Tình hình kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 39 - 43)

Lợi nhuận của công ty CP nhựa Đà Nẵng chủ yếu được tạo ra từ hoạt động sản xuất, còn từ các hoạt động khác là không đáng kể. Đối với hoạt động tài chính, qua 3 năm liền công ty điều bị lỗ. Tuy nhiên, việc lỗ ở đây không phải là do hoạt động đầu tư tài chính gây ra, mà là do công ty phải trả lãi vay cho ngân hàng hàng năm. Tại đây, hoạt động đầu tư tài chính rất ít được quan tâm.

Do những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhựa cũng bị ảnh hưởng nên doanh thu BH&CCDV năm 2009 không tăng lên nhiều so với năm 2008. Nhưng trong năm 2009 đa số các chỉ tiêu sinh lời của công ty lại cao hơn hẳn năm 2008 và năm 2010. Điều này được giải thích bởi: cuối năm 2008, đầu năm 2009 giá dầu thô giảm kéo theo giá các nguyên vật liệu đầu vào của ngành nhựa như hạt nhựa PP, bột nhựa PVC… đều giảm mạnh. Tận dụng cơ hội này, công ty đã nhập về một lượng lớn các nguyên vật liệu ở mức giá xuống đáy. Nhờ vậy năm 2009 giá vốn hàng bán của công ty thấp hơn nhiều so với năm 2008 và lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng gần gấp đôi so với năm 2008. Bước sang năm 2010 khi nền kinh tế trong nước và thế giới hồi phục trở lại, doanh thu BH&CCDV tăng hơn 30% so với năm 2009. Trong năm này các khoản chi phí cũng đồng loạt tăng lên nên tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty

vẫn không cao hơn năm 2009, còn lợi nhuận tính ở số tuyệt đối chỉ tăng lên 6,7% so với năm 2009.

Mặc dù không lượng hóa được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tác động đến lợi nhuận của công ty, nhưng chắc chắn rằng nếu không có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tăng lên qua các năm, vì đó là xu hướng phát triển chung của toàn ngành. Khi chỉ số chất dẻo bình quân trên đầu người trong nước còn thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới, thì tăng trưởng của ngành nhựa mỗi năm đều ở mức cao (15 – 20%), cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (5 – 7%). Công ty CP nhựa Đà Nẵng nằm trong phân ngành nhựa xây dựng – một phân ngành chủ chốt – và lại là doanh nghiệp dẫn đầu ở khu vực miền Trung Tây Nguyên thì tất yếu cũng sẽ nằm trong xu hướng ấy, trừ phi có những biến động bất thường xãy ra.

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động kinh doanh (2008 – 2010)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh thu BH&CCDV

71.152.187.59 7

71.473.927.95

8 92.641.156.301

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0

Doanh thu thuần BH&CCDV 71.152.187.597 71.473.927.958 92.641.156.301

Giá vốn hàng bán

60.671.309.75 7

55.655.508.30

3 74.740.012.662

Lợi nhuận gộp BH&CCDV 10.480.877.840 15.818.419.655 17.901.143.639 Doanh thu hoạt động tài chính 286.942.826 952.452.456 210.171.330 Chi phí tài chính 1.250.824.975 2.387.277.029 1.703.839.612 Chi phí bán hàng 3.181.731.938 3.440.658.358 5.695.574.199 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.437.738.517 3.375.953.423 3.614.791.787 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 3.897.525.236 7.567.028.301 7.097.109.371

Thu nhập khác 0 228.571.428 527.272.727

Chi phí khác 0 19.322.000 77.154.545

Lợi nhuận khác 0 209.249.428 450.118.182

Lợi nhuận kế toán trước thuế 3.897.525.236 7.076.277.729 7.547.227.553

Chi phí thuế TNDN hiện hành 365.808.321 545.691.981 1.088.382.085 Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.531.716.915 7.230.585.748 6.458.845.468 TSLN kế toán trước thuế trên DT

thuần (%) 5,48 10,88 8,15

TSLN trên tài sản (ROA) (%) 10,14 18,01 14,86

TSLN trên VCSH (ROE) (%) 12,97 20,73 16,95

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 – Phòng Tài chính kế toán)

Có thể thấy doanh thu của công ty qua các năm đều tăng, nhưng mức tăng lợi nhuận tương ứng thì chưa thực sự gây ấn tượng. Trong năm 2010, mặc dù doanh thu tăng hơn 30% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 6,7%. Bên cạnh đó, lợi nhuận của công ty tính ở số tuyệt đối lẫn tương đối vẫn còn thấp so với nhiều công ty khác trong ngành. Trong khi tỷ suất LN kế toán trước thuế/DTT năm 2010 của CP nhựa Đà Nẵng chỉ có 8,15% thì của nhiều doanh nghiệp lại ở mức cao ngất ngưỡng: CP nhựa Bình Minh với 33,3%; CP nhựa Tiền Phong với 24,7% – 2 doanh nghiệp tiêu biểu trong phân khúc nhựa xây dựng niêm yết trên HOSE.

Bảng 2.9: So sánh tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận của một số doanh nghiệp phân ngành nhựa xây dựng trong năm 2010

Doanh nghiệp Tăng trưởng DT (%) Tăng trưởng LN (%) TSLN kế toán trước thuế/DTT (%)

CP nhựa Đà Nẵng (DPC) 30,1 6,7 8,15

CP nhựa Bình Minh (BMP) 27,8 54,0 33,3

CP nhựa Tiền Phong (NTP) 29,5 42,0 24,7

CP nhựa Tân Đại Hưng (TTP) 17,5 18,9 19,2

(Nguồn: BCTC của các doanh nghiệp)

Điều đáng bàn là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp ngành nhựa nào, mỗi sự biến động trong giá cả nguyên vật liệu đầu vào đều tác động đến giá vốn của tất cả các doanh nghiệp. Dẫu vậy, trong năm 2010, các công ty như CP nhựa Bình Minh, Tiền Phong, Tân Đại Hưng... vẫn có lợi nhuận tăng trưởng cao, đặc biệt là CP nhựa Bình Minh có mức tăng lợi nhuận gấp đôi mức tăng doanh thu. Vậy tại sao tăng trưởng lợi nhuận của công ty CP nhựa Đà Nẵng lại ở mức thấp? Phải chăng công ty đang thiếu một sức bật nào đó cho sự tăng trưởng lợi nhuận? Nói đến “sức bật” trong kinh doanh là nói đến những yếu tố nội tại của công ty, yếu tố đó phải tạo ra được điểm tựa vững chắc đẩy lợi nhuận của công ty tăng lên khi doanh thu tăng trưởng. Cụ thể hơn, yếu tố mà tôi đang muốn đề cập chính là giá trị “định phí” mà công ty sử dụng để làm điểm tựa cho đòn bẩy kinh doanh. Điều này sẽ được làm rõ trong các phần tiếp theo.

Tóm lại, mặc dù công ty CP nhựa Đà Nẵng là một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ổn định, song một vấn đề nổi lên trong tình hình kinh doanh của công ty là sự

tăng trưởng lợi nhuận không tương xứng với những nổ lực tăng trưởng doanh thu. Và phân tích mối quan hệ giữa CP – DT – LN tại công ty theo hướng đánh giá hiệu quả của “kết cấu chi phí” sẽ giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu xa của vấn đề này.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 39 - 43)