Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Trang 1LỜI GIỚI THIỆU
1 Lý do chọn đề tài
Theo yêu cầu từ phía nhà trường nói chung và từ khoa Tài Chính – Ngân Hàng nói riêng, như những sinh viên khác tôi cũng đi tìm cho mình một đơn vị thực tập cuối khóa và được nhận vào phòng Tài chính – Kế toán của công ty CP nhựa Đà Nẵng.
Với tinh thần được truyền đạt từ thầy giáo TS Nguyễn Hòa Nhân – “Sinh viênthực tập phải xông xáo, chịu khó trải nghiệm thực tế, mới có thể vận dụng tốt đượcnhững kiến thức đã học để viết nên một đề tài tốt nghiệp có giá trị”, sau gần 2 tháng
thực tập tại công ty CP nhựa Đà Nẵng, bước đầu tiếp xúc với thực tế, tôi đã có một cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty
Có thể nói CP nhựa Đà Nẵng là một công ty lớn, hoạt động lâu năm và có uy tín tại Đà Nẵng Tuy nhiên, so với các công ty trong cùng ngành (cụ thể là các công ty trong ngành nhựa được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh), thì các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của CP nhựa Đà Nẵng chỉ ở mức trung bình ngành Và trong khi cổ phiếu của ngành nhựa đang được đánh giá cao thì trên thực tế, cổ phiếu của công ty với mã DPC vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía các nhà đầu tư Có nhiều nguyên nhân lý giải cho vấn đề này Nhiều ý kiến cho rằng đó là do tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty còn thấp, hay do tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây có nhiều bất ổn nên sự đánh giá của thị trường chưa đúng với tiềm năng của các doanh nghiệp Chúng ta không phủ nhận những điều này, nhưng đứng trên lập trường của một nhà quản trị doanh nghiệp, trước hết cần phải nhìn vào thực tiễn hoạt động của công ty để phân tích.
Mà khi nhìn nhận vào thực tiễn hoạt động của một doanh nghiệp thì theo tôi, mọi
vấn đề lớn nhỏ cuối cùng đều quy về, hay ít nhất sẽ phải đi qua một điểm, đó là: lợi
nhuận của công ty đạt được so với những nguồn lực mà công ty đang có Tuy nhiên ở
đây, tôi không muốn đi vào phân tích hiệu quả hoạt động của công ty Bởi lẽ, cái nhìn có được từ việc phân tích này mặc dù khá tổng quan nhưng chủ yếu vẫn dựa trên những mặt
còn mang tính “bề nổi” trong hoạt động của công ty Là một nhà quản trị với mục tiêu
Trang 2còn cần phải quan tâm đến những mặt mang tính “chiều sâu”, mà một trong số đó là“sức bật trong kinh doanh” của công ty Và điều khiến tôi băn khoăn là “Phải chăngcông ty CP nhựa Đà Nẵng đang thiếu một sức bật nào đó cho sự tăng trưởng lợinhuận?”
Vì những suy nghĩ nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN thường nhằm hỗ trợ nhà quản trị: Thứ nhất, ra các quyết định ngắn hạn.
Thứ hai, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty để đưa ra các quyết định dài hạn.
Tuy nhiên trong đề tài này, việc phân tích chỉ hướng vào mục tiêu thứ hai Thông qua phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN tại công ty CP nhựa Đà Nẵng để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá được sự hiệu quả của kết cấu chi phí đó, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
3 Phạm vi nghiên cứu
Việc phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN chỉ tiến hành tại công ty CP nhựa Đà Nẵng trong phạm vi năm 2010.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả với các phương pháp: phương pháp phân tích; phương pháp thống kê; phương pháp nghiên cứu trường hợp…
- Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ phòng Tài chính kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Kỹ thuật…
Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập tài liệu từ các phòng ban trong công ty: Phòng tài chính kế toán: Sổ chi tiết chi phí phát sinh của từng tháng, Sổ tổng hợp tài khoản, Sổ chi tiết tài khoản, Báo cáo tài chính…
Phòng kinh doanh: Dự toán, Chiến lược kinh doanh, Kế hoạch kinh doanh… Và một số báo cáo khác từ phòng Kỹ thuật và phòng Hành chính tổng hợp.
6 Kết cấu của đề tài
Trang 3 Phần III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt sản xuất kinh doanh tại công ty CP nhựa Đà Nẵng thông qua phân tích mối quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên dù đã rất cố gắng nhưng đề tài vẫn khó có thể tránh khỏi một số thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đọc để được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo TS Nguyễn Hòa Nhân, người đã giúp tôi có một định hướng tốt để thực hiện đề tài này, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty CP nhựa Đà Nẵng đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời gian hơn 3 tháng thực tập tại công ty.
Sinh viên thực hiện Lê Thị Hồng Cẩm
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ –DOANH THU – LỢI NHUẬN 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CP – DT – LN 9
1.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN 9
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích mối quan hệ CP – DT – LN 9
1.1.3 Nội dung của phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN 10
1.2 CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ – CƠ SỞ CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÍCH MỐI QUAN
1.3.5 Đòn bẩy kinh doanh 24
1.4 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CP – DT – LN 26
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CP – DT – LN TẠI CÔNG TYCP NHỰA ĐÀ NẴNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG (DPC) 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27
Trang 52.1.2 Chức năng hoạt động 28
2.1.3 Đặc điểm thị trường, sản phẩm và nguồn nguyên liệu của công ty 29
2.1.4 Đặc điểm nguồn lực của công ty 33
2.1.5 Tình hình kinh doanh của công ty 38
2.2 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CP – DT – LN TẠI CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG 42
2.2.1 Đánh giá điều kiện phân tích CP – DT – LN tại công ty CP nhựa Đà Nẵng 42
2.2.2 Nhận diện và phân loại CHI PHÍ theo cách ứng xử tại công ty CP nhựa Đà Nẵng 48 2.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – doanh thu – lợi nhuận tại công ty CP nhựa Đà Nẵng 52
2.2.4 Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP nhựa Đà Nẵng thông qua phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN 65
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINHDOANH TẠI CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG THÔNG QUAN PHÂN TÍCH MỐI
3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG 71
3.2.1 Thay đổi kết cấu mặt hàng theo hướng gia tăng tỷ lệ SDĐP bình quân 71
3.2.2 Đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất 72
3.2.3 Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu cho công ty 73
3.2.4 Tiết giảm các chi phí một cách hợp lý 76
3.2.5 Xây dựng hệ thống kế toán quản trị và tổ chức phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN tại công ty 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 82
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến tỷ lệ Hình 1.2: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc Hình 1.3: Dạng phi tuyến và phạm vi phù hợp Hình 1.4: Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến Hình 1.5: Phạm vi phù hợp của chi phí bất biến Hình 1.6: Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp
Hình 1.7: Đồ thị biểu diễn CP hỗn hợp theo phương pháp đồ thị phân tán Hình 1.8: Đồ thị chi phí – doanh thu – lợi nhuận
Hình 1.9: Đồ thị sản lượng - lợi nhuận
Hình 2.1: Sơ đồ phân loại chi phí theo cách ứng xử
Hình 2.2: Sơ đồ biểu diễn quy trình tính giá thành và xác định giá vốn hàng bán Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ SDĐP và kết cấu các mặt hàng năm 2010
Hình 2.4: Đồ thị độ nghiêng ĐBKD theo mức hoạt động của công ty Hình 3.1: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2010 của công ty Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy kế toán quản trị kết hợp với kế toán quản trị
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Báo cáo KQKD theo SDĐP
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm tại công ty năm 2010 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm
Bảng 2.3: Bậc thợ lao động trực tiếp tại công ty năm 2010
Bảng 2.4: Hệ thống mặt bằng sản xuất tại công ty CP nhựa Đà Nẵng
Bảng 2.5: Tổng hợp TSCĐ của công ty CP nhựa Đà Nẵng (ngày 31/12/2010) Bảng 2.6: Tổng hợp các loại máy móc thiết bị của công ty năm 2010
Bảng 2.7: Nguồn vốn của công ty từ năm 2008 – 2010
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động kinh doanh (2008 – 2010)
Bảng 2.9: So sánh tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận của một số doanh nghiệp phân ngành nhựa xây dựng trong năm 2010
Bảng 2.10: So sánh tồn kho CPSXKDDD & TP cuối năm 2009 và giá vốn năm 2010 Bảng 2.11: Sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ trong năm 2010
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp ĐPSX theo SL sản xuất và SL tiêu thụ năm 2010 Bảng 2.13: Bảng tổng hợp biến phí đơn vị sản phẩm trong năm 2010
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp định phí năm 2010
Bảng 2.15: Kết cấu chi phí theo cách ứng xử của công ty trong năm 2010 Bảng 2.16: Bảng tính tỷ lệ số dư đảm phí của các mặt hàng năm 2010 Bảng 2.17: Bảng tính điểm hòa vốn các mặt hàng năm 2010
Bảng PL1: Bảng tính biến phí NVLC tính cho 1KG sản phẩm năm 2010 Bảng PL2: Bảng tính biến phí VLP, NL tính cho 1KG sản phẩm năm 2010 Bảng PL3: Bảng tính biến phí nhân công trực tiếp cho 1KG sản phẩm năm 2010 Bảng PL4: Bảng tổng hợp chi phí điện nước 12 tháng trong năm 2010
Trang 91.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆGIỮA CP – DT – LN
1.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN
Phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN là một kỹ thuật của KẾ TOÁN QUẢNTRỊ để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố chi phí (bao gồm biến phí và định phí),
doanh thu (bao gồm giá bán và sản lượng) đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong nhiều tài liệu, cụm từ “sản lượng” được sử dụng thay cho cụm từ “DT” ở trên Tuy nhiên theo tôi, sử dụng cụm từ “DT” là hợp lý, bởi lẽ nó xem xét hoạt động của doanh nghiệp một cách tổng thể hơn Ngày nay, đa số các doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng với những đơn vị đo lường khác nhau, và cách phân tích theo “DT” sẽ giúp loại trừ sự khác nhau ấy Mặt khác, ở gốc độ toàn bộ sản phẩm, cách ứng xử của chi phí cũng thường được xác định trong mối quan hệ với DT hơn là sản lượng để có thể tính chung biến phí trên doanh thu cho toàn bộ các loại sản phẩm.
Mối quan hệ giữa CP – DT – LN được thể hiện trong phương trình kinh tế cơ bản xác định LN dưới đây:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Từ phương trình trên có thể có nhiều cách nhìn và khai thác khác nhau về mối quan hệ này.
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích mối quan hệ CP – DT – LN
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày nay, để có thể tận dụng được cơ hội và đẩy lùi được thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt thông tin một cách kịp thời và chính xác Do đó việc tổ chức kế toán quản trị song hành với hệ thống kế toán tài chính đang là một đòi hỏi đối với nhiều doanh nghiệp.
Với tư cách là một trong những công cụ chủ lực của kế toán quản trị, phân tích
mối quan hệ giữa CP – DT – LN có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác
khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp Nó không chỉ là cơ sở đưa ra các quyết định ngắn hạn (quyết định về giá, quyết định chấp nhận hay từ chối một đơn hàng…) của nhà quản trị giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ khác, mà còn là một công cụ hữu ích để đánh giá được thực trạng hoạt động SXKD của doanh nghiệp, và đi đến những quyết định dài hạn như: thay đổi dây chuyền sản xuất, thay đổi kết cấu mặt hàng nhằm đạt
Trang 101.1.3 Nội dung của phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN
Mục đích của việc phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN chính (trong phạm
vi đề tài này) là phân tích kết cấu chi phí hay nói cách khác là phân tích rủi ro từ kết
cấu chi phí này Từ đó, dựa trên những dự báo về sản lượng tiêu thụ để điều chỉnh kết
cấu chi phí hiện tại của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn Trên tinh thần ấy, nội dung phân tích chủ yếu tập trung ở những vấn đề sau:
- Phân tích điểm hòa vốn.
- Phân tích mức doanh thu cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn - Phân tích đòn bẩy kinh doanh.
- Phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí, kết cấu mặt hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Và với những nội dung này, đòi hỏi người phân tích phải hiểu rõ cách ứng xử của CP để tách toàn bộ CP của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, chi phí bất biến; đồng thời nắm vững các khái niệm cơ bản sử dụng cho việc phân tích – sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo.
Trang 111.2 CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ – CƠ SỞ CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÍCH MỐIQUAN HỆ GIỮA CP – DT – LN
Cách ứng xử của chi phí là thuật ngữ biểu thị sự thay đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được Trong doanh nghiệp sản xuất, mức độ hoạt động được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như: khối lượng công việc đã thực hiện, khối lượng sản phẩm đã sản xuất, số giờ máy hoạt động…
Xét theo cách ứng xử, chi phí của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
1.2.1 Chi phí khả biến
Chi phí khả biến (chi phí biến đổi hay biến phí), trên lý thuyết là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ với các mức độ hoạt động Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy ra Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng giảm cùng chiều với sự thay đổi của mức hoạt động, nhưng chi phí khả biến đơn vị thì thường ổn định
Trong doanh nghiệp sản xuất, các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thể hiện rõ nhất đặc trưng của chi phí khả biến
1.2.1.1 Chi phí khả biến thực thụ và chi phí khả biến cấp bậc
Trong thực tế, không phải tất cả các chi phí khả biến đều có cách ứng xử giống nhau theo mức độ hoạt động Xét theo cách ứng xử khác nhau đó, chi phí khả biến còn được chia thành 2 loại: chi phí khả biến thực thụ và chi phí khả biến cấp bậc.
Chi phí khả biến thực thụ là các chi phí khả biến có sự biến đổi tỷ lệ với mức hoạt động Đa số các chi phí khả biến thường thuộc loại này, và cách ứng xử cũng như đồ thị của chúng được thể hiện theo hình ở bên:
Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến tỷ lệ
Biến phí (Y)
Mức độ hoạt động (X)
Y = aX
Trang 12Chi phí khả biến cấp bậc là các chi phí khả biến không có sự biến đổi liên tục theo sự thay đổi liên tục của mức hoạt động Các chi phí này chỉ biến đổi khi các hoạt động đã có sự biến đổi đạt đến một mức cụ thể nào đó Ví dụ như: chi phí tiền lương của bộ phận công nhân phụ, chi phí bảo trì…
Hình 1.2: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc
1.2.1.2 Dạng phi tuyến của chi phí khả biến và phạm vi phù hợp
Khi nghiên cứu cách ứng xử của chi phí khả biến chúng ta thường đặt giả thiết có một mối quan hệ tuyến tính giữa chi phí khả biến và mức độ hoạt động Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều các chi phí khả biến không có quan hệ tuyến tính mà biến đổi theo các dạng đường cong rất phức tạp Với các chi phí thuộc dạng này, để thuận tiện cho việc tính toán, lập kế hoạch người ta thường xác định các phạm vi phù hợp để có thể nhận dạng cách biến đổi của chúng theo dạng tuyến tính Phạm vi phù hợp được hiểu là một khoảng giới hạn của các hoạt động mà trong khoảng đó, mối quan hệ giữa chi phí biến đổi với mức hoạt động có thể quy về dạng tuyến tính Khi phạm vi phù hợp được xác định càng nhỏ thì đường biểu diễn chi phí khả biến càng tiến dần về dạng đường thẳng, và do vậy mức độ tuyến tính càng cao.
Trang 131.2.2 Chi phí bất biến
Chi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí ), trên lý thuyết là những chi phí không có sự thay đổi theo các mức hoạt động đạt được Vì tổng số chi phí bất biến là không thay đổi cho nên, khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính theo đơn vị các mức hoạt động sẽ giảm và ngược lại.
Nếu ta gọi b là tổng số chi phí bất biến, thì đường biểu diễn chi phí bất biến là một đường thẳng có dạng: Y = b.
Hình 1.4: Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến
Trong các doanh nghiệp sản xuất, các loại chi phí bất biến thường gặp là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân vương quản lý, chi phí quảng cáo…
Xét ở khía cạnh quản lý chi phí, chi phí bất biến được chia thành hai loại: chi phí bất biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc.
1.2.2.1 Chi phí bất biến bắt buộc
Chi phí bất biến bắt buộc là các chi phí phát sinh nhằm tạo ra các các năng lực hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất là chi phí khấu hao TSCĐ hay tiền lương của nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng Bởi vì, là tiền đề để tạo ra hoạt động cơ bản nên các chi phí bắt buộc gắn liền với các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, chúng thể hiện tính chất cố định vững chắc và ít chịu sự tác động của các quyết định trong quản lý ngắn hạn Có thể đưa ra nhận xét rằng, mọi cố gắng trong việc cắt giảm các chi phí bất biến bắt buộc đến không là không thể được, cho dù chỉ trong một thời gian ngắn khi các quá trình sản xuất bị gián đoạn Điểm mấu chốt trong việc quản lý loại chi phí này là tập trung vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng các yêu tố vật chất và nhân lực cơ bản của doanh nghiệp.
Trang 141.2.2.2 Chi phí bất biến không bắt buộc
Khác với chi phí bất biến bắt buộc, các chi phí bất biến không bắt buộc thường được kiểm soát theo kế hoạch ngắn hạn và chúng phụ thuộc nhiều vào chính sách quản lý hàng năm của các nhà quản trị Do vậy, loại chi phí này còn được gọi là chi phí bất biến tùy ý hay chi phí bất biến quản trị Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảng cáo, chí nghiên cứu phát triển, chi phí đào tạo nhân viên…
Với bản chất ngắn hạn và phụ thuộc nhiều vào ý muốn của người quản lý, các chi phí bất biến không bắt buộc là đối tượng được xem xét đầu tiên trong các chương trình tiết kiệm hoặc cắt giảm chi phí hàng năm của doanh nghiệp.
1.2.2.3 Chi phí bất biến và phạm vi phù hợp
Sự phát sinh của một số loại chi phí bất biến phụ thuộc vào phạm vi hoạt động tối đa của các hoạt động mà chúng gắn kèm Chẳng hạn, chi phí quảng cáo – một dạng của chi phí bất biến không bắt buộc – sự phát sinh của chúng phụ thuộc vào kế hoạch tăng doanh số hàng năm của doanh nghiệp Tương tự như vậy, chi phí khấu hao, một dạng của chi phí bất biến bắt buộc, cũng không thể giữ nguyên nếu doanh nghiệp có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất nhằm mở rộng năng lực sản xuất trong các kỳ tương lai.
Vì lý do như trên, phạm vi phù hợp cũng được áp dụng khi xem xét các chi phí bất biến – phục vụ việc tính toán trong kiểm tra và phân tích Ở đây, phạm vi phù hợp được hiểu là một phạm vi hoạt động cụ thể mà tại đó, các chi phí bất biến đạt trạng thái cố định Ngoài phạm vi đó, chi phí bất biến không còn giữ được trạng thái cố định như trước Có thể minh họa phạm vi phù hợp của chi phí bất biến quan đồ thị sau:
Hình 1.5: Phạm vi phù hợp của chi phí bất biến
Chi phí bất biến
Mức độ hoạt độngPhạm vi phù hợp
Trang 151.2.3 Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà bao hàm trong nó cả chi phí khả biến và chi phí bất biến Ở một mức hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến Hiểu theo một cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗn hợp thường là một bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần khả biến là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỷ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm.
Nếu ta gọi:
a là tỷ lệ biến đổi theo mức hoạt động của bộ phận chi phí biến đổi trong chi phí hỗn hợp.
b là bộ phận chi phí bất biến trong chi phí hỗn hợp.
thì phương trình biểu diễn sự biến thiên của chi phí hỗn hợp là một phương trình bậc nhất có dạng: Y = aX + b
Có thể minh họa sự biến đổi của chi phí hỗn hợp trên đồ thị như sau:
Hình 1.6: Đồ thị biểu diễn chi phí hỗn hợp
Nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, phân tích và quản lý chi phí, cần phải phân tích các chi phí hỗn hợp ra làm chi phí khả biến và chi phí bất biến Việc phân tích này được thực hiện bằng một trong ba phương pháp:
Phương pháp cực đại cực tiểu Phương pháp đồ thị phân tán Phương pháp bình phương bé nhất
Đối với cả 3 phương pháp, chi phí hỗn hợp sẽ được thống kê theo mức hoạt động ở các thời điểm khác nhau.
Trang 161.2.3.1 Phương pháp cực đại & cực tiểu
Phương pháp này chỉ phân tích số liệu ở hai thời điểm có mức hoạt động đạt cao nhất và thấp nhất.
Bước 1: Xác định mức hoạt động cao nhất (Xmax) và thấp nhất (Xmin) với chi phí hỗn hợp tương ứng (Ymax, Ymin).
Bước 2: Xác định hệ số a của chi phí khả biến:
Bước 3: Xác định hằng số b của yếu tố chi phí bất biến:
b = Ymax – aXmax = Ymin – aXmin
1.2.3.2 Phương pháp đồ thị phân tán
Với phương pháp này, chúng ta sử dụng đồ thị để biểu diễn tất cả các số liệu thống kê được Sau đó, kẻ đường thẳng sao cho gần với các điểm đã biểu diễn nhất và phân chia các điểm đó thành 2 phần xấp xỉ bằng nhau về số lượng Như vậy đường thẳng kẻ được là đường đại diện cho tất cả các điểm Giao điểm giữa đường này với trục tung phản ánh phần định phí, còn độ dốc của nó phản ánh phần biến phí đơn vị sản phẩm.
Hình 1.7: Đồ thị biểu diễn CP hỗn hợp theo phương pháp đồ thị phân tán
X Y
b
Trang 171.2.3.3 Phương pháp bình phương bé nhất
Với phương pháp này, hệ số a và b (trong phương trình bậc nhất biểu diễn chi phí hỗn hợp Y = aX + b) được xác định theo hệ phương trình sau:
XY = bX + aX2
Y = nb + aX
Trong đó: n là số quan sát.
Nhận xét ưu nhược điểm của mỗi phương pháp:
Trong ba phương pháp trên, phương pháp cực đại & cực tiểu là phương phápđơn giản, dễ thực hiện nhất nhưng lại cho ra kết quả có độ chính xác kém nhất do nó chỉcăn cứ vào số liệu tại 2 thời điểm có mức hoạt động cao nhất và thấp nhất, nên tính đạidiện cho tất cả các hoạt động là không cao.
Phương pháp đồ thị phân tán đưa lại kết quả có độ chính xác cao hơn, nhưng chủyếu dựa vào quan sát để vẽ đường hồi quy nên khó thực hiện Tuy vậy phương pháp nàycó ưu điểm là cung cấp cho nhà quản trị một cái nhìn trực quan về mối quan hệ giữa chiphí và các mức độ hoạt động đạt được, thuận lợi trong việc phân tích chi phí đối vớinhững người có kinh nghiệm.
Và cuối cùng, phương pháp bình phương bé nhất là phương pháp cho ra kết quảtính toán chính xác nhất bởi nó sử dụng kỹ thuật phân tích thống kê – áp dụng tính toáncho tất cả các mức hoạt động Nhược điểm của phương pháp này là tính toán phức tạp,mất nhiều thời gian Tuy nhiên, ngày nay với sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính điệntử (EVIEW, SPSS, EXCEL, ) thì việc tính toán theo phương pháp này cũng không còngặp nhiều khó khăn dù cho số lượng các quan sát là rất lớn.
Trang 181.3 CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮACP – DT – LN
1.3.1 Số dư đảm phí
Số dư đảm phí (SDĐP) là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh khoản chênh lệch giữa doanh thu và biến phí, hay nói đơn giản hơn, nó là khoản tiền còn lại của doanh thu sau khi trừ đi các khoản biến phí sản xuất kinh doanh SDĐP được sử dụng để bù đắp cho định phí và phần còn lại sẽ là lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu SDĐP không trang trải đủ cho định phí, thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
Gọi: Q là số lượng sản phẩm tiêu thụ; P là đơn giá bán;
v là biến phí đơn vị;
F là tổng định phí hoạt động; LN là lợi nhuận của kỳ hoạt động;
Ta có phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa CP – DT – LN: LN = QP – Qv – F
(Với QP là tổng doanh thu, Qv là tổng biến phí.)
Đồng thời, SDĐP và SDĐPđơn vị sẽ được tính như sau :
SDĐP = QP – Qv = Q(P – v) = F + LNSDĐPđơn vị = P – v
Chỉ tiêu SDĐP giúp nhà quản trị có thể nhanh chóng tính ra lợi nhuận của doanh nghiệp khi thay đổi sản lượng tiêu thụ Thực vậy:
Gọi: Q0, P0, v0, F0 lần lượt là sản lượng, đơn giá tiêu thụ, biến phí đơn vị và tổng định phí của phương án kinh doanh ban đầu.
Q1 là sản lượng tiêu thụ của phương án mới.
Khi thay đổi sản lượng từ Q0 -> Q1 thì so với phương án ban đầu, LN của phương án mới (LN1) sẽ biến động tăng hoặc giảm một lượng LN = LN1 – LN0.
Trang 19 Trong kế toán quản trị, chỉ tiêu SDĐP được trình bày trên Báo cáo kết quảkinh doanh theo SDĐP Tại đây, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được tách thành biến phí và định phí, chứ không phải là giá vốn bán hàng và chi phí kinh doanh như trong Báo cáo tài chính Phân tích KQKD theo SDĐP hỗ trợ rất lớn cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định ngắn hạn.
Bảng 1.1: Báo cáo KQKD theo SDĐP
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng thì chỉ tiêu SDĐP sẽ làm hạn chế khả năng so sánh mức sinh lời giữa các mặt hàng Do đó, để có được cái nhìn tổng quan ở gốc độ toàn doanh nghiệp, ta sử dụng thêm chỉ tiêu tỷ lệ SDĐP.
Như đã chỉ ra ở phần trước, khi thay đổi sản lượng tiêu thụ (Q0 -> Q1) thì LN của phương án kinh doanh mới sẽ biến động:
LN = Q x SDĐPđơn vị
= QP x SDĐPđơn vị/P
= Mức biến động DT x Tỷ lệ SDĐP (1)
Từ đây ta rút ra được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận như sau: khi doanh thu tăng lên sẽ khiến cho lợi nhuận tăng lên một lượng bằng mức tăng doanh thu nhân với tỷ lệ SDĐP Như vậy, mặt hàng nào có tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng lên sẽ càng nhiều.
Trang 20Kết cấu chi phí là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ của biến phí và định phí trong tổng chi phí SXKD của doanh nghiệp Kết cấu chi phí giữa các doanh nghiệp, các ngành khác nhau là khác nhau.
Ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến lợi nhuận của doanh nghiệp:
Nếu một doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, thì khi DT biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến LN Loại doanh nghiệp này thường có mức đầu tư cao, nên nếu gặp thuận lợi thì tốc độ phát triển nhanh và ngược lại, nếu gặp rủi ro DT giảm thì LN cũng giảm mạnh, và sự phá sản có thể diễn ra nhanh chóng.
Ngược lại, nếu một doanh nghiệp có tỷ trọng BP lớn và ĐP nhỏ, thì một tăng (giảm) DT sẽ khiến LN biến động ít hơn Những doanh nghiệp này thường có mức độ đầu tư thấp nên tốc độ phát triển chậm, nếu gặp rủi ro, sản lượng tiêu thụ giảm thì thiệt hại cũng không nhiều.
1.3.4 Điểm hoà vốn
1.3.4.1 Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó DT vừa đủ bù đắp hết chi phí của hoạt động SXKD đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hoặc giá bán được thị trường chấp nhận Tại điểm này doanh nghiệp không lời cũng không lỗ.
1.3.4.2 Phương pháp xác định điểm hòa vốn
a Trường hợp doanh nghiệp SXKD một sản phẩma1 Xác định điểm hòa vốn theo phương pháp đại số
Điểm hòa vốn có thể được xác định qua chỉ tiêu sản lượng sản tiêu thụ hoặc doanh thu tiêu thụ bằng phương trình hòa vốn.
Mối quan hệ giữa CP, DT, LN được thể hiện qua phương trình sau:
Trang 21Có thể sử dụng 2 loại đồ thị để xác định điểm hòa vốn, đó là: đồ thị chi phí – doanh thu – lợi nhuận; đồ thị sản lượng – lợi nhuận.
Theo đồ thị CP – DT – LN, trục tung thể hiện giá trị doanh thu, chi phí và lợi nhuận; trục hoành thể hiện sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp Điểm hòa vốn là điểm giao nhau giữa đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí Lợi nhuận của đơn vị có thể xác định ở bất kỳ mức doanh thu nào trên đồ thị.
Hình 1.8: Đồ thị chi phí – doanh thu – lợi nhuận
Nếu đồ thị CP – DT – LN cung cấp thông tin cả về 3 chỉ tiêu trên thì đồ thị SL – LN chỉ thể hiện chỉ tiêu sản lượng và lợi nhuận của đơn vị Trên đồ thị này, trục tung biểu diễn lợi nhuận của doanh nghiệp và trục hoành biểu diễn sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ Như vậy, đường thẳng biểu diễn trên đồ thị có dạng: LN = SDĐP – F
Trang 22Hình 1.9: Đồ thị sản lượng - lợi nhuận
Điểm hòa vốn là điểm giao nhau giữa đường biểu diễn LN với trục hoành, tại đó: LN = 0 Đồ thị này cũng cho thấy nếu doanh nghiệp không tiêu thụ sản phẩm nào cũng sẽ bị lỗ, và phần lỗ bằng chi phí cố định (F) Việc tăng sản lượng tiêu thụ cho thấy phần lỗ định phí của doanh nghiệp sẽ giảm dần đến điểm hòa vốn Khi vượt qua điểm hòa vốn thì toàn bộ chi phí cố định đã được bù đắp và phần còn lại chính là lợi nhuận của doanh nghiệp Điểm hạn chế của đồ thị này là không phản ánh được chi phí SXKD của doanh nghiệp.
a3 Doanh thu an toàn
Một khái niệm được rút ra từ phân tích hòa vốn là doanh thu an toàn Doanh thu an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu dự kiến và doanh thu hòa vốn Khi hoạt động trong doanh thu an toàn, nếu sản lượng tiêu thụ sụt giảm nhưng chưa nhỏ hơn sản lượng hòa vốn thì doanh nghiệp vẫn chưa bị lỗ Nếu doanh thu an toàn lớn thì doanh nghiệp có thể chấp nhận sản lượng tiêu thụ giảm mà không bị lỗ.
DT an toàn = DT dự kiến – DT hòa vốna4 Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn cũng là một chỉ tiêu bổ sung từ phân tích điểm hòa vốn Khi doanh nghiệp lập kế hoạch hàng năm, nếu doanh thu các tháng tương đối đều đặn thì thời gian hoa vốn được tính như sau:
SL tiêu thụ bình quân tháng theo kế hoạch
Trang 23Nếu doanh thu các tháng không đều đặn thì có thể tính doanh thu lũy kế để xác định thời gian hòa vốn: đó là thời điểm doanh thu lũy kế vượt doanh thu hòa vốn Việc xác định thời gian hòa vốn có ý nghĩa trong công tác hoạch định hàng năm, liên quan đến thời điểm thích hợp trong năm để lập các chương trình khuyến mãi, hay điều chỉnh chính sách kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ nhằm tăng thêm doanh số và lợi nhuận Trong trường hợp thời gian hòa vốn lớn, càng gần đến một năm dương lịch thì doanh nghiệp càng cần phải xem xét các giải pháp phù hợp để tránh nguy cơ có thể kinh doanh thua lỗ do những biến động bất thường từ thị trường trong năm đến.
b Trong trường hợp doanh nghiệp SXKD nhiều mặt hàng
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực để giảm thiểu rủi ro Việc phân tích điểm hòa vốn trong những tổ chức như vậy thường phức tạp hơn, đặc biệt là liên quan đến chi phí cố định, tính không tương đương về cách ứng xử chi phí và đơn vị đo lường của các sản phẩm và dịch vụ Chẳng hạn, chi phí cố định nếu liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ thì khó có thể phân bổ cho từng loại được, vì việc phân bổ theo một tiêu thức nào đó đều không đảm bảo đúng đắn về hòa vốn Có thể một hoạt động được phân bổ định phí chung cao, nhưng trên thực tế hoạt động đó lại ít gánh chịu chi phí cố định này Ta quy về 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: chuyển từ phân tích hòa vốn trong trường hợp kinh doanh nhiều
loại sản phẩm thành phân tích điểm hòa vốn như trong trường hợp kinh doanh một loại sản phẩm Trường hợp này được áp dụng nếu mỗi sản phẩm, dịch vụ được doanh nghiệp tổ chức kinh doanh riêng Do vậy, các chi phí cố định là những chi phí chỉ gắn trực tiếp với sản phẩm hay hoạt động đó Phần chi phí ở văn phòng sẽ không phân bổ ra, coi như không đáng kể trong phân tích Phân tích điểm hòa vốn trong trường hợp này do vậy chưa xem xét toàn diện toàn bộ hoạt động của đơn vị, đặc biệt là trường hợp chi phí chung có tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.
Trường hợp 2: xem xét toàn bộ hoạt động của đơn vị Tuy nhiên, ở đây cần đưa
ra giả thiết là kết cấu sản phẩm tiêu thụ ổn định tại các mức doanh số khác nhau.
Trên cơ sở kết cấu sản phẩm tiêu thụ, tính tỷ lệ SDĐP bình quân để xác định doanh thu hòa vốn toàn đơn vị theo công thức:
Trang 24DTHV = Tổng ĐP
Tỷ lệ SDĐP bình quân
Tổng ĐP trong công thức trên bao gồm ĐP chung và các ĐP trực tiếp liên quan đến từng hoạt động Vì kết cấu doanh thu như nhau tại các mức doanh số nên tại mức DTHV chung toàn đơn vị, có thể xác định DTHV cho từng sản phẩm như sau:
DTHVi = DTHV x Kết cấu SPi
Những phân tích trên cho thấy, nếu doanh nghiệp gia tăng tỷ trọng những sản phẩm có tỷ lệ SDĐP cao thì tỷ lệ SDĐP bình quân sẽ tăng lên và dẫn đến DTHV chung của doanh nghiệp giảm đi Nói rộng hơn, ảnh hưởng của những thay đổi về kết cấu hàng bán sẽ tác động đến mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.5 Đòn bẩy kinh doanh1.3.5.1 Khái niệm
Đòn bẩy kinh doanh là sự đánh giá phạm vi mà định phí và biến phí sử dụng trong một doanh nghiệp Nếu một doanh nghiệp sử dụng định phí với tỷ lệ càng lớn thì độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh sẽ càng cao và ngược lại.
Trong quản trị doanh nghiệp, khi nhắc đến đòn bẩy kinh doanh người ta hiểu rằng đó là việc một doanh nghiệp có thể đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận (trên phương diện số tương đối) với một sự tăng trưởng nhỏ hơn về doanh thu.
1.3.5.2 Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh
Độ nghiêng của đòn bẩy kinh doanh (kí hiệu: DOL) biểu thị mức độ thay đổi lợi nhuận của một doanh nghiệp so với mức độ thay đổi của doanh thu Thông thường, chỉ tiêu này được xác định ứng với mỗi mức sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp Tại một mức sản lượng cụ thể Q0, độ nghiêng của đòn bẩy kinh doanh được xác định:
Độ nghiêng của ĐBKD tại
Trang 26 Nếu sản lượng của doanh nghiệp càng tiến gần về điểm hòa vốn (tại đó LN = 0), thì độ nghiêng của đòn bẩy kinh doanh càng cao.
Nếu sản lượng tăng lên và xa điểm hòa vốn thì SDĐP càng lớn, kéo theo LN tăng lên trong khi định phí F không đổi nên độ nghiêng của đòn bẩy kinh doanh giảm dần.
Khái niệm đòn bẩy kinh doanh giúp nhà quản trị hình dung nhanh chóng những biến động của doanh thu ảnh hưởng đến lợi nhuận mà không cần phải thiết lập các báo cáo thu nhập chi tiết Kết quả tính toán độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh có thể gây ấn tượng sâu sắc nếu một doanh nghiệp đang ở gần điểm hòa vốn Khi đó, doanh nghiệp nên nổ lực để có được một sự tăng trưởng trong doanh thu, mặc dù nhỏ nhưng nó cũng sẽ tạo ra được một sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận.
Đòn bẩy kinh doanh cũng là cơ sở để đánh giá rủi ro Trong trường hợp các yếu tố khác cố định, độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh càng cao thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn Kết hợp với những phân tích ở trên, có thể nói rằng: doanh nghiệp hoạt động càng xa điểm hòa vốn càng an toàn, càng gần điểm hòa vốn càng rủi ro.
Trang 271.4 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CP – DT – LN
Cũng như các công cụ quản lý khác, mô hình phân tích mối quan hệ CP – DT – LN phải đặt trong một số điều kiện nhất định Đó là:
Toàn bộ chi phí phải được phân tách hợp lý thành hai bộ phận là chi phí biến đổi và chi phí cố định với mức độ chính xác có thể lý giải được.
Định phí luôn cố định trong phạm vi hoạt động.
Chi phí biến đổi thay đổi tỷ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ Giá bán đơn vị sản phẩm ổn định trong kỳ phân tích.
Năng suất lao động không thay đổi.
Khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, kết cấu sản phẩm giả định không thay đổi ở các mức doanh thu khác nhau.
Doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá trực tiếp Nếu áp dụng phương pháp tính giá toàn bộ thì cần giả định sản lượng sản xuất ra sẽ bằng sản lượng tiêu thụ.
Những điều kiện trên có thể được nhận ra trong đồ thị hòa vốn đã trình bày ở phần trước Và việc phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN mặc dù bị ràng buộc bởi những điều kiện mà trên thực tế rất khó xãy ra, song kết quả phân tích vẫn phản ánh được thực trạng của mối quan hệ này trong doanh nghiệp, nếu ngay từ đầu việc phân loại chi phí theo cách ứng xử được thực hiện tốt
Trang 282.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG (DPC)2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty CP nhựa Đà Nẵng là một cơ sở tư nhân, được thành lập vào ngày 22/01/1976 theo quyết định số 866/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng với tên gọi đầu tiên là “Xí nghiệp Nhựa Đà Nẵng” Ban đầu đặt tại số 280 đường Hùng Vương với diện tích mặt bằng chưa đến 500m2 Nhiệm vụ của xí nghiệp là thu gom phế liệu và tái chế nhựa làm nguyên liệu sản xuất với kỹ thuật còn rất thô sơ, cơ sở vật chất khá nghèo nàn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm nhựa, xí nghiệp nhựa đã nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Được sự quan tâm của Ủy ban tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ, năm 1980 xí nghiệp đổi tên thành “Nhà máy nhựa Đà Nẵng” Do mặt bằng sản xuất nhỏ và vị trí kinh doanh không được thuận lợi, nên tháng 11/1981 được sự cho phép của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ, nhà máy đã chuyển sang cơ sở mới có diện tích lớn hơn (17.400 m2) tại số 199 Trần Cao Vân (hiện nay là số 371 Trần Cao Vân thành phố Đà Nẵng) Năm 1983 nhà máy được chuyển cho UBND thành phố Đà Nẵng trực tiếp quản lý theo ngành.
Ngày 20/11/1992 theo nghị định 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng và quyết định số 3299/QĐUB của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, nhà máy nhựa chính thức trở thành Doanh nghiệp nhà nước
Theo quyết định số 1844/QĐUB, ngày 29/11/1993 nhà máy nhựa đổi tên thành “Công ty nhựa Đà Nẵng” với lĩnh vực hoạt động là sản xuất, cung ứng, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm, nguyên liệu thuộc lĩnh vực nhựa phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
Sự vận động của nền kinh tế đã tạo ra một xu hướng cải cách chính sách vốn trong một số doanh nghiệp nhà nước và công ty nhựa Đà Nẵng cũng nằm trong số đó Theo quyết định số 90/2000/QĐ – TTG của Thủ tướng chính phủ, ngày 01/01/2001 công ty chính thức chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa và lấy tên là “Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng”, tên giao dịch bằng tiếng Anh “Dannang Plastic Joint – Stock Company”, tên viết tắt DANAPLAST CO.
Ngày 09/11/2002, Uỷ ban chứng khoán nhà nước ra quyết định số 09/GPPH cho phép cổ phiếu của công ty CP nhựa Đà Nẵng được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, mã chứng khoán là DPC Đến ngày 28/11/2002,
Trang 29cổ phiếu DPC chính thức được giao dịch Hiện nay (tính đến thời điểm 31/12/2010), số lượng cổ phiếu niêm yết của công ty là 2.237.280 với tổng giá trị theo mệnh giá là 22.372.800.000 đồng.
Sau 35 năm hoạt động, công ty đã khắc phục được nhiều khó khăn và từng bước mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm nhựa cho địa phương và khu vực Sản phẩm của công ty đang từng bước hoàn thiện và thay thế hàng ngoại nhập tiến đến xuất khẩu ra thị trường thế giới Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, so với lúc mới thành lập, lực lượng lao động hiện nay của công ty đã tăng lên gấp 20 lần – 320 người, trong đó có 32 nhân viên quản lý và đa số họ đều là những người đã gắn bó tâm huyết với công ty trong thời gian dài.
Những năm gần đây công ty được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất tại Đà Nẵng với những thành tích đạt được như: Huân chương lao động hạng III, II, I do Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng; “Danh hiệu vàng” do Công ty quản lý chất lượng toàn cầu (Global Quanlity Management) bình chọn; Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao và Bằng khen doanh nghiệp dẫn đầu thành phố trong nhiều năm liền (2005 – 2010)…
Hiện nay, công ty đang mở rộng liên doanh với nước ngoài để sản xuất các loại bao bì, đặc biệt là túi xốp cao cấp dành cho xuất khẩu, liên doanh sản xuất các cửa nhôm cao cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất ống nước, đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì vỏ xi măng… Dù không phải là doanh nghiệp nổi bật với những thành tích vượt trội, song Cổ phần nhựa Đà Nẵng sau nhiều năm sản xuất kinh doanh vẫn luôn là doanh nghiệp uy tín hàng đầu và từng bước tiến lên một cách vững chức theo thời gian.
2.1.2 Chức năng hoạt động
Công ty CP nhựa Đà Nẵng là đơn vị sản xuất theo nguyên tắc hạch toán độc lập và có những chức năng kinh doanh sau:
Sản xuất kinh doanh sản phẩm từ chất dẻo bao gồm: bao bì nhựa, các sản phẩm nhựa xây dựng, nhựa công nghiệp và nhựa gia dụng.
Bán buôn, bán lẻ các sản phẩm, vật tư, nguyên liệu và các chất phụ gia ngành nhựa
Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh các ngành nghề phù hợp với pháp luật quy định.
Trang 302.1.3 Đặc điểm thị trường, sản phẩm và nguồn nguyên liệu của công ty 2.1.3.1 Đặc điểm thị trường của công ty
Nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20% Lý do chính đóng góp vào sự tăng trưởng này là do xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới Theo dự báo, trong những năm tới nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nhựa trong và ngoài nước sẽ tiếp tục gia tăng và đây là một điều kiện thuận lợi cho ngành nhựa Việt Nam phát triển.
a Thị phần của công ty
Nhằm khai thác triệt để những lợi thế về tài sản và thương hiệu, CP nhựa Đà
Nẵng đã chọn phương án tập trung đa dạng hóa các loại sản phẩm có lợi thế về mặt địa
lý và có nhu cầu lớn trong các ngành nông nghiệp, thủy sản tại khu vực miền Trung vàTây Nguyên, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nhựa bao bì.
Với mức khai thác khoảng 80% công suất và sản lượng sản xuất từ 3.000 – 4.000 tấn/năm, sản phẩm của công ty chỉ mới chiếm khoảng 1% thị phần sản phẩm nhựa trong cả nước Trong đó thị trường chủ chốt vẫn ở miền Trung, nơi mà công ty đặc biệt có lợi thế về mặt địa lý Cơ cấu doanh thu theo khu vực của công ty năm 2010 cụ thể như sau: ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là 53,8%, ở miền Bắc (bao gồm cả Bắc Trung Bộ) là 45% và ở thị trường miền Nam là 1,2% Nổi bật nhất là với mặt hàng Ống nước, công ty chiếm hơn 80% thị phần cung cấp cho các đơn vị cấp thoát nước tại miền Trung và chương trình quốc gia về nước sạch nông thôn.
b Khách hàng của công ty
Đối tượng khách hàng của công ty rất đa dạng và có thể kể đến 4 nhóm chính sau: Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: là các cá nhân và gia đình mua hàng
hóa để tiêu dùng Sản phẩm thường là dép, ủng, ống nhựa uPVC, bai bì, thau, chậu, can, chai Hiện nay lượng khách hàng này còn ít vì công ty chưa có nhiều điểm bán và chưa có những biện pháp kích thích có hiệu quả.
Khách hàng là doanh nghiệp sản xuất: là các doanh nghiệp hoạt động trong các
ngành xi măng, phân bón, thức ăn gia súc, bia, nước khoáng, cấp thoát nước, nhóm khách hàng này chiếm trên 80% tổng doanh thu của công ty Với uy tín của mình công ty đã duy trì được lượng khách hàng tiêu thụ bao bì lớn và ổn định như nhà máy xi măng Chinfon Hải Phòng, Nghi Sơn, Hải Vân; công ty cấp thoát nước Đà Nẵng…
Trang 31 Khách hàng là người bán lại: bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh ống nước,
bao bì, giày dép và hàng nhựa gia dụng Tiềm năng của loại khách hàng này rất lớn nhưng công ty chưa khai thác nhiều Hiện tại công ty mới chỉ quan hệ nhiều với người bán ở Đà Nẵng còn các tỉnh khác thì rất ít
Khách hàng công quyền và các tổ chức phi lợi nhuận: tiêu biểu cho nhóm khách
hàng này là Uniceft Hà Nội Thường xuyên mua ống nhựa HDPE, uPVC để cung cấp cho các dự án thuộc chương trình “Nước sạch nông thôn”
Nhìn chung, công ty CP nhựa Đà Nẵng có lợi thế rất lớn về hệ thống khách hàng truyền thống Đa số họ đều là những doanh nghiệp với khối lượng đơn đặt hàng lớn và có quan hệ lâu bền với công ty Bên cạnh đó, lượng khách hàng tiềm năng của công ty cũng còn rất dồi dào Bởi vậy, nếu muốn có được những bước phát triển trong tương lai thì song song với việc giữ chân những khách hàng truyền thống, công ty cũng cần quan tâm đến những khách hàng tiềm năng.
c Đối thủ cạnh tranh
Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay nước ta có hơn 1.200 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động trong ngành nhựa, tạo nên một môi trường cạnh tranh khá gay gắt Ngoài ra, sức ép về sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm cho các sản phẩm ngành nhựa phải thay đổi liên tục về chất lượng mẫu mã Vì thế, giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường là một việc khá khó đối với các doanh nghiệp trong ngành Dẫu vậy, nằm trong khu vực miền Trung Tây Nguyên, công ty CP nhựa Đà Nẵng vẫn có lợi thế rất lớn về thị trường bởi có chưa tới 5% doanh nghiệp trong ngành tập trung tại khu vực này Sự cạnh tranh diễn ra mạnh nhất là ở khu vực phía Nam do có hơn 80% doanh nghiệp hoạt động tại đây, tiếp theo là ở khu vực phía Bắc với 15%.
Nhờ có được lợi thế về mặt địa lý, bộ máy quản lý có nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm của công ty có giá thành rất cạnh tranh Đặc biệt lợi thế về mặt địa lý đã giúp công ty có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác ở những sản phẩm cồng kềnh mà yếu tố vận chuyển có ảnh hưởng rất nhiều đến giá cả sản phẩm
Đối với các sản phẩm nhựa gia dụng và ống nước: thị trường cung cấp chủ yếu
ở khu vực miền Trung nên hầu như công ty không có đối thủ cạnh tranh nào ngoài 2 “đại gia” của ngành là công ty nhựa Bình Minh và công ty nhựa Tiền Phong
Đối với các sản phẩm nhựa đúc ép (két bia, dép ): đối thủ cạnh tranh của công
Trang 32 Đối với sản phẩm bao xi măng: đối thủ cạnh tranh của công ty là công ty sản
xuất kinh doanh dịch vụ Thái Hòa (Huế), công ty Haipack (Hải Phòng), công ty Bao bì Nam Hà, công ty SADICO, công ty bao bì Quảng Ngãi, công ty bao bì Thanh Hóa…
Tóm lại, mặc dù so với nhiều doanh nghiệp trong ngành ở 2 miền Nam Bắc, CP nhựa Đà Nẵng không thể sánh kịp về mặt thị phần, nhưng tại thị trường miền Trung Tây Nguyên, công ty vẫn là doanh nghiệp lớn nhất và dẫn đầu trong lĩnh vực nhựa xây dựng Với các lợi thế về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh công ty có nhiều tiềm năng để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh tại thị trường này.
2.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm của công ty
Sản phẩm của công ty có nguồn gốc từ nhựa nhiệt dẻo, chủ yếu là PVC, PP và PE phục vụ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng và tiêu dùng Trong những năm gần đây, do nhu cầu trên thị trường có nhiều thay đổi theo xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật ngành nhựa, công ty đã chú trọng nhiều hơn đến các sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng, nông nghiệp và thực phẩm – cũng là các sản phẩm được sự quan tâm đầu tư của Chính Phủ.
Sản phẩm của công ty phần lớn là những bộ phận chi tiết hoặc hàng hóa phục vụ theo yêu cầu các ngành sản xuất khác Do đó, chúng thường phải tuân thủ theo yêu cầu chất lượng của từng khách hàng, đồng thời công ty cam kết thực hiện sản xuất những sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế khác được thị trường Việt Nam thừa nhận, cụ thể là:
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm tại công ty năm 2010Chủng loại sản phẩmTiêu chuẩn chất lượng
7 Sản phẩm nhựa ép HDPE, PP, PVC TCVN
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu về sản phẩm nhựa, công ty CP nhựa Đà Nẵng đã định hướng phát triển sản xuất theo nhu cầu của thị trường hiện đại Hiện nay, sản phẩm của công ty chủ yếu là nhựa xây dựng và nhựa công nghiệp, chiếm khoảng 93%
Trang 33tổng sản phẩm sản xuất với các sản phẩm bao bì xi măng, bao bì phân bón, bao bì đựng ngũ cốc, két bia, nước khoáng, ống nước Trong khi sản phẩm nhựa gia dụng chiếm khoảng 7% tổng sản lượng.
2.1.3.3 Đặc điểm nguồn nguyên liệu của công ty
Nguồn nguyên liệu của ngành nhựa Việt Nam trước năm 2000 gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, nhưng nhờ định hướng đúng đắn của Chính phủ – muốn phát triển ngành nhựa phải sản xuất được nguyên liệu nhựa – nguồn cung trong nước tăng dần lên qua các năm và đến nay đã đáp ứng được từ 15 – 20% nhu cầu toàn ngành
Dẫu vậy, cùng chung “số phận” với toàn ngành, công ty CP nhựa Đà Nẵng hàng năm vẫn phải nhập khẩu từ 80 – 85% nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là PVC, PP, PE, PS và Polyester Nguyên liệu nhựa đa số được tổng hợp từ dầu mỏ, giá cả dầu mỏ lại thường xuyên biến động với biên độ có khi lên đến 50%, nên giá nguyên liệu nhựa cũng biến động tương ứng làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời của công ty – đó là chưa kể đến những rủi ro mà công ty có thể gặp phải do biến động tỷ giá hối đoái Thời gian gần đây, nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã chính thức đi vào hoạt động Điều này sẽ tạo điều kiện giúp công ty giảm được những rủi ro kể trên khi có thể chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu.
Nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu giá thành sản phẩm của công ty là hạt nhựa Đây là nguyên liệu chính và phần lớn được công ty trực tiếp nhập khẩu từ các hãng sản xuất có uy tín trên thế giới như Samsung General Chemichals (nhựa PP yam), Exxonmobil Saudi Arabia (PP yam), Atoftna (PVC compound), Cosmoplene Singapore, Titan PP polimer (PP)… hoặc mua qua các đơn vị kinh doanh hạt nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh Phần lớn các hợp đồng sản xuất cho khách hàng được ký kết từ 06 tháng đến 01 năm trở lên, do vậy công ty rất chủ động trong việc xây dựng kế hoạch mua nguyên liệu mà đặc biệt là nguyên liệu nhập khẩu Thông thường, để giữ cho giá thành ổn định, công ty tiến hành đàm phán với khách hàng đặt giá căn cứ vào giá mua nguyên liệu thời điểm đó Sau khi ký hợp đồng, công ty sẽ tiến hành mua ngay nguyên liệu chính trên hợp đồng này để dự trữ sản xuất Dự trữ nguyên vật liệu với khối lượng lớn gần như là đặc điểm chung của các doanh nghiệp trong ngành này.
2.1.4 Đặc điểm nguồn lực của công ty
2.1.4.1 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty
Trang 34Nhìn chung, cơ cấu lao động của công ty rất ít biến động qua các năm Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định Vì là doanh nghiệp sản xuất nên lao động chủ yếu ở công ty là lao động trực tiếp (chiếm hơn 82% tổng số lao động), lao động gián tiếp chỉ có 32 người (chiếm gần 10% tổng số lao động) – trong đó có 28 người có trình độ đại học và họ là những người giữ chức vụ quan trọng trong công ty Bên cạnh 2 lực lượng này, công ty còn có bình quân trên 20 lao động thời vụ mỗi năm Việc sử dụng lao động thời vụ cho những công việc không đòi hỏi tay nghề cao vào những thời điểm mùa vụ trong năm (đặc biệt là quý III, quý IV) vừa đáp ứng được nhu cầu SXKD có tính thời vụ của công ty, vừa có thể giúp tiết kiệm được một số đáng kể chi phí nhân công trực tiếp trong năm.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm
Chỉ tiêuSố lượng TT% Số lượng TT% Số lượng TT%
Qua bảng trên ta có thể thấy: đa số lao động trực tiếp tại công ty có trình độ tay nghề khá, do phần lớn họ đều là những công nhân gắn bó với công ty lâu năm nên có
Trang 35nhiều kinh nghiệm và đảm đương khá tốt công việc được giao Đây là một thuận lợi lớn giúp công ty tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ Song hiện tại công ty cũng chưa có lao động trình độ thợ bậc 7, và trong 7 tổ sản xuất có 3 tổ yêu cầu bậc thợ 4 và 5 thì lực lượng lao động hiện tại chưa đáp ứng được, đặc biệt là ở tổ ống nước – tổ sản xuất sản phẩm chủ lực của công ty Do vậy công ty cũng cần có kế hoạch đào tạo thêm cho lực lượng lao động này để có được một đội ngũ lao động thật tốt, tạo ra năng suất lao động cao để từ đó mở rộng quy mô cho toàn công ty
2.1.4.2 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công tya Mặt bằng sản xuất
Công ty CP Nhựa Đà Nẵng hiện chỉ có một nhà xưởng sản xuất tập trung tại số 371 đường Trần Cao Vân Vị trí này khá thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty trong thông tin liên lạc, giao thông chuyên chở: gần trục giao thông Bắc Nam, cách cảng Đà Nẵng 10km, cách sân bay quốc tế 4km, cách ga Đà Nẵng 3km…
Bảng 2.4: Hệ thống mặt bằng sản xuất tại công ty CP nhựa Đà NẵngĐịa điểmDiện tích (m2)Tỷ lệ (%)
Trang 36Thực tế đây là diện tích mặt bằng sử dụng khi sản lượng ở mức 500tấn/năm và được thiết kế từ năm 1980, nhưng hiện tại sản lượng của công ty đã tăng lên gấp 6 lần so với thiết kế Vì quy mô sản xuất tăng đáng kể nên vị trí mặt bằng được sử dụng tối đa, nhiều bộ phận đã trở nên quá tải, sản phẩm sản xuất xong phải để nơi đất trống, đặc biệt là sản phẩm ống nước các loại.
Bên cạnh đó, các công trình của công ty được xây dựng chủ yếu từ năm 1980, đến nay nhiều bộ phận đã bị lỗi thời và xuống cấp Vì thế, trước mắt công ty cần đầu tư sửa chữa lại một số công trình đã bị hư hỏng và xuống cấp như: xưởng sản xuất ống nước, xưởng dệt bao, nhà kho chứa nguyên vật liệu… còn về sau cần phải tính đến mở rộng mặt bằng sản xuất để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
b Đặc điểm máy móc thiết bị của công ty
Bảng 2.5: Tổng hợp TSCĐ của công ty CP nhựa Đà Nẵng (ngày 31/12/2010)
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2010 – Phòng Tài chính kế toán)
Với đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất, công ty CP nhựa Đà Nẵng có máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng TSCĐ (hơn 90%) Tuy nhiên, giá trị còn lại của các TSCĐ nói chung và của máy móc thiết bị nói riêng lại rất nhỏ (mới trên 20%) Điều này là bởi MMTB của công ty được mua từ rất lâu, rất nhiều loại đã khấu hao gần hết Những năm gần đây, mỗi năm công ty đều có mua mới MMTB, nhưng chỉ là để thay thế cho những loại đã hết giá giá trị sử dụng được đem đi thanh lý Để hiểu rõ hơn về tình hình MMTB của công ty, ta có bảng tổng hợp ở bên:
Trang 37Bảng 2.6: Tổng hợp các loại máy móc thiết bị của công ty năm 2010
Máy dệt ống 4 thoi 20 Kg/h 15 10 1992 (17),2002 (1), 2009 (2)
Đài Loan 66.67
Máy thổi HDPE 6 Kg/h 50 40 1994 (5),2010 (1) Đài Loan,Đức 80.00
Máy In Elexo 6 màu 2 M/h 6500 5000 1997 (1),2008 (1) Đài Loan 76.92
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp MMTB 2010 – Phòng kỹ thuật)
Trang 38Đặc điểm chung MMTB của công ty là hầu hết được chế tạo từ nước ngoài (Đài Loan, Đức), thuộc loại bán tự động, trình độ công nghệ trung bình và được đầu tư chủ yếu từ năm 1996 – là thời gian chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ gần đây nhất của công ty Chúng là các loại máy móc có thể vận hành liên tục trong suốt thời gian dài với công suất lớn Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: với quy mô sản xuất hiện nay, công ty đã khai thác gần hết công suất thiết kế của những MMTB này.
Có thể thấy điều hạn chế lớn nhất đối với MMTB của công ty đó là thời gian sản xuất cũng như thời gian sử dụng đã khá lâu, do đó chúng ngày càng trở nên lạc hậu so với mặt bằng công nghệ chung của thị trường Theo nhận xét của Trưởng phòng Kỹ thuật của công ty (Kỹ sư Hồ Văn Hân): “So với thế giới, công nghệ của ngành nhựa Việt Nam vẫn chưa thể theo kịp Còn so với mặt bằng công nghệ chung của thị trường Việt Nam, công nghệ của công ty CP nhựa Đà Nẵng mới chỉ mới đáp ứng được từ 45 đến 50%” Trong xu hướng cạnh tranh ngày nay, đặc biệt riêng với ngành nhựa – là ngành có sự đòi hỏi cao về công nghệ sản xuất – thì đây là một bất lợi lớn của công ty so với các đối thủ khác.
c Đặc điểm nguồn vốn
Bảng 2.7: Nguồn vốn của công ty từ năm 2008 – 2010
Trang 39Qua bảng trên ta có thể thấy nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm So với thời điểm mới niêm yết đến nay nguồn vốn của công ty đã tăng lên xấp xỉ gấp 3 lần cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất hàng năm.
Điều đáng chú ý trong cơ cấu nguồn vốn đó là tỷ suất tự tài trợ (tỷ trọng VCS/Tổng TS hay tỷ trọng VCS/Tổng NV) của công ty rất cao Trong năm 2008, với việc phát hành thêm cổ phiếu và nhận thêm vốn góp từ chủ sở hữu (hơn 8 tỷ) đã đẩy tỷ suất tự tài trợ của công ty lên đến 88,14% Do nhu cầu mở rộng kinh doanh nên trong 2 năm tiếp theo công ty tiếp tục tăng vốn bằng cách gia tăng lợi nhuận giữ lại và vay nợ bên ngoài Nhưng tốc độ tăng VCSH do tăng lợi nhuận giữ lại nhỏ hơn tốc độ tăng nợ vay bên ngoài nên tỷ suất tự tài trợ của công ty có giảm xuống Dẫu vậy, chỉ tiêu này năm 2010 vẫn lớn hơn 70%, hay nói cách khác nguồn vốn của công ty vẫn chủ yếu được hình thành từ VCSH, tỷ lệ vay nợ bên ngoài thấp Điều này cho thấy tính tự chủ về tài chính của công ty rất lớn, công ty ít chịu sức ép từ các chủ nợ và có điều kiện tốt để huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, nguồn lực của công ty nhìn chung khá ổn định, từ lực lượng lao động cho đến cơ sở vật chất kỹ thuật và cả nguồn vốn – sự biến động qua các năm là không quá lớn Điều này góp phần tạo nên sự ổn định trong bộ mặt chung của công ty, nhưng chính nó cũng có thể làm hạn chế năng lực sản xuất của công ty, nhất là khi cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng trở nên lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất mà thị trường đòi hỏi.
2.1.5 Tình hình kinh doanh của công ty
Lợi nhuận của công ty CP nhựa Đà Nẵng chủ yếu được tạo ra từ hoạt động sản xuất, còn từ các hoạt động khác là không đáng kể Đối với hoạt động tài chính, qua 3 năm liền công ty điều bị lỗ Tuy nhiên, việc lỗ ở đây không phải là do hoạt động đầu tư tài chính gây ra, mà là do công ty phải trả lãi vay cho ngân hàng hàng năm Tại đây, hoạt động đầu tư tài chính rất ít được quan tâm.
Do những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhựa cũng bị ảnh hưởng nên doanh thu BH&CCDV năm 2009 không tăng lên nhiều so với năm 2008 Nhưng trong năm 2009 đa số các chỉ tiêu sinh lời của công ty lại cao hơn hẳn năm 2008 và năm 2010 Điều này được giải thích bởi: cuối năm 2008, đầu
Trang 40năm 2009 giá dầu thô giảm kéo theo giá các nguyên vật liệu đầu vào của ngành nhựa như hạt nhựa PP, bột nhựa PVC… đều giảm mạnh Tận dụng cơ hội này, công ty đã nhập về một lượng lớn các nguyên vật liệu ở mức giá xuống đáy Nhờ vậy năm 2009 giá vốn hàng bán của công ty thấp hơn nhiều so với năm 2008 và lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng gần gấp đôi so với năm 2008 Bước sang năm 2010 khi nền kinh tế trong nước và
thế giới hồi phục trở lại, doanh thu BH&CCDV tăng hơn 30% so với năm 2009.
Trong năm này các khoản chi phí cũng đồng loạt tăng lên nên tỷ suất lợi nhuận kế toán
trước thuế của công ty vẫn không cao hơn năm 2009, còn lợi nhuận tính ở số tuyệt đốichỉ tăng lên 6,7% so với năm 2009
Mặc dù không lượng hóa được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tác động đến lợi nhuận của công ty, nhưng chắc chắn rằng nếu không có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tăng lên qua các năm, vì đó là xu hướng phát triển chung của toàn ngành Khi chỉ số chất dẻo bình quân trên đầu người trong nước còn thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới, thì tăng trưởng của ngành nhựa mỗi năm đều ở mức cao (15 – 20%), cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (5 – 7%) Công ty CP nhựa Đà Nẵng nằm trong phân ngành nhựa xây dựng – một phân ngành chủ chốt – và lại là doanh nghiệp dẫn đầu ở khu vực miền Trung Tây Nguyên thì tất yếu cũng sẽ nằm trong xu hướng ấy, trừ phi có những biến động bất thường xãy ra.
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động kinh doanh (2008 – 2010)
Doanh thu BH&CCDV71.152.187.597 71.473.927.958 92.641.156.301
Doanh thu thuần BH&CCDV 71.152.187.597 71.473.927.958 92.641.156.301
Giá vốn hàng bán60.671.309.757 55.655.508.303 74.740.012.662
Lợi nhuận gộp BH&CCDV 10.480.877.840 15.818.419.655 17.901.143.639 Doanh thu hoạt động tài chính 286.942.826 952.452.456 210.171.330
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.437.738.517 3.375.953.423 3.614.791.787 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 3.897.525.236 7.567.028.301 7.097.109.371
Lợi nhuận kế toán trước thuế3.897.525.2367.076.277.7297.547.227.553
Chi phí thuế TNDN hiện hành 365.808.321 545.691.981 1.088.382.085 Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.531.716.915 7.230.585.748 6.458.845.468