Nhóm biện pháp tạo động lực dạy cho GV, động lực học cho HS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 97 - 101)

3.2.5.1. Mục đích của các biện pháp

Chính sách đầu tư của Nhà nước ta về GD&ĐT, chủ trương XH hoá GD, dân chủ hoá nhà trường, chính sách GV, xây dựng CSVC kỹ thuật, đổi mới công tác QL ngành ... được xem là động lực tác động từ bên ngoài vào QTDH. Quyết định trực tiếp làm cho dạy học đạt được chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu KT-XH là động lực bên trong được tạo nên do tác động qua lại giữa thầy và trò, giữa dạy và học.

Biện pháp 1: Cải thiện điều kiện lao động của GV

Việc tạo ra các điều kiện sống và làm việc, các điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất cho GV là một trong những nội dung quan trọng nhất của việc tổ chức khoa học lao động sư phạm. Rachencô, một nhà GD Nga viết: "Hoàn cảnh có thể làm nảy nở tất cả những cái gì là tốt đẹp trong con người, mà cũng có thể làm thui chột nó đi...". Để góp phần nâng cao chất lượng GD, HT nên quan tâm đến điều kiện lao động, ''tái sức lao động'' của cán bộ GV.

- Trong các điều kiện tâm lý, cần nhấn mạnh đến việc xây dựng một bầu không khí tâm lý thoải mái trong tập thể, có tác dụng nâng cao khả năng lao động, tạo ra cảm giác tự do rất cần thiết cho sự sáng tạo. Tránh việc gây ra các xúc động tiêu cực cho GV trước giờ lên lớp.

- BGH có dự kiến phân công giảng dạy cho năm học sau từ cuối học kỳ 2 của năm trước, để mỗi GV thực hiện KH hoá công việc soạn bài, đảm bảo việc chuẩn bị một cách có hệ thống cho các bài giảng từ hè.

- Bố trí các điều kiện có thể để cán bộ, GV, nhân viên nghỉ ngơi giữa các tiết dạy, giữa những giờ làm việc căng thẳng: như bố trí phòng chờ để GV nghỉ ngơi giữa các tiết học, có TV kết nối myTV, kết nối mạng Internet, có chậu thau và nước sạch cho GV rửa tay, ...; có các phương tiện HĐ thể thao, giải trí để phục vụ sự nghỉ ngơi tích cực của GV.

- Đảm bảo việc nghỉ ngơi của GV trong hè: tổ chức cho GV tham quan nghỉ mát, nghỉ an dưỡng ...

- Sử dụng hợp lý thời gian lao động của GV: thực hiện phân công lao động theo hướng chuyên sâu và hợp tác. Phân công để mỗi GV dạy ổn định nhiều năm một hoặc hai khối lớp; cung cấp cho mỗi GV một bộ sách hướng dẫn giảng dạy về môn học đó, các tài liệu tham khảo và phương tiện dạy học khác, xây dựng thời khoá biểu hợp lý, chú ý đến đặc điểm riêng của GV .

Biệp pháp 2: Xây dựng môi trường văn hóa học thân thiện, cởi mở, thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường

- Tạo được môi trường GD tốt là động lực thúc đẩy thầy và trò trong QTDH

+ Xây dựng nền nếp kỉ cương dạy học trong nhà trường. Nền nếp này trở thành thói quen của GV và HS.

+ Phối hợp với Công đoàn xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong giảng dạy và cuộc sống.

+ Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ HS trong việc GD HS. Lưu ý GD HS cá biệt.

+ Xây dựng nhà trường trở thành một ''công viên tri thức, công viên văn hóa, xanh - sạch - đẹp''. Một trường học trong đó toàn thể CBGVNV và HS đều là những người luôn biết học hỏi, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; một môi trường thực sự văn hóa, văn minh lịch sự cùng với khuôn viên trng lành, trường lớp học luôn luôn xanh - sạch - đẹp.

+ Sử dụng kinh phí hàng năm, để tạo cảnh quan nhà trường khang trang đẹp đẽ, có vườn hoa, cây cảnh, nước sạch, khu vệ sinh luôn sạch sẽ. Hàng rào kín để giữ cho các giờ học, buổi học yên tĩnh, an toàn.

- Thực hiện dân chủ hoá trong nhà trường

Từ thực tiễn QL nhà trường, chúng tôi thấy những biện pháp QL sau đây nhằm phát huy quyền chủ động của nhà trường, làm thay đổi về chất lượng các HĐ trong nhà trường và nâng cao hiệu quả dạy học.

+ Trên cơ sở GD cho HS có ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ học tập của mình, ý thức sống và làm việc theo pháp luật, nhà trường sẽ chỉ đạo cho HS biết thực hiện quyền dân chủ của mình trong học tập và rèn luyện bản thân, trước hết phải biết phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính năng động và sáng tạo trong các giờ học trên lớp và ngoài lớp, đề cao tinh thần tự học.

+ Thực hiện quyền dân chủ của GV trong công tác dạy học, đi đôi với việc đề cao ý thức trách nhiệm của công dân và nghĩa vụ của người thày giáo trong nhà trường XHCN.

+ Tăng cường quyền chủ động của nhà trường, thực hiện dân chủ và công khai trong việc QL nội bộ trường học, kết hợp chế độ thủ trưởng với nguyên tắc tập trung dân chủ. Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn trường học và các tổ chức tự quản khác trong việc QL nhà trường dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng. Thu hút các lực lượng XH, đặc biệt là hội CMHS, tham gia vào các HĐ của nhà trường nhằm QL GD tốt con em.

+ Tăng cường thể chế hoá mọi HĐ của nhà trường nhằm đặt cơ sở pháp lý cho việc thực hiện dân chủ hoá nhà trường.

+ Thực hiện việc QL nhà trường theo phương thức dân chủ, công khai và công bằng đi đôi với việc giữ vững nền nếp và kỉ cương.

+ Từng bước thực hiện quyền tự chủ của nhà trường về KH dạy học ngắn hạn và dài hạn, về tài chính và CSVC-TBDH, về tổ chức nhân sự.

+ Chủ động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học phù hợp với diễn biến của QTDH và quy định chung của ngành.

+ Tổ chức lấy phiếu hỏi ý kiến của CBGV và phụ huynh HS về tập thể GV vào cuối học kì. Việc tổ chức lấy ý kiến giúp cho BGH, tập thể GV thường xuyên nắm được thông tin ngược từ phía đối tượng bị QL, giúp họ thường xuyên điều chỉnh các HĐ QL làm cho các HĐ của nhà trường có hiệu quả cao.

Biện pháp 3: Động viên, khen thưởng kịp thời đối với người dạy, người học

Động viên, kích thích là một vấn đề cơ bản của tổ chức lao động khoa học. Người QL tạo ra sự kích thích đối với người lao động là biến một việc từ chỗ "phải làm" tới chỗ "muốn làm", làm với tất cả bầu nhiệt huyết và tạo sự hào hứng của mình. Lao động trí óc của thầy giáo và HS đều cần được kích thích. Giải pháp kích thích là giải pháp kinh tế sư phạm và tâm lý XH nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Giải pháp kinh tế sư phạm

+ Xây dựng quĩ khen thưởng A, B, C, D về các mặt HĐ. Cuối mỗi tháng cá nhân có phiếu tự chấm điểm sau đó Ban thi đua nhà trường họp để đánh giá, xếp loại GV theo tháng. Cuối năm có thưởng theo các mức A, B, ..

+ Xác định mức độ khen thưởng theo các thành tích đã đạt được trong công tác giảng dạy của GV và học tập của HS. Các nguồn thưởng từ ngân sách, ngoài ra còn huy động sự hỗ trợ của quĩ hội phụ huynh HS, hội khuyến học, để thưởng GV giỏi các cấp, HS giỏi, HS tiên tiến, khen thưởng tập thể HS xuất sắc trong năm học, thưởng GV dạy có tỉ lệ HS đã tốt nghiệp cao hơn tỉ lệ của tỉnh, của trường.

+ Thực hiện hình thức kỉ luật nghiêm minh đối với GV vi phạm qui chế chuyên môn, vi phạm phẩm chất của nhà giáo, HS vi phạm nội qui,...

- Giải pháp tâm lý XH khác

+ Tạo ra dư luận tập thể lành mạnh có tác động tích cực đến tư tưởng, hành động của từng thành viên và của tập thể sư phạm, tạo ra sự hoà đồng về tình cảm, về ý chí của con người có trách nhiệm trước công việc chung. Tạo ra không khí thi đua XHCN, có sự học tập lẫn nhau, bắt chước lẫn nhau về tác phong làm việc và về các hành động tốt đẹp. Tạo ra không khí tự phê bình và phê bình nghiêm túc, tự giác.

+ Động viên, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần: ưu tiên chế độ lương, phân công lao động hợp lý; quan tâm đến hoàn cảnh của GV, HS gặp khó khăn.

+ Việc kiểm tra, đánh GV cần có kết luận chính xác, công bằng, tránh thiên vị. Trên cơ sở đó để khơi dậy, huy động mọi khả năng và tiềm ẩn vốn có của GV và HS, hoặc kích thích động viên họ tiếp tục phấn đấu rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, có ý thức trách nhiệm và an tâm với nghề nghiệp của mình. Đó là một trong những điều kiện phát huy quyền lực sư phạm để tối hưu hoá việc QL quá trình dạy học .

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông Vân Nham, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 97 - 101)