Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới việc QL HĐDH của HT bao gồm sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, phong trào GD của địa phương, các điều kiện, phương tiện dạy học…Việc QL HĐDH của HT sẽ mang lại hiệu quả thiết thực khi được sự quan tâm của cấp trên với những chính sách và đường lối đúng đắn nhằm khuyến khích, động viên HĐDH trong nhà trường.
Phong trào GD tại địa phương cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới HĐDH của nhà trường, nếu ở đâu HS có phong trào hiếu học, địa phương và gia đình quan tâm, coi trọng việc học của con em thì chắc chắn chất lượng dạy học và GD sẽ tốt hơn.
Điều kiện CSVC, phương tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Việc QL HĐDH của HT sẽ mang có hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang, đúng qui định, điều kiện, phương tiện dạy học hiện đại được trang bị đầy đủ và đồng bộ.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều đến QL HĐDH trong nhà trường.
1.5.3. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục sau năm 2015
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã phê duyệt và thống nhất ban hành Nghị quyết về ''Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XH chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế''. Theo lộ trình đổi mới, sau năm 2015 chương trình sách giáo khoa phổ thông sẽ được biên soạn lại, thay thế sách giáo khoa hiện hành. Trong những năm đầu thực hiện chắc chắn sẽ có nhiều tác động ảnh hưởng đến QL HĐDH của HT. Chất lượng GD sẽ đạt được mục tiêu nếu HT thực hiện tốt những nhóm nội dung sau:
- Tổ chức cho CBGVNV tập huấn, tiếp cận với chương trình mới.
- Tổ chức cho CBQL, GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá HS theo nội dung chương trình, mục tiêu mới.
- Tuyên truyền cho HS, cha mẹ HS, cộng đồng XH chủ trương, nội dung đổi mới chương trình GD sau năm 2015. Hình thức tuyên truyền thông qua các buổi tập trung HS, các buổi họp phụ huynh HS, qua các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Kiểm tra, rà soát và bổ sung CSVC, TBDH để đáp ứng tối thiểu việc đổi mới chương trình dạy học.
- Tham mưu cho cơ quan chủ quản, cho chính quyền địa phương về nội dung đổi mới chương trình GD sau năm 2015.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, trong Chương I tác giả đã phân tích, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản đối với công tác QL HĐDH của HT trường THPT như sau:
- Điểm qua một số công trình nghiên cứu về QLGD, về QL HĐDH ở Việt Nam của các nhà GD học, các nhà QLGD và các nhà sư phạm từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay.
- Phân tích hệ thống các khái niệm cơ bản về QL, QLGD, nhà trường, QL nhà trường, HĐDH, QL HĐDH, ...
- Xác định rõ vị trí, vai trò của trường THPT trong hệ thống GD quốc dân, đặc điểm của cấp học THPT, mục tiêu GD, nhiệm vụ của nhà trường THPT, yêu cầu về nội dung, phương pháp GD phổ thông.
- Phân tích và xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của HT trường THPT. Đặc biệt phân tích sâu nội dung QL HĐDH của HT trường THPT bao gồm bốn nhóm nội dung QL sau:
+ QL HĐ dạy của thầy; + QL HĐ học tập của HS;
+ QL CSVC, kỹ thuật phục vụ dạy và học; + QL nguồn kinh phí chi cho HĐ dạy và học.
- Xác định rõ các yếu tố tác động đến QL HĐDH như các yếu tố chủ quan, các yếu tố khách quan và đổi mới nội dung, chương trình GD sau năm 2015.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÂN NHAM, HUYỆN HỮU LŨNG 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội địa phƣơng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Trung quốc, phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Lạng Sơn có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc dài trên 230 km2, có 2 cửa khẩu Quốc tế, hai cửa khẩu Quốc gia và 7 cặp chợ đường biên tiếp giáp với Trung Quốc là địa bàn tập trung đông người qua lại, cư trú làm ăn buôn bán, tham quan du lịch. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 8.331,24 km2, có 10 huyện và 01 thành phố, dân số của Lạng Sơn trên 74 vạn người, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống: Nùng, Tày, Kinh, Hoa, Dao và một số dân tộc khác trong đó có trên 20 vạn HS từ mầm non đến chuyên nghiệp.
Bảng 2.1. Quy mô trƣờng, lớp; học sinh, sinh viên tỉnh Lạng Sơn Số TT Trƣờng, Trung tâm Số trƣờng Số lớp (nhóm) Số HS sinh viên Tổng số Ngoài công lập Tổng số Ngoài công lập Tổng số Ngoài công lập 1 Mầm non 199 06 2070 45 43268 1296 2 Tiểu học 247 3527 57530 3 THCS: 204 + PTCS: 23 227 1724 42217 4 THPT 24 01 682 03 24725 88 Cộng MN, PT 697 07 8003 48 167740 1384 5 GDTX, KTTH-HN, Ngoại ngữ - Tin học 13 140 3779 6 Chuyên nghiệp 02 78 3256 Tổng số 712 07 8.221 48 174.775 1.384
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013 của Sở GD&ĐT Lạng Sơn)
Số lƣợng cán bộ, GV, nhân viên ngành GD tỉnh Lạng Sơn
Tổng số CBQL, GV, nhân viên toàn ngành: 19.189. Trong đó:
Cán bộ, nhân viên các Phòng GD&ĐT: 199; Sở GDĐT: 64. CBQL các cấp học: 2.242 người.
GV các cấp học: 13.504 (trong đó: Mầm non: 2.621; Tiểu học: 4.695; trung học cơ sở: 3.813; THPT: 1.874; GD thường xuyên: 301; GD chuyên nghiệp: 200).
2.1.2. Khái quát về điều kiện xã hội của huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn
Hữu Lũng là huyện phía Nam của tỉnh Lạng Sơn có diện tích tự nhiên là: 806,74km2, dân số tính đến tháng 12/2012 là 114.191 người với 26.687 hộ, mật độ dân số: 141,55 người/km2
được chia thành 26 đơn vị hành chính gồm 25 xã, 01 thị trấn với 251 thôn, khu phố, gồm 6 dân tộc chính: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Hoa và một số dân tộc khác cùng chung sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm 51%, Kinh 40,3%, Tày 6% còn lại là dân tộc khác; Hữu lũng có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn – liên vận quốc tế chạy qua; bên cạnh đó hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã thuận lợi đi lại bốn mùa tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong huyện, với các tỉnh bạn và giao lưu văn hoá giữa miền núi, miền xuôi thuận tiện.
Trên địa bàn huyện Hữu Lũng có 01 trường Cao đẳng nghề, 01 Trung tâm GD thường xuyên, 02 trường THPT công lập (THPT Hữu Lũng và THPT Vân Nham) và 81 trường học từ mầm non đến THCS. Tổng số HS, sinh viên trên 26 nghìn, tổng số cán bộ, GV, nhân viên trong ngành GD có gần 3.000; riêng khối THPT có gần 3.500 HS, cán bộ, GV, nhân viên có trên 230 người.
2.1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình xã hội của khu vực Vân Nham, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn Nham, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn
Địa bàn tuyển sinh của trường THPT Vân Nham bao gồm 10 xã, trong đó có 07 xã là địa bàn tuyển sinh bắt buộc, 03 xã là địa bàn tuyển sinh chung của trường THPT Hữu Lũng và THPT Vân Nham, cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Dân số, diện tích các xã thuộc khu vực tuyển sinh của trƣờng THPT Vân Nham
Stt Xã Diện tích Dân số Số thôn,
bản Khu vực 268,47 km2 35.188 86
1 Thiện Kỵ 22,37 2.881 8 Nông thôn
2 Tân Lập 21,81 2.258 7 Nông thôn
3 Đô Lương 27,72 4.306 14 Nông thôn
4 Vân Nham 9,12 3.965 7 Nông thôn
5 Thanh Sơn 23,04 3.022 8 Nông thôn
6 Đồng Tiến 21,0 3.545 8 Nông thôn
7 Minh Tiến 24,72 3.249 9 Nông thôn
8 Hòa Bình 37,58 2.843 6 Nông thôn
9 Yên Bình 53,16 4.704 10 Nông thôn
10 Quyết Thắng 28,58 4.415 9 Nông thôn
(Nguồn: Theo Niên giám thống kê huyện Hữu Lũng 2012)
Theo thống kê, diện tích vùng tuyển sinh của trường THPT Vân Nham là 268,47 km2, chiếm 33,28% diện tích của huyện Hữu Lũng; số thôn bản vùng tuyển sinh là 86, chiếm 34,3%; dân số vùng tuyển sinh là 35.188 người, chiếm 30,8% dân số của cả huyện.
Huyện Hữu Lũng có 5 xã và 16 thôn đặc biệt khó khăn thì khu vực tuyển sinh của trường có 4 xã (Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên Bình, Quyết Thắng) và 6 (2 thôn ở xã Đô Lương, 2 thôn ở xã Đồng Tiến, 2 thôn ở xã Thanh Sơn) thôn đặc biệt khó khăn.
Sơ đồ 2.1. Vị trí trƣờng THPT Vân Nham
Trường THPT Vân Nham được xây dựng trên địa bàn thôn Phổng, xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng, cách trung tâm thị trấn Hữu Lũng 15 km về phía Tây của Huyện.
2.2. Thực trạng chất lƣợng giáo dục ở trƣờng THPT Vân Nham
Huyện Hữu Lũng có 02 trường THPT công lập bao gồm: trường THPT Hữu Lũng và trường THPT Vân Nham
Phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ lấy số liệu của trường THPT Vân Nham
2.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Đội ngũ CBQL, tổ trưởng trường THPT Vân Nham (theo Báo cáo số liệu thống kê cuối năm học 2012-2013 của trường THPT Vân Nham)
Bảng 2.3. Đội ngũ CBQL và tổ trƣởng TS Nữ Đảng viên Trình độ chuyên môn Trình độ lí luận chính trị Tuổi Trên ĐH ĐH cao cấp Tr. cấp Sơ cấp Dưới 45 Trên 45 1. HT 1 1 1 1 1 2. PHT 3 2 3 3 0 0 0 1 2 3. Tổ trưởng 8 3 5 0 8 0 0 0 8 0
Theo qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT trường THPT Vân Nham là trường hạng 1, có tối đa 4 CBQL. Năm học 2012 - 2013 trường THPT Vân Nham có 4 CBQL (đủ số lượng theo qui định), tỉ lệ cán bộ nữ chiếm 50%, tỉ lệ dân tộc thiểu số chiếm 50%. Trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn
Đội ngũ CBQL đều nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tự học và tự bồi dưỡng, có trình độ chuyên môn vững, quan hệ tốt với đồng nghiệp, HT nhà trường đã qua lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho nhà trường.
Về nghiệp vụ QL, hầu hết CBQL còn hạn chế do chưa được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ QL trước khi được bổ nhiệm chức vụ. Trình độ tin học của CBQL mới ở mức tối thiểu, biết soạn thảo văn bản, chưa khai thác tốt và áp dụng công nghệ thông tin trong công tác QL. Hiện tại HT và các PHT mới chỉ
đạt chuẩn trình độ đại học. Đây cũng là một trong những hạn chế của nhà trường trong việc phát triển đội ngũ CBQL.
Từ số liệu thống kê bảng trên, ta thấy tỷ lệ các tổ trưởng là nữ 3/8 chiếm 37,5%, số đảng viên 5/8 chiếm 62,5%. Trình độ chuyên môn 100% có trình độ đại học, không có tổ trưởng có trình độ thạc sỹ, các cấp QL cần tạo điều kiện thời gian và kinh phí học tập để các GV nói chung và các tổ trưởng nói riêng nâng cao trình độ chuyên môn.
Bảng 2.4. Đội ngũ GV của trƣờng THPT Vân Nham
Số lớp Số GV Tỷ lệ GV trên lớp
Phân theo các môn
Toán Lí Hóa Sinh Văn Sử Địa Ng. N
gữ C . N ghệ GDCD TD -QP Tin 27 63 2,33 9 5 5 5 8 3 5 8 1 3 7 4 Về đội ngũ GV đảm bảo không thiếu về số lượng (theo qui định hiện hành, tối đa là 2,25 GV/lớp), trình độ chuyên môn đạt từ đại học trở lên, ít có sự biến động. Tuy nhiên, số lượng GV ở các bộ môn không đồng đều, biểu hiện ở khía cạnh thừa thiếu cục bộ. Mặt khác số GV trẻ (dưới 31 tuổi) chiếm 57,1%, số GV cao tuổi (trên 50 tuổi) chiếm 1,6%.
Môn hướng nghiệp và môn GD ngoài giờ lên lớp chưa có GV được đào tạo chính qui, số GV dạy môn này lấy từ GV chủ nhiệm hoặc GV dạy các bộ môn chưa đủ số tiết theo qui định. Nhìn chung, chất lượng môn hướng nghiệp và môn GD ngoài giờ lên lớp không cao.
Bảng 2.5. Chất lƣợng đội ngũ GV của trƣờng THPT Vân Nham
Tổng số GV
Trình độ đào tạo Độ tuổi
NCS Thạc sỹ Đại học Dưới 31 31 đến 40 41 đến 50 Trên 50 Tổng 63 1 4 58 36 26 0 1 Tỉ lệ (%) 1,6 6,3 92,1 57,1 41,3 1,6
Nhà trường có 01 GV môn Ngữ văn đang làm nghiên cứu sinh, chiếm 1,6%; số lượng GV có trình độ thạc sỹ không nhiều (chiếm 6,3%); hầu hết GV đều có tuổi đời dưới 40 tuổi (chiếm 98,4 %), đây là số GV được đào tạo cơ bản, nhiệt tình, năng động, có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin tốt. Bên cạnh đó lực lượng GV trẻ cũng có những hạn chế như kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít, chưa có biện pháp GD phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi THPT trong giai đoạn hiện nay, còn lúng túng nhiều trong việc GD đạo đức.
2.2.2. Thực trạng về việc thực hiện HĐ dạy học của giáo viên
HĐDH là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường. Chất lượng GD phụ thuộc rất nhiều vào HĐ giảng dạy của GV, qua khảo sát thu được kết quả ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Thực trạng việc thực hiện HĐDH của GV
Nội dung thực trạng việc thực hiện HĐDH của GV
Số ngƣời tán thành thực hiện ở các mức độ (%)
Tốt Khá Trung
bình Yếu
GV nắm vững nội dung chương trình 32,4 64,7 2,9 0
GV lập KH dạy học theo đúng yêu cầu 44,1 51,5 4,4 0
GV chuẩn bị hồ sơ, giáo án lên lớp 64,7 19,1 11,8 4,4
Tham gia thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm
giờ dạy 39,7 44,1 13,3 2,9
Đánh giá đúng kết quả học tập của HS 5,9 19,1 60,3 14,7
Thực hiện nền nếp chuyên môn, qui chế
chuyên môn 48,5 32,4 19,1 0
Tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn 29,4 13,2 51,5 5,9
Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học 5,9 10,3 51,4 32,4
Tham gia các khóa bồi dưỡng 2,9 77,9 19,2 0
Qua bảng số liệu trên ta thấy việc thực hiện HĐDH của GV đa phần là khá tốt, đặc biệt là GV nắm vững nội dung chương trình (97,1%), lập KH dạy học theo đúng yêu cầu (95,6%), chuẩn bị hồ sơ, giáo án lên lớp (83,8%). Bên cạnh đó một số nội dung thực hiện chủ yếu ở mức trung bình hoặc yếu như sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học (51,4% ở mức trung bình, 32,4% ở mức yếu), đánh giá đúng kết quả học tập của HS (75% ở mức trung bình, yếu), tự học và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn (57,4% ở mức trung bình, yếu).
Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế nói trên là do GV ngại hoặc lười chuẩn bị đồ dùng dạy học, tự làm đồ dùng dạy học (chỉ trông chờ nhà trường trang bị); do bệnh thành tích nên GV thường đánh giá HS cao hơn thực tế (về xếp loại 2 mặt GD); về tự học và bồi dưỡng nhiều GV chưa có ý thức vươn lên, chưa có động cơ đầu tư cho chuyên môn, chỉ tự học và tự bồi dưỡng một cách chiếu lệ dạng bắt buộc.
2.2.3. Thực trạng về môi trường giáo dục
Việc thực hiện chính sách XH hóa GD được chú trọng, nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao.
Việc phối hợp GD giữa nhà trường, gia đình và XH đã có nhiều chuyển biến tốt. Phụ huynh HS đã quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em họ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về tư tưởng học để thi đại học và chưa chú trọng đến công tác hướng nghiệp.
Nhiều phong trào thi đua được phát động, trong đó có phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực'' đã tạo được môi trường sư phạm tốt, nhiều CBGVNV đã hết lòng vì HS, tạo môi trường thân thiện, yêu thương trong nhà trường.
Bên cạnh đó do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, các tệ nạn