1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ

82 1,3K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 584,04 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:Sinh viên thực hiện:

MSSV: 4054015

Lớp: QTKD Tổng Hợp K31

Cần Thơ - 2009

Trang 2

LỜI CẢM TẠ



Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ, sau hơn 03 tháng thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ” Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và các anh chị trong Ngân hàng

Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc tại ngân hàng

Em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị, đặc biệt là phòng Hành chánh đã giúp em hiểu biết thêm về các quy chế trong ngân hàng, các anh chị Phòng dịch vụ khách hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên cứu thực tiễn các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng

Em vô cùng biết ơn quý thầy cô của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cho chúng em trong 4 năm vừa qua Đặc biệt là thầy Đinh Công Thành đã giúp em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp cuối khóa này Kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt! Kính chúc Ban Giám đốc, các anh chị trong Sacombank luôn hoàn thành tốt công tác và những lời chúc tốt đẹp nhất!

Trân trọng! Sinh viên thực hiện Lê Hữu Trị

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

………, Ngày … tháng … năm …… Sinh viên thực hiện

Lê Hữu Trị

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 7

Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5 Lược khảo tài liệu tham khảo 4

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

Trang 8

2.1.3.2 Các hình thức cho vay trung và dài hạn 8

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 9

2.1.4.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động 9

2.1.4.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn 9

2.1.4.3 Hệ số thu nợ 9

2.1.4.4 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 9

2.1.4.5 Vòng quay vốn tín dụng 10

2.2 Phương pháp nghiên cứu 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 12

3.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 12

3.2 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ 13

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 13

Trang 9

Chương 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ 24

4.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn 24

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn 24

4.1.1.1 Vốn huy động 24

4.1.1.2 Vốn điều chuyển 25

4.1.2 Tình hình huy động vốn 27

4.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm 27

4.1.2.2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 28

4.1.2.3 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 29

4.2 Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn 30

4.2.1 Doanh số cho vay 30

Trang 10

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 33

4.2.2 Tình hình thu nợ 37

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn 37

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 40

4.2.3 Dư nợ trung và dài hạn 44

4.2.3.1 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn 44

4.2.3.2 Dư nợ theo đối tượng sử dụng 46

4.2.4 Nợ xấu trung và dài hạn 50

4.2.4.1 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn 50

4.2.4.2 Nợ xấu theo đối tượng sử dụng 53

4.3 Đánh giá tình hình tín dụng của Sacombank qua các chỉ tiêu 56

Chương 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 59

5.1 Tồn tại và nguyên nhân 59 5.2 Biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Sacombank Cần

Trang 11

5.2.1 Mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh 60

5.2.2 Tăng cường hoạt động huy động vốn 61

5.2.3 Chú trọng đến các sản phẩm, dịch vụ cá nhân, đem lợi ích đến khách hàng 61

5.2.4 Nâng cao hiệu quả cơ cấu tổ chức cán bộ nhân viên 62

5.2.5 Quan tâm nhiều hơn đến tín dụng nông nghiệp 62

5.2.6 Phát huy các điểm mạnh mà Ngân hàng đã đạt được 62

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

6.1 Kết luận 64

6.1.1 Những khó khăn còn tồn tại 64

6.1.2 Những mặt tích cực mà Ngân hàng đã đạt được 64

6.2 Kiến nghị 65

6.2.1 Đối với cơ quan nhà nước 65

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 65

6.2.3 Đối với Ngân hàng Hội sở 66

Trang 13

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

SACOMBANK CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 20

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ 24 Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK CẦN

THƠ QUA 3 NĂM 2006 – 2008 27

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA

SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 30

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN

CỦASACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 33

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA

SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 37

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA

SACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 40

Bảng 8: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN

THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 44

Bảng 9: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN

THƠ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN 46

Bảng 10: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN

THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 50

Bảng 11: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN

THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 53

Trang 14

SACOMBANK CẦN THƠ 56

Trang 15

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 1- SVTH: Lê Hữu Trị

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Bước sang thế kỷ mới, nền kinh tế dần được cải thiện, có nhiều chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư nên ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và mở rộng kinh doanh, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đã tăng lên Hoạt động đầu tư phát triển là sự đầu tư luôn gắn với hoạt động tạo ra các nguồn lực, tài sản mới cho nền kinh tế và xã hội Đầu tư phát triển có tác động trực tiếp đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế Hoạt động đầu tư phát triển thường phải sử dụng một nguồn vốn lớn, một yếu tố không thể thiếu cho quá trình tăng trưởng kinh tế ở mọi quốc gia, mọi lãnh thổ và ngành kinh tế.Nhưng trước hết, để có được nguồn vốn đó các doanh nghiệp cần thiết phải có sự hỗ trợ của các Ngân hàng, chính vì thế mà sự phát triển của các Ngân hàng thương mại là điều tất yếu Phân tích tình hình tài chính, tín dụng của các Ngân hàng thương mại có nghĩa là chúng ta đang xem xét một trong những nền tảng của sự phát triển kinh tế đất nước

Trong những năm gần đây, Sacombank nổi lên như một Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam Với đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sacombank đã góp phần quan trọng vào sự thành công của các doanh nghiệp Việt Nam Riêng khu vực Thành phố Cần Thơ, trung tâm kinh tế của Đồng bằng Sông Cửu Long, một khu vực kinh tế vô cùng năng động đang trên đường phát triển, nhu cầu cấp vốn lại càng cấp thiết, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn do có nhiều công trình đang trong giai đoạn đầu tư Hơn nữa, hợp đồng cho vay vốn trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn nên được Sacombank luôn quan tâm Từ những lí do trên, tôi quyết

Trang 16

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 2- SVTH: Lê Hữu Trị

định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn

tại Sacombank chi nhánh Cần thơ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với hi

vọng tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực Ngân hàng, bổ sung thêm kiến thức phục vụ công việc sau này

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn a Căn cứ khoa học

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở những kiến thức các môn học mà quý thầy cô khoa Kinh tế - QTKD đã truyền đạt:

- “Phân tích hoạt động kinh doanh”: Phân tích tình hình hoạt động chung

cũng như hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín – chi nhánh Cần thơ, qua đó thấy được xu hướng cho vay cũng như xu hướng phát triển của ngân hàng, từ đó tìm ra được những nguyên nhân dẫn tới xu hướng đó

- “Nghiệp vụ ngân hàng”: Xác định cơ cấu các loại tín dụng theo thời hạn

cho vay, theo đối tượng sử dụng, theo mục đích sử dụng… để hiểu sâu hơn trên tất cả các khía cạnh của hoạt động tín dụng trung và dài hạn

- “Quản trị ngân hàng”, “Quản trị tài chính”: Đánh giá các chỉ số tài

chính, từ đó xem xét hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

- “Quản trị nhân sự”: Xem xét trong các khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ

cán bộ nhân viên, các chính sách đãi ngộ nhân viên thích hợp nhằm giữ chân nhân viên giỏi, có năng lực, thu hút nhân tài mới cho Ngân hàng

b Căn cứ thực tiễn

Việc phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ trước hết góp phần nắm rõ xu hướng tín dụng của Ngân hàng trong những năm gần đây, thấy được xu hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới đặc biệt là sau khi nước ta vừa trãi qua cuộc khủng hoảng tài chính khá trầm trọng, qua đó đề ra những

Trang 17

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 3- SVTH: Lê Hữu Trị

chính sách cấp vốn hợp lý, giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, góp phần vực dậy nền kinh tế đất nước

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu tình hình tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ, qua đó đề ra những giải pháp cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn đạt hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới - thời kỳ kinh tế hội nhập

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Phân tích tình hình nguồn vốn đầu vào cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ

Nhận xét tình hình hoạt động cho vay chung của Ngân hàng, từ đó cho thấy vai trò của tín dụng trung và dài hạn trong hệ thống tín dụng chung

Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn của Sacombank chi nhánh Cần Thơ thông qua các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn

Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn cho Ngân hàng, góp phần thực hiện tốt kế hoạch mà Ngân hàng đã đặt ra trong năm 2009

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ trong những năm vừa qua có đạt hiệu quả hay không? Ngân hàng có những chính sách nào để thu hút vốn từ khách hàng?

Trang 18

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 4- SVTH: Lê Hữu Trị

- Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trung và dài hạn nói riêng của chi nhánh như thế nào? Cơ cấu ra sao?

- Trong tín dụng trung và dài hạn, những mặt mạnh và hạn chế còn tồn tại của Sacombank Cần Thơ là gì?

- Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong thời gian tới của chi nhánh ra sao?

Đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn?

1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian

Luận văn tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ

1.4.2 Thời gian

Thời gian thực hiện Luận văn là 3 tháng bắt đầu từ 02/02/2009 Luận văn trình bày dựa trên thông tin số liệu thu thập trong 3 năm 2006, 2007, 2008 của Sacombank Cần Thơ

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề có liên quan đến tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Sacombank Cần Thơ qua ba năm gần đây

1.5 Lược khảo tài liệu tham khảo

- Phạm Ngọc Trinh – Đại học Dân lập Cửu Long, (2006), “Phân tích tình hình tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ”

- Phạm thị kim khoa – Đại học Dân lập Cửu Long, (2007), “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Cần Thơ”

Trang 19

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 5- SVTH: Lê Hữu Trị

- Võ Thị Phương Châm, (2006), “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Long An”

Trang 20

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 6- SVTH: Lê Hữu Trị

Tín dụng (Creditium – tin tuởng, tín nhiệm) là quan hệ kinh tế đuợc biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất dịnh

Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Khoản dôi ra gọi là lợi tức tín dụng

Quan hệ tín dụng còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”

2.1.1.2 Chức năng của tín dụng

Tín dụng gồm có các chức năng sau:

- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, chức năng này có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển kinh tế

- Thúc đẩy lưu thông sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế: Tín dụng là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định Nhờ hoạt động tín dụng mà Ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá Chính vì thế mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn, hàng hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh mẽ hơn Do đó, tín dụng thúc đẩy lưu

Trang 21

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 7- SVTH: Lê Hữu Trị

thông hàng hóa và phát triển kinh tế

- Nhờ đó hoạt động của tín dụng phát huy được chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho toàn xã hội

2.1.1.3 Vai trò của tín dụng

- Tín dụng là công cụ tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

- Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát thông qua chính sách về lãi suất

- Góp phần ổn định đời sống công ăn việc làm cho người dân và ổn định xã hội

2.1.1.4 Phân loại tín dụng a) Theo thời hạn cho vay

Căn cứ vào thời gian cho vay, ta có 3 loại tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến 12 tháng, thường được sử dụng

để bổ sung vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân

- Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, để

mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,…

- Tín dụng dài hạn: Thời hạn cho vay trên 60 tháng nhưng không quá thời

hạn còn lại của giấy phép kinh doanh

b) Theo đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưu động dùng vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động - Tín dụng vốn cố định dùng để cho vay nhằm đầu tư vào tài sản cố định, thường là cho vay trung và dài hạn

c) Theo mục đích tín dụng

Gồm có: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay tiêu dùng; cho vay cán bộ

Trang 22

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 8- SVTH: Lê Hữu Trị

công nhân viên; cho vay sản xuất nông nghiệp; cho vay góp chợ; cho vay học tập…

d) Căn cứ vào chủ thể tín dụng:

Có các loại tín dụng như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng quốc tế,…

2.1.1.5 Nguyên tắc cho vay

Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau

Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên

hợp đồng tín dụng Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hoạt động của bên vay Mặt khác, căn cứ vào việc sử dụng vốn mà Ngân hàng sẽ quyết định mức độ quan hệ hiện tại và định hướng chiến lược cho quan hệ tương lai đối với khách hàng

Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Theo nguyên tắc này, tiền vay được đảm bảo không bị mất giá tức là phải đảm bảo thu hồi đầy đủ và có sinh lời

2.1.2 Một số vấn đề về rủi ro tín dụng 2.1.2.1 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản

Thông thường rủi ro của Ngân hàng chủ yếu thường tập trung vào 4 dạng: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hối đoái

Trang 23

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 9- SVTH: Lê Hữu Trị

2.1.2.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra a) Đối với bản thân Ngân hàng

Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho Ngân hàng bị lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản

b) Đối với nền kinh tế xã hội

Các Ngân hàng đều có mối liên hệ với nhau thông qua Ngân hàng trung ương, hoạt động của hệ thống Ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với một Ngân hàng nào đó, nó có khả năng lây lan sang các Ngân hàng khác và tạo cho người dân tâm lý sợ hãi Lúc đó người dân sẽ đến Ngân hàng để rút tiền trước thời hạn Điều đó cũng có thể dẫn đến phá sản đồng loạt các Ngân hàng do thiếu khả năng thanh toán Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế

2.1.3 Tín dụng trung và dài hạn 2.1.3.1 Khái niệm

Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, để

mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định, mở rộng quy mô sản xuất kinh

doanh,…

Tín dụng dài hạn: Thời hạn cho vay trên 60 tháng nhưng không quá thời

hạn còn lại của giấy phép kinh doanh

Trang 24

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 10- SVTH: Lê Hữu Trị

2.1.3.2 Các hình thức cho vay trung và dài hạn

Nghiệp vụ cho vay theo dự án đầu tư: Là hình thức Ngân hàng thương mại

cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư vào

các dự án với quy mô khác nhau

Đối với dự án muốn được Ngân hàng tài trợ vốn phải là những dự án được cấp phép đầu tư và là những dự án khả thi và có hiệu quả Như vậy, các doanh nghiệp và chủ đầu tư phải chứng minh được dự án của mình là một dự án khả thi bằng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án Điều này cũng được Ngân hàng thẩm định chi tiết trước khi quyết định cho vay

Nghiệp vụ cho thuê tài chính: Là hoạt động tài trợ tài chính trung và dài hạn thông qua việc mua cho thuê máy móc thiết bị và các tài sản khác Bên cho thuê sẽ mua máy móc thiết bị và các tài sản theo yêu cầu của bên thuê giao cho bên đi thuê được sử dụng và người thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy hợp đồng trước hạn

Ngoài ra, Ngân hàng thương mại còn cho vay mua hàng hóa, thiết bị trả góp Tuy nhiên hình thức này chỉ có tính chất làm phong phú thêm sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tỷ lệ doanh thu là không đáng kể

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 2.1.4.1 Tổng dư nợ trên vốn huy động (Đvt: %)

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn lưu động, giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động

Dư nợ trên tổng vốn huy động = (Dư nợ/ Vốn huy động)*100%

2.1.4.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng

Trang 25

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 11- SVTH: Lê Hữu Trị

Dư nợ trên tổng nguồn vốn = (Dư nợ/ Tổng nguồn vốn)*100%

2.1.4.3 Hệ số thu nợ (%)

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt

Hệ số thu nợ = (Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay)

2.1.4.4 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)

Chỉ tiêu này phản ánh nợ quá hạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ của Ngân hàng, đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Những Ngân hàng có chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này càng cao

Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ)*100%

2.1.4.5 Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay của Ngân hàng nhanh hay chậm

Vòng quay vốn tín dụng = (Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân) Với: Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2

2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp do Ngân hàng cung cấp, từ báo chí, internet, tạp chí chuyên ngành Ngân hàng, bản tin nội bộ của Sacombank

Từ số liệu Ngân hàng cung cấp, thực hiện tính toán các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích tổng quát: Đưa ra nhận xét chung về vấn đề phân

tích để đánh giá một cách tổng quát vấn đề

Trang 26

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 12- SVTH: Lê Hữu Trị

Phương pháp phân tích chi tiết: Đánh giá cụ thể từng phần riêng biệt trong

cái tổng thể nghiên cứu để đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho từng phần

Phương pháp so sánh tỷ trọng từng khoản mục: Phương pháp này xác định

phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích

Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ

phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu ?y = y1 - yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

?y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu

Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của

kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu nghiên cứu

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

?y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.

Trang 27

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 13- SVTH: Lê Hữu Trị

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

3.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín có tên giao dịch là:

Sacombank – Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank, được

thành lập vào ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại thành phố Hồ Chí Minh: Ngân hàng phát triển kinh tế quận Gò Vấp và 3 hợp tác xã tín dụng Thành Công, Tân Bình, Lữ Gia Với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, lúc đó trụ sở chính đặt tại Gò Vấp cùng 3 chi nhánh trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ra đời trong hoàn cảnh thời kỳ đất nước có nhiều chuyển đổi với đầy những khó khăn, thử thách đó là sự sụp đổ của hàng loạt các tổ chức tín dụng yếu kém trong khâu quản lý và điều hành mang tính chuyên môn và tính khách quan của nền kinh tế mới đi vào chuyển đổi lúc bấy giờ

Vượt qua những bước đầu đầy thách thức, hiện nay, sau hơn 17 năm hoạt động, Sacombank hiện đang là một trong ba Ngân hàng Thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam với số nhân viên hơn 6.000 người Mạng lưới hoạt động hiện nay của Sacombank với 250 điểm giao dịch trên 38 tỉnh và thành phố, với hơn 4.700 chi nhánh đại lý của 155 Ngân hàng trên khắp thế giới Vì vậy Sacombank được xem là một trong những Ngân hàng Thương mại cổ phần thành công nhất trong việc phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến dòng sản phẩm dịch vụ cá nhân

Năm 2002, lần đầu tiên công ty Tài chính Quốc tế IFC trực thuộc ngân hàng Thế giới đã đầu tư vào một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với tỷ lệ 10% vốn điều lệ và trở thành cổ đông nước ngoài lớn thứ hai của Sacombank, sau quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh quốc) và cổ đông nước ngoài lớn thứ ba là Tập đoàn Ngân hàng Úc và Newzealand (ANZ)

Trang 28

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 14- SVTH: Lê Hữu Trị

Sacombank tăng vốn điều lệ lên 4.449 tỷ đồng năm 2007 Đến 2008 Sacombank tiếp tục là Ngân hàng dẫn đầu trong cuộc đua tăng vốn điều lệ và nâng cao năng lực tài chính giữa các Ngân hàng Thương mại cổ phần Vị trí này càng được củng cố khi ngày 29/08/2008, Ngân hàng Thương mại cổ phần

Sài Gòn Thương Tín chính thức tăng vốn điều lệ từ 4.449 tỷ đồng lên 5.116 tỷ đồng Điều này cho thấy tình hình tài chính của Ngân hàng luôn có vị thế vững

mạnh, lợi thế trong công cuộc đổi mới và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam.

Trong thời gian tới Sacombank tiếp tục nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, chất lượng thẻ tín dụng, khả năng quản lý rủi ro và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh Đặc biệt Sacombank là Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tiên tham gia thị trường chứng khoán Điều này chứng tỏ Sacombank ngày càng phát triển và thật sự hội nhập cùng thế giới

3.2 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ThươngTín chi nhánh Cần Thơ

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Sacombank Chi nhánh Cần Thơ là chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập đầu tiên tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn Thạnh Thắng Ngân hàng ra đời đúng vào thời điểm Thống đốc Ngân hàng nhà nước có chỉ thị thực hiện củng cố, chấn chỉnh hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn và đô thị

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 31/10/2001 theo các văn bản sau:

 Công văn số 2583/UB ngày 13/9/2001 về việc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được mở chi nhánh tại Cần Thơ

Trang 29

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 15- SVTH: Lê Hữu Trị

 Quyết định số 1325/QĐ – NHNN, ngày 24/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước chuẩn y việc sáp nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn Thạnh Thắng và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

 Quyết định số 280/2001 QĐ – HĐQT, ngày 25/10/2001 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín về việc thành lập chi nhánh tại Cần Thơ theo giấy phép kinh doanh số 5703000023.01 ngày 25/10/2001 của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ

Ngày 26/03/2002 theo quyết định số 102/2002/QĐ – HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank chi nhánh Cần Thơ dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng về 34A2 Khu Công nghiệp Trà Nóc 1 trực thuộc phường Bình Thủy

3.2.2 Chức năng hoạt động của chi nhánh

Thực hiện nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phù hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của Ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ

Tổ chức công tác hạch toán và an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng

Phối hợp các phòng nghiệp vụ Ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc

Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động

Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng phát triển chung tại khu vực và của toàn Ngân hàng trong từng thời kỳ

Trang 30

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 16- SVTH: Lê Hữu Trị

Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị thực hiện theo công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất

Trang 31

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 17- SVTH: Lê Hữu Trị

Giám đốc chi nhánh

Là người phụ trách và chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Hội đồng quản trị Ngân hàng Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sự ủy quyền của tổng giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người ủy quyền thực hiện

Phó giám đốc

Có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của tổng giám đốc

Phòng Hỗ trợ

Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập chứng từ Đồng thời, nhân viên phải thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần bằng cách xây dựng kế hoạch hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch Phòng hỗ trợ còn có chức năng kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân để từ đó hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng Đồng thời phòng tín dụng có trách nhiệm quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ và có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc

Phòng Kế toán và Quỹ

Có chức năng hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với các đơn vị trước thuộc chi nhánh; đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các Ngân hàng khác; tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh; đồng thời quản lý chi phí điều hành, quản lý thanh khoản, kho quỹ và bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh

Trang 32

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 18- SVTH: Lê Hữu Trị

Phòng hành chính quản trị

Có chức năng quản lý mặt nhân sự tại đơn vị, theo dõi lưu trữ công văn đến và gửi công văn đi Đây là bộ phận không thể thiếu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Ngoài ra phòng hành chính còn có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành trong những hoạt động của Ngân hàng như soạn thảo văn bản về nội quy cơ quan, quy chế làm việc, xây dựng khung chương trình thi đua nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lao động; đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần, và chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, và đảm bảo tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc

Phòng giao dịch

Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay, và cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của Ngân hàng

Tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng

Thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động; xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch

Tổ chức công tác quản lý hành chính bảo đảm an toàn an ninh tài sản; theo dõi tham mưu cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị Đồng thời, phòng giao dịch cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị

Hiện nay Chi nhánh Cần Thơ có 4 phòng giao dịch trực thuộc sau:

Trang 33

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 19- SVTH: Lê Hữu Trị

• Phòng giao dịch Ninh Kiều – 96-98 Nguyễn Thái Học, phường Tân An, quận Ninh Kiều

• Phòng giao dịch Cái Khế - Lô K, Trần Văn Khéo, Trung tâm thương mại Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều

• Phòng giao dịch 3 tháng 2 – 174B đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều

• Phòng giao dịch Thị Trấn Thốt Nốt – 314 Quốc lộ 91, ấp Long Thạnh A, thị trấn Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

3.2.4 Phân đoạn thị trường mục tiêu

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lâu dài, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng

Các cá nhân có điều kiện kinh doanh, chú trọng đến cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ và tiểu thương tại các đô thị, khu thương mại tập trung

Các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu tại các đô thị

Cán bộ, công nhân viên có nghề nghiệp chuyên môn và công tác trong các ngành có thu nhập ổn định

3.2.5 Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh

a) Sản phẩm tiền gửi

Của Sacombank rất đa dạng và phong phú, bao gồm các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm trung hạn linh hoạt, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng, tiết kiệm vàng và Việt Nam đồng đảm bảo theo giá vàng,…

b) Sản phẩm cho vay

Gồm các hình thức cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng là cá nhân và khách hàng doanh nghiệp,

Trang 34

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 20- SVTH: Lê Hữu Trị

cho vay đi làm việc ở nước ngoài, du học trong và ngoài nước, cho vay nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm cho vay góp chợ và cho vay cán bộ công nhân viên đang được quan tâm Ngoài ra Ngân hàng còn có sản phẩm cho vay thấu chi đối với khách hàng có mở tài khoản tại Ngân hàng

c) Dịch vụ chuyển tiền

Ngày càng được hiện đại hóa thông qua hệ thống mạng vi tính, đặc biệt là sau khi Sacombank ký hợp đồng với tập đoàn Microsoft vào tháng 4/2007 Các dịch vụ chuyển tiền nhanh như thanh toán nội địa, chuyển tiền trong hệ thống Sacombank (Online) với mức phí cực rẻ, chuyển tiền ngoài hệ thống, chuyển tiền Ngân hàng liên kết

d) Thanh toán quốc tế

Đây là sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng ra nước ngoài bao gồm các dịch vụ chuyển tiền bằng điện (T&T), nhờ thu, tín dụng chứng từ L/C

e) Sản phẩm dịch vụ khác

Ngoài các sản phẩm, dịch vụ cơ bản nêu trên Sacombank Cần Thơ còn có thêm các sản phẩm khác như sản phẩm chi trả hộ cán bộ nhân viên trong việc trả lương thông qua tài khoản, sản phẩm thu chi hộ tiền bán hàng, bảo lãnh, dịch vụ bất động sản Gần đây, Sacombank có thêm dịch vụ Phone - banking, khách hàng chỉ cần điện thoại giao dịch mà không phải đến tận Ngân hàng

Trang 35

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 21- SVTH: Lê Hữu Trị

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK CẦN THƠ NĂM 2006 - 2008 Thu lãi tiền gửi TCTD 343 0,40 374 0,35 393 0,33 31 9,03 19 5,08 2 Thu nhập ngoài lãi 3.741 4,38 4.350 4,17 6.884 5,78 609 16,27 2.534 58,25 DV thanh toán và quỹ 2.854 3,34 3.578 3,43 4.715 3,96 724 25,36 1.137 31,77 2 Chi phí ngoài lãi 7.678 10,53 8.613 9,69 10.509 10,22 935 12,17 1.896 22,01 DV thanh toán và quỹ 334 0,45 380 0,42 665 0,64 46 13,77 285 75 Chi hoạt động khác 383 0,52 258 0,29 498 0,48 -125 -32,63 240 93,02 Chi điều hành 6.879 9,44 7.902 8,89 9.265 9,01 1.023 14,87 1.363 17,24 Nộp thuế và phí 82 0,11 73 0,08 81 0,07 -9 -10,97 8 10,95

III LN trước thuế 12.421 15.252 16.292 2.831 22,79 1.040 6,81

(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)

Trang 36

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 22- SVTH: Lê Hữu Trị

3.3.1 Thu nhập

Nhìn chung thu nhập của Sacombank Cần Thơ liên tục tăng qua các năm Năm 2007 đạt 104.084 triệu đồng, tăng 18.805 triệu đồng so với năm 2006 Đến năm 2008 thu nhập của chi nhánh tăng cao, tăng 14.973 triệu đồng, đạt 119.057 triệu đồng, tăng 14,39% so với năm 2007, bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi Thu nhập từ lãi chiếm trên 90% tổng thu nhập của chi nhánh, nguồn thu này gồm có thu nhập từ hoạt động tín dụng và từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác Thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2006 là 81.195 triệu đồng, năm 2007 tăng 18.165 triệu đồng so với năm 2006, nguyên nhân của tình hình trên là do năm 2007 nền kinh tế Cần Thơ đang trên đà tăng trưởng mạnh, cùng với việc chuẩn bị cho sự kiện năm du lịch sắp được tổ chức tại Cần Thơ, vì vậy không chỉ các doanh nghiệp mà cả các điểm du lịch, ăn uống vui chơi đều cần nguồn vốn đầu tư vào hoạt động của mình làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được đẩy mạnh từ đó thu nhập lĩnh vực này tăng lên Đến năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động thu nhập của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, tăng với tốc độ chậm lại chỉ còn 12,50%, tốc độ này năm 2007 là 22,37%, doanh số đạt 112.173 triệu đồng, chiếm 93,88% trong tổng thu nhập của Ngân hàng Điều này khẳng định hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng Ngoài ra, thu lãi tiền gửi tổ chức tín dụng khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập từ lãi, chủ yếu là do các khoản tiền gửi thanh toán tại các Ngân hàng thương mại khác nhằm thực hiện thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng với nhau Điển hình là năm 2006 khoản thu nhập này chỉ có 343 triệu đồng, đến 2007 đạt 374 triệu đồng Đến năm 2008, khoản thu nhập này tiếp tục tăng lên, đạt 393 triệu đồng

Từ phân tích trên ta thấy hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập của chi nhánh cũng dần dần được thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn của một Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập của Sacombank Cần Thơ được thể hiện qua xu hướng tăng lên của phần thu nhập ngoài lãi qua các năm

Trang 37

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 23- SVTH: Lê Hữu Trị

Năm 2006 thu nhập ngoài lãi đạt 3.741 triệu đồng, chiếm 4,3% tổng thu nhập, năm 2007 do thu nhập từ lãi tăng nhanh nên mặc dù thu nhập ngoài lãi vẫn tăng nhưng tỷ trọng có giảm chút ít, chiếm 4,1% tổng thu nhập đạt 4.350 triệu đồng Đến năm 2008, thu nhập nguồn này tăng nhanh đạt 6.884 triệu đồng với tỷ trọng 6,0% tổng thu nhập, sự tăng trưởng này là do uy tín của Ngân hàng trong thời gian qua đã tăng lên đáng kể, là Ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam, vì vậy khách hàng rất yên tâm về khả năng thanh toán của Ngân hàng, họ thực hiện các giao dịch nhiều hơn làm nguồn thu này tăng nhanh

3.3.2 Chi phí

Chi phí hoạt động của Ngân hàng gắn liền với chi phí huy động vốn để cho vay, cùng với sự tăng nhanh về thu nhập thì chi phí cũng tăng tỷ lệ thuận Năm 2006, tổng chi phí chỉ có 72.858 triệu đồng, năm 2007 việc kinh doanh của Ngân hàng có nhiều thuận lợi, thu nhập tăng kèm theo đó là chi phí cũng tăng lên 88.832 triệu đồng, tăng 21,92% so với năm 2006 Đến năm 2008, mặc dù tốc độ tăng có chậm hơn so với năm 2007 nhưng chi phí hoạt động lên đến 102.765 triệu đồng, tăng 15,68% so với năm 2007, nguyên nhân là do nền kinh tế có nhiều bất ổn, việc huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nên cần vay ngắn hạn bổ sung nguồn vốn, vì vậy, Ngân hàng phải dùng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển với lãi suất cao, điều này đã làm cho chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng cao

3.3.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận mà chi nhánh Cần Thơ đạt được trong thời gian qua liên tục tăng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước rất nhiều Năm 2006 đạt 12.421 triệu đồng Năm 2007 thu nhập của Ngân hàng tăng cao, bên cạnh đó, việc huy động vốn được thực hiện tốt làm chi phí tăng chậm, do đó, lợi nhuận tăng nhanh với tốc độ 22,79% đạt 15.252 triệu đồng Đến năm 2008 mặc dù thu nhập vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm kèm theo việc chi phí tăng cao đã làm tốc độ tăng lợi nhuận chỉ còn 6,82%, đạt 16.292 tỷ đồng

Trang 38

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 24- SVTH: Lê Hữu Trị

Từ tình hình trên cho thấy, hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn tăng đều qua các năm và ổn định với mức tăng trưởng bình quân trên khá cao Sacombank Cần Thơ có lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đang phát triển, cùng với uy tín và nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh liên tục được nâng cao, xứng đáng là chi nhánh trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long

3.4 Phương hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn: Năm 2009, chi nhánh Cần Thơ cố

gắng tăng huy động VND đạt 617,9 tỷ, huy động USD 1,69 triệu USD, huy động vàng 2.700 lượng Dư nợ cho vay dự kiến đạt 901 tỷ đồng, 6,338 USD và 170 lượng vàng Dự kiến tốc độ tăng trưởng dư nợ quy ra VND tăng hơn 100% so với năm 2008

Kế hoạch thu dịch vụ năm 2009 là 3, 941 tỷ, tăng 31% so với năm 2008

Kế hoạch kinh doanh tín dụng: Kế hoạch tổng thu nhập đạt 40,70 tỷ đồng,

chi phí 14,6 tỷ, lợi nhuận trước DPRR là 26,04 tỷ, tăng 4,8% so với năm 2008 Lợi nhuận trước thuế dự kiến 24,07 tỷ

Trang 39

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 25- SVTH: Lê Hữu Trị

Chương 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ

(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)

Nhìn chung vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm Năm 2007 đạt 871.074 triệu đồng, tăng 23,43% so với năm 2006, sang năm 2008 đạt 1.039.170 triệu đồng, tăng 19,30% so với năm 2007 Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ hai nguồn là vốn huy động và vốn điều chuyển, việc tăng lên hay giảm xuống của tổng nguồn vốn là do tác động của hai nguồn này

4.1.1.1 Vốn huy động

Tình hình huy động vốn của chi nhánh có nhiều biến động do ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước Cụ thể, vốn huy động năm 2007 đạt 431.469 triệu đồng, tăng 38,07% so với năm 2006 Sở dĩ năm 2007 tăng nhanh là do

Trang 40

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 26- SVTH: Lê Hữu Trị

nền kinh tế nước ta phát triển nhanh trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp trong nước hoạt động có lãi, đời sống người dân có những bước tiến triển, văn minh hơn, họ sử dụng các dịch vụ Ngân hàng ngày càng nhiều, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến, doanh nghiệp cũng như cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng càng nhiều để kiếm lợi nhuận và tránh rủi ro khi giữ tiền mặt, chính vì vậy, đã đẩy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nhanh trong năm 2007 Sang năm 2008 nguồn vốn này đạt 499.275 triệu đồng, cao hơn 67.806 triệu đồng so với năm 2007, tuy nguồn vốn huy động có tăng nhưng tốc độ tăng chỉ còn 15,72% Nguyên nhân là do trong năm 2008 thị trường tiền tệ có nhiều biến động, lãi suất không ổn định, bên cạnh đó giá vàng lại có xu hướng tăng có lúc lên đến 19,17 triệu đồng/lượng, điều này khiến nhiều người không dám gửi tiền vào Ngân hàng mà chuyển sang đầu tư vàng… trong giai đoạn khó khăn này, Ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp thu hút nguồn vốn như: Tiết kiệm Bảo An – tích lũy định kỳ, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi tuần năng động, chứng chỉ huy động bằng vàng, tiết kiệm nhà ở,… Nhờ những biện pháp này mà nguồn vốn huy động năm 2008 vẫn tăng tuy chỉ với mức thấp

4.1.1.2 Vốn điều chuyển

Ngoài nguồn vốn huy động được từ dân cư thì Ngân hàng còn có thêm nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Trong trường hợp chi nhánh không huy động đủ nguồn vốn hoạt động thì sẽ nhận nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở với lãi suất cao Năm 2007 vốn điều chuyển đạt 439.605 triệu đồng, tăng 46.367 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 11.79% Năm 2008 đạt 539.895 triệu đồng, tăng 22,81% so với năm 2007 Mặc dù, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng nhưng vẫn không bù đắp những khoản cho vay của Ngân hàng, Ngân hàng vẫn phải vay từ Hội sở, khoản vay này chịu một chi phí cao

Qua kết quả phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy, Ngân hàng vẫn hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn điều chuyển hay nói cách khác, Ngân hàng huy

Ngày đăng: 01/10/2012, 14:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank (Trang 30)
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank (Trang 30)
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK C ẦN THƠ NĂM 2006 - 2008  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK C ẦN THƠ NĂM 2006 - 2008 (Trang 35)
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  SACOMBANK CẦN THƠ NĂM 2006 - 2008 - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK CẦN THƠ NĂM 2006 - 2008 (Trang 35)
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦ N SÀI  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦ N SÀI (Trang 39)
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 2 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ (Trang 39)
4.1.2. Tình hình huy động vốn - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
4.1.2. Tình hình huy động vốn (Trang 42)
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK CẦN  THƠ QUA 3 NĂM 2006 – 2008 - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 3 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006 – 2008 (Trang 42)
hình huy động vốn của mình, giảm thiểu tối đa chi phí và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
hình huy động vốn của mình, giảm thiểu tối đa chi phí và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng (Trang 45)
Hình 1: Biểu đồ doanh số cho vay trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 1 Biểu đồ doanh số cho vay trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo (Trang 46)
Hình 1: Biểu đồ doanh số cho vay trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo  mục đích sử dụng vốn - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 1 Biểu đồ doanh số cho vay trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn (Trang 46)
Hình 2: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành ph ần kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 2 Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành ph ần kinh tế (Trang 49)
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN C ỦASACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦ N KiNH T Ế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 5 DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN C ỦASACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦ N KiNH T Ế (Trang 49)
Hình 2: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn  của Sacombank Cần Thơ theo  thành phần kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 2 Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế (Trang 49)
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN  CỦASACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KiNH TẾ                                                                                           Đvt: Triệu đồng - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 5 DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦASACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KiNH TẾ Đvt: Triệu đồng (Trang 49)
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤ NG V Ố N       ĐVT: Triệu đồng  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 6 DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤ NG V Ố N ĐVT: Triệu đồng (Trang 53)
4.2.2. Tình hình thu nợ - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
4.2.2. Tình hình thu nợ (Trang 53)
Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA  SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN       ĐVT: Triệu đồng - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 6 DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN ĐVT: Triệu đồng (Trang 53)
Hình 3: Biểu đồ doanh số thu nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ  theo mục đích sử dụng vốn - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 3 Biểu đồ doanh số thu nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn (Trang 53)
Hình 4: Biểu đồ doanh số thu nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 4 Biểu đồ doanh số thu nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo (Trang 56)
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH T Ế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 7 DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH T Ế (Trang 56)
Hình 4: Biểu đồ doanh số thu nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo  thành phần kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 4 Biểu đồ doanh số thu nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế (Trang 56)
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA  SACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 7 DOANH SỐ THU NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 56)
Hình 5: Biểu đồ dư nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 5 Biểu đồ dư nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục (Trang 60)
Bảng 8: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦASACOMBANK CẦN TH Ơ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 8 DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦASACOMBANK CẦN TH Ơ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN (Trang 60)
Hình 5: Biểu đồ dư nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 5 Biểu đồ dư nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục (Trang 60)
Bảng 8: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN  THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 8 DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN (Trang 60)
Bảng 9: DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN  THƠ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 9 DƯ NỢ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG VỐN (Trang 62)
Hình 6: Biểu đồ dư nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo đối tượng  sử dụng vốn  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 6 Biểu đồ dư nợ trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo đối tượng sử dụng vốn (Trang 63)
Hình 7: Biểu đồ nợ xấu ngắn trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo m ục đích sử dụng vốn  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 7 Biểu đồ nợ xấu ngắn trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo m ục đích sử dụng vốn (Trang 66)
Bảng 10: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦASACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 10 NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦASACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN (Trang 66)
Hình 7: Biểu đồ nợ xấu ngắn trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo  mục đích sử dụng vốn - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 7 Biểu đồ nợ xấu ngắn trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn (Trang 66)
Bảng 10: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN  THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 10 NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN (Trang 66)
Hình 8: Biểu đồ nợ xấu trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành ph ần kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 8 Biểu đồ nợ xấu trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành ph ần kinh tế (Trang 69)
Bảng 11: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦASACOMBANK C ẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 11 NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦASACOMBANK C ẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 69)
Bảng 11: NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK  CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Bảng 11 NỢ XẤU TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 69)
Hình 8: Biểu đồ nợ xấu trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ  theo  thành phần kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
Hình 8 Biểu đồ nợ xấu trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế (Trang 69)
4.3. Đánh giá tình hình tín dụng của Sacombank qua các chỉ tiêu Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠ I  - Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ
4.3. Đánh giá tình hình tín dụng của Sacombank qua các chỉ tiêu Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠ I (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w