Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 68 - 72)

3.1.1.1 Triển vọng phát triển của ngành

Hiện nay, xu hướng sử dụng chất bán dẫn, chất dẽo kỹ thuật cao đang dần dần thay thế cho các chất kim loại. Đồng thời, các loại bao bì cao cấp phục vụ cho các lĩnh vực thực phẩm, hóa chất ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, nhu cầu về sản phẩm nhựa hiện nay là rất lớn.

Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2010 là 40kg/người – vẫn thấp hơn trung bình của khu vực và thế giới. Chính phủ vạch ra kế hoạch đến năm 2020 sức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ là 60kg/năm.

Hình 3.1: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (ĐVT: kg/người)

(Nguồn: Bộ Công Thương)

Xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng cũng kích thích sự tăng trưởng của ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam. Nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng

nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nhựa đạt hơn 1 tỷ USD. Dự báo năm 2011 kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng 20%. Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Năm 2010, tổng doanh thu mặt hàng nhựa toàn cầu khoảng 400 tỷ USD trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán thành phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa hoàn chỉnh. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào: được hưởng những ưu đãi về thuế quan và có khả năng thâm nhập thị trường tốt; đến nay sản phẩm nhựa của Việt Nam đã có mặt trên 60 quốc gia, trong đó có cả những thị trường khó tính như: Mỹ, EU và Nhật Bản…

Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa năm 2010 của công ty (ĐVT: triệu USD)

(Nguồn: Bộ công thương)

Các sản nhựa phẩm nội địa mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về sản phẩm nhựa chất lượng cao. Hàng năm một lượng lớn các sản phẩm nhựa vẫn được nhập về từ nước ngoài. Do vậy, chiến lược đầu tư cho ngành nhựa luôn được Chính phủ quan tâm và tạo điều kiện phát triển theo hướng vừa phục vụ tiêu dùng trong nước vừa đẩy mạnh xuất khẩu. Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng cũng là một trong những công ty được hưởng ưu đãi đầu tư của Chính phủ để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh

Sản phẩm nhựa có thể xem là “thiết yếu” không chỉ vì nhu cầu lớn mà nó còn là trung gian cho nhiều ngành sản xuất khác, đặc biệt là các ngành “end – products”. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của giá cả NVL đầu vào, song các công ty trong ngành nhựa vẫn có thể chủ động điều chỉnh giá cả để không bị lỗ. Đứng trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, ngành nhựa vẫn phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng cao. Đây là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Với hơn 1.200 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành nhựa Việt Nam được đánh giá là một ngành rất năng động.

Những tiềm năng và lợi thế của ngành nhựa hiện nay là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục tăng trưởng, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

3.1.1.2 Chính sách ưu đãi đầu tư đối với công ty

Công ty được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo Giấy Chứng Nhận Ưu đãi Đầu tư số 17/GCN – UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cấp ngày 4 tháng 4 năm 2001 như sau:

-Được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.

-Được miễn 03 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 07 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

-Không phải nộp thuế thu nhập bổ sung.

-Miễn thuế thu nhập các nhân cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong thời hạn 10 năm, kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với cá nhân.

- Được miễn tiền thuê đất trong thời hạn 13 năm, kể từ năm 2001.

3.1.1.3 Thuận lợi khác

Tiềm năng thị trường của công ty hiện nay là rất lớn, nhất là tại miền Trung – Tây Nguyên. Nguồn cung cấp sản phẩm nhựa giành cho thị trường này còn thấp.

Khoa học kỹ thuật ngành nhựa phát triển, công nghệ mới xuất hiện ngày càng nhiều. Tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, giá thành hạ.

Đầu năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động tạo điều kiện cho ngành nhựa Việt Nam được chủ động hơn trong nguồn nguyên vật liệu đầu vào.

Theo kế hoạch trong năm 2011, nhà máy sẽ sản xuất sẽ xuất xưởng 37.101 tấn sản phẩm hạt nhựa PP để đáp ứng một phần nhu cầu nguyên vật liệu nhựa cho các DN.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 68 - 72)