Kết quả đánh giá tính cần thiết biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 108)

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp

Nội dung biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%)

3 2 1 0 3 2 1 0

1. Nhóm biện pháp GD tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho GV, HS

1.1. Tổ chức tốt cho GV học tập, nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về GD-ĐT 95,6 4,4 0 0 92,6 7,4 0 0 1.2. Tổ chức thực hiện tốt các qui định về GD, hưởng ứng các chủ trương, các phong trào do ngành phát động 95,6 4,4 0 0 94,1 5,9 0 0

1.3. GD tư tưởng, đạo đức, lẽ sống cho GV và HS thông qua các HĐ

92,6 7,4 0 0 91,2 8,8 0 0

2. Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV

2.1. Xây dựng đội ngũ GV đảm

bảo số lượng và chất lượng 100 0 0 0 89,7 8,8 1,5 0 2.2. Sắp xếp, phân công GV

hợp lý, sử dụng lao động một cách tối ưu

97 3 0 0 77,9 5,9 16,2 0 2.3. Bồi dưỡng CM nghiệp

vụ sư phạm cho GV, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng

95,6 4,4 0 0 77,9 10,3 11,8 0 2.4. Tổ chức giao lưu, học

tập kinh nghiệm cơ sở GD khác

3. QL các HĐDH của GV

3.1. QL dạy học theo phân phối chương trình, KH, thực hiện quy chế chuyên môn

77,9 22,1 0 0 73,5 26,5 0 0 3.2. QL HĐ của các tổ

chuyên môn 88,2 11,8 0 0 77,9 22,1 0 0

3.3. Chỉ đạo việc đổi mới

PPDH 88,2 11,8 0 0 64,7 32,4 2,9 0

3.4. QL kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của GV

73,5 26,5 0 0 64,7 29,4 5,9 0

4. QL HĐ học của HS

4.1. Hình thành hệ thống QL

theo đơn vị trong trường 89,7 10,3 0 0 88,2 11,8 0 0 4.2. QL tự học của HS . Tổ

chức nhóm bạn cùng học 91,2 8,8 0 0 64,7 35,3 0 0 4.3. Phát hiện, bồi dưỡng HS

giỏi, phụ đạo bổ sung kiến thức cho HS yếu, kém

92,6 7,4 0 0 91,2 8,8 0 0 4.4. QL và tổ chức tốt các

HĐ ngoài giờ lên lớp 88,2 11,8 0 0 64,7 35,3 0 0 4.5. Chỉ đạo việc kiểm tra

đánh giá HS 92,6 7,4 0 0 77,9 22,1 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Tạo động lực dạy cho GV, động lực học cho HS

5.1. Cải thiện điều kiện lao

động của GV 100 0 0 0 58,8 41,2 0 0

5.2. Xây dựng môi trường văn

5.3. Động viên, khen thưởng kịp thời đối với người dạy, người học

100 0 0 0 73,5 26,5 0 0

6. Tăng cƣờng CSVC - TBDH cho các nhà trƣờng

6.1. Mua sắm, bổ sung, sửa

chữa CSVC, TBDH 95,6 4,4 0 0 64,7 35,3 0 0 6.2. Bổ sung tài liệu tham

khảo cho thư viện 88,2 11,8 0 0 64,7 35,3 0 0

7. Đẩy mạnh công tác XH hoá GD

7.1. Khai thác, sử dụng hợp lý

nguồn tài chính huy động được 88,2 11,8 0 0 77,9 22,1 0 0 7.2. Liên hệ chặt chẽ với gia

đình HS thông qua GVCN 77,9 22,1 0 0 64,7 35,3 0 0 7.3. Phối hợp tốt giữa nhà

trường và các tổ chức XH trong HĐ GD

94,1 5,9 0 0 88,2 11,8 0 0

Nhận xét: Từ kết quả thu được cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng các biện pháp tác giả đề xuất là rất cần thiết đặc biệt là các biện pháp: Xây dựng đội ngũ GV đảm bảo số lượng và chất lượng; Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm cơ sở GD khác; Cải thiện điều kiện lao động của GV; Động viên, khen thưởng kịp thời đối với người dạy, người học là những biện pháp được đánh giá tuyệt đối 100% là rất cần thiết.

Về tính khả thi các ý kiến đều cho rằng các biện pháp trên là khả thi. Song một vài biện pháp khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố khách quan tác động như: Sắp xếp, phân công GV hợp lý, sử dụng lao động một cách tối ưu; Bồi dưỡng CM nghiệp vụ SP cho GV, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng; QL kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của GV; Chỉ đạo việc đổi mới PPDH; Xây dựng đội ngũ GV đảm bảo số lượng và chất lượng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở hệ thống lý luận ở chương 1, thức trạng QL HĐDH trường THPT Vân Nham ở chương 2, tác giả đã đề xuất các biện pháp QL HĐDH ở trường THPT Vân Nham huyện Hứu Lũng, lạng Sơn đảm bảo theo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc về mặt pháp lí; nguyên tắc tính hệ thống; nguyên tắc tính thực tiễn; nguyên tắc tính hiệu quả; nguyên tắc tính đồng bộ

Hệ thống các biện pháp được đề xuất gồm:

Nhóm biện pháp 1: GD tư tưởng, đạo đức, lối sống cho GV, HS

- Tổ chức tốt cho GV học tập, nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về GD và đào tạo

- Tổ chức thực hiện tốt các qui định về GD, hưởng ứng các chủ trương, các phong trào do ngành phát động

- GD tư tưởng, đạo đức, lẽ sống cho GV và HS thông qua các HĐ

Nhóm biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

- Xây dựng đội ngũ GV đảm bảo số lượng và chất lượng

- Sắp xếp, phân công GV hợp lý, sử dụng lao động một cách tối ưu - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho GV, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng

- Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm cơ sở GD khác

Nhóm biện pháp 3: QL các HĐDH của GV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- QL dạy học theo phân phối chương trình, KH, thực hiện quy chế chuyên môn

- QL HĐ của các tổ chuyên môn - Chỉ đạo việc đổi mới PPDH

- QL kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của GV

Nhóm biện pháp 4: QL HĐ học của HS.

- QL tự học của HS; tổ chức nhóm bạn cùng học

- Phát hiện, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo bổ sung kiến thức cho HS yếu, kém

- QL và tổ chức tốt các HĐ ngoài giờ lên lớp - Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá HS

Nhóm biện pháp 5: Tạo động lực dạy cho GV, động lực học cho HS.

- Cải thiện điều kiện lao động của GV

- Xây dựng môi trường văn hóa học thân thiện, cởi mở

- Động viên, khen thưởng kịp thời đối với người dạy, người học

Nhóm biện pháp 6: Tăng cường CSVC - TBDH cho các trường.

- Mua sắm, bổ sung, sửa chữa CSVC, TBDH - Bổ sung tài liệu tham khảo cho thư viện

Nhóm biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác XH hoá GD

- Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài chính huy động được - Liên hệ chặt chẽ với gia đình HS thông qua GVCN

- Phối hợp tốt giữa nhà trường và các tổ chức XH trong HĐ GD.

Với các biện pháp trên tác giả đã khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp từ kết quả thu được cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng các biện pháp tác giả đề xuất là rất cần thiết đặc biệt các biện pháp sau có 100% ý kiến cho là rất cần thiết: Xây dựng đội ngũ GV đảm bảo số lượng và chất lượng; Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm cơ sở GD khác; Cải thiện điều kiện lao động của GV; Động viên, khen thưởng kịp thời đối với người dạy, người học.

Về tính khả thi các ý kiến đều cho rằng các biện pháp đưa ra đều khả thi. Tuy nhiên còn một vài biện pháp khi thực hiện còn gặp một số khó khăn nhất định, như: Sắp xếp, phân công GV hợp lý, sử dụng lao động một cách tối ưu; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho GV, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng; QL kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của GV; Chỉ đạo việc đổi mới PPDH; Xây dựng đội ngũ GV đảm bảo số lượng và chất lượng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn ở trên, tôi xin khái quát một số nét cơ bản sau:

1.1. Để thực hiện công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đất nước có bước tiến vững chắc vào thế kỷ 21, cần phải có con người vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trước mắt, vừa có khả năng sáng tạo để đưa đất nước đi lên, hội nhập với sự phát triển của thế giới. Việc đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng được yêu cầu đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và trước hết là trách nhiệm của GD-ĐT, trong đó nhà trường là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính trị "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ". Để thực hiện được nhiệm vụ đó, vấn đề đặt ra cho các nhà trường là phải có sự chuyển biến căn bản từ mục tiêu đến nội dung, PPDH để đưa chất lượng GD lên một tầm cao mới. Nâng cao chất lượng dạy học là sợi chỉ đỏ xuyên suốt QTGD nói chung, QTDH nói riêng và xuyên suốt toàn bộ lịch sử phát triển của nhà trường và của GD nói chung. Nâng cao chất lượng dạy học là lẽ tồn tại và phát triển của sự nghiệp GD, của nhà trường; là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của QL trường học; là lương tâm, trách nhiệm của nhà quản lý, của thầy cô giáo nói riêng và cộng đồng XH nói chung.

Vì vậy, việc QL để nâng cao chất lượng dạy học là yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết. Chất lượng dạy học liên quan đến nhiều yếu tố: mục đích, nội dung mục tiêu, phương pháp dạy học, GV, HS, CSVC, tài chính....nhưng yếu tố quản lý là yếu tố quan trọng. QL phối hợp các nhân tố của QTDH tạo ra chất lượng dạy học. QL là nhân tố sinh thành ra chất lượng dạy học.

1.2. Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn với cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Những thành tựu KT-XH tác động chậm đến GD-ĐT. Các cơ sở GD trong huyện nói chung và trường THPT Vân Nham nói riêng cũng chịu tác động của các điều kiện đó. Vì vậy QL HĐDH ở các trường THPT phải chú

ý đến các đặc điểm riêng của từng vùng, từng miền, để đưa ra các giải pháp quản lý đồng bộ, phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT.

1.3. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QL HĐDH ở trường THPT Vân Nham, bản thân tôi đã công tác được 21 năm (4 năm làm lãnh đạo Văn phòng HĐND&UBND huyện, 17 năm trong ngành GD, đặc biệt làm PHT 3 năm và HT ở trường THPT Vân Nham 3 năm), tôi đã hệ thống hóa và đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng dạy học là:

Nhóm biện pháp 1: GD tư tưởng, đạo đức, lối sống cho GV, HS

Nhóm biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

Nhóm biện pháp 3: QL các HĐDH của GV.

Nhóm biện pháp 4: QL HĐ học của HS.

Nhóm biện pháp 5: Tạo động lực dạy cho GV, động lực học cho HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm biện pháp 6: Tăng cường CSVC- TBDH cho các trường.

Nhóm biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác XH hoá GD

Tôi đề xuất những biện pháp này trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn dạy học ở trường THPT Vân Nham. Những giải pháp này tác động vào tất cả các thành tố của quá trình dạy học, tạo nên chất lượng dạy học.

Từ thực tiễn sinh động của XH luôn tác động trực tiếp đến công tác GD, vì vậy người QL trường học phải áp dụng các giải pháp này một cách mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo. Trong từng điều kiện, thời điểm cụ thể mà lựa chọn ưu tiên hoặc phối hợp tối ưu giữa chúng.

Tuy nhiên, đề tài này xuất phát từ thực tế của trường THPT Vân Nham, chưa vươn tới giải quyết triệt để một số vấn đề QLGD như QL công tác QL, QL các đối tượng HS đặc biệt .... Muốn trở thành các biện pháp tuyệt đối và mang tính phổ biến để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT còn phải

tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. Chúng tôi sẽ còn tiếp tục cố gắng và rất mong được gặp gỡ, học hỏi trao đổi thêm về vấn đề này.

Sau khi đề xuất các biện pháp QL để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Vân Nham, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của toàn thể CBQL, GV nhà trường bằng phiếu hỏi ý kiến và đã thu được những kết quả cụ thể, điều đó chứng tỏ rằng: các biện pháp QL dạy học được hệ thống hoá và đề xuất trong đề tài là cần thiết, phù hợp và có tính khả thi (đối với việc QL dạy học) ở trường THPT Vân Nham, Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Thời gian nghiên cứu đề tài còn hạn chế, song với sự cộng tác, giúp đỡ của đồng nghiệp, của gia đình cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi tự đánh giá là mục tiêu của đề tài đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết và thực hiện. Tôi hy vọng đề tài này góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và đề xuất được những giải pháp có giá trị thực tiễn về việc QL nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Vân Nham. Mặc dù vậy, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, chúng tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo để luận văn này được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ GD-ĐT

- Giảm tải chương trình, giảm số môn học. Cấp THPT cũng như THCS nên tổ chức học 5 ngày/tuần (như cấp tiểu học, mầm non).

- Sách giáo khoa cần có tính ổn định trong một thời gian, tránh thay đổi nhiều. Các phần kiến thức cập nhật cần đưa vào chương trình tự chọn.

- Cải tiến quy trình, đánh giá, thi cử cho phù hợp với phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

- Tăng nguồn thu nhập đảm bảo đời sống cho GV yên tâm công tác. - Đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ dạy học.

2.2. Với Sở GD-ĐT Lạng Sơn

- Mở rộng vùng tuyển sinh cho trường để công tác tuyển sinh vào 10 đảm bảo được số lượng và chất lượng.

- Tạo điều kiện cho CBQL thường xuyên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ QL

- Biên chế đúng, đủ số lượng giáo viên theo định biên, đặc biệt về cơ cấu giáo viên .

- Có chế độ sử dụng, đãi ngộ, khuyến khích, thu hút nhân tài

- Sớm có KH mở rộng trường THPT Vân Nham để thực hiện lộ trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2017. Trường học có đủ phòng học 1 ca, có đủ các phòng bộ môn, các phòng chức năng, phòng hành chính, ...

2.3. Với trường THPT Vân Nham

- Tăng cường GD tư tưởng, đạo đức, lối sống cho GV, HS. Nâng cao nhận thức về lương tâm, trách nhiệm cho CBGV.

- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ cho CBGV. Tổ chức cho CBGVNV đi tham quan, học tập kinh nghiệm.

- Tăng cường CSVC, lắp đặt thêm đầu máy chiếu Projector, hệ thống máy vi tính.

- Quản lý nhân sự, chương trình, điểm số, tài chính bằng công nghệ thông tin. Tăng cường kiểm tra nội bộ, kiểm tra theo KH, kiểm tra đột xuất các HĐ của cán bộ, GV.

- Chỉ đạo đổi mới PPDH cho từng bộ môn, đặc biệt tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Làm tốt công tác quản lý học sinh nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đỗ Ngọc Bích (1992), Quản lý quá trình GD trong trường phổ thông dân tộc nội trú, Bài giảng tại trường CBQL GD&ĐT, Hà Nội.

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THPT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong GD và dạy học.

4 Nguyễn Đức Chính Tập bài giảng: Thiết kế và đánh giá chương trình GD.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 108)