Đặc điểm nguồn lực của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 33 - 39)

Nhìn chung, cơ cấu lao động của công ty rất ít biến động qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định. Vì là doanh nghiệp sản xuất nên lao động chủ yếu ở công ty là lao động trực tiếp (chiếm hơn 82% tổng số lao động), lao động gián tiếp chỉ có 32 người (chiếm gần 10% tổng số lao động) – trong đó có 28 người có trình độ đại học và họ là những người giữ chức vụ quan trọng trong công ty. Bên cạnh 2 lực lượng này, công ty còn có bình quân trên 20 lao động thời vụ mỗi năm. Việc sử dụng lao động thời vụ cho những công việc không đòi hỏi tay nghề cao vào những thời điểm mùa vụ trong năm (đặc biệt là quý III, quý IV) vừa đáp ứng được nhu cầu SXKD có tính thời vụ của công ty, vừa có thể giúp tiết kiệm được một số đáng kể chi phí nhân công trực tiếp trong năm.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm

Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chỉ tiêu Số lượng TT% Số lượng TT% Số lượng TT%

1. Lao động trực tiếp 259 82,5 263 82,4 265 82,8

2. Lao động thời vụ 25 8 24 7,5 23 7,2

3. Lao đông gián tiếp 30 9,5 32 10,1 32 10

Tổng cộng 314 319 320

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Bảng 2.3: Bậc thợ lao động trực tiếp tại công ty năm 2010 Các tổ sản xuất Số lượng CN Bậc thợ Bậc thợ bình quân Yêu cầu bậc thợ 1 2 3 4 5 6 Tổ bao dệt 68 5 12 15 14 12 10 3.38 4 Tổ cắt manh 18 2 4 5 3 4 0 3.16 3 Tổ can phao 59 3 12 17 10 10 7 3.56 3.5 Tổ ống nước 35 0 8 9 9 5 4 3.66 5 Tổ màng mỏng 38 3 10 5 7 9 4 3.55 4 Tổ dép ủng 32 2 9 4 10 4 3 3.44 3.5 Tổ may bao 30 1 7 10 4 5 3 3.47 3.5 Tổng cộng 265 16 62 65 57 49 31 (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)

Qua bảng trên ta có thể thấy: đa số lao động trực tiếp tại công ty có trình độ tay nghề khá, do phần lớn họ đều là những công nhân gắn bó với công ty lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm và đảm đương khá tốt công việc được giao. Đây là một thuận lợi lớn

giúp công ty tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Song hiện tại công ty cũng chưa có lao động trình độ thợ bậc 7, và trong 7 tổ sản xuất có 3 tổ yêu cầu bậc thợ 4 và 5 thì lực lượng lao động hiện tại chưa đáp ứng được, đặc biệt là ở tổ ống nước – tổ sản xuất sản phẩm chủ lực của công ty. Do vậy công ty cũng cần có kế hoạch đào tạo thêm cho lực lượng lao động này để có được một đội ngũ lao động thật tốt, tạo ra năng suất lao động cao để từ đó mở rộng quy mô cho toàn công ty.

2.1.4.2 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty a. Mặt bằng sản xuất

Công ty CP Nhựa Đà Nẵng hiện chỉ có một nhà xưởng sản xuất tập trung tại số 371 đường Trần Cao Vân. Vị trí này khá thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty trong thông tin liên lạc, giao thông chuyên chở: gần trục giao thông Bắc Nam, cách cảng Đà Nẵng 10km, cách sân bay quốc tế 4km, cách ga Đà Nẵng 3km…

Bảng 2.4: Hệ thống mặt bằng sản xuất tại công ty CP nhựa Đà Nẵng Địa điểm Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)

Nhà làm việc 1.400 8,05

Kho hàng 1.000 5,75

Xưởng sản xuất 4.050 23,28

Công trình phụ 50 0,29

Sân bãi lối đi 10.660 61,26

Diện tích khác 240 1,38

Tổng 17.400 100

Thực tế đây là diện tích mặt bằng sử dụng khi sản lượng ở mức 500tấn/năm và được thiết kế từ năm 1980, nhưng hiện tại sản lượng của công ty đã tăng lên gấp 6 lần so với thiết kế. Vì quy mô sản xuất tăng đáng kể nên vị trí mặt bằng được sử dụng tối đa, nhiều bộ phận đã trở nên quá tải, sản phẩm sản xuất xong phải để nơi đất trống, đặc biệt là sản phẩm ống nước các loại.

Bên cạnh đó, các công trình của công ty được xây dựng chủ yếu từ năm 1980, đến nay nhiều bộ phận đã bị lỗi thời và xuống cấp. Vì thế, trước mắt công ty cần đầu tư sửa chữa lại một số công trình đã bị hư hỏng và xuống cấp như: xưởng sản xuất ống nước, xưởng dệt bao, nhà kho chứa nguyên vật liệu… còn về sau cần phải tính đến mở rộng mặt bằng sản xuất để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.

b. Đặc điểm máy móc thiết bị của công ty

Bảng 2.5: Tổng hợp TSCĐ của công ty CP nhựa Đà Nẵng (ngày 31/12/2010)

Loại TSCĐ Nguyên giá GTCL Tỷ trọng

GTCL (%)

Nhà cửa, vật kiến trúc 5.287.627.815 454.288.708 4,64

Máy móc thiết bị 39.956.507.934 8.876.224.810 90,65

Phương tiện vận tải truyền dẫn 14.448.645.114 455.453.094 4,65

Thiết bị dụng cụ quản lý 106.852.847 6.309.524 0,06

Tổng cộng 46.799.633.710 9.792.276.136 100,00

Tỷ trọng GTCL/NG của TSCĐ 21%

Tỷ trọng GTCL/NG của MMTB 22,21%

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2010 – Phòng Tài chính kế toán)

Với đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất, công ty CP nhựa Đà Nẵng có máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng TSCĐ (hơn 90%). Tuy nhiên, giá trị còn lại của các TSCĐ nói chung và của máy móc thiết bị nói riêng lại rất nhỏ (mới trên 20%). Điều này là bởi MMTB của công ty được mua từ rất lâu, rất nhiều loại đã khấu hao gần hết. Những năm gần đây, mỗi năm công ty đều có mua mới MMTB, nhưng chỉ là để thay thế cho những loại đã hết giá giá trị sử dụng được đem đi thanh lý. Để hiểu rõ hơn về tình hình MMTB của công ty, ta có bảng tổng hợp ở bên:

Bảng 2.6: Tổng hợp các loại máy móc thiết bị của công ty năm 2010

Tên máy SL ĐVT CSTK CSTT Năm SX Nơi SX Hiệu suất

Máy cán tráng 1 M/h 150 115 1994 Đài Loan 76.67

Máy cắt gián 6 Kg/h 50 40 1992 Đài Loan 80.00

Máy dệt ống 4 thoi 20 Kg/h 15 10 1992 (17),2002 (1), 2009 (2)

Đài Loan 66.67

Máy in ống 4 thoi 1 M/h 4000 3200 1994 Singapo 75.00

Máy kéo chỉ 2 Kg/h 120 100 1992, 2010 Đài Loan 83.33

Máy dệt ống 6 thoi 3 Kg/h 13 12 1996 Đài Loan 92.31

Máy ép laphong 1 Kg/h 50 40 1997 Đài Loan 80.00

Máy ép 650 tấn 1 Kg/h 125 115 1993 Hàn Quốc 72.00

Máy màng mỏng 5 Kg/h 80 70 1997, 2007 Đài Loan 75.00

Máy tạo hạt nhựa 1 Kg/h 550 520 2002 Đài Loan 72.73

Máy SX ống nước PVC lớn 8 Kg/h 400 330 1995 (6), 2005 (2) Đức 62.50 Máy SX ống nước PVC nhỏ 6 Kg/h 50 40 1995 (4), 2006 (2) Đài Loan 80.00

Máy thổi can 1 Kg/h 30 20 1993 Đài Loan 66.67

Máy thổi túi PP 1 Kg/h 25 19 1990 Đài Loan 76.00

Máy thổi HDPE 6 Kg/h 50 40 1994 (5), 2010 (1) Đài Loan,Đức 80.00

Máy trộn nhựa 3 Kg/h 660 600 1993 Đài Loan 75.76

Máy làm bao xi măng 1 Bao/h 160 145 2009 Đài Loan 62.50

Máy In Elexo 6 màu 2 M/h 6500 5000 1997 (1), 2008 (1) Đài Loan 76.92

Máy làm dép 2 màu 1 Kg/h 550 400 1992 Đài Loan 72.73

Máy ép nhỏ 1 Kg/h 520 340 1993 Hàn Quốc 65.38

Máy in 4 màu 1 Kg/h 30 23 2003 Việt Nam 66.67

Máy thổi can 1 Kg/h 660 500 2001 Việt Nam 75.76

Băng chuyền thẳng 2 Kg/h 50 40 2003 Việt Nam 80.00

Đặc điểm chung MMTB của công ty là hầu hết được chế tạo từ nước ngoài (Đài Loan, Đức), thuộc loại bán tự động, trình độ công nghệ trung bình và được đầu tư chủ yếu từ năm 1996 – là thời gian chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ gần đây nhất của công ty. Chúng là các loại máy móc có thể vận hành liên tục trong suốt thời gian dài với công suất lớn. Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: với quy mô sản xuất hiện nay, công ty đã khai thác gần hết công suất thiết kế của những MMTB này.

Có thể thấy điều hạn chế lớn nhất đối với MMTB của công ty đó là thời gian sản xuất cũng như thời gian sử dụng đã khá lâu, do đó chúng ngày càng trở nên lạc hậu so với mặt bằng công nghệ chung của thị trường. Theo nhận xét của Trưởng phòng Kỹ thuật của công ty (Kỹ sư Hồ Văn Hân): “So với thế giới, công nghệ của ngành nhựa Việt Nam vẫn chưa thể theo kịp. Còn so với mặt bằng công nghệ chung của thị trường Việt Nam, công nghệ của công ty CP nhựa Đà Nẵng mới chỉ mới đáp ứng được từ 45 đến 50%”. Trong xu hướng cạnh tranh ngày nay, đặc biệt riêng với ngành nhựa – là ngành có sự đòi hỏi cao về công nghệ sản xuất – thì đây là một bất lợi lớn của công ty so với các đối thủ khác.

c. Đặc điểm nguồn vốn

Bảng 2.7: Nguồn vốn của công ty từ năm 2008 – 2010

Chỉ tiêu Năm 2008 (%) Năm 2009 (%) Năm 2010 (%)

Tổng NV 37.137.684.078 100 49.223.063.313 100 52.334.461.695 100 I. Nợ phải trả 4.388.561.394 11,8 12.218.095.119 24,8 13.117.816.227 25,1 1. Nợ ngắn hạn 4.186.033.812 11,3 10.612.726.387 21,5 12.777.856.295 24,5 2. Nợ dài hạn 202.527.582 0,5 1.605.368.732 3,3 339.959.932 0,6 II. Vốn CSH 32.749.122.684 88,2 37.004.968.194 75,2 39.216.645.468 74,9 1. Vốn CSH 32.734.516.915 88,1 37.004.968.194 75,2 39.216.645.468 74,9 2. Nguồn KP và quỹ khác 14.605.769 0,1 0 0,0 0 0,0

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010 – Phòng Tài chính kế toán)

Qua bảng trên ta có thể thấy nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm. So với thời điểm mới niêm yết đến nay nguồn vốn của công ty đã tăng lên xấp xỉ gấp 3 lần cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất hàng năm.

Điều đáng chú ý trong cơ cấu nguồn vốn đó là tỷ suất tự tài trợ (tỷ trọng VCS/Tổng TS hay tỷ trọng VCS/Tổng NV) của công ty rất cao. Trong năm 2008, với việc phát hành thêm cổ phiếu và nhận thêm vốn góp từ chủ sở hữu (hơn 8 tỷ) đã đẩy tỷ suất tự tài trợ của công ty lên đến 88,14%. Do nhu cầu mở rộng kinh doanh nên trong 2 năm tiếp theo công

ty tiếp tục tăng vốn bằng cách gia tăng lợi nhuận giữ lại và vay nợ bên ngoài. Nhưng tốc độ tăng VCSH do tăng lợi nhuận giữ lại nhỏ hơn tốc độ tăng nợ vay bên ngoài nên tỷ suất tự tài trợ của công ty có giảm xuống. Dẫu vậy, chỉ tiêu này năm 2010 vẫn lớn hơn 70%, hay nói cách khác nguồn vốn của công ty vẫn chủ yếu được hình thành từ VCSH, tỷ lệ vay nợ bên ngoài thấp. Điều này cho thấy tính tự chủ về tài chính của công ty rất lớn, công ty ít chịu sức ép từ các chủ nợ và có điều kiện tốt để huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, nguồn lực của công ty nhìn chung khá ổn định, từ lực lượng lao động cho đến cơ sở vật chất kỹ thuật và cả nguồn vốn – sự biến động qua các năm là không quá lớn. Điều này góp phần tạo nên sự ổn định trong bộ mặt chung của công ty, nhưng chính nó cũng có thể làm hạn chế năng lực sản xuất của công ty, nhất là khi cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng trở nên lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất mà thị trường đòi hỏi.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w