63 Trích lập và sử dụng dư phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu
Chương 1: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN
HÀNG VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RRTD
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh NH 1
1.1.2 Quản trị rủi ro 1
1.1.3 Các loại rủi ro chủ yếu 2
1.1.4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh NH 3
1 . 2 RỦI RO TÍN DỤNG 4
1.2.1 Khái niệm 4
1.2.2 Đánh giá rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng 4
1.2.3 Biện pháp xử lý khi có RRTD: nhiều biện pháp, trong đó có sử dụng dự phòng RRTD 7
1.3 QUI ĐỊNH VỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG 8
1.3.1 Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể 8
1.3.2 Dự phòng chung 10
1.3.3 Sử dụng dự phòng 11
1.3.4 Hạch toán , báo cáo 12
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG 13
1.4.1 Tác động của Luật Ngân hàng Nhà nước 13
1.4.2 Tác động của Luật các tổ chức tín dụng 13
1.4.3 Yếu tố chủ quan : để xử lý nợ tồn đọng 13
1.4.4 Yếu tố khách quan: xu hướng hội nhập và thông lệ quốc tế 14
Trang 21.5 KINH NGHIỆM TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RRTD TẠI
MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 14
1.5.1 Kinh nghiệm các nước 14
1.5.2 Bài học cho các Ngân hàng TM Việt Nam 16
Kết luận 17
Chương 2: THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT 18
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT 18
2.2.1 Qui mô hoạt động 18
2.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng 19
2.2.2.1 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế 19
2.2.2.2 Dư nợ phân theo cơ cấu nợ 24
2.2.3 Kết quả kinh doanh 26
2.3 THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT 29
2.3.1 Mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đệ Nhất 29
2.3.2 Công tác trích lập và sử dụng dự phòng RRTD 32
2.3.2.1 Trích lập 32
2.3.2.2 Sử dụng 36
2.3.3 So sánh mức độ RRTD và sử dụng dự phòng RRTD của Ngân hàng Đệ Nhất với hệ thống NHTM TPHCM 41
2.4 TÁC ĐỘNG CỦA TRÍCH LẬP RRTD ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT 44
2.4.1 Tác động đến cơ cấu nợ , phân loại nợ 44
2.4.2 Tác động đến chi phí 46
Trang 32.4.3 Tác động đến lợi nhuận trước thuế 47
2.4.4 Tác động đến giá trị cổ phiếu 48
2.4.5 So sánh mức độ ảnh hưởng của QĐ493 tại Ngân hàng Đệ Nhất với hệ thống Ngân hàng TMCP 49
2.5 NHỮNG THÀNH CÔNG (ĐẠT ĐƯỢC) VÀ HẠN CHẾ 49
2.5.1 Thành công 49
2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 51
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT ĐẾN NĂM 2010 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU VỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RRTD ĐẾN NĂM 2010 54
3.1.1 Cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập đối với các Ngân hàng TM Việt Nam 54
3.1.2 Kiểm soát các rủi ro cho vay tại Ngân hàng Đệ Nhất trong quá trình hội nhập kinh tế 56
3.1.3 Quan điểm và mục tiêu trích lập dự phòng RRTD tại Ngân hàng Đệ Nhất đến năm 2010 58
3.2 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG DỰ PHÒNG PHÙ HỢP THÔNG LỆ QUỐC TẾ 62
3.3 CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TÁC ĐỘNG CỦA QĐ493 ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT TỪ NAY ĐẾN 2010 64
3.4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG 65
3.4.1 Đề xuất thay đổi một số điểm của QĐ493 65
3.4.1.1 Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro 65
3.4.1.2 Phân loại nợ và hạch toán nợ theo tiêu chuẩn quốc tế 65
Trang 43.4.1.3 Phân loại nhóm nợ 66
3.4.1.4 Áp dụng đồng thời 2 phương pháp phân loại nợ 67
3.4.1.5 Thay đổi công thức tính chi phí trích lập 67
3.4.2 Nhóm giải pháp đối với chính phủ 67
3.4.3 Nhóm giải pháp đối với ngân hàng nhà nước 68
3.4.4 Nhóm giải pháp đối với ngân hàng Đệ Nhất 69
3.4.4.1 Thành lập bộ phận quản trị rủi ro 69
3.4.4.2 Nhanh chóng thực hiện bảo hiểm rủi ro tín dụng 70
3.4.4.3 Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản 71
3.4.4.4 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và thông lệ quốc tế 71
3.4.4.5 Ban hành sổ tay tín dụng 72
3.4.4.6 Tích cực áp dụng các khuyến nghị của Uỷ ban Basel 72
3.4.4.7 Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng nội bộ 72
3.4.4.8 Xây dựng chương trình quản lý 73
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế là tất yếu khách quan đối với các quốc gia trên thế giới Hội nhập quốc tế bên cạnh những thách thức to lớn lại tạo ra cơ hội phát triển và áp dụng những tiến bộ của thế giới Trong xu thế ấy, hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vươn rộng ra thế giới Điều đó đòi hỏi mỗi ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ phù hợp thông lệ quốc tế …
Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần phát triển kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế đáp ứng các yêu cầu của Ủy ban Basel ( Basel II ) về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, gần đây NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro như :
- Chỉ thị số 02/2005/CT- NHNN ngày 20/04/2005 yêu cầu các ngân hàng tuân thủ đúng qui định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu … bảo đảm tăng trưởng tín dụng hiệu quả, chú trọng quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ
- Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN về sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với KH
- Quyết định 475/2005/QĐNHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN Quy định về các các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM
- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM - sau đây gọi tắt là QĐ493 (thay
Trang 6thế QĐ488/2000/QĐ-NHNN5, ngày 27/11/2000 về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng–gọi tắt QĐ488)
Các quyết định này bước đầu đã định hướng và mở ra lối đi trên con đường hội nhập cho các NHTM Trong đó, các ngân hàng rất quan tâm đến chuẩn mực đánh giá KH và phân loại nợ, áp dụng chính sách trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng phù hợp và hiệu quả, xem xét tác động của việc trích lập và sử dụng dự phòng đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận dưới góc độ quản trị rủi ro ngân hàng
Qua khảo sát tình hình hoạt động của các Ngân hàng TM Việt Nam, Ngân hàng TM trên địa bàn TPHCM và Ngân hàng Đệ Nhất nói riêng, tác giả thấy có nhiều vấn đề cần nghiên cứu trong mối quan hệ tác động giữa công tác xử lý rủi
ro tín dụng với vấn đề quản trị kinh doanh ngân hàng Vì lý do đó, tác giả mạnh
dạn chọn đề tài “TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT” là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình
2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp ý kiến và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro tín dụng thông qua nợ tồn đọng, xem xét tác động của rủi ro tín dụng, mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với công tác trích lập và sử dụng dự phòng, liên hệ với kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất So sánh với hệ thống các Ngân hàng cùng loại để có định hướng và giải pháp phát triển việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đệ Nhất đến năm 2010 trong xu hướng hội nhập, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm tác động của chi phí dự phòng rủi ro
3 MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN:
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng TM trên địa bàn TPHCM để thấy được mức độ rủi ro tín dụng ở tầm vĩ mô đồng thời so sánh với thực trạng tại Ngân hàng Đệ Nhất
Trang 7Bên cạnh phân tích, đề tài cũng đưa ra các đánh giá, định hướng chiến lược trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý nợ tồn đọng nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất Đồng thời đánh giá tác động của chi phí dự phòng rủi ro và biện pháp để giảm ảnh hưởng của chi phí trên
Đề xuất một số giải pháp trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đến năm 2010 tại Ngân hàng Đệ Nhất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của QĐ493, nhóm giải pháp đối với Chính phủ và NHNN để nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Đệ Nhất và hệ thống Ngân hàng nói chung
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách
trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng thực hiện theo quyết định 493, QĐ488 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Phạm vi nghiên cứu: tập trung chủ yếu các Ngân hàng thương mại tại
Việt Nam, địa bàn TPHCM và phạm vi chính là Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với lý thuyết chuyên ngành tài chính – ngân hàng cùng với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh … kết hợp với phương pháp duy vật biện chứng, phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia… để thấy được các mặt mạnh, mặt yếu, những ảnh hưởng của Quyết định 493, QĐ488 nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách, đề xuất biện pháp và giải pháp phát triển việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
6 THÔNG TIN CẦN THIẾT
Thông tin thứ cấp:
- Chiến lược và chính sách phát triển của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đến năm 2010, văn bản chính thức tại Đại hội cổ đông 08/2006
- Các số liệu thống kê và các báo cáo chuyên ngành, báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất, các NHTMCP, Ngân hàng Nhà nước TPHCM…
Trang 8- Kinh nghiệm xử lý nợ có rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro tại Ngân hàng Đệ Nhất ( các biểu báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng; tài liệu dự thảo chính sách phát triển công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế do Bộ phận quản lý tín dụng trình Tổng Giám đốc )
Thông tin sơ cấp:
- Các bài viết chuyên ngành trên tạp chí ngân hàng, tạp chí phát triển kinh tế, các bài phỏng vấn và hỏi đáp các vấn đề chuyên môn liên quan đến xử lý nợ có rủi ro, biện pháp giải quyết nợ tồn đọng
- Tài liệu tập huấn tại buổi hội thảo tập huấn QĐ493 của NHNN TPHCM ngày 17/09/2005 cho các Ngân hàng TM trên địa bàn TPHCM
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: gồm
Phần Mở đầu
Chương 1: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và trích lập dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng trích lập dự phòng để xử lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
Chương 3: Giải pháp phát triển công tác trích lập và sử dụng dự phòng RRTD tại
Ngân hàng Đệ Nhất đến năm 2010
Trang 9Chương 1 :
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO:
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Nhận xét :
- Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là 2 đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vị nhất định
- Khi đề cập đến rủi ro, thường có 2 yếu tố mang tính đặc trưng :
+ Biên độ rủi ro: thể hiện mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra
+ Tần suất xuất hiện rủi ro = KP/P
Với KP: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện
P: số trường hợp đồng khả năng
- Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những tác hại
do chúng gây nên
1.1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO :
Quản trị rủi ro là việc nhận diện và đề ra các biện pháp nhằm hạn chế sự xuất hiện của rủi ro và những thiệt hạn khi chúng phát sinh đồng thời xác định tương quan hợp lý giữa vốn tự có của Ngân hàng và mức độ mạo hiểm có thể trong sử dụng vốn của ngân hàng
Trang 101.1.3 CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG:
1.1.3.1 Rủi ro thanh khoản:
Là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếy khả năng chi trả hoặc không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền theo yêu cầu của các hợp đồng thanh toán
Thiếu hụt ngân khoản là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng thiếu hụt tài chính nghiệm trọng và hậu quả là mất nguồn huy động, áp lực rút tiền tăng, giảm lợi nhuận, thậm chí có thể đưa đến phá sản
Vì vậy quản trị thanh khoản có tầm quan trọng với Ngân hàng, là thước đo về tính hiệu quả tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của ngân hàng
1.1.3.2 Rủi ro lãi suất :
Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng
Nguyên nhân xuất hiện rủi ro lãi suất là do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay mà không có sự phù hợp về khối lượng và thời gian giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng vốn đó để cho vay
1.1.3.3 Rủi ro tỷ giá:
Là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến động theo chiều hướng hướng bất lợi cho ngân hàng
Rủi ro tỷ gía có thể được đánh giá qua trạng thái ngoại hối của từng loại ngoại tệ hoặc có thể tính chung cho tất cả các loại ngoại tệ hiện có tại Ngân hàng Trạng thái ngoại hối của mội loại ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản có và tổng tài sản nợ của ngoại tệ đó bao gồm cả tài khoản ngoại bảng tương ứng ( theo Quyết định số 18-1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1999 của NHNN )
Trang 111.1.3.4 Rủi ro tín dụng: trình bày ở phần 1.2
1.1.3.5 Các loại rủi ro khác:
Trong hoạt động kinh doanh, tổn thất còn có thể phát sinh từ việc ngân hàng bị các khách hàng lừa đảo, nhân viên của ngân hàng có những hành vi gian lận nhằm thu lợi bất chính cho mình, hệ thống qui định và khả năng thực thi quản lý hồ sơ tín dụng yếu kém … Những hành động này chắc chắn sẽ mang lại tổn thất cho ngân hàng, việc xây dựng một hệ thống giám sát và quản lý để phòng chống những hành động này là cực kỳ quan trọng khi các ngân hàng đang mở rộng thị phần với số lượng khách hàng và nhân viên gia tăng trong hệ thống qui định hiện nay còn phức tạp và chồng chéo
1.1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO:
1.1.4.1 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng:
- Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả
- Cho vay và đầu tư tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp, ngành kinh tế nào đó hoặc vào một loại chứng khoán có rủi ro cao
- Thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin …
- Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô …
- Do cán bộ Ngân hàng thiếu đạo đức, yếu kém về trình độ nghiệp vụ…
1.1.4.2 Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:
- Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, kinh doanh thua lỗ…
- Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu qủa…
- Chủ doanh nghiệp thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo…
1.1.4.3 Các nguyên nhân khách quan do môi trường kinh doanh:
- Do thiên tai, hỏa hoạn
- Tình hình an ninh, chính trị trong nước, trong khu vực không ổn định
- Do khủng hoảng kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán
- Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô…
Trang 121.2 RỦI RO TÍN DỤNG :
1.2.1 KHÁI NIỆM :
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của Ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng
Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn
1.2.2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG: 1.2.2.1 Đánh giá rủi ro:
- Hệ số quá hạn
Hệ số quá hạn = x100
nợ dư Tổng
hạnquánợDư
Quy định hiện nay của Ngân hàng nhà nước có cho phép dư nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%
- Hệ số rủi ro tín dụng :
Hệ số rủi ro tín dụng = x100
ïcósảntàiTổng
nợdưTổng
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao
- Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu tại Việt Nam
a Nợ xấu ( bad debt ): là một trong những vấn đề luôn làm đau đầu các
nhà quản trị Ngân hàng Theo tiêu chuẩn quốc tế “ nợ xấu ” là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu
Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được Chính Phủ xử lý rủi ro
Nợ xấu là khoản nợ mang các đặc trưng:
Trang 13+ Khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng + Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi
+ Tài sản đảm bảo có giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi + Thông thường là những khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày
Theo quyết định 149/QĐ-TTg ngày 05/01/2001 thì nợ xấu có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: nợ xấu có tài sản đảm bảo
Nhóm 2: Nợ xấu không có tài sản đảm bảo và không có đối tượng để thu: nợ do thiên tai, nợ khoanh doanh nghiệp đã giải thể …
Nhóm 3: nợ xấu không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn còn tồn tại, đang hoạt động; nợ tín dụng chính sách, nợ quá hạn trên 360 ngày
b Nợ quá hạn ( non – performing loan ) :
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ Các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại theo thời gian thành 3 nhóm:
- Nợ quá hạn đến 180 ngày có khả năng thu hồi
- Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày có khả năng thu hồi
- Nợ quá hạn trên 361 ngày ( nợ khó đòi )
Do việc phân loại chất lượng tín dụng được tính theo thời gian như vậy nên những khoản tín dụng ở Việt Nam tiềm ẩn rất nhiều rủi ro Vì rằng những khoản nợ đã quá hạn do KH không còn khả năng thanh toán nhưng vì một lý do nào đó được Ngân hàng gia hạn nợ thì khoản nợ trên sẽ trở thành nợ trong hạn và không được trích dự phòng, KH không được xếp vào diện cần theo dõi Hoặc như khoản nợ còn trong hạn nhưng KH kinh doanh không hiệu quả, khả năng trả nợ mong manh nhưng vẫn chưa được xếp vào loại nợ xấu để tiến hành những biện pháp phòng ngừa
Trang 14Cũng từ cách phân loại nợ quá hạn theo thời gian như vậy nên phần lớn nợ quá hạn ở nước ta đều là nợ xấu Các khoản nợ xấu tồn tại hiện nay tại các ngân hàng thương mại bao gồm:
- Nợ khó đòi ( quá hạn trên 361 ngày không có khả năng thu hồi )
- Nợ liên quan đến vụ án, nợ đã khởi kiện nhưng chưa thể thu hồi chờ xử lý, nợ có tài sản đảm bảo nhưng không hợp lệ
- Những khoản nợ quá hạn, nợ trả thay không còn đối tượng để thu
1.2.2.2 Chất lượng tín dụng:
Chất lượng tín dụng là tiêu chí phản ánh hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Một câu ngạn ngữ cổ “Bất kỳ một thằng ngốc nào cũng có thể cho vay tiền, nhưng để thu được nợ thì lại cần một cái đầu thông minh”
Ngân hàng không nên kinh doanh cho vay theo hình thức mạo hiểm và rủi
ro cao bởi vì ngân hàng có khả năng mất khoản tín dụng này và gây tổn thất lớn
do không thu hồi được nợ trong khi các khoản phí, lãi suất mà ngân hàng thu được từ hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp cho khoản mất mát này Một khoản vay phản ánh được chất lượng tín dụng của ngân hàng đó chính là cho vay và thu hồi được vốn – lãi vay
Chất lượng tín dụng phải được xem xét trên cả hai phương diện: Hiệu quả kinh tế–xã hội và lợi nhuận của bên đi vay cũng như bên cho vay Thực tế, mặt định tính rất khó xác định phần đóng góp của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế–xã hội địa phương Do đó, đánh giá chất lượng tín dụng thông thường người ta nhìn vào hoạt động NH qua chỉ tiêu nợ quá hạn và vòng quay vốn tín dụng Nếu tỷ lệ NQH càng cao thì chất lượng của tín dụng ngân hàng càng thấp và ngược lại Tuy nhiên, việc định lượng một tỷ lệ NQH bao nhiêu là phù hợp còn tuỳ thuộc vào tổng dư nợ của TCTD, có quan niệm cho rằng một tỷ lệ NQH chấp nhận được thì chưa thể xem là chất lượng tín dụng của TCTD đó thấp
Trang 151.2.3 BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ RỦI RO TÍN DỤNG:
Trước thực trạng rủi ro của các NHTMVN trong thời gian qua, đặc biệt là những vụ án gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng Chính phủ đã quan tâm tạo điều kiện và biện pháp thuận lợi để thu hồi nợ bằng việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý như: Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 ban hành quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM; Nghị định chính phủ số 85/2002 ngày 29/12/2002 về sửa đổi bổ sung Nghị định 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về tài sản đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng; Thông tư 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC về hướng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay ngày 23/04/2001… nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý khi ngân hàng xử lý nợ
Đặc biệt gần đây để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Basel (Basel II) về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng như: Chỉ thị 02/2005/CT-NHNN; Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN; Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN; Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
Bên cạnh những biện pháp của chính phủ, bản thân các NHTM cũng có những biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng như sau:
9 Tận thu hồi nợ đọng từ bán tài sản đảm bảo, chuyển cơ quan chức năng phát mãi tài sản đảm bảo, thu nợ khách hàng vay
9 Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM với nhiệm vụ tận thu nợ, gán nợ, bán tài sản thế chấp
9 Gia hạn nợ cho những khách hàng có nguồn thu nhập, có khả năng và thiện chí trả nợ, có tài sản cầm cố, thế chấp dễ phát mãi
9 Trích lập dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạt động tín dụng theo Quyết định 488/NHNN, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
Trang 16Trong nhiều biện pháp trên, chúng ta thấy biện pháp hiệu quả và mang lại kết qủa nhanh nhất đó là “Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng” theo tinh thần của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN
1.3 QUI ĐỊNH VỀ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM THEO QĐ493 :
1.3.1 PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CỤ THỂ :
QĐ493 quy định các TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm, cụ thể :
* Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn ;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản
2 điều 6 QĐ493
* Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản
3 và 4 điều 6 QĐ493
* Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày ;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản
3 và 4 điều 6 QĐ493
* Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ khác theo quy định tại khoản 3, 4 điều 6 QĐ493
Trang 17* Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày;
- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều 6
Điều 6 QĐ493 đã nêu tại:
Khoản 2: Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được
cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, TCTD có thể phân loại khoản nợ đó vào nhóm 1
Khoản 3: Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với TCTD mà
có bất kỳ khoản nợ chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro
Khoản 4: Trường hợp các khoản nợ (kể cả khoản nợ trong hạn và các khoản nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ
cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết phân loại khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro
Nợ quá hạn là các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, và nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và nhóm 5
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ qui định trên đây như sau :
Trang 18R = max { 0, (A-C)} x r
Trong đó : R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị tài sản đảm bảo
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Giá trị của tài sản đảm bảo ( C ) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng được cho ở bảng dưới với giá trị thị trường của vàng, tài sản đảm bảo, chứng khoán doanh nghiệp; Mệnh giá trái phiếu, tín phiếu …
Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm qui định như sau:
tối đa
Số dư trên tài khoản, sổ tiết kiệm bằng VNĐ tại các TCTD 100%
Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gởi, sổ tiết kiệm
Trái phiếu Chính phủ:
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm
- Có thời hạn còn lại trên 5 năm
95% 85% 80%
Thương phiếu, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khác 75%
Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác 70%
Bất động sản ( gồm: nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp và/hoặc
bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp ) 50%
1.3.2 DỰ PHÒNG CHUNG:
TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá
trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định theo cách phân nợ trên đây
Trong thời gian tối đa 5 năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực thi hành, TCTD phải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng chung theo qui định trên
1.3.3 SỬ DỤNG DỰ PHÒNG:
Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử ý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:
Trang 191 Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo qui định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích
2 Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được qui định trên đây Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng
TCTD thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý/một lần Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
a Sử dụng dự phòng cụ thể theo công thức trên để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó
b Phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ ( phải khẩn trương và có thỏa thuận với Khách hàng )
c Trường hợp tài sản đảm bảo không đủ bù đắp rủi ro tín dụng của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ
Sau khi sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán ngoại bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để
Sau 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, TCTD được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý ra khỏi ngoại bảng đối với các trường hợp phá sản, chết hoặc mất tích Riêng đối với Ngân hàng TMNN, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện sau khi Bộ tài chính và NHNN chấp thuận
Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động
Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, TCTD phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo qui định của pháp luật về chế độ tài chính đối với TCTD
Trang 20Tổ chức tín dụng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng do Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tịch và các thành viên gồm Trưởng ban kiểm soát, phụ trách bộ phận kế toán, phụ trách bộ phận tín dụng, quản lý tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định
Hồ sơ làm căn cứ để cho việc xử lý RRTD:
- Hồ sơ về cho vay và thu nợ; hồ sơ về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác ; hồ sơ về bảo lãnh, cam kết cho vay; hồ sơ về cho vay thuê tài chính; hồ sơ về tài sản đảm bảo và các giấy tờ khác có liên quan Ngoài ra:
- Đối với khách hàng là tổ chức doanh nghiệp thì cần phải có: bản sao quyết định tuyên bố phá sản, giải thể của tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể …
- Đối với khách hàng là cá nhân : bản sao giấy chứng tử, giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp
1.3.4 HẠCH TOÁN, BÁO CÁO
Dự phòng chung và dự phòng cụ thể được hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD vào tàøi khoản “Dự phòng rủi ro” TCTD thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng, số tiền thu hồi đựợc sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo qui định của NHNN
TCTD phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD theo qui định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn
vị thuộc NHNN và các TCTD do NHNN ban hành
Trước ngày 15 tháng thứ 2 của mỗi qúy, TCTD phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD cho Bộ tài chính và cục thuế tỉnh, thành phố nơi TCTD đặt trụ sở
Trang 211.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRÍCH DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG:
1.4.1 TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC:
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997, thì NHNN có quyền kiểm soát hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Như vậy với điều kiện thực tế và yêu cầu về hội nhập, NHNN Việt Nam có quyền ban hành các văn bản pháp luật nhằm thực thi vấn đề quản lý nào đó QĐ493 được ban hành nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cũng là một yêu cầu cấp bách, nhằm chấn chỉnh hoạt động tín dụng và trong sạch tình hình tài chính, giúp các Ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý nợ tồn đọng, nâng cao sức cạnh tranh và năng lực tài chính Vì vậy dưới tác động của Luật NHNN, QĐ493 ra đời là phù hợp tình hình thực tế
1.4.2 TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CÁC TCTD
Điều 82 Luật TCTD qui định: TCTD phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng và được hạch toán vào chi phí hoạt động Việc phân loại tài sản “có”, mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng do Thống đốc NHNN qui định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ tài chính
Vậy khi thành lập và đi vào hoạt động TCTD phải tuân thủ các nguyên tắc do Luật đưa ra, có nghĩa là trong hoạt động cần phải có các khoản dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng Với RRTD là 1 dạng xuất hiện thường xuyên và phải trích lập dự phòng là điều cần thiết
1.4.3 YẾU TỐ CHỦ QUAN: để xử lý nợ tồn đọng, chúng ta biết rằng có nhiều
biện pháp để xử lý nợ tồn đọng như khoanh nợ, xóa nợ, chứng khoán hoá nợ, phát mãi tài sản … nhưng giải pháp trích lập dự phòng và sử dụng nó để xử lý các khoản nợ xấu, tồn đọng là tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhanh Đây là cách xử lý mang tính chất lâu dài và ổn định nhất được cụ thể hoá bằng qui định
Trang 221.4.4 YẾU TỐ KHÁCH QUAN: xu hướng hội nhập và thông lệ quốc tế
Phân loại nợ và hạch toán nợ theo tiêu chuẩn quốc tế để minh bạch tình hình tài chính phải quán triệt đúng tiêu chí và cấu trúc phân loại nợ
Đối với các nước phát triển họ cho rằng bản chất của tín dụng luôn có rủi
ro, do vậy ngay khi phát sinh cho vay hay cam kết cho vay là lập tức họ tiến hành trích lập ngay dự phòng, khoản này có thể được lập khi các khoản nợ có dấu hiệu suy giảm hay chưa suy giảm Việc trích lập đã được các nước áp dụng từ lâu, là một trong các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động ngân hàng qui định trong hệ thống Basel I và mới đây là Basel II Mặc dù các tiêu chuẩn này khó được áp dụng trong điều kiện của các NHTMVN, tạo ra thách thức to lớn và không thể giải quyết trong ngắn hạn nhưng là tiền đề để các NHTMVN nghiên cứu và triển khai thực hiện trong dài hạn
Để sớm hoà nhập kinh tế thế giới và phù hợp thông lệ quốc tế, NHNN đã ban hành một số văn bản ( đã nêu ở trên ) liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng Việc áp dụng trích lập dự phòng cũng thể hiện một phần nội dung trong
xu hướng hội nhập hiện nay mà NHNN đang thực hiện cho các NHTMVN
1.5 KINH NGHIỆM TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RRTD TẠI MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.5.1 KINH NGHIỆM Ở CÁC NƯỚC:
Tại Pháp: các chuẩn mực quản trị rủi ro luôn đo lường rủi ro tín dụng
thông qua bản chất của tín dụng, theo đó tín dụng luôn có rủi ro dù khoản cho vay có suy giảm hay chưa suy giảm về khả năng thanh toán Vì vậy, các hướng dẫn đều đưa ra phương pháp trích lập ngay từ khi khoản cho vay được bắt đầu Đây là khoản dự phòng tích cực được trích lập cho khoản dư nợ tín dụng trong mỗi thời kỳ kế toán phù hợp với mức tổn thất dự tính dài hạn Tỷ lệ trích lập nâng dần với thời gian vay và khả năng suy giảm khoản nợ, ban đầu khởi tạo mức trích lập tối thiểu là 5% của hiệu số khoản nợ và tài sản đảm bảo
Trang 23Tại Anh phương pháp trích lập dự phòng thực hiện theo qui định của Hiệp
hội Ngân hàng Anh như sau:
+ Số tiền của một khoản dự phòng cụ thể phải là là ước tính của ngân hàng về số tiền cần thiết để cắt giảm giá trị khoản vay tại thời điềm khởi tạo (giá trị ban đầu) trừ đi bất cứ số dự phòng nào đã được trích lập xuống còn giá trị ròng dự tính cuối cùng mà có thể thu hồi được
+ Không có một nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến việc trích lập dự phòng – nó thường là một sự kiện vỡ nợ nhưng các khoản dự phòng phải được xác lập bất cứ khi nào có thông tin về sự giảm sút chất lượng các khoản vay
+ Các khoản dự phòng chung phải được trích lập cho những khoản vay đã giảm sút về chất lượng nhưng vẫn chưa được xác định một cách cụ thể Việc đánh giá cho dự phòng chung là mang tính “chủ quan một cách tất yếu” nhưng phải tính đến kinh nghiệm quá khứ và các điều kiện kinh tế hiện tại
Mặc dù trong thực tế, một số ngân hàng đã xây dựng các chính sách trích lập dự phòng với nhiều yếu tố hướng về tương lai nhằm bù đắp một lượng tổn thất nào đó trong suốt thời hạn của một khoản tín dụng, các khoản dự phòng chung chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong tổng dự phòng Điều này một phần là
vì các khoản dự phòng chung là khoản được giảm trừ thuế và Hiệp ước vốn của Basel (1998) đã giới hạn số dự phòng chung được đưa vào trong vốn dự trữ bắt buộc tối thiểu ở mức 1,25% tổng tài sản có rủi ro
Ở Mỹ cũng giống như của Anh, các khoản dự phòng chỉ được dành cho
các khoản tổn thất tín dụng đã xảy ra Theo các chuẩn mực kế toán được chấp thuận rộng rãi của Mỹ (GAAP), “không được công nhận các khoản tổn thất trước khi cho rằng chúng có thể đã xảy ra, kể cả khi dựa vào kinh nghiệm quá khứ để có thể cho rằng các khoản tổn thất sẽ phát sinh trong tương lai”
Các Ngân hàng Mỹ trích lập và duy trì đầy đủ “dự phòng cho các khoản tổn thất tín dụng và cho thuê tài chính” (ALLL) để bù đắp các khoản tổn thất tín
Trang 24dụng dự tính hiện có, mặc dù người ta thừa nhận rằng việc quyết định mức ALLL này được căn cứ nhiều vào sự đánh giá chủ quan của các ngân hàng Để đảm bảo tính hợp lý của ALLL, các nhà thanh tra ngân hàng nhìn vào hệ thống quản lý và phương pháp đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng và thực hiện các phân tích định lượng đối với ALLL như một phần của sự đánh giá toàn diện danh mục cho vay và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của danh mục đó Khi các nhà thanh tra kết luận rằng mức ALLL của một ngân hàng thấp hơn so với mức thích hợp, ngân hàng này phải trích lập thêm dự phòng
Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)
Đến năm 2005, các công ty của Liên minh Châu Âu có cổ phiếu được niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán phải thực hiện theo IAS39 IAS39 coi một khoản vay là suy yếu nếu, trên cơ sở các chứng khoán khách quan, ngân hàng không thể thu hồi lại được một phần hoặc toàn bộ giá trị khoản vay đó, thì giá trị khoản tín dụng tại thời điểm khởi tạo ( trừ đi phần dự phòng đã trích lập ) là lớn hơn giá trị có thể thu hồi được dự tính
1.5.2 BÀI HỌC NÀO CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM:
Các tiêu chí phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mà các nước đang áp dụng khá rõ ràng, vấn đề còn lại của một NHTMVN là phải theo thông lệ quốc tế và ứng dụng việc trích lập vào thực tiễn Điều này đòi hỏi các NHTMVN phải vận dụng đúng tinh thần QĐ 493, đồng thời cũng phải học hỏi cách thức và tiêu chí trong đánh giá chất lượng nợ và có những ứng xử khác nhau về xử lý nợ Trong vận dụng cần sáng tạo hơn, minh bạch hơn khi đánh giá vấn đề nợ suy thoái hoặc nợ có dấu hiệu nghi ngờ Lựa chọn thời điểm thích hợp để trích lập ngay cả khi nợ chưa suy thoái cũng là một cách làm cần học hỏi
Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước trên đây nằm ở những khu vực có thị trường tài chính vững mạnh, không nên áp dụng cứng nhắc vào tình hình Việt
Trang 25Nam vì có thể làm sai biệt cấu trúc nợ, tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo các qui định mà Basel II đưa ra do không phù hợp với các nước đang phát triển
Cần minh bạch trong cách chuyển nhóm nợ với vấn đề lảng tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, nên xây dựng chương trình quản lý riêng về trích lập dự phòng, lập hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng công nghệ quản lý tiên tiến được áp dụng ở các ngân hàng hiện đại trên thế giới
Kết luận:
Chương 1 đã phân tích và làm rõ khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, nêu bật tính chất rủi ro tín dụng và đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng Trình bày các khái niệm, đánh giá, phương pháp quản lý và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Cụ thể :
- Cách thức phân loại nợ, phân loại khách hàng
- Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý RRTD theo quyết định 493
- Sự cần thiết phải xử lý RRTD theo thông lệ quốc tế, kinh nghiệm ở một số nước và bài học áp dụng cho Việt Nam trong tình hình hiện nay
Trang 26Chương 2 :
THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT
2.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT
2.1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH
Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất có tên giao dịch quốc tế
là First joint stock commercial bank, viết tắt FCB thành lập theo quyết định
0033/NHGP ngày 27 - 04 - 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam,
đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM số 059068 Vốn điều lệ hiện tại 150 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại số 715 Trần Hưng Đạo P1 Q5 , Tp.HCM
Ngân hàng Đệ Nhất là Ngân hàng TMCP có vốn góp phần lớn của cổ đông người Hoa trong và ngoài nước Mạng lưới kinh doanh gồm các chi nhánh tại: Quận 6, Quận 1, Quận 11, Quận Tân Bình, TP Hà Nội và Tỉnh Long An
2.1.2 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH :
+
+
+
+
Nhận tiền gởi thanh toán, tiền gởi tiết kiệm, thu chi hộ
Tiếp nhận các nguồn uỷ thác, vốn đầu tư
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác…
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT
2.2.1 QUI MÔ HOẠT ĐỘNG:
Cùng thành lập và đi vào hoạt động theo tiến trình sắp xếp lại hệ thống Quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng thời kỳ 1990, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất khai trương hoạt động cùng thời gian với các Ngân hàng Á Châu, Sài Gòn Thương tín, Phát Triển Nhà, Quế Đô… Do hoạt động của hệ thống Ngân hàng
Trang 27TMCP thời kỳ đầu gặp khá nhiều khó khăn nên Ngân hàng Đệ Nhất cũng không tránh khỏi điều đó, kết quả là hoạt động kinh doanh có qui mô không tăng trưởng và sức ỳ kéo dài qua nhiều năm
Đáng chú ý nhất là các năm 1996 đến 2000, hoạt động kinh doanh gần như bế tắc với kết quả lỗ liên tục, nợ quá hạn và nợ đọng chiếm hơn 70% dư nợ Tình hình trên buộc NHNN TPHCM phải lập đoàn kiểm soát đặc biệt để giám sát và quản lý hoạt động kinh doanh, nhằm tránh cho ngân hàng bị phá sản Ngân hàng hoạt động co cụm, qui mô không tăng và giảm liên tục trong các năm đó Chỉ sau thời kỳ đổi mới và tăng vốn từ năm 2001, Ngân hàng Đệ Nhất mới có mức tăng trưởng và ổn định trở lại So với hệ thống Ngân hàng TMCP hoạt động cùng thời kỳ, qui mô kinh doanh hiện nay của Ngân hàng Đệ Nhất nằm ở nhóm cuối cùng các Ngân hàng Gia Định, Tân Việt … và cách nhóm đầu gồm các Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Á Châu, Đông Á … một khoảng cách tụt hậu trên 5 năm cả về công nghệ, trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh
Khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì hoạt động Ngân hàng Đệ Nhất sẽ gặp nhiều khó khăn hơn Để cải thiện hình ảnh Ngân hàng, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2006, Hội đồng quản trị đã xây dựng chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Đệ Nhất đến năm 2010 Theo đó ngoài tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng cũng chú ý đến phát triển dịch vụ bán lẻ, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, mở rộng địa bàn kinh doanh, kết nối các dịch vụ ngân hàng hiện đại Quyết tâm đó được cụ thể hoá bằng cam kết của nhà đầu tư, cổ đông mới khi tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng vào 3/2006, dự kiến lên 300 tỷ đồng vào 12/2006 và tăng lên 500 tỷ đồng trong năm 2007
2.2.2 KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT 2.2.2.1 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
Vơi qui mô hoạt động kinh doanh ở mức tương đối, nên đối tượng khách hàng mà Ngân hàng Đệ Nhất cho vay chỉ tập trung ở các thành phần sau :
- Doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ
Trang 28- Cá nhân và hộ gia đình
- Các đối tượng khác
Các đối tượng này chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân, hộ cá thể tư nhân, một số ít khách hàng là đối tượng có vốn liên doanh nước ngoài, các thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác xã thì hoàn toàn không có Bảng sau cho thấy số liệu hoạt động các năm 1997 – 2005
Bảng 2.1: Dư nợ theo thành phần kinh tế Ngân hàng Đệ Nhất 1997-2006
Đơn vị tính : triệu đồng
Thành phần
kinh tế
DNNN và hợp tác xã
Cty TNHH và DNTN
Hộ KD,
tư nhân
Các đối tượng khác
Nguồn: báo cáo tổng hợp tín dụng hàng năm NHĐN
Cơ cấu nợ phân theo loại hình kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng loại hình Công ty TNHH, cổ phần cả về số tương số lẫn số tuyệt đối, năm 2005 nhóm này chiếm tỷ lệ 30,6% tổng dư nợ, 9 tháng năm 2006 là 160.429 triệu đồng, tỷ trọng 31,3% Trong khi đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã trong tổng dư nợ trong các năm qua gần như là không có, điều này cho thấy đối tượng quốc doanh không phải là nhóm KH mà Ngân hàng quan tâm Tỷ trọng cho vay khu vực tư nhân cá thể, hộ kinh doanh ngày càng tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về số tương đối, năm2005 dư nợ nhóm KH này là 334.416 triệu đồng, tỷ trọng 69,4% tổng dư nợ, 9 tháng năm 2006 là 350.641
Trang 29triệu đồng, tỷ lệ 68,6% Các năm đầu Ngân hàng chưa tập trung cho vay số lượng lớn, chỉ cho vay nhỏ lẻ đối với cá nhân nên tăng dư nợ không nhanh Sau năm 2001 cùng với sự thành công của Luật Doanh nghiệp, Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay vốn, thời gian ân hạn và nhất là giảm bớt nhiều thủ tục phiền hà đã thu hút nhiều KH loại này, kết quả từ tỷ trọng 6,6% so với tổng dư nợ năm 1997 đã tăng lên 31,3% vào tháng 9 năm 2006 Chiến lược kinh doanh đến năm 2010, ngân hàng đặt mục tiêu đưa tỷ trọng nhóm đối tượng khách hàng này lên 50% trên tổng dư nợ làm cơ sở để cho vay các doanh nghiệp lớn
Một nhóm đối tượng KH khác trong bảng số liệu trên phản ánh mức dư nợ năm 1997 là 27.568 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28% so với tổng dư nợ nhưng sau đó giảm dần qua các năm cả số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt các năm 2003 và
2004 giảm mạnh dư nợ khoảng 10 tỷ đồng/năm để đến cuối năm 2004 thì dư nợ nhóm đối tượng KH này = 0
Nguyên nhân nào Ngân hàng phải xóa bỏ nhóm đối tượng này? Câu trả lời
do nhóm đối tượng này là thành phần cá nhân vay tiền của Ngân hàng để mua hàng trả góp gồm: kim khí điện máy và xe gắn máy tại các công ty mà ngân hàng có tham gia tài trợ Theo đó chỉ cần người mua hàng trả trước số tiền khoảng 30% giá trị hàng mua, ký hợp đồng vay tiền ngân hàng là được nhận hàng đồng thời hàng tháng trả góp số tiền vay cho ngân hàng
Đây là một ý tưởng kinh doanh mới ở thời điểm năm 1995 – 1996 khi ngân hàng triển khai thực hiện chương trình này nhằm nâng cao đời sống của người dân TP.HCM Tuy nhiên, chương trình này sớm thất bại vì nó không mang lại hiệu quả như mong muốn, đồng thời toàn bộ dư nợ cho vay qua năm 1997 trở về sau đã trở thành nợ quá hạn và nợ khó đòi vì các đối tượng cho vay này có nguồn gốc không rõ ràng, đa số là người nghèo bị cò mồi dụ dỗ vay tiền, cửa hàng cấu kết với KH lấy tiền của ngân hàng Điều đó buộc ngân hàng phải mất
Trang 30nhiều công sức và tiền của để xử lý khoản nợ khó đòi này, năm 2003 - 2004 dư nợ nhóm đối tượng này giảm nhanh và = 0 không phải bằng biện pháp thu nợ trực tiếp mà phần lớn nhờ vào trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, phần này sẽ trình bày chi tiết ở phần sau luận văn
Giai đoạn 2001-2006, là giai đoạn có nhiều thay đổi trong hoạt động của
NH với hàng loạt các qui định mới ra đời đã tạo một cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ hơn cho các NHTM kinh doanh Vì vậy, dư nợ trong các năm 1997 – 2001 tăng chậm và không đáng kể do nhiều nguyên nhân, các năm 2002 – 2003 có tốc độ tăng khá nhanh và nóng hơn 100 tỷ đồng/năm, các năm kế dư nợ có tăng nhưng mức độ đã chậm lại và ổn định đến 09/2006 đạt dư nợ 511.070 triệu đồng Bảng 2.1 cho thấy các giai đoạn tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng có nhiều bước thăng trầm và không đều, có nhiều vấn đề cần xem xét
Tại sao dư nợ của Ngân hàng lại tăng trưởng như trên, ta hãy xem xét chúng trong mối quan hệ với vốn điều lệ và tổng tài sản
Bảng 2.2: Dư nợ, vốn điều lệ, tổng tài sản giai đoạn 1997-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
điều lệ 30.000 38.500 48.585 70.000 120.000 100.582 98.162 98.162 98.162
150.000 Tổng
tài sản 178.982 216.442 152.223 148.086 221.775 276.080 367.331 521.635 599.056
677.724
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất đã kiểm toán
Thành phần dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và đóng góp rất nhiều vào lợi nhuận, khoảng 60% - 95% Tổng tài sản biến đổi hàng năm nhưng chỉ tăng mạnh từ năm 2003 đến nay Bảng 2.2 không cho thấy tầm ảnh hưởng nào của vốn điều lệ đến mức tăng trưởng của dư nợ vì vốn này không tăng mà còn biến động giảm từ năm 2001 ( do Ngân hàng đã cấn trừ các khoản lỗ trong kinh doanh còn tồn trọng trước đây) Vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản và dư nợ biến động cùng chiều, tức dư nợ không bị ảnh hưởng của
Trang 31vốn điều lệ mà phụ thuộc vào mức tăng của vốn huy động, điều đó đòi hỏi Ngân hàng cần quan tâm khi phát triển nguồn vốn để đáp ứng cho vay
Năm 2005, trong tổng tài sản, thì dư nợ chiếm đến 80% là khá cao và nóng, đến 30/09/2006 thì tỷ lệ này có giảm xuống còn 75,4%, điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro vì toàn bộ hoạt động của Ngân hàng tập trung vào tín dụng là điều không tốt trong tình hình hiện nay Biểu đồ phân tích quan hệ dư nợ –
vốn diều lệ – tổng tài sản sẽ cho thấy chi tiết hơn
Biểu đồ 2.1 : Quan hệ tổng tài sản - dư nợ giai đoạn 1997-2006
Dư nợ Tổng tài sản
Biểu đồ cho thấy đường biểu diễn dư nợ luôn theo sát đường tổng tài sản, mức độ tăng giảm theo tổng tài sản Như vậy tầm ảnh hưởng của dư nợ đối với tổng tài sản rất lớn, khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn thì tổng tài sản cũng biến động theo, có thể thấy rõ ở các năm 1999 -2000
Xem xét dư nợ được tài trợ cho các thành phần kinh tế theo trạng thái tiền tệ thì toàn bộ dư nợ của ngân hàng đều là tiền VNĐ, ngoài ra không có loại tiền tệ nào khác Điều này cho thấy mức độ đa dạng hoá trong kinh doanh tiền tệ chưa được mở rộng, Ngân hàng chưa quan tâm trong phát triển cho vay ngoại tệ và các loại tiền tệ khác Đây là vấn đề mà ngân hàng cần xem xét lại, đặc biệt là ngoài USD cũng còn nhiều loại ngoại tệ và tiền tệ khác mà ngân hàng cần mở rộng thêm khi cánh cửa gia nhập WTO đã có để không bị lạc hậu
Trang 322.2.2.2 Dư nợ phân theo cơ cấu nợ :
2.2.2.2.1 Theo kỳ hạn nợ
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn 2001-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Dư nợ ngắn hạn
- Trong đó nợ góp khó đòi
Dư nợ trung và dài hạn
- Trong đó nợ góp khó đòi
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất đã kiểm toán
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn
Với những số liệu ở bảng 2.3 và qua minh họa ở biểu đồ 2.2, đã thể hiện
rõ dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất Các hoạt động cho vay trung và dài
hạn ngày càng tăng trong tổng dư nợ cho thấy được sự ổn định trong dư nợ Có
được kết quả đó là do những năm gần đây NHĐN có tham gia cho vay dự án,
hợp vốn, cho vay đầu tư mua nhà đất và tài trợ xây dựng và một phần cho vay
các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
Trang 33Bảng 2.3 phản ánh nợ tồn đọng của Ngân hàng giảm đáng kể, kết quả có được là do Ban điều hành Ngân hàng bắt đầu thực hiện đề án tái cấu trúc nợ lại vào năm 2001 Nội dung quan trọng của đề án là xử lý nợ tồn đọng và nợ góp khó đòi bằng cách vận dụng tổng hợp nhiều giải pháp như dùng dự phòng rủi ro, khai thác và bán tài sản xiết nợ, tích cực thu nợ trực tiếp từ khách hàng, giãn nợ Tổng nợ xử lý được đến 30/12/2005 đạt 29.982 triệu đồng, đạt 100% tổng số nợ tồn đọng theo đề án Số nợ tồn đọng còn lại là 0 đồng
2.2.2.2.1 Theo nợ quá hạn:
Bảng 2.4 : Nợ quá hạn giai đoạn 2001-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng nợ quá hạn 39.776 26.749 15.850 1.712 17.807 41.830 Trong đó :
- Nợ tồn đọng chờ xử lý
Tổng dư nợ 129.942 228.554 303.059 432.410 481.736 511.070
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất đã kiểm toán
Theo bảng 2.4, nợ quáhạn năm 2001 là 39.776 triệu đồng chiếm tỷ lệ 30,6% tổng dư nợ, một con số đáng lo ngại, do vậy Ban lãnh đạo ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay năm 2003 – 2004 để tăng dư nợ và làm nhỏ số tương đối của nợ quá hạn Kết quả đã kéo giảm tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ xuống, năm
2003 ở mức 5,23% và 0,4% của năm 2004
Tuy nhiên năm 2005 nợ quá hạn đạt 17.807 triệu đồng, tỷ trọng 3,7% Đây là những khoản nợ quá hạn mới phát sinh có nguyên nhân do KH làm ăn thua lỗ, kinh doanh khó khăn … và đặc biệt do cách phân nhóm nợ theo QĐ 493 (sẽ được phân tích ở phần sau), hầu hết nợ quá hạn trên đều có tài sản đảm bảo
Đến 30/09/2006 thì nợ quá hạn tăng vọt đến 8,18% với số tiền 41.830 triệu đồng, đáng chú ý là do ảnh hưởng từ QĐ493 nên Ban lãnh đạo Ngân hàng
Trang 34đã không xem xét gia hạn nợ cho KH, khi bị nợ quá hạn NH lại áp dụng biện pháp xử lý làm KH thêm khó khăn và nợ quá hạn tăng cao Thực tế đến 30/09/2006, chỉ có khoản nợ 400 triệu đồng thuộc nợ nhóm 5, các khoản nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ là 8.191 triệu đồng Còn lại 33.238 triệu đồng thuộc nhóm 2 là nợ cần chú ý với đa số nợ có đủ khả năng thu hồi, chỉ bị quá hạn ngắn ngày và KH đều có thiện chí trả nợ
So với nợ qúa hạn và nợ xấu tại các NHTMVN ở bảng 2.5 sau thì con số nợ quá hạn tại Ngân hàng Đệ Nhất ở các năm qua chưa phải là cao
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTMVN giai đoạn 1998 – 2004
Đơn vị tính: tỷ đồng
Toàn hệ thống 13,1 13,7 10,09 8,52 7,23 4,86 2,88 464.801
Nguồn: NHNN Việt Nam – theo tạp chí Ngân hàng số 07/2006 và 03/2005
Bảng trên cho thấy từ 1998 - 2004 tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống NHTMVN có xu hướng giảm dần nhưng vẫn cao hơn mức nợ quá hạn của Ngân hàng Đệ Nhất cùng thời kỳ Tuy nhiên nợ quá hạn năm 2005 - 2006 tăng cao đã phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng Đệ Nhất đã có nhiều điểm bất hợp lý cần phải điều chỉnh thêm như: hình thức, thời hạn cho vay, qui định cơ cấu lại thời hạn trả nợ… Làm được điều đó thì nợ quá hạn sẽ phản ánh đúng tính chất rủi
ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đệ Nhất ở 1 thời điểm hơn
2.2.3 KẾT QUẢ KINH DOANH
Kết quả kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Đệ Nhất được phản ánh trên Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và được kiểm toán Trong đó tổng thu nhập và tổng chi phí là những con số mà Ngân hàng rất quan tâm, một mặt nó phản ánh các khoản thu – chi của Ngân hàng, mặt khác nó giúp cho các nhà quản trị Ngân hàng nhìn lại hoạt động kinh doanh hàng năm đã đạt được thông
Trang 35qua lợi nhuận Từ lợi nhuận có thể đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng đã hiệu quả hay chưa, có cần khắc phục và đề ra các chiến lược kinh doanh mới hay không Hãy xem xét số liệu sau:
Bảng 2.6: Thu nhập - Chi phí – lợi nhuận trong kinh doanh của
Ngân hàng Đệ Nhất 1997-2006
Đơn vị tính : triệu đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đệ Nhất đã kiểm toán
* Về tổng thu nhập: năm 1997 – 2001 thu nhập của Ngân hàng khá thấp,
giảm liên tục trong các năm, từ năm 2001 thì bắt đầu có mức tăng về thu nhập Riêng các năm 2002 – 2005 mức tăng tổng thu thu nhập khá nhanh, bình quân trên 35% chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đã được cải thiện Năm
2005 đạt 64.502 triệu đồng, riêng 9 tháng năm 2006 thu nhập đã đạt 55.057 triệu đồng bằng 85% so với năm 2005, dự kiến tổng thu nhập cả năm 2006 sẽ khoảng 73.000 triệu đồng Theo báo cáo thì thu nhập từ lãi vay chiếm từ 60 – 96% tổng thu nhập, chẳng hạn, năm 2004 là 42.268 triệu đồng chiếm 95%, năm 2005 là 60.172 triệu đồng chiếm 93%, riêng 9 tháng năm 2006 thì tỷ lệ này là 94,3% Mức thu từ lãi vay cao hàm chứa khối lượng rủi ro khá lớn, vì khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn thì tổng thu nhập có khả năng giảm sút
Ngoài thu lãi vay thì các khoản thu khác chiếm tỷ trọng khá thấp, nhất là các khoản thu về dịch vụ ngân hàng hiện đại như: thẻ ATM, thẻ tín dụng, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền điện tử , dịch vụ ngân hàng điện tử … Nó phản ánh các dịch vụ kinh doanh ngân hàng chưa phát triển Trong xu hướng hội nhập, ngân
Trang 36hàng nên tăng cường mở rộng kinh doanh dịch vụ ngân hàng hiện đại để tăng thu nhập vì các dịch vụ này ít rủi ro, thu nhập ổn định và hiệu quả cao
* Về tổng chi phí: các năm đầu dù thu nhập còn thấp nhưng tổng chi phí
khá cao, chẳng hạn 1997 – 1999 chi phí cao có nguyên nhân là do việc huy động tiền gởi tăng cao trong khi sử dụng vốn cho vay còn thấp dẫn đến chi > thu
Các năm 2000 – 2001 Ngân hàng đã chủ động giảm huy động, thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm mua sắm, giảm khoản chi không cần thiết… nên tổng chi phí giảm theo và đạt mức thấp nhất Tuy nhiên, các năm
2002 – 2005 tổng chi phí tăng khá nhanh và gần như tương đương với tổng thu nhập của Ngân hàng Vậy có nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Phân tích ta thấy ngoài chi phí trả lãi tiền gởi, lương, khấu hao, … còn xuất hiện một loại chi phí là chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Khoản chi này chiếm tỷ trọng rất đáng kể như năm 2002 là 40% tổng chi phí, năm 2003 chiếm 30%, năm
2004 chiếm 32%, đến năm 2005 thì giảm xuống còn 3,5% Riêng 9 tháng năm
2006, tổng chi phí đã trích lập là 635 triệu đồng, con số khá thấp so thời điểm các năm cùng kỳ Khoản chi dự phòng thấp trong năm 2006 cũng tạo nhiều thuận lợi cho Ngân hàng tiết giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận
Tại sao có chi phí trích lập dự phòng ? Nguyên nhân xuất phát từ tình hình nợ qúa hạn và nợ tồn đọng của các năm trước để lại khá lớn, khả năng thu hồi thấp, các biện pháp thu nợ thông thường không làmgiảm nợ tồn đọng Để làm sạch tình hình tài chính, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã áp dụng chính sách trích lâp dự phòng RRTD để xử lý các khoản nợ trên, khoản chi này hạch toán vào chi phí kinh doanh, vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn trong các phần sau
* Về lợi nhuận trước thuế: từ 1997 – 2004 kết quả kinh doanh hàng năm
của Ngân hàng đều không có lãi, chỉ riêng năm 2001, lợi nhuận đạt 74 triệu đồng Năm 2005 lợi nhuận tăng đột biến lên đến 20.984 triệu đồng, riêng 9
Trang 37tháng năm 2006, lợi nhuận trước thuế là 18.195 triệu đồng, đạt 86,7% so với
2005, dự kiến cả năm lợi nhuận trước thuế sẽ là 25 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch
Bên cạnh đó, các khoản lỗ luỹ kế của các năm trước cũng là một gánh nặng cho tình hình tài chính của Ngân hàng Đến cuối năm 2000 khoản lỗ này là 49.447 triệu đồng, và tồn tại cho các năm tài chính tiếp theo mà không có khoản lợi nhuận nào được tạo ra để cấn trừ Do vậy, khi Ngân hàng tăng vốn điều lệ từ
70 tỷ đồng lên 120 tỷ đồng vào 2001, thì năm tài chính 2002 NHNN TPHCM đã quyết định trừ khoản lỗ 19.418 triệu đồng vào vốn điều lệ làm vốn chỉ còn 100.582 triệu đồng Năm 2003, vốn điều lệ tiếp tục bị trừ 2.420 triệu đồng, số lỗ còn lại là 27.609 triệu đồng Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng 16.456 triệu đồng được bù tiếp vào lỗ luỹ kế, còn lại là 11.153 triệu đồng Vào tháng 07/2006, Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 98.162 lên 150.000 triệu đồng bằng phát hành cổ phần mới với giá chênh lệch, mức chênh lệch giá bán thu được là 2.900 triệu đồng được bù vào lỗ luỹ kế, còn lại 8.181 triệu đồng Với mức lợi nhuận 9 tháng năm 2006 là 18.195, đủ khả năng xóa lỗ Đây là năm đầu tiên tình hình tài chính của ngân hàng sạch sẽ và có lợi nhuận luỹ kế, nó làm tăng chất lượng tài chính cho Ngân hàng, tạo tiền đề và điều kiện để Ngân hàng phát triển trong các năm tiếp theo
2.3 THỰC TRẠNG TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT :
2.3.1 MỨC ĐỘ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐỆ NHẤT:
Tính đến 30/09/2006, tổng dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng Đệ Nhất là 511 tỷ đồng, trong đó gần như 100% nợ là có tài sản thế chấp, cầm cố; không có nợ tín chấp, nợ có tài sản thế chấp hình thành trong quá trình vay vốn Xét trên góc độ an toàn về tài sản đảm bảo thì mức độ rủi ro của tín dụng là tương đối, vì 100% nợ đều có nguồn thu thứ 2 từ tài sản đảm bảo Tuy nhiên, đó là nhận định chủ quan, để xem xét mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đệ Nhất,
Trang 38chúng ta không nên nhìn riêng khía cạnh tài sản đảm bảo mà cần so sánh thêm các chỉ tiêu đánh giá khác với các Ngân hàng TMCP tiêu biểu và hệ thống các NHTM theo loại hình sở hữu để có cái nhìn tổng quát hơn qua số liệu sau:
Bảng 2.7: Tình hình hoạt động của các TCTD VN và Ngân hàng Đệ Nhất
Đơn vị tính : tỷ đồng
lệ 98 98 481 948 300 500 20.438 21.833 6.054 8.160 8.271 8.478Tổng tài
sản có 521 599 15.419 24.272 6.444 8.515 556.478 586.948 101.472 135.247 79.379 95.433Vốn huy
động,vay 405 507 13.040 19.984 4.679 6.513 425.816 497.707 86.502 115.078 64.155 77.727Tổng dư
nợ 431 481 6.698 9.381 4.562 5.960 364.137 404.852 56.113 74.061 44.155 55.698
LN trước
thuế 0 20 282 391 140 100 3.111 6.727 1.267 1.589 843 1.066Cổ tức
%
0 0 36,7 28 19,4 20
Nguồn: Báo cáo tài chính của NH Đệ Nhất, ACB( www.acb.com.vn ), Đông Á
( www.eab.com.vn ); * Theo tạp chí ngân hàng, số 05 – 03/2006
Bảng số liệu cho thấy là tổng dư nợ, tổng tài sản, vốn huy động, lợi nhuận của NHĐN so với các Ngân hàng Á Châu và Đông Á vẫn còn thấp Nếu so sánh các chỉ tiêu với mức trung bình của từng hệ thống Ngân hàng thì qui mô kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất khá nhỏ
Trong điều kiện cho vay thận trọng hiện nay, dư nợ tăng chậm, các ngân hàng TMCP chuộng huy động vốn để bán buôn vốn cho các Ngân hàng khác, cho vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư vào các loại giấy tờ có giá… Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá xét trên góc độ quản trị tài sản NỢ, đó là khi cần NHTM đem giao dịch trên thị trường mở NHNN để đáp ứng thanh khoản, cải thiện tình trạng vốn khả dụng của mình Nếu xem xét các danh mục đầu tư trong tài sản CÓ thì số liệu năm 2004 – 2005 cho thấy thực trạng các NHTM giảm tỷ trọng dư nợ cho vay và tăng tỷ trọng đầu tư vào các kênh khác
Trang 39Ngân hàng TMCP Á Châu, trong tổng tài sản Có năm 2005 là 24.272 tỷ đồng, thì dư nợ cho vay là 9.381 tỷ đồng chiếm 38,6%; tỷ lệ này của năm 2004 là 43,4% Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á, trong tổng tài sản Có năm 2005 là 8.515 tỷ đồng, thì dư nợ cho vay là 5.960 tỷ đồng chiếm 69,9%; tỷ lệ này của năm 2004 là 70,8% Còn Ngân hàng TMCP Đệ Nhất lại có tổng dư nợ chiếm đến hơn 80% giá trị tổng tài sản năm 2005 và năm 2004 là 82,7%; bình quân dư nợ/tổng tài sản của toàn khối ngân hàng TMCP, TMNN, NHNNg-LD là khoảng 50% - 70% tổng tài sản Tỷ trọng dư nợ cao cho thấy NHĐN tiềm ẩn nhiều rủi
ro, khi hoạt động này gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tổng tài sản
Về lợi nhuận, NHĐN cũng đạt khá thấp so với các Ngân hàng khác, điển hình như Ngân hàng Á Châu là đơn vị có có bước nhảy vọt về lợi nhuận Trong lợi nhuận, tỷ trọng thu lãi vay của NH Á Châu chiếm 87,9% trong năm 2005 còn NHĐN là 93% Trong xu hướng hội nhập, chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng TMCP chuyển hướng từ thu về tín dụng sang dịch vụ ngân hàng Thực trạng kinh doanh của Ngân hàng Đệ Nhất chưa thay đổi kịp cũng hàm chứa một mức độ rủi ro so với các Ngân hàng khác Do phải khắc phục lỗ, 2 năm vừa qua Ngân hàng Đệ Nhất chưa chia cổ tức, trong khi các ngân hàng khác có cổ tức trên 15% lợi nhuận, làm nản lòng nhà đầu tư góp vốn
Trong khi các Ngân hàng TMCP và hệ thống Ngân hàng TM đang chạy đua tăng vốn điều lệ thì Ngân hàng Đệ Nhất qua 2 năm vốn vẫn không tăng, mạng lưới kinh doanh vẫn chỉ tập trung tại TP.HCM, vốn cho vay chủ yếu là vốn huy động và đi vay, như vậy một khi nguồn vốn bị thiếu hụt thì khả năng xảy ra rủi ro cho hoạt động tín dụng là khá cao
Số liệu phân tích cho thấy mức độ và hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Đệ Nhất hàm chứa rủi ro khá lớn Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng, Ban lãnh đạo cũng rất quan tâm đến công tác trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Trang 402.3.2 CÔNG TÁC TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG:
2.3.2.1 Trích lập dự phòng :
Nợ xấu và xử lý nợ xấu là một vấn đề rất khó khăn đối với các NHTM nói chung và Ngân hàng Đệ Nhất nói riêng Nếu không có giải pháp triệt để và hữu hiệu để giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh và hiện đại trong xu hướng hội nhập kinh tế
Nhằm đẩy nhanh công tác xử lý nợ, hạn chế quy trách nhiệm quá lớn đối người xét duyệt cho vay, ngoài các biện pháp truyền thống như: thu nợ trực tiếp, bán tài sản, … thì biện pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng rất được ngân hàng coi trọng Việc trích lập này được hạch toán vào chi phiù kinh doanh như sau:
Nợ tài khoản 882201.00.X: chi phí dự phòng cụ thể nợ phải thu, khó đòi
Có tài khoản 2191XX: dự phòng cụ thể nợ cần chú ý, nghi ngờ, mất vốn
Bảng 2.8: Chi phí trích lập dự phòng NHĐN giai đoạn 1997-2006
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 30/9/06
Tổng chi phí 23.733 19.495 21.562 13.193 12.319 21.584 28.919 44.156 43.518 36.862 Trong đó:
Nguồn: Báo cáo thường niên NH Đệ Nhất đã được kiểm toán
Bảng số liệu trên cho thấy các năm 1997-2002 kết quả kinh doanh không có lãi nên việc trích lập dự phòng không thực hiện được Năm 2002 nhờ các biện pháp tăng vốn điều lệ, nâng cao quản lý, thay đổi chính sách tín dụng, tăng cường đẩy mạnh cho vay để tăng thu, bù đắp chi Căn cứ vào QĐ488, năm 2002 Ngân hàng đã tiến hành trích lập số tiền 6.809 triệu đồng, chiếm 28% tổng chi phí, năm 2003 – 2004 trích lập thêm số tiền 8.680 triệu đồng và 14.196 triệu đồng Sang năm 2005, theo quyết định 493, ngân hàng chi dự phòng 1.518 triệu