Thay đổi kết cấu mặt hàng theo hướng gia tăng tỷ lệ SDĐP bình quân

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 73 - 74)

Hiện nay, Đĩa nhựa và Tấm ốp trần là 2 mặt hàng có tỷ lệ SDĐP thấp nhất trong 11 mặt hàng, đồng thời số lượng đơn đặt hàng giành cho chúng cũng rất ít. Còn Mũ bảo hiểm thì mặc dù có tỷ lệ SDĐP cao nhưng nhu cầu thị trường trong nước đối với mặt hàng này đang dần bão hòa. Nhận thấy tính không hiệu quả và tiềm năng tăng trưởng doanh thu thấp, công ty nên cắt bỏ sản xuất 3 mặt hàng này để tập trung nguồn lực cho những mặt hàng khác có tỷ lệ SDĐP cao hơn.

Nguyên tắc thay đổi kết cấu mặt hàng là phải đảm bảo tỷ lệ SDĐP bình quân chung của các mặt hàng đạt được cao nhất, đặt trong mối quan hệ so sánh với nhu cầu thị trường và khả năng bị cạnh tranh bởi các đối thủ khác. Như đã phân tích trong chương 2, ống nước là mặt hàng chủ lực của công ty, có thương hiệu nổi tiếng, mà đặc biệt là Ống nước HDPE ít bị cạnh tranh ở thị trường miền Trung và Tây Nguyên. Và dù không có tỷ lệ SDĐP cao nhưng nhờ quy mô tiêu thụ lớn (trên 70% DT tính cho cả 2 mặt hàng HDPE và PVC) nên tổng lợi nhuận mà chúng mang về cho công ty sau hòa vốn sẽ là lớn nhất trong 11 mặt hàng. Vì vậy đối với mặt hàng ống nước, công ty nên tiếp tục duy trì tỷ trọng doanh thu của chúng ở thị trường miền Trung và Tây Nguyên.

Hai mặt hàng Túi LD, HDPE và Manh, bao dệt PP, HD có tỷ lệ SDĐP cao nhất, trong khi tỷ lệ đóng góp vào doanh thu của chúng lại chưa cao tương xứng. Đó là chưa kể tiềm năng tăng trưởng của 2 mặt hàng này là rất tốt, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đang rất rộng mở. Để tăng lợi nhuận, công ty nên mạnh dạn tăng tỷ trọng doanh thu 2 mặt hàng này theo hướng vừa phục vụ tiêu dùng trong nước vừa để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Muốn vậy, việc đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất 2 mặt hàng này là điều kiện cần thiết để có thể thâm nhập vào những thị trường đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe nhưng cực kỳ giàu có như: Mỹ, EU, Nhật Bản…

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 73 - 74)