Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất - nhập khẩu tại Tổng công ty cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco
Trang 1Trong một thời gian dài, để phục vụ cho các mục tiêu vĩ mô, tỷ giá hối đoáiđược Nhà nước giữ ở mức ổn định tương đối, biến động tỷ giá không ảnh hưởng lớnđến kết quả sản xuất kinh doanh, khiến các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đếnrủi ro tỷ giá Để ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tếthế giới, nhiều chính sách đã được đề ra trong đó có việc Ngân hàng nhà nước liêntục nới rộng biên độ tỷ giá Cơ chế này cùng với sự biến động chung của kinh tếtoàn cầu đã khiến cho tỷ giá biến động tương đối trong khoảng vài năm gần đây Cơchế càng linh hoạt thì rủi ro tỷ giá càng lớn và hiện tại rủi ro tỷ giá đang được đánhgiá là một trong 5 áp lực chính mà doanh nghiệp phải đối mặt trong kinh doanh bêncạnh chính sách thuế, môi trường cạnh tranh, năng lực vốn, biến động thị trường Do
đó công tác quản lý rủi ro tỷ giá được đặt ra như là một nhu cầu cần thiết tất yếu đốivới các doanh nghiệp có hoạt động thu chi bằng ngoại tệ Chủ yếu là các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
Xuất phát từ thực tế trên và qua quá trình thực tập tại công ty, em chọn đề tài
Luận văn tốt nghiệp:“Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất - nhập khẩu tại Tổng công ty cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco”.
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty cổ phần đầu
tư và xuất nhập khẩu Foodinco, biến động tỷ giá (2008 -2010) nguy cơ rủi ro tỷ
Trang 2giá từ hoạt động xuất nhập khẩu Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro
tỷ giá của Tổng công ty
Từ đó, đứng dưới góc độ nhà quản lý doanh nghiệp, để nhận xét và đưa ranhững biện pháp, phương hướng nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro tỷ giá choTổng công ty trong thời gian tới Chứ không đi sâu vào vấn đề kĩ thuật, tính toán
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu:
- Báo cáo tài chính
- Kế hoạch kinh doanh tại phòng kinh doanh
- Các hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu 2008 -2010
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh, tài chính kế toán
Phạm vi nghiên cứu
Lĩnh vực hoạt động của Foodinco rất đa dạng: đầu tư, xây dựng, sản xuất,xuất nhập khẩu, Vì thế đề tài này chỉ giới hạn trong hoạt động xuất nhập khẩu củacông ty
Số liệu phân tích từ năm 2008 - 2010
Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này giúp cho bản thân em có thêm kiến thức về hoạt độngxuất nhập khẩu, rủi ro tỷ giá Có cơ hội so sánh, kiểm nghiệm những gì đã học.Đồng thời ứng dụng lý thuyết vào thực tế Mặt khác có thêm kinh nghiệm, kĩ năngkhi được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ phòng kinh doanh, tài chính kế toán
Bên cạnh đó, đề tài này có ý nghĩa thực tế cao, là tư liệu hữu ích đối với Tổng công ty cổ phần đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco trong giai đoạn hiện nay Khi tỷ
giá liên tục biến động thì quản lý rủi ro tỷ giá là vấn đề lớn mà công ty đang rất quantâm
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 8
1.1 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu 8
1.1.1 Rủi ro 8
1.1.2 Rủi ro tỷ giá 9
1.1.3 Rủi ro tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu 9
1.1.4 Rủi ro tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu 10
1.2 Tác động của rủi ro tỷ giá 11
1.2.1 Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11
1.2.2 Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp 14
1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá 16
1.3.1 Quản trị rủi ro 16
1.3.2 Nhận dạng rủi ro tỷ giá 16
1.3.3 Phân tích rủi ro tỷ giá 17
1.3.4 Đo lường rủi ro tỷ giá 17
1.3.5 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tỷ giá 17
1.3.5.1 Các biện pháp né tránh rủi ro tỷ giá 18
1.3.5.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất 20
1.3.5.3 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất 22
1.4 Vai trò của quản lý rủi ro tỷ giá 23
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU FOODINCO 24
2.1 Giới thiệu về tổng công ty cổ phần đầu tư & XNK Foodinco 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24
Trang 42.1.1.1 Lịch sử hình thành 24
2.1.1.2 Cổ đông chiến lược 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy 26
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 26
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 28
2.1.2.3 Đơn vị trực thuộc 29
2.1.3 Đặc điểm và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 30
2.1.3 1 Lĩnh vực kinh doanh 30
2.1.3.2 Các dự án lớn 30
2.1.3.3 Hệ thống kho bãi 31
2.1.3.4 Thị trường và thị phần 32
2.1.4 Đánh giá tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 33
2.1.4.1 Cơ cấu tài sản 33
2.1.4.2 Cơ cấu nguồn vốn 33
2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 35
2.1.4.4 Cơ cấu doanh thu 37
2.2 Hoạt động xuất nhập khẩu tại Foodinco 38
2.2.1 Hoạt động nhập khẩu 38
2.2.1.1 Cơ cấu thị trường nhập khẩu 38
2.2.1.2 Mặt hàng nhập khẩu 40
2.2.2 Hoạt động xuất khẩu 41
2.2.2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu 41
2.2.2.2 Mặt hàng hàng xuất khẩu 42
2.3 Hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá 44
2.3.1 Nguy cơ rủi ro tỷ giá 44
2.3.2 Biến động tỷ giá 2008 – 2010 45
2.3.2.1 Năm 2008 45
2.3.2.2 Năm 2009 47
2.3.2.3 Năm 2010 49
2.3.3 Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá 50
2.3.3.1 Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá 50
2.3.3.2 Sử dụng các hợp đồng tín dụng 53
2.3.4 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý rủi ro tỷ giá tại Foodinco 56
Trang 5CHƯƠNG III:MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG XNK TẠI TỔNG
CÔNG TYCỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XNK FOODINCO 58
3.1 Nguy cơ rủi ro tỷ giá mà Foodinco phải đối mặt 58
3.1.1 Phương hướng hoạt động xuất nhập khẩu 58
3.1.2 Xu thế biến động của tỷ giá USD/VND 59
3.2 Quản lý rủi ro tỷ giá – Nhận thức vấn đề 61
3.2.1 Thái độ với rủi ro 61
3.2.2 Đánh giá hiệu quả và kiểm soát 62
3.3 Một số công cụ quản lý rủi ro tỷ giá tại Tổng công ty – Giải pháp về mặt thực tiễn 63 3.3.1 Dự đoán tỷ giá 63
3.3.2 Lựa chọn ngoại tệ thanh toán 63
3.3.3 Lựa chọn các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ 63
3.4 Giải pháp về con người và tổ chức 65
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Hệ thống kho bãi 32
Bảng 2.2: Tình hình tài sản công ty 2008- 2010 33
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn ( 2008 – 2010) 33
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh 2008- 2010 35
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu 2008- 2010 37
Bảng 2.6: Thị trường và kim ngạch nhập khẩu 2008- 2010 39
Bảng 2.7: Mặt hàng nhập khẩu 2008 – 2010 41
Bảng 2.8: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu 2008- 2010 42
Bảng 2.9: Mặt hàng xuất khẩu 43
Bảng 2 10: Ngoại tệ sử dụng trong thanh toán 44
Biểu đồ 2.1: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 -2010 45
Biểu đồ 2.2: Tỷ giá USD/VND 2008 45
Biểu đồ 2.3: Tỷ giá USD/VND 2009 47
Biểu đồ 2.4: Tỷ giá USD/VND 2010 49
Bảng 2.11 : Quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá 51
Bảng 2.12 : Giá trị USD được bảo hiểm thông qua hợp đồng XNK song hành 55
Bảng 3.1: Kế hoạch Xuất nhập khẩu 2011-2013 58
Trang 8CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI
RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
Chương này đưa ra cái nhìn tổng quát về rủi ro tỷ giá và quản lý rủi ro tỷ giá Những lý thuyết được đưa ra ở trên là nền móng cho việc nghiên cứu thực tế phòng ngừa rủi ro tỷ giá của đơn vị thực tập Đồng thời đưa ra những ý kiến phù hợp cho vấn đề quản lý rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
1.1 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.1 Rủi ro
Cho đến nay vẫn chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trườngphái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau Nhữngđịnh nghĩa này rất đa dạng phong phú nhưng tóm lại có thể chia thành hai trườngphái chính
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là sự không may mắn, sự tổn thất mấtmát, nguy hiểm Nó được xem là điều không tốt, bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất
về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến Rủi ro cònđược hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sảnxuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanhnghiệp Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguyhiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn
có thể xảy ra cho con người
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừamang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thấtmất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa,hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp chotương lai
Có nhiều cách để phân loại rủi ro Tuy nhiên, nhìn chung, rủi ro được phânlàm 8 dạng như sau:
Trang 9Rủi ro do môi trường thiên nhiên.
Rủi ro do môi trường văn hóa
Rủi ro do môi trường xã hội
Rủi ro do môi trường chính trị
Rủi ro do môi trường luật pháp
Rủi ro do môi trường kinh tế
Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức
Rủi ro do nhận thức của con người
Trong giới hạn của đề tài này chỉ đề cập đến rủi ro kinh tế Một môi trườngkinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường,cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm (thật và giả),độc quyền không kiểm soát được, cạnh tranh công bằng chỉ nằm trên giấy được coi
là những rủi ro lớn cho các doanh nghiệp Đặc biệt, rủi ro tỷ giá là vấn đề lớn đối vớicác doanh nghiệp XNK
1.1.2 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đếngiá trị kỳ vọng trong tương lai Rủi ro này có thể phát sinh trong nhiều hoạt độngkhác nhau của ngân hàng cũng như của DN Mọi hoạt động mà dòng tiền thu vàophát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi dòng tiền chi ra lại phát sinh bằng mộtloại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập là loại rủi ro thường xuyên gặp phải
và đáng lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK mạnh Sự thay đổi
tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chingoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động XNK bị ảnh hưởng đáng kể,thậm chí bị đảo lộn
1.1.3 Rủi ro tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu
Trong hoạt động xuất khẩu, vì lý do cạnh tranh và nhiều lý do khác khiến DNthường xuyên bán hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định Ở thời điểm
ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết Nhưng đến thời điểm thanh
Trang 10toán, tỷ giá như thế nào DN chưa biết Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra Chính sựchưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá Ví dụ dưới đây minh họa cách nhậndạng rủi ro tỷ giá khi DN ký kết một hợp đồng xuất khẩu.
Ví dụ :
Giả sử ngày 04/08 công ty Sagonimex thương lượng ký kết hợp đồng xuấtkhẩu trị giá 200.000USD Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 3 tháng sau kể từ ngày kýhợp đồng Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 16.850 trong khi
tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết vì chưa đến hạn khiến cho hợp đồng xuấtkhẩu của Sagonimex chứa đựng rủi ro tỷ giá
- Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên giá so với VND thì bên cạnh lợinhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại, công ty kiếm thêm được khoản lợi nhuậntăng thêm do USD lên giá (khi tỷ giá USD/ VND lớn hơn 16.850)
- Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì doanhthu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng xuất khẩu trên giảm đi Sự sụt giảm này làmcho lợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng xuất khẩu giảm đi, nghiêm trọng hơn có thểkhiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu như sự sụt giá USD quá mạnh Chẳng hạn, vàongày thanh toán nếu USD/VND = 16.500 thì cứ mỗi USD xuất khẩu công ty tổn thất350VND do USD xuống giá Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000USD, công ty bị thiệthại 350x200.000 = 70.000.000 VND Do đó, sự thiệt hại có thể lớn hơn khi tỷ giágiảm mạnh hơn
1.1.4 Rủi ro tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu
Trong hoạt động NK, vì lý do thiếu hụt vốn và nhiều lý do khác khiến DNthường xuyên NK hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định Ở thời điểm
ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết Nhưng đến thời điểm thanhtoán, tỷ giá như thế nào DN chưa biết Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra Chính sựchưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá Ví dụ dưới đây minh họa cách nhậndạng rủi ro tỷ giá khi DN ký kết một hợp đồng NK
Ví dụ :
Trang 11Giả sử ngày 04/08 công ty Cholonimex đang thương lượng ký kết hợp đồng
NK trị giá 200.000USD Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 6 tháng sau kể từ ngày kýhợp đồng Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 16.850 trong khi
tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VNDvào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng NK của Cholonimex chứa đựng rủi ro
tỷ giá
- Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận
do hoạt động NK đem lại, công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm
do USD xuống giá so với VND làm cho chi phí NK giảm tương đối
- Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD lên giá so với VND thì chi phí NK
kỳ vọng bằng VND của hợp đồng NK trên tăng lên Sự gia tăng chi phí này làm cholợi nhuận kỳ vọng từ hợp đồng NK giảm đi thậm chí khiến cho hợp đồng có thể trởnên lỗ nếu như sự lên giá USD quá mạnh Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếuUSD/VND = 17.050 thì cứ mỗi USD NK làm cho chi phí gia tăng 200VND so tỷgiá lúc thương lượng hợp đồng Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000USD, công ty bịthiệt hại 200 x 200.000 = 40.000.000 VND
Tóm lại: Xét trên 1 hợp đồng, sự rủi ro mà cụ thể ở đây là thiệt hại có thể
chấp nhận được, bởi con số này không lớn Nhưng xét trong toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có đến hàng trăm hợp đồng như vậy hoặc có những hợp đồng có giá trị lớn hơn thì thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều Như thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, thậm chí đảo ngược kết quả kinh doanh (doanh nghiệp có thể bị lỗ).
1.2 Tác động của rủi ro tỷ giá
Nhìn chung, rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN XNK; thểhiện ở các khía cạnh sau:
1.2.1 Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Sức cạnh tranh của DN tập trung ở khả năng quyết định giá cả của DN so vớiđối thủ trên thị trường Hoạt động trong môi trường rủi ro tỷ giá biến động, DN luônphải đối phó với tổn thất ngoại hối, bằng cách nâng giá bán để trang trải tổn thất nếu
Trang 12xảy ra Điều này làm cho giá cả của DN trở nên kém hấp dẫn và khả năng cạnh tranhcủa DN giảm sút Rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động của DN có thể gây ra baloại tổn thất ngoại hối.
Trang 13 Tổn thất giao dịch
Tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu hoặc phải trả bằng
ngoại tệ Hoạt động XNK và hoạt động tín dụng là những dạng điển hình của tổn thấtgiao dịch Có thể chia thành tổn thất giao dịch các khoản phải thu ngoại tệ và tổn thấtgiao dịch các khoản phải trả ngoại tệ
Tổn thất các khoản phải thu ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trị qui ra
nội tệ thu về sụt giảm do ngoại tệ xuống giá so với nội tệ Tổn thất các khoản phảithu có thể phát sinh từ những hoạt động sau đây:
- Hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ
- Cho vay ngoại tệ
- Thu đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ về từ nước ngoài
- Thu lãi vay bằng ngoại tệ
- Nhận cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ
Tổn thất các khoản phải trả ngoại tệ là tổn thất phát sinh khi giá trị qui ra
nội tệ chi ra tăng lên do ngoại tệ lên giá so với nội tệ Có thể phát sinh từ những hoạtđộng sau đây:
- Hoạt động nhập khẩu phải chi trả bằng ngoại tệ
- Trả nợ vay ngoại tệ
- Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ
- Trả lãi vay bằng ngoại tệ
- Trả cổ tức đầu tư bằng ngoại tệ
Tổn thất giao dịch ngoại hối lớn hay nhỏ tùy thuộc vào hai biến:
(1): Giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ
(2): Mức độ thay đổi tỷ giá
Trang 14Thì ta có hàm tổn thất giao dịch ngoại hối như sau: ∆V = V ∆S Đây là hàm bậc nhất
có dạng y = ax trong đó V chính là hệ số góc, dùng để đo lường mức độ tổn tất giaodịch ngoại hối
Tổn thất kinh tế
Tổn thất kinh tế là tổn thất phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnh hưởngđến dòng tiền quy ra nội tệ hoặc ngoại tệ của DN Tổn thất kinh tế xảy ra tương tựnhư tổn thất giao dịch, chỉ khác biệt ở chỗ nó là những khoản tổn thất không xuấtphát từ các khoản phải thu hoặc phải trả có hợp đồng rõ ràng mà từ dòng tiền hoạtđộng của DN Chẳng hạn, sự lên giá của nội tệ làm sụt giảm doanh thu xuất khẩu của
DN, do hàng xuất khẩu bây giờ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nướcngoài Hoặc giả, chi phí đầu vào của DN gia tăng do ngoại tệ lên giá so với nội tệ khiđại đa số nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất từ nguồn NK Tổn thất kinh tế nóichung liên quan đến vị thế cạnh tranh tương đối của DN, theo đó do ảnh hưởng củabiến động tỷ giá khiến cho khả năng cạnh tranh của DN giảm sút và làm ảnh hưởngđến dòng tiền hoạt động nói chung của DN Không giống như tổn thất giao dịch, tổnthất kinh tế thường không thể kế hoạch hoá hay dự báo chính xác được
Với hàm số xác định tổn thất giao dịch ngoại hối, ta thấy rằng: đối với tổnthất giao dịch thì V là hằng số đã được cam kết trong hợp đồng, trong khi đối với tổnthất kinh tế thì V thay đổi, tùy theo dòng tiền hoạt động của DN Do đó, tổn thất kinh
tế có thể xác định theo công thức sau: ∆V = CFt ∆St Trong đó:
∆V là tổn thất ngoại hối kinh tế
CFt là dòng tiền của doanh nghiệp ở thời điểm t
∆St là mức độ thay đổi tỷ giá, ∆St = St – S0, trong đó St, S0 lần lượt là tỷ giá ởthời điểm t và thời điểm gốc
Tổn thất kinh tế khó xác định và ước lượng hơn tổn thất giao dịch, do nó phụthuộc vào cả hai biến cùng thay đổi là CFt và ∆St
Tổn thất chuyển đổi
Tổn thất chuyển đổi là tổn thất phát sinh do thay đổi tỷ giá khi sáp nhập và
chuyển đổi tài sản, nợ, lợi nhuận ròng và các khoản mục khác của các báo cáo tài
Trang 15chính từ đơn vị tính toán ngoại tệ sang đơn vị nội tệ Về kinh tế, giá trị của DN hoàntoàn giống nhau ở hai quốc gia Nhưng khi chuyển đổi, do tác động của sự thay đổi
tỷ giá, nên giá trị DN có thể khác nhau Tuy nhiên, loại tổn thất này ít khi phát sinhtrong hoạt động của DN Việt Nam
Tóm lại, rủi ro tỷ giá là rủi ro do sự thay đổi của tỷ giá có thể gây ra tổn thấtcho DN Ba loại tổn thất trên gắn liền với hoạt động của DN Ngoài những tổn thấtnày, rủi ro tỷ giá còn gây ra sự bất ổn cho hoạt động của DN Từ đó, tác động chungđến rủi ro của DN và làm cho giá trị DN sụt giảm
1.2.2 Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp
Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp
Rủi ro tỷ giá tác động đến việc hoạch định tài chính DN thường thấy trong khiphân tích và xem xét dự án đầu tư mà dòng tiền trong tương lai chịu ảnh hưởng bởi
sự biến động của tỷ giá ngoại hối trong tương lai Chẳng hạn, chúng ta xem xét quyếtđịnh có đầu tư hay không vào một dự án mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu Một trongnhững chỉ tiêu đánh giá xem có nên đầu tư hay không vào dự án này là giá trị hiện tạiròng NPV Công thức chung để tính NPV như sau:
CFt là dòng tiền ròng ở thời điểm t
WACC là chi phí huy động vốn trung bình
n là số năm hoạt động của dự án
Dòng tiền ròng kỳ vọng được xác định từ doanh thu và chi phí Doanh thuxuất khẩu chịu tác động của tỷ giá hối đoái Do đó, dòng tiền ròng CFt phục thuộcvào tỷ giá Tỷ giá thay đổi làm thay đổi dòng tiền ròng từ đó làm ảnh hưởng đếnNPV và ảnh hưởng đến việc hoạch định đầu tư vốn của DN
Trang 16 Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp
Rủi ro tỷ giá mang đến sự tổn thất cho DN Tác động đến khả năng chịu đựngtài chính của DN Sự chịu đựng tài chính của DN được xác định và đo lường bởi sự
tự chủ về tài chính Sự tự chủ tài chính được xác định bởi tỷ số vốn chủ sở hữu trên
nợ hoặc trên tổng tài sản Khi có rủi ro tỷ giá, DN đối mặt với tổn thất làm cho giá trịphần vốn chủ sở hữu trở nên bất ổn và có nguy cơ sụt giảm khiến cho tỷ số chủ động
về tài chính giảm theo Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các DN vừa và nhỏ.Đôi khi sự tổn thất ngoại hối nếu quá nghiêm trọng có thể làm điêu đứng DN
Tác động đến giá trị doanh nghiệp
Giá trị DN được đo lường bởi giá trị thị trường Đối với các công ty cổ phầnniêm yết hoặc chưa niêm yết, giá trị thị trường của DN phản ảnh bởi giá trị của cổphiếu trên thị trường Những DN có hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyênchịu tác động của rủi ro tỷ giá thì giá trị của DN cũng bị ảnh hưởng bởi sự biến độngcủa tỷ giá Bởi sự biến động của tỷ giá có tác động làm thay đổi dòng tiền kỳ vọngcủa DN Qua đó, làm thay đổi giá trị DN Giá trị của DN được xác định bằng hiệngiá dòng tiền ròng kỳ vọng của DN, theo công thức như sau:
CFt là dòng tiền kỳ vọng của doanh nghiệp
r là suất chiết khấu thích hợp dùng để xác định hiện giá của dòng tiền kỳ vọng Suất chiết khấu r phản ánh rủi ro trong hoạt động của DN Do rủi ro tỷ giá,
dòng tiền của DN trở nên bất ổn Để phản ứng lại sự bất ổn này nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán phải tăng suất chiết khấu r khiến cho giá trị DN giảm.
Trang 17quy mô của doanh nghiệp và thiệt hại do biến động tỷ giá gây ra mà doanh nghiệp
có những quyết định Quản trị rủi ro phù hợp.
1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá
1.3.1 Quản trị rủi ro
Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro Có nhiều trườngphái nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản trị rủi
ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn trái ngược nhau Tuy nhiên quan điểm được
biết đến và chấp nhận nhiều nhất là quan điểm: “Quản trị rủi ro là tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”
Rủi ro tỷ giá đang được đánh giá là một trong 5 áp lực chính mà DN phải đốimặt trong kinh doanh bên cạnh chính sách thuế, môi trường cạnh tranh, năng lựcvốn, biến động thị trường Do đó quản trị rủi ro tỷ giá là vấn đề quan trọng đối với
các DN Quản trị rủi ro tỷ giá là xác định mức độ rủi ro do tỷ giá gây nên mà doanh nghiệp mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro mà doanh nghiệp đang phải chịu đựng và sử dụng các biện pháp để điều chỉnh mức độ rủi ro theo mong muốn (có thể chấp nhận và chịu đựng được) Quản trị rủi ro tỷ giá bao
gồm các nội dung: nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro, kiểm soát phòng ngừa rủi
ro, tài trợ rủi ro khi nó xảy ra
1.3.2 Nhận dạng rủi ro tỷ giá
Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro Nhận dạng rủi ro tỷ
giá là quá trình xác định liên tục và có hệ thống rủi ro trong hoạt động kinh doanhcủa DN Hoạt động nhận dạng nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro tỷgiá, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng của rủi ro tỷ giá và các loại tổn thất.Bao gồm các công việc: theo dõi các hợp đồng XNK; xem xét, nghiên cứu sự biếnđộng của tỷ giá để dự báo và đánh giá mức độ thiệt hại, phát hiện thêm những nguy
cơ rủi ro trong hoạt động của DN
Trang 181.3.3 Phân tích rủi ro tỷ giá
Đây là bước tiếp theo để xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro tỷgiá Trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa Đây là công việcphức tạp bởi vì không phải rủi ro tỷ giá chỉ là do một nguyên nhân gây ra mà donhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân trực tiếp như cung cầu ngoại tệ, lạmphát, lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế, Nguyên nhân gián tiếp như tâm lý, kìvọng của các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối
1.3.4 Đo lường rủi ro tỷ giá
Bởi vì rủi ro có nhiều loại nên một DN không thể nào cùng một lúc kiểmsoát, phòng ngừa tất cả rủi ro Do đó, cần phải phân loại rủi ro để biết được đối với
DN loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậuquả nghiêm trọng, loại nào gây ra hậu quả không nghiêm trọng… từ đó có biện phápquản trị rủi ro thích hợp Kế đó, xác định tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêmtrọng của rủi ro Tỷ giá đang được đánh giá là một trong 5 áp lực chính mà DN phảiđối mặt Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tỷ giá
1.3.5 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trìnhhoạt động… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnhhưởng không mong đợi từ rủi ro tỷ giá có thể đến với DN Các biện pháp cơ bản đểkiểm soát rủi ro bao gồm: Các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảmthiểu tổn thất, tài trợ rủi ro Trước khi đưa ra các biện pháp kiểm soát phòng ngừa rủi
ro tỷ giá, các DN luôn đánh giá sự biến động tỷ giá thông qua việc dự báo tỷ giá.Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng các chuyên giathường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá:
+ Phân tích cơ bản: là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu
các lý do hoặc nguyên nhân làm cho tỷ giá tăng lên hoặc giảm xuống Nó chú ý đếncác lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăngtrưởng kinh tế, XNK, đầu tư… Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị
dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường
Trang 19được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực Phần khó nhất của phương phápnày là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giáhiện hành Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là : Lý thuyết đồng giá sức mua(PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, môhình thị trường vốn,…
+ Phân tích kỹ thuật: là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá
khứ, tâm lý và quy luật xác suất Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá
và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của
tỉ giá trong tương lai Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanhchóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa Điềulưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nóphải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính.Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có thể sử dụngphân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuầnhoặc trong tháng Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lýthuyết Fibonacci, lý thuyết Elliott Wave… Trong phân tích kỹ thuật có các giả định:thị trường phản ứng trước mọi sự kiện xảy ra, giá cả biến động theo một khuynhhướng nhất định, sự biến động giá cả thường lập lại theo chu kỳ và có sự lập lại củagiá cả trong quá khứ vào tương lai
Mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng Vì vậy nhàquản lý phải linh hoạt sử dụng các công cụ này cộng với quyết định trực quan củamình để ra quyết định nhanh chóng và chính xác
1.3.5.1 Các biện pháp né tránh rủi ro tỷ giá
Là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổnthất, mất mát từ việc biến động tỷ giá Để né tránh rủi ro tỷ giá có thể sử dụng mộttrong hai biện pháp: chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra, né tránh bằng cáchloại bỏ những nguyên nhân gây ra
Trang 20 Áp dụng điều khoản giá linh hoạt
Việc áp dụng các điều khoản giá linh hoạt cho phép các DN XNK giảm thiểuphần nào những rủi ro do biến động tỷ giá gây ra Khi áp dụng điều khoản này, nhà
XK và NK chấp nhận điều chỉnh giá theo sự biến động tỷ giá của đồng tiền thanhtoán Do đó điều khoản này trong hợp đồng còn được gọi là điều kiện đảm bảo theogiá cả hàng hóa Theo đó, nếu tỷ giá của đồng tiền thanh toán tăng, giá hàng XNK sẽđược điều chỉnh giảm xuống Nếu tỷ giá của đồng tiền thanh toán giảm, giá sẽ đượcđiều chỉnh tăng Căn cứ để xác định sự tăng giảm tỷ giá của đồng tiền thanh toán dohai bên thỏa thuận, có thể là vàng, một đồng tiền khác tương đối ổn định, rổ tiền tệ…Khi quy định điều khoản này trong hợp đồng, các bên có thể đưa ra một mức giớihạn miễn trừ theo đó chỉ khi tỷ giá biến động quá mức đó mới thực hiện điều chỉnhgiá
Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro
Theo điều khoản này, khi ký hợp đồng ngoại thương, các bên cam kết vớinhau mỗi bên sẽ chịu một phần hậu quả của rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái gâynên trong khoản thời gian từ lúc ký hóa đơn cho đến lúc thanh toán Thường tỷ lệquy định là mỗi bên chịu 50% rủi ro, nhưng các bên có thể thương lượng áp dụngmột tỷ lệ khác Ngoài ra trong hợp đồng ngoại thương, các bên có thể quy địnhnhững điều khoản quyền chọn cho phép khi tỷ giá biến động tới một mức nào đó,trong những điều kiện nhất định, các bên có thể sử dụng một đồng tiền khác làmđồng tiền thanh toán thay cho đồng tiền đã quy định trong hợp đồng
Các kỹ thuật bảo hiểm hoạt động
DN có thể sử dụng các kỹ thuật hoạt động để bảo hiểm như ghi hóa đơn bằngbản tệ, áp dụng chiến lược lead/lag (đẩy mạnh việc thanh toán hay làm chậm quátrình thanh toán) và netting Ghi hóa đơn bằng bản tệ thì DN XK sẽ không phải gánhchịu rủi ro tỷ giá nữa nhưng không phải lúc nào DN cũng có thể thực hiện được điềunày do còn phụ thuộc vào người mua Nếu đồng tiền thanh toán đang bị xuống giá,
DN XK nên trì hoãn thanh toán (lag) còn DN NK nên đẩy nhanh thanh toán (lead) dohợp đồng đang bị mất giá Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán đang lên giá, DN XK
Trang 21nên đẩy nhanh thanh toán còn DN NK nên trì hoãn thanh toán Netting là biện pháp
mà DN thực hiện một giao dịch với trạng thái đối nghịch trạng thái ngoại tệ hiện tạicủa DN Mặc dù các kỹ thuật hoạt động đơn giản nhưng việc áp dụng các kỹ thuậtnày phụ thuộc rất nhiều vào tương quan giữa người mua và người bán do hệ quả củacác giải pháp này là đẩy rủi ro tỷ giá cho đối tác (trừ kỹ thuật netting)
Lựa chọn ngoại tệ thanh toán
Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hìnhkinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh vớimỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tươngđối ổn định sẽ giúp cho DN giảm thiểu tác động của biến thiên tỷ giá
Các DN cần thận trọng dự báo xu hướng giá của đồng tiền mình lựa chọn,nên đa dạng hóa các loại tiền thanh toán để giảm bớt rủi ro về tỷ giá Tuy nhiên để
có thể giành lợi thế trong đàm phán, ký kết hợp đồng (lựa chọn ngoại tệ) thì sứccạnh tranh hàng hóa của DN phải đủ lớn
1.3.5.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất
Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặcgiảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm:
Sử dụng thị trường tiền tệ
Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụngkết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịchvay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trảsao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá
Ví dụ: Ngày 15/07/2009 DN ký hợp đồng, thanh toán bằng USD, thời hạn sau
6 tháng (15/01/2010) Với dự báo là tỷ giá giảm tại thời điểm thanh toán, nên sẽ cólợi hơn khi bán USD ngay bây giờ DN tìm hiểu lãi suất thị trường rồi vay ngân hàngmột số tiền USD với thời hạn 6 tháng Số tiền vay bằng USD này được tính sao chokhi đáo hạn, tổng thanh toán cả nợ và lãi trả cho ngân hàng bằng giá trị hợp đồng đã
ký kết Số tiền này có thể được coi chính là doanh thu của DN DN chuyển toàn bộ
Trang 22số USD thành VND để sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc đơn giản là gửi ngânhàng lấy lãi suất tiết kiệm Khi kết thúc hợp đồng, tiền thu được sẽ dùng để trả chongân hàng
Như vậy bằng các giao dịch vay mượn và mua bán trên thị trường tiền tệ vàthị trường ngoại hối, DN biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợpđồng XK, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá Tuy nhiên, hiệu quả củacông cụ này phụ thuộc nhiều vào khả năng chi trả đúng hạn của khách hàng
Lựa chọn các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ
Ngoài ra DN còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân hàngcung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xẩy ra Lâu nay,theo xu hướng chung của thế giới, tất cả các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đềutriển khai các nghiệp vụ giao dịch hối đoái như:
+ Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán
một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanhtoán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo Giao dịch này phù hợp với các DN cónguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định
+ Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ
mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽđược thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai Khách hàng có thể xác định
tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá.Loại hình này thích hợp với các DN có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinhnghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày
+ Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một
lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạnthanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác địnhtại thời điểm ký hợp đồng Giao dịch này cho phép DN tận dụng lợi thế lãi suất củacác đồng tiền và quản lý hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ của mình
Trang 23+ Option (giao dịch quyền lựa chọn): Là giao dịch giữa bên mua quyền và
bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ muahoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảngthời gian thỏa thuận trước Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình,bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giáthỏa thuận trước Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phùhợp với DN có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có kinh nghiệm theo dõi biến động
tỷ giá ngoại tệ hàng ngày Đây được coi là công cụ hiệu quả nhất và được sử dụngkhá phổ biến trên thế giới
1.3.5.3 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất
Đây là biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại,
bao gồm: cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, chuyển nợ, xây dựng và thực hiệncác kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng, phân tán rủi ro
Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hànhsong hành cùng một lúc cả hai hợp đồng XK và NK có giá trị và thời hạn tươngđương nhau Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì DN sẽ sử dụng phầnlãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng XK để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giácủa hợp động NK Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì DN sẽ sử dụngphần lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng NK để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giácủa hợp đồng XK Kết quả là dù USD lên giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn đượctrung hoà
Cách này đơn giản, hữu hiệu, dễ thực hiện và ít tốn kém nếu như DN có thểhoạt động đa dạng hoá cả XK và NK Tuy nhiên, vấn đề của phương pháp này làkhả năng có thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trịtương đương nhau hay không
Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biếnđộng tỷ giá thuận lợi DN sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi
Trang 24ro tỷ giá Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến DN bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này
để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh
Cách này cũng khá đơn giản và chẳng tốn kém chi phí khi thực hiện Vấn đề
là thủ tục kế toán và công tác quản lý quỹ dự phòng sao cho quỹ này không bi lạmdụng vào việc khác
1.4 Vai trò của quản lý rủi ro tỷ giá
Quản lý rủi ro tỷ giá có vai trò vô cùng quan trọng vì nó trực tiếp ảnh hườngđến lợi nhuận của DN Nếu DN có những chương trình quản lý rủi ro tỷ giá phù hợp,
nó sẽ bảo vệ và đóng góp những giá trị gia tăng cho DN thông qua việc hạn chếnhững tổn thất DN có thể gặp phải Ngoài ra, có chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá
sẽ giúp DN thực hiện những kế hoạch trong tương lai có tính nhất quán và kiểm soát,góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong DN và trên hết là gópphần tối đa hóa giá
trị DN Cụ thể vai trò của quản lý rủi ro tỷ giá trong DN thể hiện ở những khía cạnhsau:
- Tính cạnh tranh về giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà DN cung ứng, sản xuất
ra được duy trì và cải thiện trên thị trường nhất là các hàng hóa XKvà các sản phẩm
NK hoặc có nguồn gốc từ nguyên vật liệu NK
- Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận được duy trì và đáp ứng đúng mục tiêu đề
ra từ đó có tác động tốt đên tâm lý của nhà đầu tư Đồng thời từ việc doanh thu, lợinhuận ít bị ảnh hưởng từ biến động của rủi ro tỷ giá sẽ khiến cho giá trị của cổ phiếucủa các DN cổ phần được duy trì và tăng cao làm tăng giá trị thị trường của DN.Điều này còn có lợi cho DN trong việc huy động các nguồn vốn với chi phí thấp từ
đó sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn
- Giúp DN có thể dễ dàng hoạch định các chính sách tài trợ và đầu tư, từ đótận dụng được các cơ hội tốt cho việc đầu tư và sản xuất và kinh doanh
- Việc quản lý tốt rủi ro tỷ giá ngoài ra còn giúp DN có thể tận dụng đượcnhững biến động có lợi của tỷ giá trên thị trường
- Giúp DN có thể dễ dàng họach định chiến lược phát triển trong tương laisang các thị trường quốc tế
Trang 25CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU FOODINCO 2.1 Giới thiệu về tổng công ty cổ phần đầu tư & XNK Foodinco
Tên công ty : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK FOODINCOTên viết tắt : FOODINCO GROUP
Tên gọi quốc tế : FOODINCO INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK GROUP
Tổng giám đốc : Nguyễn Tuấn Hải
Địa chỉ : 58 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Trang 26Công ty Cổ phần Lương thực và Công Nghệ Thực Phẩm - tên viết tắt tiếngAnh là FOODINCO hình thành từ tiền thân là Công ty lương thực cấp I Nam Khu
IV (được nhà nước quyết định thành lập ngày 21/8/1973); là bộ phận trực thuộc Bộlương thực và thực phẩm Địa bàn hoạt động của Công ty: từ Nghệ An đến BắcQuảng Trị, tiếp giáp với chiến trường Miền Nam Quá trình hoạt động kinh doanhcủa Công ty trải qua các giai đoạn sau:
Từ năm 1973 - 1975 với tên gọi Công ty Lương thực cấp I Nam Khu IV;nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận bảo quản, vận chuyển và quản lý lương thực để cungcấp cho chiến trường B, C và phục vụ hậu cần cho quân đội từ hậu cứ ở các tỉnhNghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh, Bắc Quảng Trị góp phần chi viện chomiền Nam Cho đến ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng Công ty đã đưa6.500.000 tấn lương thực từ hậu phương ra chiến trường
Từ năm 1976-1982: Đổi tên thành Công ty lương thực cấp I Đà Nẵng để đápứng yêu cầu và nhiệm vụ mới trong giai đoạn khôi phục đất nước sau chiến tranh
Từ năm 1983-1989: Đổi tên thành Công ty lương thực Miền Trung Tập trungvào hoạt động sản xuất chế biến lương thực, xay xát chế biến phục vụ chăn nuôi vàcác ngành công nghiệp khác Năm 1987 Công ty trực thuộc Bộ Nông Nghiệp.Nhiệm vụ của Công ty chuyển từ điều hành, phân phối lương thực sang huy độnggiao nộp sản phẩm cho trung ương về thuế nông nghiệp, đạt quan hệ mua bán sảnphẩm lương thực hàng hoá với các hợp tác xã theo giá thoả thuận
Từ năm 1990 - 1996 Có tên gọi là Công ty lương thực Trung Ương III Vàhoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
Năm 1996: Trở thành doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Lương thựcMiền Nam Đổi tên là Công ty Lương thực và Công nghiệp Thực phẩm
Ngày 09/12/2004 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT có quyết định4448/QĐ-BNN/TCCB về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương thực
và CNTP thành Công ty cổ phần Ngày 26/03/2005 Công ty cổ phần lương thực vàCNTP FOODINCO đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thành lập và chính thức đivào hoạt động từ ngày 01/04/2005
Trang 27Căn cứ Nghị quyết số: 40 NQ-ĐHĐCĐ của Đại Hội đồng cổ đông Công ty
cổ phần Lương thực và Công nghiệp thực phẩm ngày 28/09/2007 V/v chuyển đổi
Công ty Cổ phần Lương thực và Công nghiệp thực phẩm FOODINCO thành Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu FOODINCO
2.1.1.2 Cổ đông chiến lược
Kể từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần (09/2007) Mức độ vốn chủ sởhữu tăng mạnh Cổ phần của Foodinco được sở hữu lâu dài bởi các cổ đông lớn:
Tổng công ty lương thực Miền Nam (VINAFOOD II) Hằng năm xuất khẩuhàng triệu tấn lương thực với kim ngạch gần 1 tỷ USD, tiềm lực tài chính lớn mạnh
Tập đoàn ALPHANAM là 1 trong những doanh nghiệp lớn của Việt Nam
Có tiềm năng tài chính, kinh nghiệm trong đầu tư tài chính, chứng khoán, sản xuấtkinh doanh sơn, cầu thang máy, bao bì
Công ty quản lý vốn East Wing, HongKong, có tiềm lực tài chính và kinhnghiệm trong việc đầu tư tài chính, chứng khoán và bất động sản
Công ty quản lý vốn East Wing, Nhật Bản, có tiềm lực tài chính và kinhnghiệm trong việc đầu tư tài chính, chứng khoán và bất động sản
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
Trang 28CTY TNHH
1 CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM FOODINCO
CHI NHÁNH
&
V/P ĐẠI DIỆN
1 Công ty Foodinco- savannakhét - Lào
BAN KIỂM SOÁT
2 Xây lắp &
TM C.M.S
3 Đầu tư &
XD Thiên Danh An
Trang 292.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Tổng công ty ĐHĐCĐ thường niên và bất thường được tổ chức theo quy định tạiĐiều 13 Điều lệ công ty ĐHĐCĐ có quyền và nhiệm vụ quy định tại Điều 14 Điều
lệ công ty Thể thức triệu tập, các điều kiện tiến hành, biểu quyết, thông qua quyếtđịnh của ĐHĐCĐ thực hiện theo Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Điều
lệ Tổng công ty
Hội đồng quản trị (HĐQT): do ĐHĐCĐ bầu ra, quyền hạn và nhiệm vụ của
HDDQT được quy định tại Điều 25 Điều lệ Tổng công ty Các cuộc họp, nội dungchương trình họp, biên bản, nghị quyết cuộc họp của HĐQT thực hiện theo Điều 28Điều lệ Tổng công ty
Ban kiểm soát Tổng công ty (BKS): do ĐHĐCĐ bầu ra Trách nhiệm, quyền
hạn và các hoạt động của BKS quy định tại Điều 82.2 Luật doanh nghiệp và Điều 36Điều 37 Điều lệ Tổng công ty
Tổng mức thù lao của HĐQT, BKS do ĐHĐCĐ quyết định Các chi phí hoạt động cuả HĐQT, BKS do Tổng công ty chi trả theo quy định.
Tổng giám đốc (TGĐ): do HDQT bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật
của Tổng công ty TGĐ trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanhthường nhật của Tổng công ty theo Nghị quyết HĐQT TGĐ có quyền hạn và nhiệm
vụ theo Điều 31 Điều lệ Tổng công ty
Các phó tổng giám đốc (PTGĐ): do HĐQT bổ nhiệm thao đề nghị của TGĐ.
Các PTGĐ giúp TGĐ thực hiện một số nội dung công việc cụ thể trong quản lý,điều hành công ty theo sự phân công hoặc ủy quyền của TGD
Kế toán trưởng Tổng công ty: do HDQT bổ nhiệm theo đề nghị của TGD Kế
toán trưởng chịu trách nhiệm trước HĐQT, TGĐ và trước pháp luật Nhà nước vềtoàn bộ hoạt động tài chính kế toán trong toàn Tổng công ty Chức năng, nhiệm vụcủa kế toán trong trưởng thực hiện theo Luật kế toán
Trang 30Phòng tài chính kế toán: tổ chức thực hiện công tác kế toán và quản lý tài sản
của Công ty; lập kế hoạch tài chính và theo dõi thực hiện kế hoạch đó; đáp ứng vốnkịp thời phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh; tổng hợp số liệu để báo cáoquyết toán tài chính của Công ty
Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức, sắp xếp,
bố trí, phân công lao động toàn Công ty, xây dựng kế hoạch tiền lương phù hợp với
kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty
Phòng công nghiệp đầu tư: có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc quản
lý, chỉ đạo về mặt kĩ thuật, nghiệp vụ hoạt động trong sản xuất kinh doanh của khốidoanh nghiệp, vận tải sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm và phát triển các dự
án đầu tư; lập kế hoạch quản lý kinh tế kỹ thuật ngành công nghiệp và các kế hoạchphát triển dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất; lập và quản lý hồ sơ về nhà cửa ,kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện của Công ty; có kế hoạch duy trì bảodưỡng, sữa chữa theo khả năng hiện có của Công ty
Phòng kinh doanh lương thực nông sản: có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc
cho TGĐ Công ty thực hiện việc quản lý, chỉ đạo việc thực hiện về lĩnh vực kinhdoanh lương thực và nông sản; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanhhằng năm; nghiên cứu, tổng hợp thông tin thị trường trong và ngoài nước về lươngthực và nông sản; chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị việc lập kế hoạch, triển khai kếhoạch kinh doanh có hiệu quả
Phòng kinh doanh vật tư - phân bón: có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho
TGĐ Công ty thực hiện việc quản lý, chỉ đạo việc thực hiện về lĩnh vực kinh doanhvật tư và phân bốn trong toàn Công ty; chủ động nắm bắt thông tin thị trường trong
và quốc tế về mặt hàng vật tư - phân bón nhằm thực hiện việc lập kế hoạch kinhdoanh trung ngắn hạn; báo cáo cho lãnh đạo Công ty phê duyệt thực hiện
Các đơn vị trực thuộc: hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công
ty Đứng đầu các đơn vị trực thuộc là Giám đốc đơn vị - do TGĐ Công ty ủy quyền,chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của đơn vị Tùy theo quy mô hoạt động, các đơn
vị có thể tổ chức các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn
Trang 312.1.2.3 Đơn vị trực thuộc
1 Chi nhánh FOODINCO Sài Gòn
2 Chi nhánh FOODINCO Quy Nhơn
3 Chi nhánh FOODINCO Biên Hòa
4 Chi nhánh FOODINCO Hà Tĩnh
5 Nhà máy bột mỳ Việt Ý
6 Công ty cổ phần FOODINCO Tây Nguyên
7 Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại CMS
8 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Danh An
9 Công ty Foodinco-savannakhét - Lào
2.1.3 Đặc điểm và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3 1 Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu: Lương thực, nông – lâm thổsản, thủy – hải sản, vật tư, phân bón, quặng kim loại, phôi thép, sắt thép, hạt nhựa,than, giấy, hóa chất (trừ hóa chất độc hại mạnh), phương tiện, thiết bị vận tải, vậtliệu xây dựng và các mặt hàng khác mà pháp luật không cấm
Tư vấn, thiết kế, giám sát quy hoạch và xây dựng các công trình dân dụngcông nghiệp, giao thông thủy lợi, công trình hệ thống lưới điện, trạm biến áp đến500KV và các công trình nguồn điện
Đầu tư và kinh doanh bất động sản, kho tàng, bến bãi, khách sạn và cao ốcvăn phòng thương mại Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu dân cư
Đại lý vận tải tàu biển, kinh doanh dịch vụ bốc xếp, vận tải thủy – bộ trong vàngoài nước
Đầu tư trồng cây lương thực và công nghiệp xuất khẩu trong và ngoài nước
Tư vấn giám sát, đền bù, giải phóng mặt bằng
2.1.3.2 Các dự án lớn
Dự án Cao ốc khách sạn văn phòng cho thuê 58 Bạch Đằng, Đà Nẵng.
Trang 32Nằm giữa hai mặt tiền đường Trần Phú và Bạch Đằng, nằm cạnh cầu SôngHàn, nhìn ra sông Hàn thoáng mát và thơ mộng Dự án gồm 2 tòa tháp với đầy đủchức năng của một Cao ốc hiện đại, tiện nghi và chuyên nghiệp gồm trung tâm hộinghị, trung tâm thông tin tòa tháp phía tây làm khu văn phòng làm việc và tòa thápphía đông làm căn hộ cao cấp
Khu dân cư vùng bổ sung Nam Sài Gòn, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
Nằm gần khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng, trong qui hoạch phát triển tổng thểcủa quận 7, Nhà Bè và Bình Chánh của TP.HCM Đây là khu qui hoạch dân cư caocấp với các biệt thự và chung cư cao cấp trong khuôn viên cây xanh và không khítrong lành, yên tĩnh Dự án Khu dân cư Nam Sài Gòn hội đủ các tiêu chí cần thiếtcho một cuộc sống hiện đại và văn minh
Vùng kho 5.000m 2 hậu cần Cảng Đà Nẵng.
Nằm trên đường Yết Kiêu, cạnh Cảng Đà Nẵng được thiết kế với đầy đủ cácchức năng như Cầu cảng hiện đại, Cân điện tử, Phương tiện bốc dỡ hiện đại, côngsuất cao, quy trình quản lý chuyên nghiệp và các thiết bị hỗ trợ vận chuyển, lưu khonhanh chóng, thuận tiện và an toàn
Dự án trồng 2.000 ha rừng keo tại Savanakhet, CHDCND Lào
Đây là dự án đầu tư trồng cây lâu năm là cây cao su, cây Keo Tai Tượng, Keo
Lá Tràm có chu kỳ khai thác là 5 năm, kết hợp với trồng cây luân canh ngắn ngày làSắn Lát có chu kỳ khai thác là 1 năm
2.1.3.3 Hệ thống kho bãi
Hoạt động xuất nhập khẩu của Foodinco chủ yếu là các sản phẩm nôngnghiệp: nông sản, phân bón, Mang tính mùa vụ (phụ thuộc vào mùa vụ sản xuấtnông nghiệp) và yêu cầu bảo quản chặt chẽ để đảm bảo chất lượng Nhằm chủ độngcho việc dự trữ, bảo quản, đảm bảo chất lượng nguồn hàng phục vụ cho kế hoạchkinh doanh Foodinco đã xây dựng hệ thống kho bãi lớn ở những nơi có nguồn hàngnông sản, các cảng xuất và nhập hàng, nơi tiêu thụ phân bón lớn Kho hàng đảm bảocác điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, diện tích, Hệ thống này không những
Trang 33phục vụ hiệu quả nhu cầu của Foodinco mà còn có khả năng phục vụ thêm nhữngcông ty khác Do đó Foodinco còn có thêm doanh thu từ việc tận dụng các kho bãichưa sử dụng hết để cho thuê.
Trang 34Bảng 2.1 Hệ thống kho bãi
Trang 352.1.4 Đánh giá tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.4.1 Cơ cấu tài sản
Bảng 2.2: Tình hình tài sản công ty 2008 - 2010
Chỉ tiêu
Giá trị(1.000 đ) Tỷ trọng(%) (1.000 đ)Giá trị Tỷ trọng(%) (1.000 đ)Giá trị Tỷ trọng(%)
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính 2008 - 2010)
Foodinco là Tổng công ty có quy mô lớn, hoạt động và phát triển tương đối
ổn định Do vậy tổng tài sản tăng dần qua các năm theo nhu cầu sản xuất kinh
doanh Cơ cấu của Foodinco tập trung vào 2 lĩnh vực: xây dựng và thương mại Từ
lâu, thương mại là thế mạnh của Foodinco Vì thế tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn (trên
60%) Chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng mua phân bón trong nước và hàng
tồn kho (dự trữ hàng cho xuất khẩu) Tuy nhiên trong 3 năm gần đây, nhất là năm
2010, Tổng tài sản cũng như tài sản dài hạn tăng mạnh Bởi cơ cấu kinh doanh của
Foodinco dần thay đổi Tập trung vào hoạt động đầu tư bất động sản: Dự án Cao ốc
khách sạn văn phòng cho thuê 58 Bạch Đằng, Đà Nẵng; Nhà máy bột mì Việt - Ý
Bởi vậy tài sản dài hạn: tài sản cố định và bất động sản đầu tư có xu hướng tăng
mạnh Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng cao từ 32.22% tới 39.9 %
2.1.4.2 Cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
Giá trị(1.000 đ)
Tỷ trọng(%)
Giá trị(1.000 đ)
Tỷ trọng(%)
Giá trị(1.000 đ)
Tỷ trọng(%)
Vốn CSH 196,452,734 30.25 253,872,922 33.53 415,126,418 44.28
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn ( 2008 – 2010)
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính 2008 - 2010)
Nhìn chung, Tổng nguồn vốn của công ty tăng mạnh trong giai đoạn
2008-2010 Bởi vậy Foodinco được xếp hạng 24 trong Danh sách 500 doanh nghiệp tư
Trang 36nhân lớn nhất Việt Nam (theo: vnr500.com) Phần lớn nguồn vốn của Foodinco làvốn vay để thanh toán tiền hàng nhập khẩu và thu mua hàng hóa trong nước Dẫnđến việc công ty phải đối mặt với tiền lãi và các chỉ tiêu về thanh khoản thấp Bởihoạt động thương mại (xuất nhập khẩu) của Foodinco chiếm tỷ trọng lớn trong tổngdoanh thu nên Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm dưới 50% và tỷ trọng có xu hướngtăng dần, do công ty thường xuyên phát hành thêm cổ phần mới Cho thấy khả năng
tự chủ của Foodinco ngày càng cao Tuy nhiên quản lý hiệu quả vốn cũng là 1 vấn
đề cần được chú trọng