1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội

62 451 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 6,45 MB

Nội dung

Việc đánh giá, thẩm định vàquản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tíndụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự học hỏi của bản thân, em đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè trongquá trình nghiên cứu

Trước hết em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáotrong khoa Tài chính- Ngân hàng, Ban giám hiệu trường Đại Học Thương mại, nhữngngười đã trang bị những kiến thức, giúp em rèn luyện, định hướng đúng đắn trong họctập và tu dưỡng đạo đức trong suốt bốn năm học vừa qua

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – GS/TS ĐinhVăn Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện khóaluận tốt nghiệp này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo NHTM CP CôngThương Việt Nam-Chi nhánh Đông Hà Nội, các anh chị phòng Quan hệ khách hàngcùng toàn thể các anh chị trong Ngân hàng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợicho em được tham gia tiếp cận thực tế hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho đềtài nghiên cứu

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã độngviên, tạo điều kiện, giúp đỡ, ủng hộ em về cả vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua

để em hoàn thành khóa học, giúp đỡ em để em hoàn khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Hữu Thắng

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu khóa luận 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 3

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Một số khái niệm liên quan tới quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Tín dụng Ngân hàng 3

1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay 3

1.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng 3

1.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 4

1.2.1 Vai trò quản trị rủi ro tín dụng 4

1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 4

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng 10

1.3.1 Các nhân tố khách quan 10

1.3.2 Các nhân tố chủ quan 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK - CN ĐÔNG HÀ NỘI 12

1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội 12 1.1.1 Lịch sử hình thành 12

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội 13

SVTH: Nguyễn Hữu Thắng

Lớp: K45H1

Trang 3

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đông

Hà Nội 14

1.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đông Hà Nội 14

1.2 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu 18

1.2.1 Dữ liệu sơ cấp 18

1.2.2 Dữ liệu thứ cấp 18

1.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 19

1.2.4 Công cụ sử dụng trong phân tich định lượng 19

1.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh Đông Hà Nội 19

1.3.1 Kết quả điều tra dữ liệu sơ cấp 19

1.3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng CN Đông Hà Nội 24

1.3.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng 29

1.4 Kết luận và phát hiện vấn đề nghiên cứu 35

1.4.1 Thành tựu và kết quả đạt được 35

1.4.2 Các vấn đề tồn tại 36

1.4.3 Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại 38

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK - CN ĐÔNG HÀ NỘI 41

1.1 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng Vietinbank - CN Đông Hà Nội 41

1.1.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới 41

1.1.2 Mục tiêu trong hoạt động kinh doanh 41

1.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Đông Hà Nội 42

1.2.1 Nâng cao chất lượng nhân lực và sự phối hợp giữa các bộ phận 42

1.2.2 Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ 43

1.2.4 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng 46

1.2 Một số kiến nghị 47

1.3.1 Đối với cơ quan quản lý 47

1.3.2 Đối với MHTM cổ phần Vietinbank 49

Kết luận chung SVTH: Nguyễn Hữu Thắng

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.0: Kết quả huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2010-2012 15

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh chi nhánh giai đoạn 2010-2012 16

Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2010-2012 16

Bảng 2.2: Kết cấu dư nợ CN giai đoạn 2010-2012 24

Biểu đồ 2.2: Kết cấu dư nợ CN theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012 25

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng giai đoạn 2010-2012 25

Bảng 2.3: Kết cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn 26

Bảng 2.4: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 26

Bảng 2.5: Phân loại nợ và tình hình nợ xấu chi nhánh giai đoạn 2010-2012 27

Bảng 2.7: Xếp hạng tín dụng khách hàng của chi nhánh 32

Bảng 2.8: Dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2010-2012 34

Bảng 3.1: Mục tiêu tăng trưởng chi nhánh năm 2013 41

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức củaVietinbank-CN Đông Hà Nội 14

Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụng 29

SVTH: Nguyễn Hữu Thắng

Lớp: K45H1

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọngcao nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất.Đồng thời tín dụng cũng là hoạt động kinh doanhphức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại (NHTM),đem lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng tế

Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối vớicác ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung Việc đánh giá, thẩm định vàquản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tíndụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng.Vì thế, làmthế nào để quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả đang là một vấn đề mà các ngân hàngthương mại rất quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tế tài chính ngân hàng toàn cầu đầybiến động như hiện nay

Trong những tháng đầu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nói chung vàVietinbank nói riêng có dấu hiệu tăng cao Vậy đâu là nguyên nhân? Làm thế nào đểnâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại

cổ phần Công Thương - Chi nhánh Đông Hà Nội? Đây là một vấn đề đang được ban lãnhđạo Vietinbank đặc biệt quan tâm

Trong bối cảnh trên, là một sinh viên đang thực tập tại ngân hàng TMCP Vietinbank

- Chi nhánh Đông Hà Nội, em đã chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động

cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh

Đông HàNội” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng.Phân tích tình hìnhthực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Vietinbank- Chi nhánh Đông Hà Nội.Từđó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng Vietinbank

Trang 7

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quảntrị rủi ro tín dụng.Trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng

- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát hoạt động của ngân hàng Nam Việt trong ba năm

2010, 2011, 2012 Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tạingân hàng Vietinbank

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các học thuyếtkinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp

Thu thập số liệu: các báo cáo, tài liệu của ngân hàng TMCP Công Thương, thôngtin trên báo chí và internet, ấn phẩm,…

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu với kết luận, Khóa luận chia làm 3 chương:

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK - CN ĐÔNG HÀ NỘI

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI

RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

VIETINBANK - CN ĐÔNG HÀ NỘI

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I.1 Một số khái niệm liên quan tới quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Tín dụng Ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho

vay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và cácchủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc

và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để

xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kem theo Quyết

định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động của ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi Rủi ro tín dụng cũng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm năng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng

cho một khách hàng

1.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

Theo giao trình “Quản trị rủi ro tài chính” của Nguyễn Thị Ngọc Trang- Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thì quản trị rủi ro tín dụng là xác định mức rủi ro về tín

dụng mà Ngân hàng mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay mà Ngân hàng đang gánh chịu và sử dụng công cụ phái sinh hoặc công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức

độ rủi ro thực sự theo mức độ rủi ro mong muốn

Bài viết sử dụng khái niệm sau làm căn cứ để nghiên cứu:

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường

mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn và triển khai các biện pháp phòng ngừa và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại rủi ro trong quá trình cấp tín dụng

Trang 9

QTRRTD là hoạt động trong đó những nghĩa vụ, biện pháp, phương pháp quản trị có quan hệ lẫn nhau được thực hiện nhằm đảm bảo rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được.

1.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Vai trò quản trị rủi ro tín dụng

- Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro và giảm thiệt hại cho ngân hàng

- Tạo sự an toàn và ổn định trong hoạt động kinh doanh

- Nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hang

1.2.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

i Nhận dạng rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi, xem xét,nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, xácđịnh nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhântiềm ẩn có thể gây ra RRTD

Phương pháp: để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các

dạng rủi ro đã, đang và sé có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi ngiêncứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, quan tâm tới các hồ sơ có vấn đề,phương pháp nhận biết các đâu hiệu cảnh báo khoản cấp tín dụng có vấn đề Kết quảphân tích để thấy được những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm rabiện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro

Dấu hiệu nhận biết khoản tín dụng có vấn đề:

- Trả nợ vay không đúng kì hạn hoặc xin gia hạn nợ

- Có dấu hiệu đảo nợ

- Chấp nhận lãi suất tín dụng cao hơn mức trung bình và tỉ suất sinh lời có tínhphần bù rủi ro

- Hệ số đòn bẩy tài chính tăng đột ngột khi tỉ suất sinh lời không tăng

- Chất lượng đảm bảo tín dụng thấp

- Vốn chủ sở hữu thay đổi do đánh giá lại tài sản của khách hàng nhằm tăng hạnmức tín dụng

Trang 10

ii Đo lường rủi ro tín dụng

(1)Đo lường RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi

ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đốivới một khách hàng cũng như được trích lập dự phòng rủi ro Hoạt động lượng hóaRRTD được thực hiện dưới giác độ tác nghiệp thông qua phân tích tín dụng sử dụng công

cụ mô hình và chấm điểm tín dụng để đánh giá RRTD khi ra quyết định tín dụng tài trợcủa NHTM

Phương pháp: sử dụng mô hình để đánh giá rủi ro

Mô hình định tính( mô hình chất lượng 6C: Character- Capacity-Cashflow –

Collateral - Conditions- Control)

 Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng:

- Mô hình điểm số Z( của Edward I Altman- Mỹ)

Đây là mô hình dùng để cho điểm tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp.Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người đi vay và phụthuộc vào:

+Trị số của các chỉ số tài chính

+Tầm quan trọng của các chỉ số đó trong xác định xác suất vỡ nợ của người vaytrong quá khứ

Z = 1,2X1 +1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó: X1 là hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản

X2 là hệ số lãi chưa phân phối/ tổng tài sản

X3 là hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản

X4 là hệ số giá tị thị trườn của tổng vốn sở hữu/ giá trị hạch toán của nợ

X5 là hệ số doanh thu/ tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị số Zthấp hoặc âm sẽ là căn cứ để xếp hạng khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao

Z < 1,8 Khách hàng có khả năng rủi ro cao

1,8 < Z < 3 Không xác định được

Z >3 Khách hàng không có khả năng vỡ nợ

Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1,81 phải được xếp vào nhóm nguy cơ RRTD cao

Trang 11

Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật đo lường đơn giản Nhưng lại có nhược

điểm là mô hình chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi

ro Trong thực tế, mức độ rủi ro tiềm năng của khách hàng khác nhau từ mức thấp nhấtnhư chậm trả lãi, không trả được lãi cho đến mức không trả được cả gốc và lãi Mặt khác,các chỉ số trong mô hình có thể thay đổi khi các điều kiện kinh doanh cũng như điều kiệnthị trường thay đổi do đó rất khó lượng hóa một cách chính xác Ngoài ra, mô hình khôngtính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnhhưởng đến khoản vay như: danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ giữa ngân hàng vàkhách hàng,…

- Mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Là phương pháp lượng hóa RRTD trên cơ sở cho điểm theo chỉ tiêu phản ánh chấtlượng tín dụng.Nội dung công tác chấm điểm tín dụng:

b1: Thu thập thông tin.

b2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b3: Xác định quy mô của doanh nghiệp: vốn, lao động, doanh thu thuần, giá trị nộp

ngân sách cho nhà nước

b4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính:

+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động

+ Nhóm chỉ tiêu cân nợ

+ Nhóm chỉ tiêu thu nhập

+ Chấm điểm các chỉ tiêu khác: lưu chuyển tiền tệ, tình hình giao dịch, các yếu

tố bên ngoài

Nội dung chấm điểm tín dụng tiêu dùng thường dựa vào: hệ số tín dụng, tuổi đời,trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tàikhoản cá nhân, thời gian công tác,…

- Phương pháp IRB( Internal Rating Based)

Là phương pháp đánh giá rủi ro theo khoản vay ước tính tổn thất tín dụng dựa trên

hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ áp dụng theo Hiệp định tiêu chuẩn vốn quốc tếBasell II Việc ước tính tổn thất phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là xác xuất không trả nợkhách hàng( PD), tỷ trọng tổn thất ước tính( LGD) và tổng dư nợ của khách hàng tại thờiđiểm khách hàng không trả được nợ( EAD) Từ đó ước tính tổn thất ( EL) như sau:

Trang 12

EL = PD x EAD x LGD

Theo công thức, nếu mỗi món vay được xem là một phép thử, nếu có số liệu thống

kê rủi ro đầy đủ, xác suất bị rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng có thể xác địnhmột cách tương đối chính xác trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vựcđầu tư … Điều này có ý nghĩa quan trọng như sau:

+Trên cơ sở xác suất rủi ro đã tính toán, ngân hàng có thể xây dựng cơ cấu lãi suấtcho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi

+Dựa vào xác suất rủi ro của từng loại tài sản có, người ta xây dựng các hệ số rủi rocủa từng loại tài sản làn cơ sở tính hệ số an toàn vốn của ngân hàng hoặc làm cơ sở đểtính phí bảo hiểm cho từng loại tài sản

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như là Mô hình điểm số tín dụngtiêu dùng, Mô hình xác định giá trị rủi ro tới hạn- Value at Risk (VaR),…

Nếu ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban sẽ giúp khách hàng không bị

bỡ ngỡ và đỡ tốn thời gian Từ đó khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về Ngân hàng

Cách bố trí sắp sếp trong phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên,đặc biệt là thái độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngânhàng.Nếu chất lượng tín dụng cao thì chắc chắn Ngân hàng sẽ có nhiều khách hàng mới

Uy tín của ngân hàng cũng góp phần làm nên chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Trang 13

- Chỉ tiêu định lượng

a) Kết cấu dư nợ và tổng dư nợ tín dụng

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phân tích kết cấu

dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được gân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào đểcân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽcho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của Ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàngđối với doanh nghiệp Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của Ngânhàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp

b) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và

không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ

Để đánh giá chính xác hơn người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn ra thành tỷ lệ quá hạn cókhả năng thu hồi(Nợ quá hạn đến 180 ngày) và tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thuhồi( Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày) Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên hay nợ khó đòi

c) Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại mộtkhoản thu nhập cho ngân hàng Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu đểngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vaykhông những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốncho vay

Thu nhập từ hoạt động tín dụng =

d) Lãi treo

Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhưng chưa thu hồiđược.Tổng các khoản lãi treo trên các món nợ càng thấp càng tốt.Lãi treo càng cao phản ánhrủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng mất cả vốn lẫn lãi.Từ đó chấtlượng tín dụng giảm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Trang 14

Trên đây là các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng, tuy nhiên đểđánh giá một cách chính xác cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

iii Kiểm soát và đánh giá rủi ro tín dụng

 Kiểm soát rủi ro

Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trìnhnhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểubằng cách kiểm soát tần suất và mức độ rủi ro, tổn thất và lợi ích

Phương pháp: căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài

chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau làmgiảm mức độ thiệt hại Bao gồm ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủi ro và quản trị rủi

ro thông qua công cụ phái sinh

 Đánh giá rủi ro tín dụng

Chất lượng tín dụng là tiêu chí cơ bản để đánh giá RRTD trong hoạt động của ngânhàng, một khoản vay tốt là khoản vay mà ngân hàng có thể thu hồi đầy đủ cả gốc và nợlãi Một số chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá đó là:

iv Tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ rủi ro tín dụng là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chiphí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng

Phương pháp: Các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dư phòng khi

cần thiết, sẵn sàng bù đắp mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt độngkinh doanh Tùy theo tính chất của mỗi loại tổn thất mà ngân hàng sử dụng nguồn vốnthích hợp để bù đắp:

Trang 15

+Đối với các tổn thất đã được lường trước, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn từquỹ DPRRTD đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp.

+Đối với tổn thất không lường trước được rủi ro, ngân hàng phải dùng vốn tự cólàm nguồn dự phòng để bù đắp Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi

ro bao gồm: xử lý TSĐB để thu hồi nợ, chuyển giao rủi ro, …

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng

1.3.1 Các nhân tố khách quan

Cơ chế giám sát của NHNN

Việc giám sát của NHNN là rất quan trọng, bởi chỉ khi đặt dưới sự giám sát chặtchẽ của NHNN, NHTM mới làm tốt, hiệu quả công tác QTRRTD Lúc này, các chínhsách, các quy định cũng như quy trình QTRRTD mới được thực hiện đầy đủ Đặc biệt,hiện nay trên thế giới, các tiêu chuẩn về Basel II đã và đang được coi là một chuẩn mựccho các ngân hàng thực hiện

Quy định về kế toán, kiểm toán

Việc hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán, kiểm toán là một nhân tố kháchquan ảnh hưởng tới khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng Với việc thống nhất cũng nhưminh bạch các tài liệu kế toán sẽ giúp cho ngân hàng có thể tăng cường giám sát cáckhoản cho vay của mình, nắm rõ hơn tình hình của doanh nghiệp cả trước lẫn sau khi cấptín dụng Qua đó, Ngân hàng sẽ có các biện pháp hiệu quả nhằm phối hợp cùng doanhnghiệp, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra

Sự phát triển của thị trường tài chính

Với một thị trường tài chính phát triển, bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng sẽ có cáchình thức huy động vốn khác như huy động từ cổ phiếu hoặc trái phiếu v.v Việc pháttriển thị trường tài chính không những hạn chế RRTD từ phía doanh nghiệp mà còn nângcao khả năng QTRRTD của ngân hàng

- Từ khách hàng

 Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý

 Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả hay khách hàng có chủ đích lừa đảo,gian lận Ngân hàng dẫn đến cung cấp thông tin không chính xác

 Khách hàng không có thiện chí trả nợ

Trang 16

 Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được.

 Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản

 Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

Công nghệ thông tin

Do công nghệ và trang thiết bị Ngân hàng còn yếu kém cho nên việc thu thập và xử

lý thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn đến những đánh giá không chính xác.Những thông tin từ hồ sơ xin vay của doanh nghiệp, những thông tin do Ngân hàng lưutrữ và những thông tin do Ngân hàng tìm hiểu bên ngoài có thể chỉ phản ánh một phần vềdoanh nghiệp, cần thiết phải phân tích và tìm hiểu kỹ càng hơn mới có thể đánh giá đượctoàn diện về doanh nghiệp Chính vì vậy, công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin cũng trởthành một nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng, ảnh hưởng tới quá trình quản trị rủi rotrong hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Nguồn nhân lực

CBTD gặp khó khăn trong việc thẩm định và giám sát khách hàng vay vốn bởiphần lớn hiện nay các doanh nghiệp vay vốn là những loại hình doanh nghiệp khác nhau,lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động khác nhau, đều ảnh hưởng rất lớn tớicông tác phân tích đánh giá của ngân hàng Đối với ngành nghề kinh doanh khác nhau thìđặc trưng của từng ngành là khác nhau nên các chỉ tiêu tài chính dùng đánh giá có nhữngmức chuẩn không giống nhau Hơn nữa độ phức tạp của các báo cáo tài chính cũng khácnhau, hình thức, chu kỳ, phương thức kinh doanh khác nhau CBTD không được chuyênmôn hoá, phần lớn các bước cũng như các quy trình tín dụng đều do một cán bộ làm

Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủdẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý Hoặc CBTD không tuân thủ chính sách tíndụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay, CBTD yếu kém về trình độ nghiệp vụ;cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh

Kiểm soát nội bộ

Trang 17

Cơ chế giám sát hoạt động tín dụng cũng là một nhân tố tác động đến QTRRTD củangân hàng Ngân hàng thực hiện kiểm tra, giám sát tốt sẽ hạn chế và khắc phục kịp thờinhững sai sót trong quá trình thực hiện công tác tín dụng qua đó hạn chế được rủi ro Sựphối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong ngân hàng cũng đem lại hiệu quả tốt hơn, nóvừa có tác dụng kiểm tra, vừa cung cấp bổ sung những thông tin cần thiết không những

để hoàn thiện chính sách tín dụng chung của cả ngân hàng mà đối với từng khoản vay dođược giám sát chặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK - CN ĐÔNG HÀ NỘI I.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông

Hà Nội

I.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội tiền thân là phòng giao dịch Yên Viên trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Chi nhánh Chương Dương, sau đó được tách ra làm Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân

hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 052/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 24/03/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc nâng cấp Chi nhánh Yên Viên Ngày 05/08/2009, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Yên Viên được chính

thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh

Đông Hà Nội theo Quyết định số 509/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 05/08/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam về việc chuyển đổi và đổi tên Chi nhánh.

Từ năm 2008, song song với quá trình xây dựng công trình này, CN đã khôngngừng mở rộng và lớn mạnh mọi mặt Từ CN xếp hạng 3 với 54 CBNV, lỗ lũy kế caonhất trong hệ thống (năm 2007), đến nay CN đã xóa bỏ hoàn toàn lỗ lũy kế, có 117CBNV CN có 5 phòng giao dịch loại I, 7 phòng giao dịch loại II; nguồn vốn đạt 2600 tỷđồng, dư nợ 1600 tỷ đồng

Loại hình đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần

Địa chỉ: 284 Hà Huy Tập, Thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại : 04.38783159 .website: http://www.vietinbank.vn

Trang 18

I.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội

-Theo điều 30 của điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương ViệtNam ( phê chuẩn theo quyết định số 327/QĐ – NH5 ngày 4/10/1997 của thống đốc Ngânhàng nhà nước Việt Nam) thì CN NHCT Đông Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ sau:

- Là đại diện ủy quyền của Ngân hàng Công thương, có quyền tự chủ kinh doanhtheo phân cấp của Ngân hàng Công thương, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợiđối với Ngân hàng Công thương Còn Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm cuốicùng về các nghĩa vụ phát sinh do sự cam kết của đơn vị này

- Được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt đông kinh doanh,

tổ chức nhân sự theo sự phân cấp ủy quyền của Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Có các đơn vị trực thuộc đặt tại các địa bàn thích hợp hoạt động của Ngân hàngCông thương

- Thực hiện các hoạt động huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thứctiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi

- Thực hiện vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổchức tín dụng khác

- Thực hiện các hoạt động cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn

- Chiết khấu thương phiếu,trái phiếu và giấy tờ có giá

- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Kinh doanh ngoại tệ,vàng bạc,thanh toán

- Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác

- Hoạt động bao thanh toán

Trang 19

I.1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đông Hà Nội

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank-CN Đông Hà Nội

I.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đông Hà Nội

- Một số kết quả đạt được trong giai đoạn 2010-2012

BAN

GIÁM

ĐỐC

CÁC PGD LOẠI 2

CÁC PGD LOẠI 1

PGD THANH AM PGD YÊN THỊNH PGD ĐÔNG ĐÔ PGD PHÚ THỊNH PGD NAM ĐÔ PGD BẮC CHƯƠNG DƯƠNG PGD THIÊN ĐỨC

CÁC PHÒNG BAN TẠI CHI NHÁNH

PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Trang 20

Vốn chủ sở hữu tiếp tục có sự tăng trưởng trong các năm qua Năm 2010, Vốn CSHđạt 115 tỷ đồng; năm 2011, Vốn CSH đạt 205 tỷ đồng; năm 2012, Vốn CSH là 211 tỷđồng Tính đến thời điểm hết Quý IV/2012, tổng tài sản của VietinBank - CN Đông HàNội đạt 4150 tỷ đồng tăng 16,67% so với cùng kỳ năm trước Điều đó thể hiện chất lượngtài sản của VietinBank đang được quản lý tốt.

Hoạt động huy động vốn: tổng nguồn huy động đạt 3583 tỷ và bằng 135,9% so vớinăm 2011( 2635 tỷ), năm 2010 đạt 2.004 tỷ đồng bằng 115% so với năm 2009 TrongQuý III/2012, Tiền gửi của khách hàng có sự tăng trưởng đều đặn, và tăng mạnh 16% sovới cuối quý II/2012, tăng 15% so với cuối năm 2011 và tăng 31% so với cùng kỳ năm

2011 Tốc độ tăng của tiền gửi khách hàng cao hơn tốc độ tăng của cho vay khách hàng

là chủ trương đúng đắn của VietinBank trong việc giảm tỷ lệ LDR( tỷ lệ Dư nợ/ Vốn huyđộng) trong điều kiện các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và nợ xấu có xu hướng tăng.Hiện nay, tỷ lệ LDR của VietinBank là 108%, giảm so với mức 112% của Quý II/2012 và114% vào cuối năm 2011

Biểu đồ 2.0: Kết quả huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2010-2012

Tổ chức kinh tế ĐỊnh chế tài chính Dân cư 0

Lợi nhuận trước thuế trên 100 tỷ đồng, nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 2.5%,hoạt động kinh doanh ngoại tệ vươn lên dẫn đầu thị trường với doanh số mua bán ngoại

Trang 21

tệ trên thị trường liên ngân hàng đạt gần 20% và đứng thứ 2 về thị phần giao dịch trên thịtrường 1.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh chi nhánh giai đoạn 2010-2012

(%)

+/-Sốtuyệtđối (tỷđồng)

(%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả tăng trưởng CN Đông Hà Nội năm 2010-2012)

Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2010-2012

Về hoạt động cho vay: năm 2012 tổng dư nợ tín dụng gần 2.400 tỷ, tăng 17,8% sovới năm 2010( đạt 2049 tỷ); Dư nợ năm 2010 đạt 1.426 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng củachi nhánh đạt 54% Thu nhập lãi thuần năm 2012 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm2011.Đến cuối Quý III/2012, cho vay khách hàng của VietinBank đã tăng trưởng 5,9% sovới cuối Quý II/2012, tăng 1,73% so với thời điểm cuối năm 2011, và tăng 9,7% so vớicùng kỳ năm 2011 Nhờ lợi thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp và uy tín của ngânhàng hàng đầu Việt Nam, tuy trong điều kiện kinh tế khó khăn, một số Ngân hàng giảm

Trang 22

đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu do Đại hội cổ đông( ĐHĐCĐ) đề ra, VietinBank nói chung

và CN Đông Hà Nội nói riêng vẫn tiếp tục là Ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trongngành ngân hàng và có tỷ lệ hoàn thành cao nhất chỉ tiêu về lợi nhuận do ĐHĐCĐ đề ra

- Các vấn đề tồn tại

 Cơ cấu thu nhập thiên về hoạt động tín dụng

Vietinbank là một Ngân hàng quốc doanh nên cơ cấu tỷ lệ thu nhập lãi thuần chiếm

tỷ trọng tương đối lớn Thực trạng tại CN Đông Hà Nội, cơ cấu doanh thu thiên nhiều vềhoạt động tín dụng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngân hàng Chấtlượng tín dụng chưa tốt, nợ tín dụng tập trung ở một số khách hàng có số dư nợ lớn do sửdụng vốn vay không có hiệu quả, hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến hoạt độngkinh doanh không vững chắc, năng lực tài chính yếu kém và có dấu hiệu không có khảnăng trả nợ

 Chi phí hoạt động tương đối lớn

Tỷ trọng chi phí hoạt động vẫn còn tương đối lớn( so với các ngân hàng khác trên cùngđịa bàn) Tỷ lệ chi phí hoạt động/ thu nhập( CIR) khá cao và liên tục tăng mạnh qua cácnăm,chiếm gần 50%( trung bình các ngân hàng khác cùng thời điểm niêm yết là 44%) Chủyếu chi phí hoạt động đến từ chi phí thưởng cho đội ngũ nhân sự Trong các năm qua, chi phíhoạt động của CN là khá cao so với các Ngân hàng khác trong cùng hệ thống và có sự tăngđáng kể về mặt tương đối và tuyệt đối Cụ thể là năm 2010 thì chi phí phải bỏ ra là 210 tỷđồng, bước sang năm 2011 thì đã tăng tới 613 tỷ( khoảng hơn 200%) và năm 2012 vẫnkhông ngoại lệ, tỷ trọng chi phí hoạt động chiếm gần 60% trên thu nhập thuần

 Khoản mục tiền gửi của khách hàng thiên về ngắn hạn

Trong các năm vừa qua thì khoản mục huy động vốn của CN tăng khá ấn tượng,song nhìn vào bảng số liệu thì khoản mục tiền gửi của hầu hết khách hàng đều nằm ởdưới một năm Số vốn huy động được từ khách hàng năm 2010 là 1607 tỷ đồng, chiếmtrên 80% so với tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 và 2012 chiếm tỷ trọng lần lượt là83% và82%

Trang 23

I.2 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Để thực hiện việc phân tích, đánh giá công tác quản lý RRTD của Vietinbank Đông

Hà Nội một cách thiết thực và hiệu quả, từ đó xác định đúng những điểm mạnh và hạnchế, nhằm đưa ra được giải pháp tốt nhất để làm rõ vấn đề trong công tác điều hành Quađó cũng nhằm đạt mục tiêu đề tài nêu ra, bài viết có sử dụng dữ liệu sau đây:

I.2.1 Dữ liệu sơ cấp

- Câu hỏi phỏng vấn:

Phỏng vấn các chuyên gia Ngân hàng, các nhà hoạch định chiến lược, quản lýhoạt động và giám đốc/ phó giám đốc Ngân hàng Vietinbank Câu hỏi phỏng vấn gồmnhững câu hỏi đóng để giúp cho việc trả lời dễ dàng hơn, người được hỏi chỉ việc đánhdấu “x” vào ý mình cho là đúng, các câu hỏi bám sát với vấn đề nghiên cứu

- Phiếu điều tra trắc nghiệm

Phiếu điều tra được thiết kế chỉ có 01 mẫu duy nhất Các mẫu phiếu được tiến hànhphát cho đối tượng phòng ban, bộ phận khác nhau của ngân hàng, dành cho đối tượng cấpnhân viên những người trực tiếp làm công tác tín dụng

Quy trình thu thập dữ liệu, sàng lọc và phân loại thông tin:

Bước 1: tạo mẫu điều tra

Phiếu điều tra gồm có các mục: thông tin người phỏng vấn, nội dung được đề cập,lựa chọn theo mẫu

Bước 2: phát phiếu điều tra

Phát phiếu điều tra cho những cán bộ liên quan gồm có giám đốc, phó giám đốc, kếtoán, trưởng phòng quan hệ khách hàng và nhân viên trong nội bộ phòng

Bước 3: thu hồi và tổng hợp

Thu phiếu điều tra, xem xét tính hợp lệ và số lượng phiếu thu hồi và tổng hợp nộidung phân tich

I.2.2 Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có được từ nguồn dữ liệu nội bộ của ngân hàng kết hợp với các dữliệu bên ngoài như: từ sách, báo, tạp chí ngân hàng, thương mại điện tử, internet, tài liệucủa các cơ quan nghiên cứu, phương tiện truyền thông báo giới, cụ thể là:

- Báo cáo trong nội bộ chi nhánh

Trang 24

- Báo cáo trên phương tiện truyền thông, ấn phẩm , tạp chí Ngân hàng

- Các tài liệu về kế hoạch, phương hướng phát triển của ngân hàng trong giai đoạn tới

I.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng BCTC, kế toánđược so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét

- Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra kết luận, các xuhướng để đánh giá tình hình hoạt động của Chi nhánh

1.2.4 Công cụ sử dụng trong phân tich định lượng

Bài viết có sử dụng công cụ thống kê mô tả Data analysic trong Microsoft Exel đểthống kê đặc trưng cơ bản của mẫu điều tra Qua đó có thể thấy được tình hình RRTD vàcông tác QTRRTD được chú trọng ở mức độ nào

I.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh Đông Hà Nội

I.3.1 Kết quả điều tra dữ liệu sơ cấp

Phần 1: Kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm

(1)Nhân tố tác động rủi ro tín dụng

tăng trưởng kinh tế đối với RRTD là khá cao

+Độ rộng cao nhất Range bằng 3: Môi trường tác nghiệp và Môi trường kinh tế Đã

có nhiều ý kiến khác nhau về sự tác động tới mức độ rủi ro Theo đó, chất lượng tín dụngcho rặng phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân khách hàng vay vốn chứ ít phụ thuộc vào cácyếu tố bên ngoài

Trang 25

+Số điểm chọn nhiều nhất Mod trong tất cả các nhân tố đe dọa khả năng thanh toán

của khách hàng vay nằm trong khoảng từ 2-4 Có thể nói rằng các nhân tố đều ảnh hưởng

ít nhiều tới chất lượng tín dụng của khách hàng

+Độ lệch tiêu chuẩn STDEV cao nhất là Môi trương tác nghiệp: Có thể kết luận

đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất và có các quan điểm khác nhau

(2)Mức độ ảnh hưởng của rủi ro các loại tín dụng

Nhận xét:

+Số điểm thấp nhất Min bằng 1: Rủi ro bảo đảm và rủi ro tập trung Điều này cho

thấy CN đã có sự linh hoạt trong hoạt động cho vay Đa dạng hóa các tập khách hàngthuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau và đối với mỗi khoản cấp tín dụng thì đều chútrọng công tác bảo đảm tiền vay

+Số điểm chọn cao nhất Max bằng 4: Rủi ro lựa chọn và Rủi ro nghiệp vụ Quy

trình thực hiên cho vay được áp dụng khá linh hoạt song CBTD không thể tránh khỏi saisót trong quá trình cấp tín dụng

+Độ rộng cao nhất Range bằng 2: Cho thấy không có sự khác biệt về tác động của

các loại rủi ro đối với chất lượng tín dụng Mỗi loại rủi ro đều có thể phát sinh ở giaiđoạn và phương thức khác nhau Đòi hỏi công tác QTRRTD được thực hiện ở mỗi khâutrong hoạt động cho vay

+Số điểm chọn nhiều nhất Mod ở Rủi ro nội tại và Rủi ro nghiệp vụ.

+Độ lệch tiêu chuẩn STDEV cao nhất ở Rủi ro nội tại Cho thấy phát sinh ở khâu

đánh giá và thẩm đinh khách hàng vay vốn chưa thực sự chính xác, và đối với mỗi móntiền vay lại có hình thức câp tín dụng, theo dõi, thu hồi nợ khác nhau

Trang 26

(3)Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Nhận xét:

Đa số người tham gia phỏng vấn lựa chọn mục tiêu của QTRRTD là hạn chế tổnthất phát sinh rủi ro của khoản tiền vay Trong tình hình kinh tế như hiện nay thì giảmthiểu rủi ro phát sinh được đặt lên mục tiêu hàng đầu

(4)Công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh

Trang 27

Số điểm thấp nhất Min bằng 1: Nhận dạng rủi ro qua định tính có 3 ý kiến chorằng việc nhận dạng rủi ro thông qua phân tích định tính là đạt mức đạt yêu cầu, 5 ý kiếnđánh giá là còn thiếu sót và 2 ý kiến cho rằng mới dừng lại ở mức thấp nhất Tức là trongmột số khách hàng vay vốn thì CBTD đã không chú trọng cao trong việc đánh giá kháchhàng như phong cách làm việc, độ chấp nhận đề nghị trong các điều khoản vay,…

Số điểm chọn cao nhất Max bằng 5: Nhận dạng rủi ro qua định lượng, Sử dụng

mô hình điểm số Z, Sử dụng mô hình chấm điểm khách hàng, Xây dựng hệ thống xếphạng nội bộ, Quy trình giám sát tín dụng, Thông tin giao tiếp nội bộ giám sát tín dụng,

Đa dạng hóa cho vay khách hàng, Tài sản bảo đảm Có thể kết luận rằng CN luôn chútrọng công tác khách hàng từ khâu phân tích đánh giá ban đầu để lựa chọn khách hàngcho vay vốn đến khâu theo dõi, kiểm soát khách hàng khi sử dụng vốn vay và tổ chức xếploại khách hàng sau khi kết thúc Trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay thì CN đãthận trọng hơn trong việc lựa chọn dự án để đầu tư, nâng cao tỷ trọng dư nợ có tài sảnbảo đảm

Độ rộng cao nhất Range bằng 2 và thấp nhất bằng 1: Cho thấy công tác QTRRTDđược chú trọng và đặt lên hàng đầu Hoạt động tín dụng đem lại phần lớn lợi nhuận cho

CN nên bất kỳ rủi ro phát sinh nào cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh.Mọi công tác từ khâu thẩm định khách hàng cho tới giải ngân, sau này là giám sát tiềnvay và thu hồi nợ luôn được giám sát chặt chẽ

Độ lệch tiêu chuẩn STDEV cao nhất ở Sử dụng mô hình chấm điểm khách hàng Tuyrằng CN đã có Quy định và hướng dẫn cụ thể việc châm điểm tín dụng khách hàng nhưngthực tế việc này khá khó khăn Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này trong đó phải kểtới sự thiếu thông tin từ khách hàng, chính sách tín dụng và trình độ của CBTD

Phần 2: Kết quả điều tra phỏng vấn chuyên gia.

 Rủi ro tín dụng mà ngân hàng thường gặp nhất là gì:

Theo Bà Lê Thị Mai– trưởng bộ phận tư vấn, rủi ro tín dụng thường gặp nhất củangân hàng là rủi ro phát sinh từ quản lý vốn sau cho vay dẫn đến hậu quả là nợ quá hạnnhiều, dẫn đến mất khả năng thanh khoản Và đây cũng là ý kiến của Bà Đỗ Thị KimCúc- Phó phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp

Theo Ông Nguyễn Đắc Hoán – Chuyên viên QHKHCN, rủi ro tín dụng thườnggặp nhất của ngân hàng là “không nắm rõ về khách hàng, xem nhu cầu của khách hàng

Trang 28

cần vay là bao nhiêu ?, hoạt động kinh doanh không ổn định cũng ảnh hưởng tớ việc chovay Chính sách tiền tệ của NHNN cũng ảnh hưởng rất nhiều đến rủi ro tín dụng”.

 Các biện pháp mà Ngân hàng đã làm để phòng ngừa rủi ro tín dụng đó:

- Thẩm định khách hàng tốt, tra cứu đạo đức, hoạt động kinh doanh của đơn vị tốtthì mới cho vay Có cơ chế chính sách tín dụng phù hợp

- Thẩm định hồ sơ vay vốn cẩn thận( uy tín của KH, tài sản đảm bảo, dự án đầutư ) Kiểm soát sau cho vay

- Tuân thủ quy trình cấp phát tín dụng, giám sát KH, kiểm tra sau cho vay tốt đảmbảo tỷ lệ HĐ/CV > 0,8”

 Những gợi ý gì để giải quyết các vấn đề nói trên ?

+ kiểm soát tốt công tác cấp phát tín dụng và giám sát sau cho vay

+ thường xuyên nắm bắt tình hình tài chính của Khách hàng

+ tập trung nhiều vào công tác huy động

Tổng hợp các ý kiến:

Có thể nói các rủi ro chính mà Ngân hàng hay gặp phải là rủi ro cấp tín dụng dễdàng, Rủi ro do hạn chế trong công tác quản lý trong và sau cho vay Các dấu hiệu tàichính, phi tài chính, dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với khách hàng là cácdấu hiệu chính để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng vay Các biện pháp chủyếu mà ngân hàng thực hiện nhằm phòng ngừa RRTD trước và sau cho vay như sử dụng

mô hình định lượng, sử dụng thông tin bên ngoài để đánh giá khách hàng, xây dựng vàthực hiện chính sách tín dụng, thực hiện quy trình giám sát tín dụng hay công việc saukhi cấp tín dụng, thu hồi nợ vay phát mại tài sản đều được đánh giá là tốt

I.3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng CN Đông Hà Nội

Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn, khách hàng và loại tiền

Trang 29

Bảng 2.2: Kết cấu dư nợ CN giai đoạn 2010-2012

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Số tương đối(%) 1.1

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank Đông Hà Nội giai đoạn 2010-2012)

Năm 2012, tổng dư nợ tín dụng gần 2.400 tỷ, tăng 17,8% so với năm 2010( đạt

2049 tỷ); Dư nợ năm 2010 đạt 1.426 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng của chi nhánh đạt54%, Thu nhập lãi thuần năm 2012 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2011

- Dư nợ cho vay nội tệ năm 2012 đạt 1926 tỷ đồng, tăng 193 tỷ đồng, tỷ lệ tăng11,14% so với năm 2011

- Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn là 1628 tỷ chiếm tỷ trọng 78,4% và dư nợ chovay trung, dài hạn là 420 tỷ chiếm tỷ trọng 20,6% Dư nợ ngắn hạn năm 2012 đạt 1875 tỷ

Trang 30

đồng, tăng 2470 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 15,17% so với năm 2011, chiếm 78,1% tổng dư nợ.Còn dư nợ trung và dài hạn là 524 tỷ đồng, tăng 103 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 24,47% so với

2011, chiếm 21,84% tổng dư nợ

Biểu đồ 2.2: Kết cấu dư nợ CN theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012

Qua 3 năm, dư nợ cho vay ngắn hạn liên tục tăng, còn dư nợ cho vay trung hạn tăngchậm hơn, dư nợ cho vay dài hạn có dấu hiệu suy giảm vào năm 2011 Thực trạng nàymột phần là do tình hình bất ổn của nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng, chovay trung và dài hạn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, hơn nữa lãi suất cho vay cao gây khó khăncho khách hàng nhất là trong điều kiện bất lợi của môi trường kinh doanh

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng giai đoạn 2010-2012

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, Vietinbank CN Đông Hà Nội tập trung cho vay chủ yếu làđối tượng khách hàng doanh nghiệp( chiếm khoảng 70-80%), cho vay cá nhân có tỷ trọngnhỏ hơn( <30%) Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung của Ngânhàng Vietinbank, cũng chính vì điều đó nên dư nợ nội tệ chiếm hầu hết trong tổng dư nợcủa ngân hàng

Tình hình nợ quá hạn

0 500 1000 1500 2000 2500

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1124

1628 1875 302

Trang 31

Bảng 2.3: Kết cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

2010 Năm 2011

+/- so với 2010(%) Năm 2012

+/- so với 2011(%)

-(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tín dụng của chi nháh từ 2010-2012)

Tình hình nợ quá hạn của CN có sự tăng rõ nét từ năm 2010 đến năm 2011( tăngtới >90%) và tiếp tục xu hướng sang năm 2012 nhưng có sự chậm hơn Tỷ lệ Nợ quá hạntăng từ 2,19 đến 2,94 trong năm 2011 và hạ thấp xuống 2,18 ở năm 2012 Do tình hìnhkinh tế không mấy khả quan trong năm 2011 và 2012 nên tình trạng nợ quá hạn của CNxấu đi, tuy nhiên trong năm 2012 thì đã có sự cải thiện rõ nét Điều đó nhờ vào chínhsách tín dụng khá linh hoạt của CN, áp dụng riêng đối với từng đối tượng vay vốn khácnhau và sự hỗ trợ cũng như giám sát khoản vay cho khách hàng một cách sát sao hơn hết

So với các CN khác trong cùng hệ thống Ngân hàng Vietinbank thì tỷ lệ Nợ quá hạn và

hệ số rủi ro của CN Đông Hà Nội ở mức có thể chấp nhận được

 Nợ quá hạn theo loại thành phần kinh tế

Bảng 2.4: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế

Số tiền ( triệu đồng)

Tỷ trọng(%)

Số tiền ( triệu đồng)

Tỷ trọng(%)

Số tiền ( triệu đồng)

Tỷ trọng(% )

Quốc Doanh

Ngày đăng: 16/03/2015, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w