ứng Wal-Mart” tại Mỹ Các nhà sản xuất được yêu cầu cung cấp các sản phẩm ở một mức giá nhất định nào

đó, gọi là “điểm chỉ giá – price points” và mức giá này thường bị ép xuống hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Việc theo đuổi mức chi phí sản xuất thấp cũng chính là nguyên nhân dẫn tới

sự thay đổi đáng kể trong các ngành công nghiệp khác, đáng chú ý các ngành sản xuất các sản phẩm bán lẻ cho khách hàng như: hàng dệt may, đồ chơi, đồ dùng gia đình, …

2.4.2 Yếu tố cạnh tranh

Đôi khi, khuyến khích cạnh tranh sẽ giúp định hướng cho các công ty mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài Ví dụ như, một công ty có thể sẽ buộc phải bắt chước theo các đối thủ cạnh tranh trong nước hoặc nước ngoài mở rộng ra thị trường quốc tế nhằm duy trì thị phần của mình Hình thức cạnh tranh này thường nhìn thấy ở ngành hàng công nghiệp hơn là ngành hàng tiêu dùng

Trong một số trường hợp khác, các công ty mở rộng hoạt động buôn bán của

họ ra nước ngoài nhằm “trả đũa” những động thái của các đối thủ cạnh tranh phi nội địa của mình Cụ thể, khi nhận thấy có sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào thị trường trong nước, công ty có thể mở rộng hoạt động ra thị trường nội địa của đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm thị phần ở thị trường đó Một ví

dụ điển hình cho trường hợp này đó là công ty may mặc Gap của Mỹ đã ra nhập vào thị trường Ý sau khi Tập đoàn may mặc Benetton của Ý bắt đầu cạnh tranh với họ tại thị trường Mỹ

Yếu tố định hướng cạnh tranh còn xuất hiện ở phương diện nguồn lực Nếu một đối thủ cạnh tranh tiến hành cung cấp một sản phẩm nào đó ở mức tối thiểu nhằm tới mục tiêu là những khách hàng ý thức được về mặt giá cả, công ty khác

có thể trả đũa đối thủ của mình bằng việc cung cấp những sản phẩm tương tự như

Trang 33

vậy để duy trì thị phần của mình trên thị trường Do các sản phẩm mới gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh thường có xu hướng được sản xuất tại các quốc gia

có chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp cũng buộc phải thuê sản xuất ở nước ngoài

2.4.3 Yếu tố thị trường

Sự bùng nổ của ngành du lịch quốc tế khiến cho thị hiếu của người tiêu dùng trên toàn thế giới tiệm cận với nhau và có rất nhiều điểm tương đồng Ban đầu, hiện tượng này mới chỉ được quan sát ở các sản phẩm phản ánh tính linh động của người tiêu dùng, như phim máy ảnh và đặt phòng khách sạn Nếu một người tiêu dùng muốn mua phim máy ảnh ở một quốc gia nào đó, về cơ bản người này chỉ có

3 sự lựa chọn: Kodak, Agfa và Fuji - nhưng, họ có thể dễ dàng mua loại phim có cùng kích cỡ, độ nhạy và kĩ thuật xử lý ảnh Đối với phòng thuê ở khách sạn, tuy

số lượng các hãng có thể chọn thuê nhiều hơn rất nhiều song tính thống nhất của các lựa chọn là như nhau

Đứng trước những khách hàng luôn muốn sản phẩm họ cần phải có mặt ở khắp mọi nơi, các hãng buộc phải mở rộng hoạt động của mình sang nước ngoài Năm 1970, các cửa hàng của McDonald tại Đức, Vương Quốc Anh và Pháp đã thu hút được rất nhiều hành khách nước ngoài đến thưởng thức đồ ăn tại đây Mặc dù phần trăm thu nhập của các cửa hàng từ khách nước ngoài khá nhiều, nhưng McDonald’s vẫn chủ yếu phục vụ cho các khách hàng trong nước với những đánh giá cao về sự tiện lợi của đồ ăn nhanh Đồ ăn nhanh trở thành hiện tượng xuất hiện

ở khắp mọi nơi: trên các chương trình tivi, quần áo, sách, nhạc, thể thao và nhiều nơi khác nữa

Cuối cùng, vì người tiêu dùng ngày càng hiểu biết về những sản phẩm mà họ

sử dụng, bởi vậy mà họ thường thích mua những sản phẩm mới Ngành công nghiệp rượu là một điển hình cho hiện tượng này Rượu Pháp và rượu Ý đã từng chiếm ưu thế trên các thị trường rượu, nhưng để có thể mua được đúng loại rượu

mà mình mong muốn các khách hàng buộc phải học cả một hệ thống phân loại

Trang 34

rượu phức tạp Trong khi đó, những nhà bán rượu vang Hoa Kỳ đã “đơn giản hóa” ngành công nghiệp này bằng việc dán nhãn và ghi tên loại nho sử dụng lên chai rượu Việc làm này đã giúp cho thị trường rượu của Hoa Kỳ được mở rộng Việc đơn giản hóa này đã dẫn tới một kết quả bất ngờ khi doanh thu ngành rượu của các quốc gia vốn trước đó chỉ bán cho khách hàng nội địa như Chilê, Nam Phi và Niu-zi-lân đã tăng lên đáng kể

2.4.4 Yếu tố công nghệ

Một lý do nữa khiến cho các khách hàng quen thuộc với các sản phẩm là thông tin về sản phẩm được phổ biến trên toàn thế giới Chỉ cần có internet, mọi người có thể truy cập vào Wikipedia hay bất kì một trang web nào để có thông tin

về sản phẩm Khách hàng có thể dễ dàng mua sản phẩm ở mọi nơi, và việc đặt mua hàng ở nước ngoài cũng trở nên hết sức đơn giản Các công ty quảng cáo sản phẩm của mình trên internet có thể thu hút được khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới

2.5 Các học thuyết thương mại Quốc tế

Các nhà kinh tế học đã phát triển rất nhiều học thuyết để giải thích tại sao các quốc gia tiến hành trao đổi buôn bán với nhau, và tất cả các học thuyết đều được thực tế kiểm chứng Năm học thuyết sau đây là các học thuyết được sử dụng phổ biến nhất để giải thích về hoạt động thương mại song phương giữa 2 quốc gia với nhau

2.5.1 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Smith

( Smith’s Theory of Absolute Advantage)

Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi

mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm

có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi

Trang 35

Học thuyết lợi thế tuyệt đối được Adam Smith định nghĩa lần đầu tiên trong

quyển “Sự thịnh vượng của các quốc gia” (The Wealth of Nations) năm 1776:

“nếu một quốc gia nào đó có khả năng cung cấp cho ta một sản phẩm với mức giá thấp hơn so với mức giá mà chính chúng ta sản xuất sản phẩm đó, thì tốt nhất là nên trao đổi sản phẩm này của họ bằng các sản phẩm sản xuất trong nước mà chúng ta có lợi thế sản xuất”

Nguyên lí lợi thế tuyệt đối hết sức dễ hiểu Giả sử các công ty ở Pháp có thể sản xuất 20.000 lít rượu trên một năm nhân công, hoặc cũng với một năm nhân công, có thể sản xuất 2 đơn vị máy móc Giả sử, với cùng số nhân công như vậy, các công ty của Đức có thể sản xuất 15.000 lít rượu và 3 đơn vị máy móc Rõ ràng

là Pháp có lợi thế hoàn toàn trong sản xuất rượu, và Đức có lợi thế hoàn toàn trong sản xuất máy móc, bởi vậy mà cả hai bên sẽ đạt được lợi cao nhất khi mà các công

ty của Pháp chỉ sản xuất rượu và các công ty của Đức chỉ sản xuất máy móc Bảng 2.7 minh họa ví dụ nói trên

Trước khi có trao đổi buôn bán, cả hai quốc gia đều sử dụng các nguồn lực của mình để sản xuất rượu và máy móc Pháp sản xuất 20.000 lít rượu và 2 đơn vị máy móc, trong khi Đức sản xuất 15.000 lít rượu và 3 đơn vị máy móc Nếu hai quốc gia quyết định tiến hành thương mại với nhau và sử dụng các lợi thế tuyệt đối của mình, thì Pháp sẽ biến đổi hết tất cả nguồn lực được sử dụng cho sản xuất máy móc để sản xuất được nhiều rượu hơn, hay đổi 2 đơn vị máy móc lấy 20.000 lít rượu Đức cũng thay đổi sản xuất của mình, và thay cho việc sản xuất 15.000 lít rượu, các công ty sẽ sản xuất được thêm 3 đơn vị máy móc

Bảng 2.7: Ưu thế tuyệt đối

Sản lượng trước khi thương mại

lượng

Trang 36

để mua được số rượu kia (mức tiền nhẽ ra Đức phải chi ra nếu tự mình sản xuất 20.000 lít rượu) Tóm lại, việc sản xuất, tiêu thụ và mức độ thỏa mãn ở cả hai nước đều cao hơn

Học thuyết này không chỉ tập trung vào mỗi nhân công, mà còn tập trung vào tổng tất cả các nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm Một quốc gia (công ty)

có lợi thế tuyệt đối nếu sản xuất được nhiều hàng hóa hơn quốc gia (công ty) khác với lượng đầu vào như nhau, nói cách khác, một công ty sẽ có lợi thế tuyệt đối nếu

nó hoạt động hiệu quả hơn

Trang 37

Có rất nhiều ví dụ về lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế; các quốc gia trở thành “chuyên gia” trong các vụ mùa hay sản xuất là vì họ có được lợi thế tuyệt đối trên toàn thế giới Ví dụ, Nước Cô-oét cung cấp dầu thô rẻ hơn các nước khác và nhập khẩu gần như toàn bộ các sản phẩm mà nền kinh tế của quốc gia này cần Đài Loan là nhà cung cấp chính chip RAM cho các máy tính trên thế giới, và tiến hành nhập khẩu các sản phẩm và hàng hóa mà quốc gia này sản xuất không hiệu quả như đậu tương từ Brazil

2.5.2 Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo

(Ricardo’s Theory of Comparative Advantage)

Học thuyết lợi thế so sánh là học thuyết kinh tế phát biểu rằng mỗi quốc gia

sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác)

Để hiểu thêm về học thuyết này, ta xét ví dụ minh họa như sau: giả sử các công ty của Vương Quốc Anh với một năm nhân công có thể sản xuất 5 đơn vị máy móc và 100 tấn lúa mì Cũng với lượng nhân công như vậy, các công ty ở Brazil có thể sản xuất 3 đơn vị máy móc và 90 tấn bột mỳ Trong trường hợp nào, Anh có lợi thế tuyệt đối trong cả sản xuất máy móc và lúa mì, và bởi vậy theo học thuyết lợi thế tuyệt đối hai quốc gia này không nên tiến hành thương mại với nhau Tuy nhiên, Anh được hưởng lợi thế so sánh từ việc sản xuất máy móc và Brazil được hưởng lợi thế so sánh từ việc sản xuất lúa mì Đối với Anh, để sản xuất thêm 100 tấn lúa mì, quốc gia này sẽ phải từ bỏ 5 đơn vị máy móc; hay nói một cách khác, chi phí của một đơn vị máy móc là 20 tấn lúa mì; Đối với Brazil,

để sản xuất được thêm 90 tấn lúa mì, quốc gia này sẽ phải từ bở 3 đơn vị máy móc Tức là chi phí để Brazil sản xuất một đơn vị máy móc là 30 tấn lúa mì Bởi vậy, điều này có nghĩa là hai quốc gia này có thể tiến hành thương mại với nhau;

Trang 38

Anh có thể bán các đơn vị máy móc để đổi lấy lúa mì của Brazil Nếu mức giá đồng thuận nằm trong khoảng từ 20 tấn lúa/ một đơn vị máy móc theo Anh đến 30 tấn lúa mì/ một đơn vị máy móc theo Brazil thì cả hai nước sẽ đạt được lợi ích thương mại khi làm việc với nhau Giả sử mức giá trên thị trường là 25 tấn lúa mì/ một đơn vị máy móc, Anh sẽ giàu có hơn khi sản xuất máy móc, và ngược lại Brazil sẽ thu được nhiều lợi ích hơn từ việc trồng lúa mì Bảng 2.8 minh họa ví dụ trên

Bảng 2.8: Lợi thế so sánh

Sản lượng trước khi thương mại

Sản lượng sau khi thương mại

Sự tiêu thụ sau khi thương mại

Trang 39

lợi thế so sánh của mình, Anh có thể chuyển hết tất cả nguồn lực từ trồng lúa mì sang sản xuất máy móc

Anh quyết định sản xuất thêm 1 đơn vị máy móc và giảm sản lượng lúa mì xuống 20 tấn; Brazil cũng thay đổi sản xuất của mình, trồng thêm 30 tấn lúa mì và giảm lượng máy móc sản xuất xuống 1 máy Với mức giá thị trường là 25 tấn/ một đơn vị máy móc, Anh sẽ tiến hành mua 25 tấn bột từ Brazil và trả lại họ một đơn

vị máy móc Tương tự, Brazil sẽ mua 1 đơn vị máy móc bằng việc bán 25 tấn lúa

mì cho Anh Các công ty của Anh hiện nay có 105 tấn bột mì để tiêu dùng và Brazil có 95 tấn Nhìn chung, việc sản xuất, tiêu dùng và mức thỏa mãn ở hai nước đều cao hơn

Học thuyết lợi thế so sánh được thể hiện trong hầu hết các giao dịch quốc tế giữa các công ty với nhau Hầu hết các hãng đều chuyên môn hóa về một loại sản phẩm nào đó, và sự chuyên môn hóa này mang lại cho họ lợi thế so sánh Ví dụ như, Công ty xe hơi Ford xây dựng xưởng River Rough Quặng sắt và than sẽ được giao tới xưởng, và đây cũng là nơi chứa các xe hơi đã hoàn thiện được chuyển đến từ xưởng lắp ráp Công ty này đã từng nghĩ mình đã đạt được lợi thế khi tự sản xuất được toàn bộ các bộ phận xe hơi Tuy nhiên giờ đây, Ford đã nhận thức được rằng họ ngày càng đạt được lợi thế so sánh từ thiết kế và lắp ráp ôtô, và

sự tăng lên không ngừng của các nhà cung cấp đã khiến công ty không còn lợi thế

so sánh trong sản xuất các tấm thép, sản phẩm từ nhôm, túi khí và nhiều sản phẩm khác nữa Mặc dù có thể tự mình sản xuất những sản phẩm trên, song công ty không làm như vậy và thay vào đó đặt mua các sản phẩm từ những hãng có khả năng sản xuất hiệu quả hơn mình

2.5.3 Học thuyết lợi thế tương đối H - O

(Heckscher – Ohlin Factor Endowment Theory)

Học thuyết lợi thế tương đối H - O là học thuyết kinh tế phát biểu rằng một

quốc gia có thể đạt được lợi thế so sánh so với các quốc gia khác nếu quốc gia đó

sở hữu một nguồn lực sản xuất dồi dào sẵn có nào đó trong tự nhiên

Trang 40

Học thuyết lợi thế tương đối H – O (hay học thuyết nguồn lực sẵn) được phát triển bởi Eli Heckscher và Bertil Ohilin năm 1933 và được xây dựng dựa trên khái

niệm học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo Giải thích của Ricardo về Học thuyết

lợi thế tương đối H - O dựa trên cơ sở so sánh hiệu quả sử dụng nhân công trong

sản xuất hàng hoá của một quốc gia và giả sử có sự khác nhau về mặt công nghệ nhằm giải thích cho sự khác nhau về khả năng sản xuất giữa các nước

Học thuyết H – O còn thừa nhận rằng cho dù mức độ công nghệ giống nhau, một số quốc gia vẫn có thể đạt lợi thế so sánh so với các quốc gia khác Nguyên nhân là do quốc gia đó may mắn được sở hữu một nguồn lực sản xuất dồi dào sẵn

có nào đó trong tự nhiên Bởi vậy, các nhà kinh tế học cho rằng có 4 yếu tố sản xuất – đất đai, nhân công, tư bản và tố chất kinh doanh (dám kinh doanh) – có thể giúp các quốc gia sở hữu một trong số chúng đạt được lợi thế hơn so với các quốc gia khác

Xét một quốc gia rất giàu có về tư bản nhưng lại khan hiếm về nguồn nhân công Vì lượng tư bản ở quốc gia này khá phong phú và rẻ, bởi vậy chi phí sản xuất đối với sản phẩm trong các các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều tư bản là khá thấp Trong khi đó, vì nhân công khá khan hiếm bởi vậy mà chi phí thuê nhân công tại quốc gia này cao, và sản phẩm của những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công có xu hướng đắt đỏ hơn

Ví dụ như Nhật Bản là một quốc gia có lượng tư bản khá cao, và bởi vậy mà các công ty Nhật bản có thể sản xuất sản phẩm, như: máy móc có độ chính xác cao cần nhiều tư bản, với mức giá tương đối thấp Tuy nhiên, mặc dù nông sản của Nhật Bản được trợ cấp khá nhiều từ chính phủ nhưng giá gạo ở Nhật vẫn ở mức khá cao Nguyên nhân là do: Thứ nhất, Nhật bản khá khan hiếm về đất đai và nhân công Trong khi đó, ở Indonesia chẳng hạn, nhân công và đất đai phục vụ cho nông nghiệp khá dồi dào, bởi vậy người nông dân ở Indonesia có thể sản xuất gạo

ở mức giá rất thấp Tuy nhiên, tư bản ở Indonesia lại khá hiếm, do đó chi phí chế tạo khá đắt và rất ít công ty ở đây chế tạo máy móc có độ chính xác cao Thứ hai, Nhật giàu có về tư bản, nên đầu ra của các công ty sản xuất máy móc có độ chính

Ngày đăng: 17/12/2015, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w