Thực trạng QL các điều kiện, phương tiện hỗ trợ HĐDH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 66 - 71)

2.3.3.1. Thực hiện các chế định về dạy và học

Qua khảo sát các ý kiến đều cho rằng việc thực hiện các chế định về dạy và học là quan trọng (51,5%), rất quan trọng (48,5%). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện (tốt: 22%, khá: 32,4%, trung bình: 45,6%) đôi lúc chưa nghiêm như: CBQL, GV chưa thực hiện hết nhiệm vụ quyền hạn đã được qui định trong Điều lệ trường THPT; công tác nghiên cứu không sâu, bồi dưỡng thường xuyên thực hiện chiếu lệ; tổ chức kiểm tra thi cử chưa thực sự nghiêm túc, đúng qui trình làm thi theo qui định hiện hành, đôi lúc còn nặng về hình

thức và thành tích; các phong trào thi đua do các cấp, ngành phát động thực hiện chưa sâu, rộng, còn nặng về hình thức, nội dung không phong phú, không sâu. Để khắc phục tình trạng này HT nên tập trung nghiên cứu triển khai đầy đủ các văn bản của Đảng, Nhà nước, của các cấp, ngành có liên quan đến GD&ĐT đến từng cán bộ, GV và tổ chức thực hiện tốt các văn bản đó để đưa HĐDH của nhà trường đi vào nền nếp dần dần đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam sau năm 2015.

2.3.3.2. QL bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường

Bảng 2.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá về QL bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trƣờng Nội dung thực trạng QL HĐDH Mức độ nhận thức (%) Mức độ thực hiện (%) 3 2 1 0 3 2 1 0 Xây dựng KH củng cố và phát triển đội ngũ CBGVNV trong trường

58,8 41,2 0 0 10,3 39,7 50 0

Tổ chức biên chế lớp học theo

đúng qui định 64,7 35,3 0 0 44,1 44,1 11,8 0

Thành lập, kiện toàn tổ chức như tổ chuyên môn, hội đồng tư vấn, các ban, .... của trường

73,5 26,5 0 0 73,5 26,5 0 0

Lựa chọn CBGV có năng lực phẩm chất đưa vào qui hoạch nguồn lãnh đạo, bổ nhiệm TTCM, ....

88,2 11,8 0 0 58,8 32,4 8,8 0

Phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức HĐ đúng theo chức năng nhiệm vụ

88,2 11,8 0 0 48,5 36,8 14,7 0

Đánh giá chung 74,7 25,3 0 0 47 36 17 0

Với kết quả trên ta thấy các ý kiến đều cho rằng mức độ nhận thức là quan trọng hoặc rất quan trọng. Về mức độ thực hiện đa số ý kiến cho rằng chỉ đạt ở mức độ chủ yếu là khá hoặc trung bình.

Như vậy, HT đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc QL bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường, song trong quá trình thực hiện HT chưa thực hiện tốt việc xây dựng KH củng cố và phát triển đội ngũ CBGVNV trong nhà trường (nội dung này có 50% số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình), tổ chức biên chế lớp HS chưa theo đúng quy định, việc đề nghị, lựa chọn GV bố trí vào các vị trí lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các tổ chuyên môn có lúc chưa phù hợp với năng lực của GV. Việc phối hợp và tạo điều kiện để các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên) thực hiện các nội dung trên chưa chặt chẽ. Điều đó chứng tỏ việc QL bộ máy tổ chức và nhân lực còn bất cập, yếu kém cần phải khắc phục. Do vậy, HT cần quan tâm đến việc lựa chọn đề nghị hoặc bố trí nhân sự vào các chức danh lãnh đạo trường hoặc lãnh đạo tổ là những GV có đầy đủ năng lực phẩm chất và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.3.3.3. QL CSVC, tài chính

Bảng 2.20. Tổng hợp ý kiến đánh giá về QL CSVC, tài chính

Nội dung thực trạng QL HĐDH Mức độ nhận thức (%) Mức độ thực hiện (%) 3 2 1 0 3 2 1 0 Xây dựng KH QL CSVC phục vụ HĐDH (thông qua PHT) 64,7 35,3 0 0 0 19,1 70,6 10,3

Khai thác hiệu quả các TBDH

(thông qua PHT) 73,5 26,5 0 0 0 10,3 67,7 22

Khai thác hiệu quả nguồn tư liệu (SGK, sách tham khảo) từ thư viện nhà trường

48,5 51,5 0 0 0 10,3 57,3 32,4 Bố trí ngân sách nhà nước hợp lý để đầu tư CSVC phục vụ HĐDH đạt hiệu quả 58,8 41,2 0 0 0 14,7 52,9 32,4 Làm tốt công tác XH hóa GD để huy động tài chính phục vụ HĐDH 48,5 51,5 0 0 0 5,9 50 44,1 Đánh giá chung 58,8 41,2 0 0 0 12 59,7 28,3

Với kết quả trên ta thấy các ý kiến đều cho rằng mức độ nhận thức là quan trọng hoặc rất quan trọng. Về mức độ thực hiện đa số ý kiến cho rằng chỉ

đạt ở mức độ chủ yếu là trung bình hoặc yếu, chỉ một số ý kiến đánh giá đạt khá.

Như vậy, HT đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc QL các nguồn lực (vật lực, tài lực) phục vụ cho HĐDH. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn chưa tốt bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu do chưa quyết tâm, quyết liệt trong việc tham mưu với các cấp trên có thẩm quyền để được phê duyệt KH đầu tư về CSVC (vì thế nên có tới 70,6% số ý kiến được hỏi đánh giá mức độ thực hiện trung bình). Chính vì lẽ đó nhà trường còn thiếu nhiều phòng học văn hóa, các phòng học bộ môn chưa có, các phòng làm việc của cán bộ, tổ chuyên môn còn thiếu rất nhiều. Song song với việc nguồn ngân sách hạn hẹp để đầu tư CSVC, công tác XH hóa GD để huy động tài chính phục vụ HĐDH thực hiện mức trung bình yếu (50% ý kiến đánh giá trung bình, 44,1% ý kiến đánh giá yếu). Hơn nữa, việc QL, khai thác CSVC, các thiết bị phục vụ HĐDH cũng chỉ ở mức trung bình yếu. Những nội dung này là hạn chế, yếu kém của HT, trong thời gian tiếp theo HT cần có hướng, có biện pháp khắc phục thì mới đáp ứng yêu cầu hiện nay của nền GD Việt Nam.

2.3.3.4. Công tác thi đua và khen thưởng trong GV và HS

Bảng 2.21. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác thi đua và khen thƣởng trong GV và HS

Nội dung thực trạng QL HĐDH

Mức độ nhận thức (%) Mức độ thực hiện (%)

3 2 1 0 3 2 1 0

XD Qui định về thi đua, khen

thưởng đối với GV, đối với HS 100 0 0 0 10,3 77,9 11,8

Phổ biến tới tất cả CBGVNV và HS nội dung về thi đua, khen thưởng của trường

88,2 11,8 0 0 77,9 11,8 10,3 0

Phát động các phong trào thi đua và tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời, chính xác, công bằng, công khai

77,9 22,1 0 0 50 50 0 0

Với kết quả trên ta thấy các ý kiến đều cho rằng mức độ nhận thức là quan trọng hoặc rất quan trọng. Về mức độ thực hiện đa số ý kiến cũng cho rằng đạt ở mức độ chủ yếu là khá hoặc tốt, một số ý kiến đánh giá mức độ trung bình.

Như vậy, HT đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc QL công tác thi đua khen thưởng trong GV và HS nên đã rất quan tâm đến việc xây dựng nội dung thang điểm thi đua, xếp loại A, B, C theo từng tháng. Việc xây dựng qui định về thi đua, khen thưởng đối với GV, HS; phổ biến tới tất cả CBGVNV và HS nội dung về thi đua, khen thưởng của trường được đa số đánh giá thực hiện tốt hoặc khá. Về tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời trong công tác thi đua cũng được thực hiện ở mức khá tốt. Những nội dung đề cập trên HT nên phát huy, chủ động tích cực hơn nữa. Tuy nhiên, sau khi kết thúc mỗi đợt phát động phong trào thi đua HT cần tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời.

2.3.3.5. Xây dựng môi trường sư phạm

Bảng 2.22. Tổng hợp ý kiến đánh giá về xây dựng môi trƣờng sƣ phạm

Nội dung thực trạng QL HĐDH

Mức độ nhận thức (%) Mức độ thực hiện (%)

3 2 1 0 3 2 1 0

XD sự đoàn kết giữa các tổ

chức, cá nhân trong trường 88,2 11,8 0 0 0 58,8 35,3 5,9

XD nội qui, qui chế HĐ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

77,9 22,1 0 0 0 58,8 38,8 2,9

Phát huy dân chủ cơ sở và thực

hiện công khai hóa các HĐ 100 0 0 0 0 44,1 53 2,9

XD cảnh quan môi trường

Xanh – Sạch – Đẹp 88,2 11,8 0 0 0 39,7 41,2 19,1

XD môi trường văn hóa học 73,5 26,5 0 0 0 39,7 50 10,3

Với kết quả trên ta thấy các ý kiến đều cho rằng mức độ nhận thức là quan trọng hoặc rất quan trọng. Về mức độ thực hiện hầu hết số ý kiến cho rằng đạt ở mức độ chủ yếu khá hoặc trung bình, một số ý kiến đánh giá mức độ yếu.

Như vậy, HT đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc QL công tác xây dựng môi trường sư phạm nên đã có nhiều cố gắng xây dựng sự đoàn kết nhất trí, quan hệ thân ái giữa các tổ chức cá nhân trong nhà trường. Song chưa có những biện pháp hữu hiệu để tập hợp được sức mạnh của tập thể, nội quy quy chế nhà trường chưa đảm bảo tính khoa học, thiếu tính khách quan và chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Việc phát huy dân chủ cơ sở và thực hiện công khai hóa các HĐ thực hiện ở mức trung bình khá. Xây dựng cảnh quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp, xây dựng môi trường văn hóa học thực hiện ở mức trung bình yếu (chiếm 60,3% số ý kiến). Từ những thực trạng đó chứng tỏ công tác QL môi trường sư phạm còn nhiều bất cập, yếu kém cần khắc phục để tạo cho nhà trường không khí tâm lý thoải mái, gắn bó tạo thành một tổ chức biết học hỏi, tạo thành một ''công viên văn hóa, công viên tri thức, xanh - sạch - đẹp'' kích thích mọi thành viên trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 66 - 71)