Vấn đề lương bổng và đãi ngộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp: Hiện trạng và giải pháp hoàn thiện
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ LƯƠNG BỔNG VÀ ĐÃI NGỘ 4
I KHÁI NIỆM BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG 4
1 Khái niệm 4
2 Bản chất của tiền lương 4
3 Vai trò của tiền lương 6
II CÁC KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐÃI NGỘ 8
1 Bảo hiểm xã hội 8
2 Bảo hiểm y tế 9
3 Kinh phí công đoàn 10
4 Các đãi ngộ khác 11
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG LƯƠNG BỔNG VÀ ĐÃI NGỘ CỦA CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP 11
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 11
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 11
2 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của công ty 12
3 Cơ cấu tổ chức của công ty 13
3 Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty 16
II THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG LƯƠNG BỔNG VÀ ĐÃI NGỘ TRONG CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP 17
1 Quy định tính trả lương của Công ty 17
1.1 Quy trình quản lý và phân phối tiền lương, thu nhập 17 2 Phương pháp xác định và phân phối tiền lương 21
2.1 Phương pháp xác định quỹ tiền lương: 21 2.2 Phương thức phân phối tiền lương: 22 3 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 23
4 Trích bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tại Công ty 27
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LƯƠNG BỔNG VÀ ĐÃI NGỘ TẠI CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP 31
Trang 2I ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VÀ HỆ
THỐNG LƯƠNG BỔNG, ĐÃI NGỘ 31
1 Điểm mạnh, điểm yếu 31
1.1 Điểm mạnh 31 1.2 Điểm yếu 32 2 Đánh giá chung 33
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP 33
1 Giải pháp 1: Trích trước tiền lương nghỉ phép của CBCNV 34
2 Giải pháp 2 : Áp dụng các phần mềm vi tính 35
3 Giải pháp 3 : Đa dang hình thức khen thưởng, khích lệ để thu hút, duy trì và đông viên nhân viên 35
4 Giải pháp 4 : Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc để thực hiện đãi ngộ một cách công bằng, hiệu quả 36
KẾT LUẬN 38
PHỤ LỤC 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thang lương 7 bậc 6
Bảng 2: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 16
Bảng 3: Bảng cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp 19
Bảng 4: Tình hình thực hiện số lao động 20
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty 15
Hình 2: Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương của Công ty 26
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất cứ xã hội nào đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường thìviệc sản xuất ra của cải vật chất cũng như việc tạo ra lợi nhuận bao giờcũng được ưu tiên số một Để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinhdoanh được trôi chảy thì yếu tố không thể tách rời là lao động con người,ngay cả khi xã hội có phát triển tân tiến đến đâu thì yếu tố con người vẫnluôn được xem trọng hàng đầu Các Doanh nghiệp muốn có được nhiều lợinhuận hơn thì buộc các doanh nghiệp đó phải tiết kiệm được chi phí, trong
đó chi phí về lương bổng và đãi ngộ cho nhân viên là một khoản phí đáng
kể, vậy làm thế nào để quản lý khoản chi phí này một cách hiệu quả là mộtvấn đề hết sức quan trong
Hiện nay việc quản lý việc trả công lao động đã khẳng định đượcvai trò thực sự của nó trong việc giúp cho tổ chức đạt được hiệu xuất cao,cũng như tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của mọi ngườilao động, nhằm thúc đẩy hoạt đông sản xuất cũng như mở rộng doanhnghiệp
Ngoài ra tiền lương cũng là vấn đề rất được nhà nước và xã hộiquan tâm bởi nó liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, mức sống trung bìnhcủa ngưới dân trong xã hội … Ngoài lương ra còn các khoản đãi ngộ khácnhư là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn đây cũng lànhững khoản phí rất có ý nghĩa với cả người lao động
Người lao động thì luôn muốn tiền công cao, trong khi các doanhnghiệp muốn giảm chi phí Do đó để dung hoà được mối quan hệ này thìvấn đề lương bổng và đãi ngộ là một phần không thể thiếu trong các doanhnghiệp Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp là một công
ty có bề dày kinh nghiệm trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh và
Trang 5quản lý lương bổng và đã ngộ một cáh hợp lý, đạt được mục tiêu cơ bản làtồn tại và phát triển.
Nhận thức được vấn để trên, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Giảngviên Cô Đặng Thị Lan và cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính và tổchức của CTCP Tư vấn và Đầu tư Mỏ và Công nghiệ- TKV, em đã mạnh
dạn đi sâu nghiên cứu chuyên đề “ Vấn đề lương bổng và đãi ngộ tại
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp: Hiện trạng và giải pháp hoàn thiện ”
2 Mục tiêu của đề tài
- Tổng kết những lý luận cơ bản về tiền công, tiền lương trongdoanh nghiệp trong môn quản trị nguồn nhân lực
- Đánh giá năng lực quản trị hệ thống tiền lương và đãi ngộ tạiCTCP Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp
- Đưa ra nhưng ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trịlương bổng và đãi ngộ cho phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại của côngty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là lương bổng và đãi ngộ tạiCTCP Tư Vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp trong giai đoạn 2006-2008
- Phạm vi nghiên cứu dựa trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh củacông ty năm 2008 và 2007 nhằm đưa ra những nhận xét về vấn đề lươngbổng và đãi ngộ
- Đãi ngộ là các khoản về vật chất tinh thần mà người lao động đượchưởng, gồm có mức lương, trợ cấp, phụ cấp… Nhưng do tiền lương là sốtiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo mộtđơn vị thời gian, nên em đã tách riêng ra để nghiên cứu hai phạm trù là tiềnlương và các khoản đãi ngộ khác ngoài lương như Bảo hiểm xã hội, Bảohiểm y tế, Kinh phí công đoàn,
Trang 64 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu dựa trên lý thuyết về quản trị nguồn nhân lực trongcông ty
- Thu thập, phân tích và đánh giá các kết quả đã thu thập được
- Phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp và so sánh
5 Bố cục của bài khóa luận
Trên cơ sở mục đích của đề tài, ngoài lời mở đầu, danh mục hình
và bảng biểu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, bài thu hoạch thực tậpgồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về lương bổng và đãi ngộ
Chương II: Thực trạng về hệ thống lương bổng và đãi ngộ của
CTCP Tư Vấn Đầu Tư Mỏ và Công Nghiệp
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hệ thống lương bổng và đãi ngộ
tại CTCP Tư Vấn Đầu Tư Mỏ và Công Nghiệp
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty, em xin trânthành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của nhân viên trong phòng Kế toán - Tàichính của Công ty đặc biệt là anh Lê Đức Tuấn phó phòng kế toán đã tậntình giúp đỡ Em cũng xin chân thành cảm ơn ThS, GVC Đặng Thị Lan,chủ nhiệm Bộ Môn Quản trị Nguồn Nhân lực, Khoa quản trị kinh doanh,người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài thực tập tốt nghiệp này.Trong thời gian ngắn tìm hiểu thực tế và học tập nên em khó tránh khỏinhững sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để
em có thể hoàn thiện hơn nữa bài tập của mình
Hà Nội ngày 30-4-2009 Sinh viên
Trịnh thị Luyến
Lớp A2 – QTKD - K44
Trang 7CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ LƯƠNG BỔNG VÀ ĐÃI
[1,tr.181]
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, làgiá cả của hàng hoá sức lao động Cần chú ý rằng, trong xã hội tư bản, tiềncông không phải là giá cả của lao động Cái mà nhà tư bản mua của côngnhân không phải là lao động mà là sức lao động Do đó, tiền công khôngphải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là giá trị hay giá cả của hànghoá sức lao động
Tiền công và tiền lương là hai khái niệm thường đươc sử dụng trongviệc tính toán để trà lương cho người lao động, Tiền công là một phạm trùrộng hơn tiền lương Trong thực tế tiền công thường dung để chỉ việc trảcông cho ngươi lao động nói chung còn tiền lương để chỉ việc trả công chonhững người lao động một cách cố định và thường xuyên
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có 3 yếu tố cơ bản
là lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Trong đó, lao động củacon người là yếu tố trung tâm, giữ vai trò quyết định trong quá trình kinhdoanh
2 Bản chất của tiền lương
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động.Đồng thời, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần
Trang 8hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đếnkết quả công việc của họ Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tốthúc đẩy năng suất lao động.
Nhận thức đúng đắn về bản chất tiền lương là cơ sở giúp nhà nướchoạch định các chính sách tiền lương một cách cụ thể và chặt chẽ nhằmphát huy cao nhất những khía cạnh của tiền lương
* Hệ thống thang bảng lương của nhà nước
- Hệ thống lương theo cấp bậc [1,tr.202]
Yếu tố thang lương: là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa
công nhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độlành nghề của họ
Bậc lương: là hệ số phân biệt trình độ lành nghề của công nhân viên
xếp từ thấp dến cao
Hệ số lương: là hệ số chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó
được trả lương cao hơn người lao động ở những công việc được xếp vàomức lương tối thiểu bao nhiểu là bao nhiêu lần
Mức lương : là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời
gian phù hợp với các bậc trong thang lương
Trang 9[Nguồn : tr.212, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân]
Mức lương tối thiểu
Theo Nghị định 33/2009/NĐ-CP, Ngày 6/4 Chính phủ đã ban hànhquy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là650.000 đồng/ tháng. [9]
Mức điều chỉnh tăng thêm 5% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xãhội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
3 Vai trò của tiền lương
Nguồn gốc của tiền lương là do lao động Tiền lương (hay tiền công)
là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo số lượng vàchất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắphao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh
Do vậy tiền lương có 5 vai trò:
* Tái sản xuất sức lao động: Với chức năng này tiền lương đảm bảo
duy trì năng lực làm việc của người lao động một cách có hiệu quả Ngoài
ra tiền lương còn giúp người lao động nâng cao tay nghề coi như tái sảnxuất sức lao động theo chiều sâu
Trang 10* Đòn bẩy kinh tế: Tiền lương là động lực thúc đẩy sự hăng say lao
động của người lao động Đây là mục tiêu của người công nhân nâng caochất lượng tay nghề, năng xuất lao động và hoạt động sản xuất cũng sẽphát triển theo Để chức năng này thực hiện tốt đòi hỏi phải quán triệtnguyên tắc phân phối theo lao động Tiền lương được trả căn cứ vào kếtqủa lao động
* Công cụ quản lý nhà nước: Các chủ doanh nghiệp luôn muốn
giảm tối đa chi phí sản xuất trong đó có chi phí tiền lương Do đó nhà nướcphải dựa vào chức năng này đẻ xây dựng cơ chế tiền lương phù hợp banhành nó như một văn bản pháp luật bắt chủ doanh nghiệp phải tuân theo
* Tiền lương có vai trò điều tiết lao động: Thông qua quy định bậc
lương, mức lương điều tiết phân phối lao động giữa các ngành, các vùngtạo ra cơ cấu lao động hợp lý phù hợp với kế hoạch phát triển của đấtnước Những ngành cần ưu tiên phát triển, những ngành có điều kiện làmviệc khó khăn mức lương sẽ cao còn riêng những ngành tư nhân nó đã cósức hút đối với lao động nhà nước để cho thị trường tự điều tiết
* Tiền lương là thước đo hao phí lao động xã hội: Theo chức năng
đó thì tiền lương là giá cả sức lao động nên thông qua tiền lương nhà nước
có thể xác định được mức hao phí lao động của cả xã hội
Ngoài ra tiền lương xây dựng ở góc độ người lao động dùng để táisản xuất sức lao động tiết kiệm dùng để đầu tư là một phần thu nhập cơbản quyết định trong đời sống người lao động đóng vai trò quan trọngtrong công việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình cũng như toàn xãhội Thu nhập tiền lương là một bộ phận tích luỹ cá nhân trang trải bù đắpcho người lao động trong thực tế tồn tại hai khái niệm tiền lương: Tiền
lương thực tế và tiền lương danh nghĩa [2]
Nhưng tất cả các chức năng trên của tiền lương đều gắn với kháiniệm tiền lương thực tế chứ không phải tiền lương danh nghĩa Bởi vì tiền
Trang 11lương danh nghĩa chỉ là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụnglao động trả cho người cung ứng sức lao động theo hợp đồng thoả thuậngiữa hai bên Tiền lương danh nghĩa không thể cho ta biết mức trả côngngười lao động là cao hay thấp Tiền lương thực tế mới là cái người laođộng quan tâm vì tiền lương thực tế quyết định khả năng tái sản xuất sứclao động và quyết định lợi ích cụ thể của người công nhân
Như vậy, tiến lương thực tế tỷ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa và
tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả Để đo tiền lương thực hiện các chức năngcủa mình Nhà nước phải quan tâm đến tiền lương thực tế bằng cáchthường xuyên điều chỉnh mức tiền lương danh nghĩa cho phù hợp với chỉ
số giá cả thị trường
II CÁC KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐÃI NGỘ
1 Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thaythế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thunhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức laođộng không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹtài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thuhợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao
động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội” [10]
* Quỹ BHXH :
- Quỹ bảo hiểm xã hội là khoản tiền được trích theo tỷ lệ quy địnhtrên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên của đơn vị đemphân phối lại cho công nhân viên nhằm giúp đỡ họ về vật chất cũng nhưtinh thần trong trường hợp hiểm nghèo như : ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng …
* Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
Trang 12Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thờigian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa
có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí vàchế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai,minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo cácquỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện
và bảo hiểm thất nghiệp
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện,bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội
2 Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) là khoản tiền được trích một tỷ lệ nhất địnhtrên tiền lương thực tế của doanh nghiệp nhằm chữa bệnh cho người laođộng khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động …
* Quỹ BHYT :
Quỹ BHYT dược hình thành bằng cách trích 3% trên số thu nhậptạm tính của người lao động Trong đó người sử dụng lao động phải chịu2% (khoản này tính vào chi phí kinh doanh ), 1% khấu trừ vào thu nhậpcủa người lao động
Trang 133 Kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ởcác cấp trên tổng tiền lương phải trả cho người lao động và người sử dụnglao động phải chịu (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh)
Thông thường khi xác định mức kinh phí công đoàn trong kỳ thì mộtnửa doanh nghiệp thì phải nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa thì được
sử dụng để chi tiêu cho công đoàn tại các đơn vị
- Sự hình thành quỹ: 2% của tổng số quỹ lương doanh nghiệp tríchcho kinh phí công đoàn được tính vào chi phí kinh doanh Tổng quỹ tiềnlương để làm căn cứ nộp kinh phí công đoàn là tổng quỹ lương thu trả chocán bộ công nhân viên trong đơn vị Tổng quỹ tiền lương thực trả bao gồmcác khoản sau:
+ Tiền lương trả theo sản phẩm, lương khoản cố định mức hoặc lươngthời gian theo hệ thống thang lương cấp bậc chức vụ Nhà nước ban hành
và áp dụng thống nhất trong cả nước
+ Tiền lương trả trong thời gian ngừng việc do khách quan
+ Tiền lương trả trong thời gian thực tập thử việc và thời gian được
cơ quan cử đi học theo chế độ đã quy định Trong doanh nghiệp tổ chứccông đoàn là một tổ chức rộng rãi của giai cấp công nhân Các phong tràocông đoàn ngày càng phát triển hình thức và nội dung của các cấp côngđoàn ngày càng phong phú thì đời sống vật chất và tinh thần của người laođộng chứng tỏ ngày càng cải thiện và nâng cao Vì vậy trích nộp kinh phícông đoan tạo nguồn quỹ là trách nhiện bắt buộc của các giám đốc doanhnghiệp
Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương doanh nghiệpcòn xây dựng chế độ tiền thưởng cho tập thể cá nhân có thành tích tronghoạt động sản xuất kinh doanh Tiền thưởng bao gồm thi đua (lấy từ quỹ
Trang 14khen thưởng) trong sản xuất kinh doanh, thưởng nâng cao chất lượng sảnphẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến (lấy từ quỹ tiềnlương).
4 Các đãi ngộ khác
Ngoài những khoản đãi ngộ tài chính của doanh nghiệp nhằm kíchthích người lao động thực hiện tốt hơn mức tiêu chuẩn thì còn có nhữngkhoản đãi ngộ phi tài chính khác nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất vàcác giá trị khác về tinh thần
Đãi ngộ phi tài chính gồm hai yếu tố thuộc nội dung công việc vàmôi trường làm việc
Nội dung công việc gồm : Sự phù hợp giữa trình độ chuyên mônkinh nghiệm và công việc đang thực hiện, công việc luôn mới mẻ hay luônlặp lại tạo cảm giác nhàm chán, mức độ hấp dẫn hay thách thức của côngviệc, cơ hội đề bạt thăng tiến
Môi trường làm việc: nơi làm viêc vệ sinh, an toàn, thoải mái luôntạo cảm giác yên tâm làm việc Ngoài ra có các chính sách linh hoạt hợp lý
và công bằng giữa các đồng nghiệp, thái độ của nhà quản lý đối với người
lao động [2]
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG LƯƠNG BỔNG
VÀ ĐÃI NGỘ CỦA CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG
NGHIỆP
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công
nghiệp - TKV
Tên giao dịch quốc tế: VINACOAL INVESTMENT CONSULTING JOINT
STOCK COMPANY, viết tắt là : VICC.,JSC.
Trang 15Địa chỉ: Số 565 đường Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Nam,
Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số: 0103011515 do Sở Kế
hoạch đầu tư Hà Nội cấp
Số điện thoại: (84-4) 8.544252 , (84-4) 8.544153, Fax: (84-4)8.543164
Email: kh-imcc@viettel.vn
2 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của công ty
Chức năng là tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ
Lĩnh vực kinh doanh:
Tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình mỏ, điện lực, công nghiệp,giao thông vận tải, bưu chính viễn thông Tư vấn đấu thầu; nghiên cứuđánh giá tác động môi trường
Khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình công nghiệp mỏ, địa chất, côngtrình giao thông, công trình hạ tầng
Thẩm định các dự án đầu tư ( chỉ thẩm định các thiết kế đã được Đăng
ký kinh doanh), thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các dự án đầu tư
Tư vấn xuất nhập khẩu thiết bị phụ tùng, nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụtùng phục vụ cho ngành mỏ và các ngành công nghiệp khác
Kinh doanh vật tư thiết bị ngành khai khoáng và các ngành công nghiệpkhác công nghiệp, nông nghiệp
Khai thác, chế biến, kinh doanh than và khoáng sản (trừ các loạikhoáng sản Nhà nước cấm)
Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và đào tạochuyển giao công nghệ ngành mỏ.Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, lắp đặtcác thiết bị và gia công cơ khí
Trang 16 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; Lữ hành nội địa, lữ hànhquốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinhdoanh quán Bar, phòng hát Karaoke, vũ trường)
Chế biến lâm sản và kinh doanh gỗ trụ mỏ (trừ lâm sản Nhà nước cấm)Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV có tiềnthân là Viện nghiên cứu thiết kế mỏ, được thành lập theo Quyết định số1139/BCNNg - KB2 ngày 22 tháng 9 năm 1965 của Bộ Công Nghiệp
3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV là mộtdoanh nghiệp Cổ phần có 50% vốn nhà nước Năm 2005 tổng số vốndoanh nghiệp hiện có là 1.980.000.000 ngàn đồng trong đó nhà nước cấp1.448.000.000 ngàn đồng, số còn lại là vốn doanh nghiệp tự bổ sung Kinhdoanh vật tư thiết bị ngành khai khoáng và các ngành công nghiệp kháctheo giấy phép đăng ký doanh số 0103011515, cấp ngày 28/03/2006
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu chứ năng [xem hình 1]
Trang 17 - Ban kiểm soát:
- Uỷ viên HĐQT kiêm Giám đốc Công ty
Để hiểu một cách tổng quát nhất về quy mô hoạt động của công ty,phân chia các phòng ban theo hoạt động chức năng dưới đây là sơ đồ tổng
quát về quy mô của công ty [xem hình 1]
Trang 18Hình 1 : Sơ đồ tổ chức của CTCP Tư Vấn Đầu Tư Mỏ và Công Nghiệp – TKV [6]
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÒNG
HẦM LÒ
PHÒNG
LỘ THIÊN
PHÒNG
CƠ TUYỂN
PHÒNG MẶT BẰNG
PHÒNG XÂY DỰNG
PHÒNG ĐIỆN
PHÒNG NHÀ MÁY ĐIỆN
PHÒNG KINH
TẾ MỎ
PHÒNG ĐỊA CHẤT MÔI
TRƯỜ NG
PHÒNG TIN HỌC
XÍ NGHIỆP THIẾT KẾ THAN HÒN
N GIAO CÔNG
NGHỆ
BAN ĐẠI DIỆN THIẾT KẾ VÀ
GIÁM SÁT
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN VĂN PHÒNG
Trang 193 Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty
Thông qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty từ năm 2006 đến
năm 2008 liên tục tăng đặc biệt là từ năm 2006 đến năm 2007 tăng mạnh mẽ về
tỉ trọng của doanh thu tăng 107,76% đây là một kết quả đáng khả quan Tuy từ
năm 2007 đến năm 2008 kết quả có tăng nhưng không mạnh mẽ như năm trước
nhưng tỉ trọng về doanh thu năm 2007 so với 2008 là 20,16% kết quả này cũng
rất dễ hiểu vì do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, nhưng
mức tăng trưởng doanh thu như vậy cũng rất đáng khích lệ
Qua 3 năm hiệu quả kinh doanh, sử dụng chi phí hợp lý của công ty nên
nhìn chung lợi nhuận và mức lương bình quân/ người/ tháng đều tăng qua các
năm, quỹ tiền lương và số lao đông cũng tăng theo từng năm Điều này chứng tỏ
trong 3 năm vừa qua công ty vẫn hoạt động ổn định [ xem bảng 2]
Doanh thu 58.239 120.999 145.395 62.760 107,76 24.396 20,16 Chi phí 55.878 117.945 140.947 62.067 111,08 23.002 19,5 Lợi nhuận trước thuế 2.361 3.054 4.448 0.693 29,35 1.394 45,64
Trang 20( Nguồn: Báo cáo tài chính-Phòng tài chính kế toán )
Trang 21II THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG LƯƠNG BỔNG VÀ ĐÃI NGỘ TRONGCTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP
1 Quy định tính trả lương của Công ty
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương khoán cho người laođộng, mục đích của việc áp dụng hình thức này là trả tiền lương theo đúng nănglực làm việc của mỗi người nhằm kích thích tăng năng suất và hiệu quả củangười lao động
1.1 Quy trình quản lý và phân phối tiền lương, thu nhập
* Quy trình quản lý tiền lương
Lương công trình, công việc: Sau khi HĐKT (hộiđồng kế toán) đã ký kết phòng Kế hoạch, cùng phòng kỹ thuật xác định tổng quỹlương công trình công việc, lương khoán cho CNĐA (chủ nhiệm đề án), CNĐT(chủ nhiệm đề tài) rồi chuyển cho phòng lao động tiền lương thảo quyết địnhkhoán lương sau đó chuyển cho Giám đốc ký quyết định trong đó phải ghi rõkinh phí, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm thực hiện, cơ chế thưởng phạt theotiến độ và chất lượng… Sau đó các CNĐA, CNĐT cùng phòng Kế hoạch, Kỹthuật, Lao động tiền lương và các phòng sản xuất tham gia công trình thoả thuận
tỉ lệ chia lương Hàng tháng, các CNĐA, CNĐT dự kiến tiền lương để đưa vào
kế hoạch giao cùng khối lượng công việc, cuối tháng nghiệm thu sản phẩm, phânchia tiền lương công trình cho các phòng sản xuất theo sản lượng thực hiện trongtháng Tổng hợp và làm quyết toán lương công trình với phòng lao động tiềnlương sau khi công trình kết thúc để phòng lao động tiền lương quản lý, theo dõiviệc chi trả lương cho các công trình theo nguyên tắc
Trang 22+ Tạm ứng lương hàng tháng theo sản lượng thực hiện Mức tạm ứnglương cho một công trình không vượt qúa 80% giá trị trong quyết định tạmkhoán lương khi công trình hoàn thành sản phẩm.
+ Sau khi thiết kế được duyệt, HĐKT được nghiệm thu thanh lý với kháchhàng quỹ lương công trình sẽ được xác định lại theo giá trị nghiệm thu và quyếttoán quỹ lương công trình, số kinh phí còn lại sẽ được trả tiếp vào các tháng tiếptheo
Để đảm bảo tiền lương được trả đúng đối tượng,khuyến khích người lao động Công ty qui định nguyên tắc phân phối lươngkhoán (lương mềm) đối với các phòng sản xuất như sau:
+ Không khoán trắng theo công trình, công việc, mọi CBCNV phải cótrách nhiệm đối với tất cả các công trình, công việc trong phòng
+ Tiền lương được trả theo mức độ đóng góp và khối lượng công việc đảmnhiệm và thực hiện tháng
+ Trưởng phòng trích đến 5% tổng số tiền lương khoán của phòng để trảlương quản lý chỉ đạo, kiểm tra trong phòng
+ Số còn lại được trích từ 20% 30% để trả lương điều hoà theo ngàycông làm việc và hệ số lương cấp bậc Phần còn lại chia theo mức độ đóng góp
và khối lượng hoàn thành
* Thanh quyết toán quỹ lương:
- Lương công trình: được quyết toán sau khi thiết kế được duyệt, HĐKTđược nghiệm thu thanh toán
- Các quỹ trong lương: cuối năm phòng lao động tiền lương căn cứ vào kết quảsản xuất kinh doanh, quỹ lương được quyết toán tổng kết việc sử dụng các quỹ trong