MỤC LỤC
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của Ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn.
Vì rằng những khoản nợ đã quá hạn do KH không còn khả năng thanh toán nhưng vì một lý do nào đó được Ngân hàng gia hạn nợ thì khoản nợ trên sẽ trở thành nợ trong hạn và khụng được trớch dự phũng, KH khụng được xếp vào diện cần theo dừi. Hoặc như khoản nợ còn trong hạn nhưng KH kinh doanh không hiệu quả, khả năng trả nợ mong manh nhưng vẫn chưa được xếp vào loại nợ xấu để tiến hành những biện pháp phòng ngừa.
Cũng từ cách phân loại nợ quá hạn theo thời gian như vậy nên phần lớn nợ quá hạn ở nước ta đều là nợ xấu. - Nợ liên quan đến vụ án, nợ đã khởi kiện nhưng chưa thể thu hồi chờ xử lý, nợ có tài sản đảm bảo nhưng không hợp lệ.
Trong nhiều biện pháp trên, chúng ta thấy biện pháp hiệu quả và mang lại kết qủa nhanh nhất đó là “Trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín duùng” theo tinh thaàn cuỷa Quyeỏt ủũnh 493/2005/Qẹ- NHNN.
QĐ493 được ban hành nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cũng là một yêu cầu cấp bách, nhằm chấn chỉnh hoạt động tín dụng và trong sạch tình hình tài chính, giúp các Ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý nợ tồn đọng, nâng cao sức cạnh tranh và năng lực tài chính. Để đảm bảo tính hợp lý của ALLL, các nhà thanh tra ngân hàng nhìn vào hệ thống quản lý và phương pháp đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng và thực hiện các phân tích định lượng đối với ALLL như một phần của sự đánh giá toàn diện danh mục cho vay và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của danh mục đó.
Mức độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tương đối nhanh, nhiều ứng dụng được đưa vào kinh doanh như: Hệ thống ATM, Homebanking, Mobilebanking … Song việc hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng chỉ được tập trung ở một số ngân hàng TMNN và ngân hàng TMCP. Với quyết tâm kiểm soát cho vay, hạn chế thấp nhất những rủi ro trong hoạt động tín dụng, ngày 14/07/2006 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đệ Nhất đã ban hành quyết định số 018/QĐHĐQT về việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. - Nguyên tắc trụ cột 2: Đặt ra các yêu cầu giám sát và trao trách nhiệm theo dừi cho giỏm đốc và cỏc nhà quản lý cao cấp của tổ chức tài chớnh nhằm tăng cường thực thi các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ và những hoạt động quản lý doanh nghiệp khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét lại chính sách trích lập dự phòng – chiến lược và chính sách rủi ro tín dụng; thuyết phục cổ đông chấp nhận mức cổ tức hợp lý hàng nămsau khi đã sử dụng một phần lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. • Năm 2008 – 2010 xây dựng chính sách dự phòng rủi ro mới, bao gồm các nội dung: xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lưỡng rủi ro tín dụng, phân định trách nhiệm và quyền hạn của người ra quyết định tín dụng. Đề xuất chính sách hoặc có kiến nghị thay đổi mức trích lập dự phòng cho khoản nợ phát sinh ngay từ đầu dù nó chưa phát sinh dấu hiệu suy giảm theo nguyên tắc: nợ có tài sản đảm bảo tỷ lệ trích lập thấp, nợ không có hoặc có tài sản hình thành trong tương lai tỷ lệ trích lập cao.
Giải quyết vấn đề này, kinh nghiệm một số nước, khi trích lập và sử dụng dự phòng đã áp dụng tiêu chuẩn của Basel I nay chuyển sang Basel II. Nó gồm các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro và được cấu trúc theo 3 cấp độ: Pillar I, Pillar II, Pillar III. Đối với rủi ro tín dụng nếu Basel I đưa ra một phương pháp chung thì Basel II đề xuất 2 lựa chọn: phương pháp chuẩn và phương pháp phân hạng nội bộ.
- Phương pháp chuẩn: phương pháp này nhằm đo lường rủi ro tín dụng tương tự như Basel I nhưng ở mức độ nhạy cảm với rủi ro hơn vì theo phương pháp này sẽ sử dụng phân hạng tài chính do các tổ chức tài chính phân hạng độc lập cung cấp làm hệ số khi tính toán tài sản điều chỉnh theo rủi ro. - Phương pháp phân hạng nội bộ: phương pháp này chủ yếu dựa vào đánh giá nội bộ của ngân hàng về hệ số rủi ro để xác định tỷ lệ vốn cần thiết. Yếu tố cấu thành rủi ro: gồm các đánh giá về hệ số rủi ro (Xác suất rủi ro, tổng số tiền của món vay, số tiền cho vay có khả năng thất thoát, thời hạn cho vay hiệu quả) do ngân hàng tự tính toán.
Phương trình rủi ro: công thức để tính toán tài sản điều chỉnh theo rủi ro dựa vào các yếu tố cấu thành theo rủi ro. Mức yêu cầu vốn tối thiểu: tiêu chuẩn tối thiểu cho một ngân hàng sử dụng phương pháp phân hạng nội bộ cho từng loại tài sản. - Không định giá quá cao TSTC, Ban điều hành cần xây dựng mức giá trần đối với từng khu vực, từng con đường để áp giá tài sản khi cho vay.
- Thực hiện đúng chính sách trích lập và sử dụng dự phòng đã được Hội đồng quản trị thông qua từng năm, không làm giảm lợi nhuận để ảnh hưởng đến chính sách phân chia cổ tức của cổ đông.
Tuy vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới nên áp dụng đồng thời 2 phương pháp trên, phương pháp định lượng xử lý nhanh nhờ áp dụng công nghệ thông tin nên TCTD phân loại và trích lập kịp thời; phương pháp định tính đánh giá chất lượng tín dụng chính xác hơn thông qua hoạt động kinh doanh và tài chính của KH. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ mới có 1 công ty xếp hạng tín nhiệm là Vietnamnet được thành lập, tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước chưa hoàn thiện, do đó, các NHTM chưa thể tham khảo kết quả xếp hạng doanh nghiệp do công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước thực hiện khi phân tích đánh giá, xếp hạng tín nhiệm. + CIC phải cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm nợ của khách hàng, chuẩn hóa các quy trình tự động xử lý dữ liệu (Hiện chỉ có CIC mới có đầy đủ nhất số liệu của KH trên toàn quốc, có quan hệ với các hãng chuyên thu nhập và cung cấp thông tin trên thế giới).
+ CIC phải được giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ các tổ chức, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ của các khách hàng của TCTD, được quyền cung cấp kết quả đánh giá phân loại nợ của TCTD , của đơn vị giám sát có chức năng đánh giá nợ cho các TCTD. Thông qua kết quả phân loại nợ từng khoản nợ, bộ phận quản trị rủi ro tiến hành phân tích theo nhóm khách hàng, thành phần kinh tế, ngành kinh tế, khu vực nhằm xác định khuynh hướng rủi ro, qua đó xác định giới hạn tín dụng cho từng nhóm khách hàng, thành phần kinh tế, ngành kinh tế, khu vực phù hợp với mức độ rủi ro mà Ngân hàng chấp nhận được. Sổ tay tín dụng phải được xem là công cụ quản lý, được điều chỉnh và đổi mới theo hướng quản trị rủi ro và xây dựng theo qui chuẩn để phản ánh đúng các các tiêu chí rủi ro của QĐ 493 thực tế, chứ không phải là 493 danh nghĩa theo hệ thống báo cáo và còn nhiều khe hỡ như hiện nay.