Xây dựng hệ thống kế toán quản trị và tổ chức phân tích mối quan hệ giữa C P– DT

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 80 - 99)

Tại Công ty CP nhựa Đà Nẵng, công tác kế toán mới chỉ được thực hiện theo hình thức kế toán tài chính, chưa có hình thức kế toán quản trị. Mà với quy mô hoạt động của công ty hiện nay thì việc tổ chức công tác kế toán theo hình thức KTQT là điều rất cần thiết. Không có các thông tin mà KTQT mang lại, sẽ làm hạn chế khả năng ra quyết định kịp thời và chính xác của nhà quản trị trong điều kiện thị trường cạnh trạnh, cũng như hạn chế khả năng lập các kế hoạch khả thi cho tương lai.

Theo hướng dẫn của Bộ tài chính, có ba hình thức tổ chức bộ máy KTQT: hình thức kết hợp, tách biệt và phối hợp. Với quy mô, đặc điểm SXKD và trình độ quản lý hiện nay, công ty nên tổ chức bộ máy KTQT theo hình thức kết hợp. Tức là tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với KTQT theo từng phần hành kế toán, kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và KTQT với phần hành đó. Ngoài ra công ty phải bố trí người thực hiện các nội dung KTQT chung khác, như: thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị.

Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy kế toán quản trị kết hợp với kế toán quản trị

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán phân tích, đánh giá KT dự đoán sx,tiêu thụ hh KT TSCĐ,chứng khoán, ngoại tệ

KT tiền lương, NVL, nợ phải trả

KT tiêu thụ, nợ phải thu

KT tiền mặt

Thủ quỹ

: Quan hệ nghiệp vụ : Quan hệ điều hành

Một khi bộ máy KTQT được xây dựng, thì việc phân loại CP theo cách ứng xử sẽ được thực hiện song song với việc ghi nhận chi phí theo công dụng. Nhờ vậy, nhà quản trị sẽ luôn có được thông tin cần thiết về kết cấu chi phí chung cho cả công ty và kết cấu chi phí riêng cho mỗi mặt hàng. Từ đó, thông qua công cụ phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN, nhà quản trị sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động, để rồi dự báo và lên kế hoạch hoạt động cho tương lai. Ngoài ra, nhờ những thông tin có được từ việc phân tích này, nhà quản trị còn có thể đưa ra được những quyết định ngắn hạn chính xác và kịp thời đáp lại những biến động bất thường của thị trường và đảm bảo cạnh tranh với các đối thủ.

KẾT LUẬN



Với câu hỏi đặt ra ban đầu: “Phải chăng công ty CP nhựa Đà Nẵng đang thiếu

một sức bật nào đó để tăng trưởng lợi nhuận?”, thì thông qua việc phân tích mối quan hệ

giữa CP – DT – LN tại công ty, tôi đã tìm được câu trả lời thỏa đáng cho mình. Chính vì hoạt động với một mức định phí thấp so với tổng chi phí, trong khi doanh thu tiêu thụ lại đang bỏ xa doanh thu hòa vốn nên độ nghiêng của đòn bẩy kinh doanh rất bé. Và theo đó, mỗi phần trăm tăng lên của doanh thu không thể khiến phần trăm lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể. Hay nói cách khác nếu vẫn hoạt động với mức định phí cũ thì công ty sẽ không thể nào có được một sức bật trong kinh doanh.

Có thể vấn đề này đã được ban giám đốc của công ty CP biết được từ lâu, song để thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao định phí hoạt động không thể một sớm một chiều là có thể làm được. Quyết định này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng đến yếu tố rủi ro trong kinh doanh mà công ty có thể gặp phải. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh khá thuận lợi hiện nay của ngành nhựa, thay đổi công nghệ càng sớm sẽ càng có lợi cho công ty – một khi công ty tận dụng được sức bật từ đòn cân định phí để tăng lợi nhuận.

Hi vọng rằng trong thời gian tới chúng ta có thể được nhìn thấy những bước phát triển đột phá của công ty CP nhựa Đà Nẵng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kế toán quản trị: PGS.TS Phạm Văn Dược – NXB Thống Kê. 2. Kế toán quản trị: ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh – NXB Thống Kê.

3. Kế toán quản trị và Phân tích hoạt động kinh doanh: PGS.TS Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương.

4. Kế toán quản trị: Th.s Huỳnh Lợi - Nguyễn Khắc Tâm. 5. Kế toán quản trị: Th.s Trần Đình Phụng – NXB Trẻ.

6. Kế toán quản trị: Nguyễn Tấn Bình – NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 7. Kế toán quản trị: PGS. TS Trương Bá Thanh – Nhà xuất bản giáo dục.

PHỤ LỤC 1

Nhận diện và phân loại chi phí theo cách ứng xử tại công ty CP nhựa Đà Nẵng

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tại công ty CP nhựa Đà Nẵng, chi phí NVL được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm trên “Bảng kê vật tư xuất dùng cho sản xuất”. Công ty sử dụng hình thức xuất kho theo định mức, nên khi xuất NVL sẽ căn cứ vào số liệu sản lượng cần sản xuất để tính ra khối lượng NVL cần xuất. Qua quá trình sản xuất thực tế, bộ phận kỹ thuật đã xây dựng nên định mức NVL này cho từng mặt hàng, và nhờ đó cũng tính được chi phí NVL tiêu hao cho mỗi sản phẩm.

Chi phí nguyên vật liệu chính (NVLC): là những chủng loại hạt nhựa nguyên chất – thành phần chủ yếu tạo ra các sản phẩm của công ty. Ví dụ: nhựa PVC, nhựa PE, nhựa Calipet… Khối lượng NVLC đưa vào tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất ra nên đây là một khoản biến phí.

Chi phí vật liệu phụ (VLP): một số sản phẩm của công ty khi sản xuất ngoài NVLC còn cần vật liệu phụ. Ví dụ: tấm lợp trần có VLP là: dung môi, bột đá, mực in… Dép, ủng có VLP là bột nở, axit axetic… Khối lượng VLP đưa vào tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất ra nên đây cũng là một khoản biến phí.

1.1 Biến phí nguyên vật liệu chính (NVLC)

Căn cứ vào bảng tính giá thành từng quý của công ty ta có thể xác định được chi phí NVLC tiêu hao cho 1KG sản phẩm i theo công thức:

CP NVLCcho 1kg (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản phẩm i = Tổng CP NVLC sử dụng để sản xuất SPi

Bảng PL1: Bảng tính biến phí NVLC tính cho 1KG sản phẩm năm 2010 Mặt hàng SLSX (kg) Biến phí NVLC BP NVLC/1kg (1) (2) (3) = (2) : (1) Bao bì xi măng 377.292,00 3.890.959.575,12 10.312,86 Cuộn KP 150.700,00 3.684.122.211,00 24.446,73 Manh, bao dệt PP, HD 203.134,40 5.621.642.952,80 27.674,50 Túi LD, HDPE 128.172,00 2.803.099.850,76 21.869,83 Ống nước HDPE 1.393.461,60 44.093.542.297,27 31.643,17 Ống nước PVC 643.433,92 10.744.381.313,12 16.698,50 Tấm ốp trần 31.706,24 497.932.231,39 15.704,55 Dép, ủng 49.100,00 906.712.515,00 18.466,65 Đĩa nhựa 7.122,00 75.975.786,72 10.667,76 Mũ bảo hiểm 22.391,44 874.283.403,12 39.045,43 Sản phẩm khác 4.675,04 40.730.350,99 8.712,30 Tổng cộng 3.011.188,64 73.233.382.487,30

1.2 Biến phí vật liệu phụ, nhiên liệu (VLP, NL)

- Biến phí vật liệu: dựa vào Sổ tổng hợp xuất vật liệu của TK1522 “VLP” đối ứng TK621 của từng quý ta tổng hợp được CP VLP cho từng loại mặt hàng trong năm.

- Biến phí nhiên liệu: dựa vào Sổ tổng hợp xuất nhiên liệu của TK1523 “NL” đối ứng TK621. Chi phí NL dùng cho sản xuất chủ yếu phát sinh ở bộ phận “Manh, bao dệt PP, HD”. CP này tính cho một kg sản phẩm bao dệt là:

CP NVLCcho 1kg sản

phẩm i =

CP NL dùng cho sản xuất Sản lượng Manh, bao dệt PP, HD

= 166.596.612 = 820,13 đ/sp. 203.134,40

Bảng PL2: Bảng tính biến phí VLP, NL tính cho 1KG sản phẩm năm 2010 Mặt hàng SL sản xuất (kg) Chi phí VLP Chi phí NL/1KG Biến phí VLP, NL/1kg SP (1) (2) (3) (4) = (2)/(1) + (3) Bao bì xi măng 377.292,00 396.068.766,42 - 1.049,77 Cuộn KP 150.700,00 344.775.076,80 - 2.287,82 Manh, bao dệt PP, HD 203.134,40 522.169.163,26 820,13 2.570,56 Túi LD, HDPE 128.172,00 264.303.583,74 - 2.062,10 Ống nước HDPE 1.393.461,60 4.066.395.182,04 - 2.918,20 Ống nước PVC 643.433,92 1.035.360.845,11 - 1.609,12 Tấm ốp trần 31.706,24 48.258.520,64 - 1.522,05 Dép, ủng 49.100,00 74.964.991,29 - 1.526,78 Đĩa nhựa 7.122,00 7.177.432,31 - 1.007,78 Mũ bảo hiểm 22.391,44 74.462.263,50 - 3.325,48 Sản phẩm khác 4.675,04 4.252.259,30 - 909,57 Tổng cộng 3.011.188,64 6.838.188.084,41

2. Chi phí nhân công trực tiếp

Hiện nay, công ty trả lương cho người lao động theo NĐ26/CP của Chính phủ, áp dụng rập khuôn các hệ số lương cơ bản và các quy định do chính phủ ban hành. Theo đó, lương của cán bộ công nhân viên có 2 hình thức: lương theo sản phẩm và lương theo thời gian. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì hưởng lương theo sản phẩm; đối với nhân viên gián tiếp thì hưởng lương vừa theo thời gian vừa theo sản phẩm. Riêng những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép theo chế độ thì được hưởng lương theo thời gian.

2.1 Tiền lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm là biến phí. Lương theo SPi của

từng đối tượng =

Tổng sản lượng thành phẩm i x

Đơn giá tiền lương theo SP của từng đối tượng Lương theo SPi của

CNSX trực tiếp =

Tổng khối lượng thành phẩm i x

Đơn giá tiền lương theo SP của CNSXTT

2.2 Tiền lương theo thời gian

Tiền lương theo thời gian là định phí.

Lương theo thời gian = Lương cơ bản x Ngày công thực tế 26

c. Chi phí BHXH, BHYT, BHTN

Chi phí BHXH, BHYT, BHTN là định phí của công ty. Trong đó, theo quy định hiện hành của chính phủ – áp dụng từ ngày 1/1/2010, các khoản này được tính như sau:

- BHXH: 16% lương cơ bản.

- BHYT: 3% lương cơ bản.

- BHTN: 1% lương cơ bản.

d. Chi phí KPCĐ (2% lương thực trả)

KPCĐ vừa là biến phí vừa là định phí với: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biến phí KPCĐ = 2% x Lương theo sản phẩm

- Định phí KPCĐ = 2% x Lương theo thời gian

Cách tính nêu trên áp dụng đối với chi phí công nhân trực tiếp và cả chi phí tiền lương của các bộ phận khác. Và với cách tính này, ta tính được bảng biến phí tiền lương và kinh phí công đoàn cho 1 kg sản phẩm sản xuất được ở bảng tính dưới:

Bảng PL3: Bảng tính biến phí nhân công trực tiếp cho 1KG sản phẩm năm 2010

Phụ cấp kiêm

nhiệm, trách nhiệm = Lương cơ bản x

Tỷ lệ % kiêm nhiệm trách nhiệm

3. Chi phí sản xuất chung

3.1 Chi phí sản xuất chung thuộc biến phí

 Lương theo sản phẩm và KPCĐ tương ứng của bộ phận phục vụ sản xuất: Biến phí tiền lương PVSX

cho 1KG sản phẩm =

Chi phí tiền lương phục vụ sản xuất Sản lượng sản xuất = 3.011.188,64801.427.223 = 266,15 đ/kg. Biến phí KPCĐ cho 1KG sản phẩm = KPCĐ phục vụ sản xuất theo SP Sản lượng sản xuất = 16.028.544,46 = 5,33 đ/kg. 3.011.188,64

 Chi phí phụ tùng thay thế: bulong, đai – oc, vòng bị… Chi phí này không cố định mà tùy thuộc vào tình hình sử dụng máy móc thiết bị, nếu sản lượng sản xuất nhiều, máy móc phải hoạt động nhiều hơn thì phụ số phụ tùng thay thế cũng phải tăng lên, nên nó là một khoản biến phí. Biến phí phụ tùng thay thế cho 1KG thành phẩm = Giá trị phụ tùng thay thế để SXSP Sản lượng sản xuất = 87.203.811 = 28,95đ/kg. 3.011.188,64 Mặt hàng SLSX (kg) Đơn giá tiền lương KPCĐ/1kg Biến phí NCTT/1kg (1) (2) (3) = 0,02 x (2) (4) = (2) + (3) Bao bì xi măng 377.292,00 1.286,48 25,73 1.312,21 Cuộn KP 150.700,00 2.803,71 56,07 2.859,78 Manh, bao dệt PP, HD 203.134,40 3.150,20 63,00 3.213,20 Túi LD, HDPE 128.172,00 2.527,09 50,54 2.577,63 Ống nước HDPE 1.393.461,60 3.576,23 71,52 3.647,75 Ống nước PVC 643.433,92 1.971,96 39,44 2.011,40 Tấm ốp trần 31.706,24 1.865,25 37,31 1.902,56 Dép, ủng 49.100,00 2.138,35 42,77 2.181,12 Đĩa nhựa 7.122,00 1.317,36 26,35 1.343,71 Mũ bảo hiểm 22.391,44 4.347,03 86,94 4.433,97 Sản phẩm khác 4.675,04 1.114,67 22,29 1.136,96 Tổng cộng 3.011.188,64

Suy ra, chi phí sản xuất chung thuộc biến phí tính cho 1KG sản phẩm (chưa tính chi phí điện nước): 266,15 + 5,33 + 28,95 = 300,43 đ/kg.

3.2 Chi phí sản xuất chung thuộc định phí

- Lương theo thời gian và các khoản trích theo lương tương ứng của nhân viên phục vụ phân xưởng.

- Khấu hao TSCĐ ở bộ phận phục vụ sản xuất.

- Chi phí cơm ca giữa bữa.

- Chi phí ca ba, độc hại.

- Chi phí công cụ dụng cụ: kale, kềm, găng tay, khẩu trang…

Tại công ty, TSCĐ được sử dụng và bảo quản chặt chẽ theo từng bộ phận, từng tổ sản xuất; mục đích sử dụng được theo dõi trên sổ chi tiết TSCĐ. Hàng quý, kế toán theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ tại các bộ phận để đến cuối quý lập Bảng phân tổng hợp bổ khấu hao TSCĐ ở từng tổ sản xuất và từng bộ phận làm căn cứ để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng cho tất cả các loại TSCĐ. Mức khấu hao năm = Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao năm

Tỷ lệ khấu hao năm = 100% Số năm sử dụng

Căn cứ vào Bảng tổng hợp phân bổ khấu hao TSCĐ năm 2010 ta tính được phần CP khấu hao TSCĐ ở các bộ phận.

3.3 Chi phí sản xuất chung thuộc dạng hỗn hợp

Chi phí điện nước hàng tháng vừa phục vụ cho hoạt động sản xuất vừa phục vụ cho hoạt động quản lý, nhưng trên thực tế công ty hoạch toán toàn bộ chi phí này chỉ cho bộ phận sản xuất. Để phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN, ta phải tách chi phí này ra thành các khoản biến phí và định phí riêng.

Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để ước lượng mô hình hồi quy đơn:

Y = aX + b, với:

 a: biến phí điện nước trên 1kg sản phẩm  b: định phí điện nước

 X: SL sản xuất trong tháng i (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Y: tổng chi phí điện nước trong tháng i

Mô hình này được ước lượng dựa trên mẫu gồm n = 12 quan sát (Yi,Xi), là chi phí điện nước và sản lượng sản xuất tương ứng của 12 tháng trong năm 2010 – căn cứ vào Sổ chi tiết TK6277 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài”.

Bảng PL4: Bảng tổng hợp chi phí điện nước 12 tháng trong năm 2010 Tháng SLSX (kg) (X) CP điện, nước (Y) X 2 XY 1 250.932,39 206.902.579 62.967.062.678 51.918.557.955.959 2 266.476,87 117.288.213 71.009.922.669 31.254.595.981.549 3 231.629,90 323.143.616 53.652.408.436 74.849.721.968.286 4 215.084,90 293.660.473 46.261.515.437 63.161.934.308.188 5 207.458,66 287.905.110 43.039.095.609 59.728.408.327.753 6 261.063,84 243.371.012 68.154.328.556 63.535.370.937.406 7 301.118,86 241.252.733 90.672.570.257 72.645.748.897.855 8 298.140,32 270.591.773 88.887.650.774 80.674.317.956.720 9 213.711,00 277.726.225 45.672.391.521 59.353.149.270.975 10 240.895,09 236.007.592 58.030.444.964 56.853.070.398.732 11 273.744,42 204.750.318 74.936.008.477 56.049.257.417.999 12 250.932,39 186.926.707 62.967.062.678 46.905.964.719.251 Tổng 3.011.188,64 2.889.526.351 766.250.462.05 5 716.930.098.140.673

Với phương pháp bình phương bé nhất, hệ số a và b được xác định theo hệ phương trình sau:

XY = bX + aX2 Y = nb + aX

Phương trình (*) được viết lại là: Y = 900,91X + 8.835.302,59.

Vậy biến phí điện nước cho 1kg sản phẩm là 900,91đ và định phí điện nước hàng tháng là 8.835.302,59đ.

Suy ra định phí điện nước cả năm 2010 là: 8.835.302,59 x 12 = 106.023.631,18đ; Biến phí sản xuất chung tính cho 1 kg sản phẩm (bao gồm cả tiền điện) là: 300,43 + 900,91 = 1.201,34 đ/kg.

Đến đây thì toàn bộ CP sản xuất theo sơ đồ Hình 2.1 đã được phân loại ra biến phí và định phí. Sử dụng kết quả phân loại trên, ta tính được định phí tương ứng với tổng sản lượng tiêu thụ trong năm (trình bày ở Bảng2.12)

3.4 Chi phí bán hàng

3.4.1 Chi phí bán hàng thuộc biến phí

 Chi phí vận chuyển, bốc xếp: Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, chi phí này biến động tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm tiêu thụ nên đây được xem là một khoản biến phí.

 Chi phí hoa hồng, mua giới: Thực chất đây là các khoản chi phí áp dụng cho một số mặt hàng mà đại lý tiêu thụ giúp công ty.

Theo dõi BCTC qua các năm của công ty ta sẽ thấy các khoản chiết khấu hàng bán luôn bằng 0. Phải chăng công ty không thực hiện chiết khấu cho khách hàng? Trên thực tế, khi hoạt động tiêu thụ diễn ra, nếu có các các khoản giảm trừ mang bản chất chiết khấu thì

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 80 - 99)