Nhóm biện pháp tăng cường CSVC-TBDH cho nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 101)

3.2.6.1. Mục đích của các biện pháp

CSVC - TBDH là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu nhằm bảo đảm và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của mỗi nhà trường. Muốn đổi mới PPDH, muốn dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS thì cần phải tăng cường CSVC - TBDH cho việc dạy học.

Tạo điều kiện cho GV khai thác và sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho HĐDH. Đồng thời giúp GV thuận lợi trong việc thực hiện các yêu cầu của giảng dạy (soạn, giảng bài, chấm bài....đánh giá kết quả học tập của HS)

Nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng các TBDH và bảo quản CSVC của của nhà trường cho GV và HS.

3.2.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

.Biện pháp 1: Mua sắm, bổ sung, sửa chữa CSVC, TBDH

Nhà trường thành lập Ban QL, bảo vệ CSVC – lao động vệ sinh môi trường do một PHT làm trưởng ban. Ngay trong hè, Ban này có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, thống kê toàn bộ tài sản của nhà trường sau đó lập KH để mua sắm, sửa chữaCSVC, TBDH phục phụ cho năm học mới.

- Tham mưu với các cấp để sắp tới cải tạo, mở rộng trường phải đảm bảo đúng qui cách, phù hợp với trường THPT, đảm bảo vệ sinh học đường, đủ

ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ bàn ghế theo qui định về kích thước cho HS THPT.

- Xây dựng KH từng năm học và lâu dài về CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học.

- Đầu tư cho phòng thí nghiệm, thực hành các dụng cụ mới, cập nhật, sử dụng được, thanh lý bỏ bớt các đồ dùng không làm được thí nghiệm.

- Đầu tư lắp đặt thêm hệ thống máy vi tính, hệ thống mạng internet, máy chiếu để dạy giáo án điện tử; đưa việc QL nhân sự, QL điểm, thư viện ... bằng hệ thống vi tính .

- Giữ gìn, củng cố CSVC-TBDH hiện có, GD cho CBCNV, HS có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh chung, làm đẹp môi trường.

- Xây dựng nội quy một cách chi tiết tới các phòng chức năng như: văn phòng, phòng hành chính, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn...có sổ sách bàn giao ghi tình trạng lúc mượn và lúc trả.

- Tổ chức bồi dưỡng hoặc cử CBGV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về sử dụng, bảo quản TBDH. Phải có những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo các TBDH.

- Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng danh mục các bài có sử dụng TBDH để đưa vào KH của GV, đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc sử dụng các trang TBDH.

- Tận dụng có hiệu quả CSVC hiện có, khai thác tác dụng của nó trong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó thường xuyên phát động phong trào GV làm ĐDDH. Có những phần thưởng xứng đáng cho GV sáng tạo ĐDDH.

- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ khi có biến động về tổ chức và điều kiện khách quan.

Biện pháp 2: Bổ sung tài liệu tham khảo cho thư viện

- Mua sắm thường xuyên sách mới, báo chí, tạp chí chuyên ngành, tăng thêm số đầu sách cho thư viện.

- Kinh phí được cấp phát cần sử dụng đúng, có hiệu quả trong việc mua thêm sách, tài liệu tham khảo...Vận động các cơ quan, tập thể, đơn vị sản xuất trên địa bàn trường tham gia góp phần xây dựng CSVC nhà trường.

- Trang bị hệ thống máy vi tính có kết nối Internet trong phòng thư viện để CBGVNV và HS tra cứu tài liệu, khai thác thông tin.

3.2.7. Nhóm biện pháp đẩy mạnh công tác XH hoá GD

3.2.7.1. Mục đích của các biện pháp

Huy động cộng đồng tham gia công tác GD là trả lại cho GD bản chất XH của nó, là xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho HĐ GD, bảo đảm mối liên hệ nhà trường - gia đình - XH. ''Thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, GD nhà trường gắn liền với GD gia đình XH''.

3.2.7.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Biện pháp 1: Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài chính

Những năm gần đây, dưới ánh sáng của nghị quyết TW, quan điểm của Đảng về công tác XH hoá sự nghiệp GD được các cấp, các ngành quán triệt và đặc biệt được đông đảo nhân dân nhận thức đúng đắn và ủng hộ nhiệt tình. Bởi vậy về hỗ trợ của nhân dân, của các cơ quan và địa phương trên địa bàn GD của trường trở thành nguồn lực đáng kể bổ sung cho nguồn lực tài chính mà nhà nước cấp cho nhà trường.

- Thực hiện nghiêm nội dung các văn bản hiện hành qui định về thu chi tài chính kể cả từ nguồn ngân sách nhà nước hay từ nguồn XH hóa.

- Công khai, minh bạch các khoản thu chi tài chính theo Luật Ngân sách, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sử dụng kinh phí đúng mục đích. Sổ sách tài chính rõ ràng, minh bạch. Định kỳ hằng quí niêm yết công khai các khoản thu, chi từ nguồn XH hóa lên bảng tin của nhà trường.

- Nguồn tài chính của nhà nước, của nhân dân đóng góp là có hạn vì vậy phải cân đối, tiết kiệm, KH và hiệu quả trong sử dụng. Hơn nữa, nguồn tài chính dù có dồi dào đến đâu mà sử dụng không phù hợp đúng mục đích thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng không mang lại hiệu quả. Người QL cần phải tự nâng cao trình độ QL tài chính, phải nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của nhà nước, của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, với nguyên tắc thu chi thanh quyết toán tài chính của nhà nước. Yêu cầu, động viên, tạo điều kiện để bộ phận giúp việc về kế toán tài chính là kế toán, thủ quỹ phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực sử dụng máy vi tính để hoàn thiện nhiệm vụ khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài chính của nhà trường.

Biện pháp 2: Liên hệ chặt chẽ với gia đình HS thông qua GVCN

Để chất lượng GD toàn diện của nhà trường được đảm bảo, cần phải có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình HS. Hàng năm tối thiểu phải có 3 kỳ họp phụ huynh toàn trường, riêng lớp 12 thêm 1 kỳ họp nhằm thống nhất mục đích GD, phân công và ký cam kết trách nhiệm GD giữa nhà trường và gia đình HS. Hàng tuần, ban thường trực Hội làm việc với nhà trường về những vấn đề phát sinh cần giải quyết. Hàng tháng, Ban đại diện cha mẹ HS trường làm việc với Ban đại diện cha mẹ HS lớp, với GVCN lớp. Ngoài ra GVCN định kỳ trao đổi với cha mẹ HS thông qua sổ liên lạc hoặc mời gặp gỡ trao đổi trực tiếp để hai bên cộng tác GD hoàn thiện nhân cách của HS .

XH phát triển kéo theo việc học tập có nhiều thay đổi gây cho phần lớn các bậc cha mẹ HS trong địa bàn trường QL thấy lúng túng việc hướng dẫn, dạy dỗ, bảo ban con mình học tập ở nhà. Đó chính là nguyên nhân của tình trạng phó thác hoàn toàn con em mình cho nhà trường dạy dỗ, GD như hiện nay. Vì vậy nhà trường cần phải hướng dẫn, chỉ ra cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ được trách nhiệm mà họ phải chia sẻ với nhà trường trong công tác GD HS, giúp họ thấy một con người toàn diện bao gồm những yếu tố thể chất và phẩm chất tinh thần. Không ai thay thế được gia đình chăm sóc sức khoẻ cho con em mình, trong khi sức khoẻ là vốn quý, là cơ sở cho quá trình nhận thức, quá trình HĐ phục vụ bản thân, cho gia đình và XH của mỗi con

người. Đặc biệt các em đang ở tuổi ăn tuổi lớn, cần sự chăm sóc chu đáo để thể chất của các em được phát triển cân đối, bền vững.

Ở khu vực nông thôn miền núi, các em phải lao động để giúp đỡ gia đình, nhiều em còn là lao động chính. Nhà trường cần tác động các bậc cha mẹ thấy được quyền lợi học tập của các em, trách nhiệm của gia đình từ đó cân đối hài hoà giữa việc học của các em và việc chung của gia đình. Bậc THPT, do chương trình cải cách, do khối lượng kiến thức lớn nên việc theo dõi, giúp đỡ các em trong việc học tập văn hoá của gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhà trường thống nhất, thoả thuận để gia đình đảm nhận và thực hiện tốt một số công việc sau:

- Tạo thời gian học tập cho con em mình và QL chặt chẽ thời gian tự học ở nhà của các em.

- Thường xuyên theo dõi việc học tập ở lớp của các em thông qua sách vở, sổ liên lạc, trao đổi trực tiếp với thầy cô chủ nhiệm.

- Kiểm soát các mối quan hệ, QL thời gian ở nhà của các em.

- Tổ chức cuộc sống ăn ở, sinh hoạt, điều hoà thu nhập, ưu tiên kinh phí học tập của các em một nét truyền thống của nông thôn miền núi là thôn, bản, quan hệ họ hàng, xóm giềng tạo nên sự gần gũi, đùm bọc lẫn nhau. Bởi vậy sự mẫu mực, sự dạy bảo chân tình của người lớn sẽ là bài học GD sâu đậm đối với các em giúp các em hình thành và phát triển bền vững nhân cách, hấp thụ những nết thuần phong mỹ tục, văn hoá của thôn, bản, gia đình Việt Nam.

Biện pháp 3: Nhà trường và tổ chức XH

GD là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn XH. Nhà trường cần chủ động tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương trên địa bàn GD của mình để tạo nên một môi trường GD thống nhất và lành mạnh. Nhờ sự tác động liên tục trên mọi lĩnh vực, ở mọi lúc mọi nơi của các lực lượng, với cùng mục đích tạo nên hiệu quả GD phát triển toàn diện nhân cách HS.

Để thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác XH hoá và sự nghiệp GD, về sự phát triển và vị thế của nhà trường, vận động đông đảo các tổ chức tham gia cộng tác GD mà Hội phụ huynh, các bậc cha mẹ HS là một lực lượng tuyên truyền, hỗ trợ đắc lực.

Qua các HĐ tiếp xúc giao lưu với các tổ chức đoàn thể, cơ quan chức năng giúp HS trưởng thành nhanh chóng trong giao tiếp, quan hệ XH, sống hoà nhập với cộng đồng, tự tin vững bước trong cuộc sống tương lai.

3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QL.

Khi QL HĐDH trong nhà trường, HT phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên mỗi địa phương, mỗi trường có những đặc điểm khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp sẽ thực hiện ở mức độ khác nhau. Thực tiễn cho thấy không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

3.4.1. Mục đích

Tìm hiểu ý kiến của cán bộ QL và GV trường THPT Vân Nham về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Nội dung và phương pháp

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLQTDH ở trường THPT Vân Nham, chúng tôi đã hệ thống hoá và đề xuất các biện pháp QL để nâng cao chất lượng dạy học là:

Nhóm biện pháp 1: GD tư tưởng, đạo đức, lối sống cho GV, HS

Nhóm biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

Nhóm biện pháp 3: QL các HĐDH của GV.

Nhóm biện pháp 4: QL HĐ học của HS.

Nhóm biện pháp 5: Tạo động lực dạy cho GV, động lực học cho HS.

Nhóm biện pháp 6: Tăng cường CSVC- TBDH cho các trường.

Nhóm biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác XH hoá GD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tư cách là người nghiên cứu đề tài này, sau khi đề xuất những biện pháp QL phù hợp thực trạng chất lượng dạy học ở trường THPT Vân Nham, chúng tôi đã khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của việc sử dụng các giải pháp này bằng phương pháp chuyên gia, lấy ý kiến của CBQL và GV trường THPT Vân Nham.

Tổng số ý kiến 68 người

Phiếu đánh giá tính cần thiết có 4 mức độ: Rất cần thiết (3), cần thiết (2), ít cần thiết (1) và không cần thiết (0).

Phiếu đánh giá tính khả thi có 4 mức độ: Rất khả thi (3), khả thi (2), ít khả thi (1) và không khả thi (0) .

Các biện pháp có tỷ lệ % ý kiến được hỏi nhỏ hơn 50% thì biện pháp đó được coi là không cần thiết hoặc không khả thi. Các biện pháp có tỷ lệ % ý kiến được hỏi thỏa mãn từ 75% đến 100% là biện pháp rất cần thiết hoặc có tính khả thi cao.

3.4.3. Kết quả đánh giá tính cần thiết biện pháp đề xuất

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp

Nội dung biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%)

3 2 1 0 3 2 1 0

1. Nhóm biện pháp GD tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho GV, HS

1.1. Tổ chức tốt cho GV học tập, nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước về GD-ĐT 95,6 4,4 0 0 92,6 7,4 0 0 1.2. Tổ chức thực hiện tốt các qui định về GD, hưởng ứng các chủ trương, các phong trào do ngành phát động 95,6 4,4 0 0 94,1 5,9 0 0

1.3. GD tư tưởng, đạo đức, lẽ sống cho GV và HS thông qua các HĐ

92,6 7,4 0 0 91,2 8,8 0 0

2. Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV

2.1. Xây dựng đội ngũ GV đảm

bảo số lượng và chất lượng 100 0 0 0 89,7 8,8 1,5 0 2.2. Sắp xếp, phân công GV

hợp lý, sử dụng lao động một cách tối ưu

97 3 0 0 77,9 5,9 16,2 0 2.3. Bồi dưỡng CM nghiệp

vụ sư phạm cho GV, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng

95,6 4,4 0 0 77,9 10,3 11,8 0 2.4. Tổ chức giao lưu, học

tập kinh nghiệm cơ sở GD khác

3. QL các HĐDH của GV

3.1. QL dạy học theo phân phối chương trình, KH, thực hiện quy chế chuyên môn

77,9 22,1 0 0 73,5 26,5 0 0 3.2. QL HĐ của các tổ

chuyên môn 88,2 11,8 0 0 77,9 22,1 0 0

3.3. Chỉ đạo việc đổi mới

PPDH 88,2 11,8 0 0 64,7 32,4 2,9 0

3.4. QL kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của GV

73,5 26,5 0 0 64,7 29,4 5,9 0

4. QL HĐ học của HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Hình thành hệ thống QL

theo đơn vị trong trường 89,7 10,3 0 0 88,2 11,8 0 0 4.2. QL tự học của HS . Tổ

chức nhóm bạn cùng học 91,2 8,8 0 0 64,7 35,3 0 0 4.3. Phát hiện, bồi dưỡng HS

giỏi, phụ đạo bổ sung kiến thức cho HS yếu, kém

92,6 7,4 0 0 91,2 8,8 0 0 4.4. QL và tổ chức tốt các

HĐ ngoài giờ lên lớp 88,2 11,8 0 0 64,7 35,3 0 0 4.5. Chỉ đạo việc kiểm tra

đánh giá HS 92,6 7,4 0 0 77,9 22,1 0 0

5. Tạo động lực dạy cho GV, động lực học cho HS

5.1. Cải thiện điều kiện lao

động của GV 100 0 0 0 58,8 41,2 0 0

5.2. Xây dựng môi trường văn

5.3. Động viên, khen thưởng kịp thời đối với người dạy, người học

100 0 0 0 73,5 26,5 0 0

6. Tăng cƣờng CSVC - TBDH cho các nhà trƣờng

6.1. Mua sắm, bổ sung, sửa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 101)