Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP nhựa Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 66 - 68)

 Là một doanh nghiệp sản xuất nhưng công ty CP nhựa Đà Nẵng có tỷ trọng định phí trong tổng chi phí rất thấp (6,7%). Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được đầu tư từ rất lâu và đến nay trở đã nên yếu kém, lạc hậu. Mặt bằng sản xuất được xây dựng cách đây hơn 20 năm, đến nay có nhiều nhà xưởng xuống cấp và không đáp ứng được công suất sản xuất hiện tại của công ty (3.000 – 4.000 tấn/năm). MMTB đa số được mua trong giai đoạn năm 1996, đến nay nhiều loại đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng, làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty. Mặc dù mỗi năm công ty đều có mua mới MMTB nhưng chủ yếu là để thay thế cho những loại đã khấu hao hết nên nhìn chung kể từ năm 1996 đến nay công ty chưa có bước ngoặt thay đổi công nghệ nào. Hơn nữa, công ty sử dụng chính sách khấu hao theo đường thẳng với thời gian khấu hao dài nên dẫu cho có mua mới MMTB thì định phí cũng không tăng lên bao nhiêu. Còn nếu định phí tăng lên do các chi phí gián tiếp (quản lý doanh nghiệp, bán hàng) gia tăng thì so với mức tăng của doanh thu, con số đó cũng chỉ ở mức khiêm tốn nên tỷ trọng định phí trong tổng chi phí vẫn ở mức thấp.

 Kết cấu mặt hàng của công ty hiện nay chưa hợp lý, bởi lẽ tỷ lệ SDĐP của nhiều mặt hàng chưa tương xứng với tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của chúng. Một số mặt hàng có tỷ lệ SDĐP thấp và không có nhiều tiềm năng nhưng vẫn được sản xuất, trong khi đó những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao và tiềm năng tăng trưởng lớn như:

Túi LD, HDPE và Manh, bao dệt PP, HD… thì chưa được đầu tư đúng mức. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng của công ty trong năm 2011 phải đảm bảo làm tăng được tỷ lệ SDĐP bình quân đồng thời phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi của thị trường.

 Nhờ hoạt động với mức định phí thấp nên công ty CP nhựa Đà Nẵng sẽ dễ dàng đạt được hòa vốn và trên thực tế công ty đã sản xuất và tiêu thụ ở mức sản lượng vượt xa điểm hòa vốn đối với tất cả các mặt hàng. Bởi vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2010 rất an toàn, nếu có rủi ro sụt giảm sản lượng tiêu thụ thì công ty cũng rất ít có nguy cơ bị lỗ.

 Sản xuất và tiêu thụ ở mức sản lượng vượt xa điểm hòa vốn khiến độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh của công ty đạt được chỉ ở mức rất thấp: 1,76. Vì vậy, những nỗ lực tăng trưởng DT của công ty không làm LN tăng lên đáng kể. Hay nói cách khác công ty CP nhựa Đà Nẵng đang thiếu một sức bật trong kinh doanh khi hoạt động với một mức định phí khiêm tốn. Hoạt động kinh doanh của công ty mặc dù nằm ở trong vùng an toàn cao, nhưng bù lại trong bối cảnh điều kiện kinh doanh thuận lợi, đa số các doanh nghiệp ngành nhựa đang có mức tăng trưởng doanh thu cao, thì đây là một thiệt thòi lớn cho công ty vì không tận dụng được sức bật từ đòn cân định phí để gia tăng lợi nhuận.

Nắm được những thực trạng đã phân tích ở trên, phần tiếp theo tôi xin đưa ra 5 nhóm biện pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh – trong điều kiện có xem xét đến những thuận lợi và khó khăn trong môi trường kinh doanh hiện nay của công ty.

3.1 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP NHỰA ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w