1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội

45 1,4K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Tác giả Hoàng Văn Hạnh
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 592 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị vốn lưu động trong Doanh nghiệp 5

I Vốn lưu động 5

1.1 Khái niệm: 5

1.2 Phân loại vốn lưu động 5

1.3 Một số công cụ đánh giá vốn lưu động 7

1.3.1 Vòng quay vốn lưu động 7

1.3.2 Tỉ số thanh toán nhanh 7

1.3.3 Tỉ số thanh toán hiện thời 7

II Quản trị vốn lưu động 7

2.1 Quản trị tiền mặt 7

2.1.1 Sự cần thiết quản trị tiền mặt 7

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng quản trị tiền mặt 8

2.2.3 Lập dự toán ngân sách tiền mặt 8

2.2.4 Một số công cụ sử dụng đánh giá tiền mặt 8

2.2 Quản trị khoản phải thu 9

2.2.1 Chính sách tín dụng (chính sách bán chịu) 9

2.3 Theo dõi các khoản phải thu 11

2.3.1 Mục đích 11

2.3.2 Một số công cụ theo dõi các khoản phải thu 11

2.3 Quản trị hàng tồn kho 12

2.3.1 Khái niệm và phân loại 12

2.3.2 Quản trị chi phí tồn kho 13

2.3.3 Một số công cụ đánh giá hàng tồn kho 13

Chương II Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội 15

I Tổng quan về công ty MTL 15

1.1 Giới thiệu về các hoạt động kinh doanh của công ty MTL 15

1.2 Tầm nhìn và triết lý kinh doanh của công ty 16

1.2.1 Tầm nhìn 16

1.2.2 Triết lý kinh doanh 16

1.3 Quá trình hình thành và phát triển 16

1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của MTL Hà Nội 17

1.4.1 Cơ cấu tổ chức 17

1.4.2 Cơ cấu nhân sự của công ty MTL- chi nhánh Hà Nội 18

1.5 Các đơn vị kinh doanh của công ty 18

II Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội 19

2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của MTL trong giai đoạn 2006-2008 19

2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL 23

2.2.1 Phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của MTL 23

2.2.2 Thực trạng quản trị tiền mặt 24

2.2.3 Thực trạng quản trị khoản phải thu: 27

2.2.4 Thực trạng quản trị hàng tồn kho 29

Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại MTL 31

Trang 2

I Một số dự báo về vận tải tại Việt Nam và phương hướng phát triển của MTL đến năm

2015 31

1.1 Một số dự báo về vận tải trong thời gian tới tại Việt Nam 31

1.2 Phương hướng phát triển của MTL đến năm 2015 34

1.3 giải pháp 36

1.3.1.Quản lý khoản phải thu 36

1.3.2 Quản trị tiền mặt 38

KẾT LUẬN……….42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 3

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Hình 1: Quy trình hoạt động của doanh nghiệp……… 3

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty MTL-Chi nhánh Hà Nội……… 16

Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2008……… 18

Bảng 2: Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán và các khoản mục chi phí của MTL……… 19

Bảng 3: Phân tích kết cấu lợi nhuận……… 20

Bảng 4: Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động……… 21

Bảng 5: Bảng tóm tắt lưu chuyển tiền tệ thuần……… 22

Bảng 6: Tỷ lệ % theo quy mô của tiền mặt……… 22

Bảng 7: Vòng quay tiền mặt……… 23

Bảng 8: Tỷ lệ % theo quy mô của khoản phải thu………25

Bảng 9: Tỷ lệ % theo quy mô của hàng tồn kho……… 27

Bảng 10: Vòng quay hàng tồn kho………27

Bảng 11: Dự báo mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015…… 30

Bảng 12: Dự báo hàng nhập khẩu của Việt nam đến năm 2015……… 31

Bảng 13: Tỷ trọng các loại hàng hóa dự kiến vận chuyển tại các cảng biển………32

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự tham gia vào một sân chơi bình đẳngvới các doanh nghiệp trên toàn thế giới thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam ở tất

cả mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ(SME), thị trường còn tương đối nhỏ, năng lực tài chính và khả năng quản lý còngặp nhiều hạn chế Vì vậy ở thời điểm hiện tại và đặc biệt là trong những năm tiếptheo khi chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của tổ chức WTO thì SME củachúng ta sẽ phải cạnh tranh rắt gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như

là trong nước để giành giật thị trường, tồn tại và phát triển Vì vậy, khi thị trườngvới những sự cạnh tranh gay gắt như vậy sẽ loại bỏ những doanh nghiệp có nănglực yếu kém, không đủ khả năng để tiếp tục cuộc chơi Một trong những nguyênnhân chính dẫn đến sự thất bại của các SME là do năng lực quản trị tài chính hạnchế, đặc biệt trong việc hoạch định nguồn tài trợ và quản trị vốn lưu động, thể hiệnqua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản Hiện tại, đây cũng là một vấn đềthực sự nhức nhối đối với các SME, vì vậy sau hơn 2 tháng thực tập tại Công tyTNHH Thương mại Vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài

“Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tảiMTL-Chi nhánh Hà Nội” cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ: Đặng Thị Lan, Ban giám đốc cùng cán

bộ công nhân viên công ty TNHH thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội đãgiúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Dù đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không tránh khỏi những khiếmkhuyết nhất định, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy côgiáo và các anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 05 năm 2009 Sinh viên

Hoàng Văn Hạnh

Trang 5

Chương I: Cơ sở lý thuyết về quản trị vốn lưu động

trong Doanh nghiệp

I Vốn lưu động.

1.1 Khái niệm:

Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, các doanhnghiệp còn cần có các đối tượng lao động Khác với các tư liệu lao động, các đốitượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình tháivật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sảnphẩm Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi làcác tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanhnghiệp Như vậy có thể hiểu:

- Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng laođộng của doanh nghiệp

- Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trongquá trình kinh doanh Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưuđộng được được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanhkhoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho

Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạncủa chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này đượcdiễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất,vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển

Ngoài ra theo lí thuyết tài chính vốn lưu động còn được xác định bằng phầntrội của tổng nguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định hay bằng phần chênhlệch của tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn [3]

1.2 Phân loại vốn lưu động.

- Dựa theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình hoạt động được chia làm

3 loại là: Dự trữ, sản xuất, lưu thông (xem hình 1)

Trang 6

-Thành phẩm -Tiền -Phải thu, phải trả -Tạm ứng

Trang 7

Hình 1: Quy trình hoạt động của doanh nghiệp

+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùngthay thế, công cụ lao động

+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bánthành phẩm, chi phí chờ kết chuyển

+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: giá trị của thành phẩm, vốn bằngtiền( kể cả vàng bạc đá quí ); các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quĩngắn hạn; các khoản phải thu

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của từng loại vốn trong trong từngkhâu của quá trình kinh doanh Từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu sao cho cóhiệu quả sử dụng cao nhất

- Phân loại theo hình thái biểu hiện vốn lưu động chia làm 2 loại:

+ Vốn vật tư hàng hoá: gồm vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ laođộng, bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…Đối vớiloại vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lí để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu độngđảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục

+ Vốn bằng tiền bao gồm vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quí ); các khoản đầu

tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quĩ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán…

- Phân loại theo mối quan hệ sở hữu về vốn

Theo cách phân loại này vốn lưu động được phân thành vốn chủ sở hữu và vốnvay Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hìnhthành từ vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có các quyết địnhtrong việc huy động và quản lý, sử dụng vốn hợp lý hơn

- Phân loại theo nguồn hình thành

Xét về nguồn hình thành, vốn lưu động có thể hình thành từ các nguồn: vốn điều

lệ, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh, liên kết, vốn đi vay

Cách phân loại này cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp Mỗi một nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần

Trang 8

xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm chi phí sử dụng vốn

- Căn cứ vào khả năng chuyển hoá thành tiền, vốn lưu động gồm:

1.3.2 Tỉ số thanh toán nhanh.

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho

Tỉ số thanh toán nhanh =

II Quản trị vốn lưu động

Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp trong chuyên đề này được định nghĩa

là quản trị về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình táisản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục

2.1 Quản trị tiền mặt

2.1.1 Sự cần thiết quản trị tiền mặt.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền mặt cũng nhằm đến các mục đíchsau

Trang 9

- Thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh (động cơ hoạt động sản xuấtkinh doanh): mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa và thanh toán các chi phí cần thiếtcho doanh nghiệp hoạt động bình thường (trả lương công nhân, nộp thuế…).

- Mục đích đầu cơ: doanh nghiệp lợi dụng các cơ hội tạm thời như sự sụt giá tức thời

về nguyên vật liệu, chiết khấu…để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Mục đích dự phòng: trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiền mặt có điểmluân chuyển không theo một quy luật nhât định nào Do vậy doanh nghiệp cần phải duytrì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu tiền mặt bất ngờ

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng quản trị tiền mặt.

a) Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt.

- Đẩy nhanh việc chuẩn bị và gởi hóa đơn bằng cách vi tính hóa hóa đơn, gửi kèm theohàng, gửi qua fax, yêu cầu thanh toán trước, cho phép ghi nợ trước

- Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ bằng cách ápdụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ thanh toán trước hạn

b) Giảm tốc độ chi tiêu.

Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận bằng cách thực hiện giảm tốc độ chitiêu tiền mặt để có thêm tiền mặt nhằm đầu tư sinh lợi bằng cách: thay vì dùng tiềnthanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính nên trì hoãn việc thanhtoán nhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sựxói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán đemlại

2.2.3 Lập dự toán ngân sách tiền mặt

Ngân sách tiền mặt là dự án lưu chuyển tiền tệ cho thấy thời điểm và số lượngluồng tiền mặt vào và ra trong một thời kỳ, thường là hàng tháng Mục đích lập dự toánnày để các nhà quản trị tài chính có khả năng tốt hơn về xác định nhu cầu tiền mặttương lai, hoạch định để tài trợ cho các nhu cầu tái sản xuất, thực hiện kiểm soát tiềnmặt và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.[10]

2.2.4 Một số công cụ sử dụng đánh giá tiền mặt [2]

Trang 10

a) Vòng quay tiền mặt

Doanh thu thuầnVòng quay tiền mặt =

Tiền mặt bình quân

Trong đó: Tiền mặt bình quân = (TM đầu kỳ + TM cuối Kỳ)/2

b) Chu kỳ vòng quay tiền mặt

Tiền mặt

Chu kỳ vòng quay tiền mặt =

Tiền bán hàng trung bình 1 ngày

2.2 Quản trị khoản phải thu

Các khoản phải thu của mỗi doanh nghiệp được quản lý thông qua chính sáchtín dụng phù hợp đặc điểm ngành nghề, giai đoạn phát triển của họ nhằm đạt doanh thucao nhất và tối đa hóa lợi nhuận

Là một tiêu chuẩn định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận đượccủa những khách hàng mua chịu Tức là khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vịthế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được thì sẽ bị từ chối cấp tíndụng theo thể thức tín dụng thương mại

Trang 11

b) Chiết khấu thương mại

Là phần tiền chiết khấu đối với những giao dịch mua hàng bằng tiền Chiết khấuthương mại tạo ra những khuyến khích thanh toán sớm hơn các hợp đồng mua hàng.c) Thời hạn bán chịu

Là độ dài thời gian mà các khoản tín dụng được phép kéo dài

d) Chính sách thu tiền

Là phương thức xử lý các khoản tín dụng thương mại quá hạn

* Đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng:

Xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố trong số bốn biến số có thể kiểm soát đượccủa khoản phải thu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách lần lượt phântích từng chính sách và ảnh hưởng của chúng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng.a) Đánh giá tiêu chuẩn tín dụng

- Doanh số bán của doanh nghiệp có thể bị tác động khi tiêu chuẩn tín dụng thay đổi cụthể:

+ Khi các tiêu chuẩn tăng lên mức cao hơn thì doanh số bán giảm

+ Ngược lại khi các tiêu chuẩn giảm thì doanh số bán sẽ tăng vì thông thường

nó sẽ thu hút nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính yếu hơn

- Ngoài ra, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì khả năng gặp những món nợ khó đòinhiều hơn hay khả năng thua lỗ tăng lên và chi phí thu tiền cũng cao hơn

- Hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng thì phát sinh chi phí: chi phí quản lý và thu nợ tăng do trảlương nhân viên thu nợ, chi phí văn phòng phẩm (điện thoại, chi phí công tác đòi nợ);chi phí chiết khấu tăng, nợ khó đòi tăng và chi phí cơ hội của vốn tăng

* Do đó về nguyên tắc khi quyết định thay đổi tiêu chuẩn tín dụng phải dựatrên cơ sở phân tích chi phí và lợi nhuận trước và sau khi thay đổi sao cho đem lại lợinhuận cao hơn

b) Phân tích thời hạn bán chịu

- Thời hạn bán chịu là độ dài thời gian từ ngày giao hàng đến ngày nhận được tiền bánhàng

Trang 12

- Nhà quản lý có thể tác động đến doanh thu bán hàng bằng cách thay đổithời hạn tín dụng Nếu tăng thời hạn bán chịu đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tưnhiều hơn vào các khoản phải thu, nợ khó đòi sẽ cao hơn và chi phí thu tiền bán hàngcũng tăng lên Nhưng doanh nghiệp sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng mới vàdoanh thu tiêu thụ sẽ tăng lên.

c) Chính sách chiết khấu

- Chiết khấu là sự khấu trừ làm giảm tổng giá trị mệnh giá của hóa đơn bán hàngđược áp dụng đối với khách hàng nhằm khuyến khích họ thanh toán tiền muahàng trước thời hạn

- Khi tỉ lệ chiết khấu tăng thì doanh số bán tăng, vốn đầu tư vào khoản phảithu thay đổi và doanh nghiệp nhận được ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán Các chiphí thu tiền và nợ khó đòi giảm khi tỉ lệ chiết khấu mới đưa ra có tác dụng tích cực.d) Chính sách thu tiền

Là những biện pháp áp dụng để thu hồi những khoản nợ mua hàng quá hạn như:gửi thư, điện thoại, cử người đến gặp trực tiếp, ủy quyền cho người đại diện, tiến hànhcác thủ tục pháp lý…Khi doanh nghiệp cố gắng đòi nợ bằng cách áp dụng các biệnpháp cứng rắn hơn thu hồi nợ càng lớn hơn nhưng chi phí thu tiền càng tăng cao Đốivới một số khách hàng khó chịu khi bị đòi tiền gắt gao và cứng rắn làm cho doanh sốtương lai có thể bị giảm xuống [10]

2.3 Theo dõi các khoản phải thu [13]

2.3.1 Mục đích: Nhà quản trị tài chính theo dõi khoản này nhằm:

- Xác định đúng thực trạng của các khoản phải thu

- Đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền

2.3.2 Một số công cụ theo dõi các khoản phải thu [2]

a) Kỳ thu tiền bình quân

Là công cụ được dùng để theo dõi các khoản phải thu

Trang 13

Các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bán chịu bình quân một ngày trong kỳ

b) Vòng quay khoản phải thu

Doanh thu thuần

Vòng quay khoản phải thu =

Các khoản phải thu

c) Mô hình tuổi các khoản phải thu [10]

Phương pháp phân tích này dụa trên thời gian biểu về “tuổi” của các koản phảithu Phương pháp này rất hữu hiệu đối với các khoản phải thu có sự biến động về mặtthời gian

d) Mô hình số dư trên tài khoản phải thu

Phương pháp này đo lường phần doanh số bán chịu của mỗi tháng vẫn chưa thuđược tiền tại thời điểm cuối tháng đó và tại thời điểm kết thúc của tháng tiếp theo

2.3.1 Khái niệm và phân loại.

a) Khái niệm.

Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanhbình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu,vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cungcấp dịch vụ

Trang 14

b) Phân loại.

Hàng tồn kho bao gồm: Thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang: sản phẩm chưahoàn thành, sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm, nguyên liệu,vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho

2.3.2 Quản trị chi phí tồn kho

Để dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tốn kém chi phí Các chi phí liênquan đến việc dự trữ tồn kho là: Chi phí tồn trữ, chi phí đặt hàng, chi phí cơ hội…

a) Chi phí tồn trữ.

*Khái niệm:

Chi phí tồn trữ là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hoá haynhững chi phí biến đổi tăng, giảm cùng với hàng tồn kho Tức là những chi phí tănggiảm phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho nhiều hay ít

* Phân loại

- Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm hàng tồnkho, chi phí hao hụt mất mát, mất giá trị do bị hư hỏng và chi phí bảo quản hànghoá

- Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinhphí vay mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao…

b) Chi phí đặt hàng.

Bao gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng như: chi phí giấy

tờ, chi phí vận chuyển, chi phí nhận hàng Chi phí này thường ổn định, khối lượnghàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng nên tổng chi phí đặt hàng cao

Trang 15

- Số ngày luân chuyển hàng tồn kho = 360 / vòng quay hàng tồn kho.

Trang 16

Chương II Thực trạng quản trị vốn lưu động tại

Công ty MTL-Chi nhánh Hà Nội

I Tổng quan về công ty MTL.

1.1 Giới thiệu về các hoạt động kinh doanh của công ty MTL.

-Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại vận tải M.T.L

-Tên giao dịch quốc tế: M.T.L Co.,Ltd.

Worldwide transport & logistics

Trang 17

Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà CBC, Số 3B, Đặng Thái Thân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 84-4-9333873 ( 4 lines)

Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là:

- Đại lý giao nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và công cộng bằngđường biển, đường hàng không và đường bộ

- Dịch vụ kho ngoại quan, kho CFS, kho ICD

- Kinh doanh kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu trung chuyển

- Dịch vụ giao, nhận hàng hóa, làm thủ tục hải quan

- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải cho tàu biển trong và ngoài nước

- Dịch vụ kinh doanh hàng quá cảnh và chuyển tải hàng hóa qua Campuchia,Lào, Trung Quốc

- Dịch vụ đóng gói và kẻ ký mã hiệu hàng hóa cho nhà sản xuất trong nước vànước ngoài ủy thác [7]

1.2 Tầm nhìn và triết lý kinh doanh của công ty[7]

1.2.1 Tầm nhìn

Công ty sẽ cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận chuyên nghiệp, liên tụcvới chất lượng cao nhất và đặt mục tiêu vào năm 2015, MTL CO.,LTD sẽ trở thànhmột công ty giao nhận vận tải và kho vận hàng đầu Việt Nam và là đối tác tin cậy củacác công ty nước ngoài với hệ hống đại lý đặt tại nhiều nước trên thế giới

1.2.2 Triết lý kinh doanh

“Chỉ cần bạn có nhu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp”– “You just request it & Wewill provide”

1.3 Quá trình hình thành và phát triển.

Trang 18

Công ty TNHH thương mại vận tải MTL là một công ty kinh doanh trong lĩnhvực giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu…được thành lập vào năm 2003, khởi đầu khiêmtốn chỉ với khoảng 10 nhân viên và văn phòng chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.Mặc dù mới trải qua hơn 4 năm kinh nghiệm, nhưng với đội ngũ lãnh đạo trên 10 nămkinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, ngoại thương và đội ngũ nhânviên trẻ, năng động và có kiến thức chuyên môn, nên hiện nay ngoài văn phòng chínhđặt taị TP Hồ Chí Minh, MTL còn có thêm hai chi nhánh tại Hà Nội và tại Hải Phòngvới số lượng nhân viên lên đến 80 người và tất cả đều đã có được chỗ đứng nhất địnhtrong thị trường giao nhận vận tải Việt Nam và Thế giới.

Hiện tại MTL là đại lý của MAIMEX- là một trong những công ty vận tải hàngđầu thế giới, cùng với việc đã có những hợp đồng với các hãng hàng không trong nước,cũng như những mối quan hệ tốt với các hãng tàu trong và ngoài nước đã giúp choMTL có thể đáp ứng tốt được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng MTL luôn bảođảm rằng khách hàng sẽ nhận được những giải pháp tốt nhất cho lô hàng của họ

Đặc biệt, trong tháng 7/2008 vừa qua, một tin vui đã đến với MTL, khi công tychính thức trở thành thành viên của hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế AOP - đây làmột hiệp hội vận tải lớn nhất thế giới hiện nay Điều này đã tạo ra những cơ hội rất lớncho MTL.[7]

1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của MTL Hà Nội.

Trang 19

1.4.2 Cơ cấu nhân sự của công ty MTL- chi nhánh Hà Nội.

Hiện nay MTL-Chi nhánh Hà Nội có tất cả 20 nhân sự:

+ 1 Giám đốc : Nguyễn Tuấn Anh

+ 1 Phó giám đốc : Nguyễn Thị Thanh Mai

+ 1 Trưởng phòng Sea: Tạ Thị Hương Giang

+ 1 Trưởng phòng Air: Nguyễn Tiến Dương

+ 16 nhân viên làm việc tại các phòng ban khác nhau.[7]

1.5 Các đơn vị kinh doanh của công ty.

* Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh sẽ đảm nhận những công việc:

- Tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng

- Kết hợp với phòng tài chính xây dựng giá thành và đảm bảo cung cấp cho

khách hàng dịch vụ tốt nhất

- Kết hợp với phòng dịch vụ lên kế hoạch giao nhận hàng cho khách hàng

- Lập kế hoạch quảng cáo và xúc tiến nhằm quảng bá hình ảnh cho công ty

* Phòng tài chính kế toán :

- Thực hiện tất cả các công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho công ty

- Cố vấn cho giám đốc công tác tài chính theo qui định của pháp luật

Ban Giám Đốc

Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng dịch vụ khách hàng Bộ phận hiện trường

Trang 20

- Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dàihạn cho công ty.

- Quản lý tài sản của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán định kỳvới ngân hàng

- Kiểm tra tàu, hầm chứa hàng, khoang hàng,…

- Phải quan tâm và báo cáo lại cho người phụ trách về mảng hàng đó khi hàng

đã chính thức rời cảng hoặc đã chính thức cập cảng.[7]

II Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội.

2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của MTL trong giai đoạn 2006-2008.

Trong 3 năm gần đây, công ty MTL-Chi nhánh Hà Nội liên tục phát triển nhanhchóng, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều thể hiện ở bảng sau đây:

Trang 21

Bảng1: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2006-2008

(Nguồn: báo cáo tài chính công ty MTL giai đoạn 2006-2008)

Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty MTL ta có thể đưa ra các

nhận xét về tình hình kiểm soát chi phí và lợi nhuận như sau:

Trang 22

a) Các khoản mục chi phí: Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của MTL ta có thể

thấy rằng kết cấu chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng vàchi phí quản lý doanh nghiệp, được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2 : Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, và các khoản mục chi phí của MTL

( Nguồn: trích báo cáo KQKD của MTL trong giai đoạn 2006- 2008)

Qua bảng ta thấy được rằng, giá vốn hàng bán có xu hướng tăng mạnh trong 3năm qua Mức tăng năm 2007 so với năm 2006 là cao nhất, điều này là do năm 2007,hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã được mở rộng do những điều kiện thuậnlợi của nền kinh tế cũng như chiến lược phát triển chung của công ty Năm 2007, công

ty đã đa dạng hóa dịch vụ của mình sang nhập khẩu và lắp đặt các thiết bị máy móccho các nhà máy và khu công nghiệp, đây cũng là bước cuối cùng trong dịch vụ door-to-door Đến năm 2008, mức tăng của giá vốn hàng bán là thấp hơn so với năm trước

đó nhưng vẫn ở mức cao

Các khoản mục chi phí của MTL đều tăng trong 3 năm qua Nhìn chung mứctăng của chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm

2008 cao hơn so với mức tăng trong năm 2007 Bởi vì trong năm 2008, tình hình kinh

tế vĩ mô của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệpxuất nhập khẩu và sau đấy là gián tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cung cấp dịch

Ngày đăng: 02/10/2012, 08:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 :  Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, và các khoản mục chi phí  của MTL. - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2 Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, và các khoản mục chi phí của MTL (Trang 20)
Bảng 4: các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 4 các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 22)
Bảng 5: Bảng tóm tắt lưu chuyển tiền tệ thuần - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 5 Bảng tóm tắt lưu chuyển tiền tệ thuần (Trang 23)
Bảng 6: tỷ lệ % theo quy mô của tiền mặt: - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 6 tỷ lệ % theo quy mô của tiền mặt: (Trang 23)
Bảng 7: Vòng quay tiền mặt - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 7 Vòng quay tiền mặt (Trang 24)
Bảng 8: tỉ lệ % theo quy mô của khoản phải thu. - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 8 tỉ lệ % theo quy mô của khoản phải thu (Trang 26)
Bảng 9: tỷ lệ % theo quy mô của hàng tồn kho: - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 9 tỷ lệ % theo quy mô của hàng tồn kho: (Trang 28)
Bảng 11: Dự báo mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015                                                                                               Đơn vị: 10.000 tấn - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 11 Dự báo mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015 Đơn vị: 10.000 tấn (Trang 31)
Bảng 12: Dự báo hàng nhập khẩu của việt Nam đến năm 2015. - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 12 Dự báo hàng nhập khẩu của việt Nam đến năm 2015 (Trang 32)
Bảng 13: Tỷ trọng các loại hàng hóa dự kiến vận chuyển tại các cảng biển - Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thương mại vận tải MTL-Chi nhánh Hà Nội
Bảng 13 Tỷ trọng các loại hàng hóa dự kiến vận chuyển tại các cảng biển (Trang 33)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w