Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ (Trang 56 - 60)

Bng 7: DOANH S THU N TRUNG VÀ DÀI HN CA SACOMBANK CN THƠ THEO THÀNH PHN KINH T

ĐVT: Triu đồng SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2008/2007 CH TIÊU 2006 2007 2008 S tin % S tin % Doanh nghiệp quốc doanh 5.285 5.139 5.084 -146 -2,76 -55 -1,06

Doanh nghiệp tư nhân 13.812 17.756 16.735 3.944 28,55 -1.021 -5,75 Cá thể 171.155 175.881 184.020 4.726 2,76 8.139 4,62

Tng 190.252 198.776 205.839 8.524 4,84 7.063 3,55

(Ngun: Phòng kế toán và qu)

Hình 4: Biu đồ doanh s thu n trung và dài hn ca Sacombank Cn Thơ theo

thành phn kinh tế 5.139 5.084 5.285 13.812 17.756 16.735 171.155 175.881 184.020 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 200.000 2006 2007 2008 Năm T riu đ ồ n g

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 43- SVTH: Lê Hu Tr

a. Doanh s thu n doanh nghip nhà nước

Trong cơ cấu thu nợ theo thành phần kinh tế thì doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất, doanh số thu nợ luôn giảm qua các năm. Năm 2006 doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này là 5.285 triệu đồng chiếm tỷ

trọng 2,87%, năm 2007 là 5.139 triệu đồng, tỷ trọng là 2,59%, đến năm 2008 con số này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 5.084 triệu đồng và tỷ trọng chỉ còn 2,47% trong cơ cấu thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng. Nguyên nhân của tình hình giảm liên tục như trên một phần là do doanh số cho vay liên tục giảm như đã phân tích ở phần doanh số cho vay, cùng với việc thanh lý tài sản thế

chấp của các doanh nghiệp này thường gặp khó khăn, điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên nếu so sánh về tốc độ

tăng giảm giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm ta thấy việc thu nợ thành phần kinh tế này đang có tiến triển khả quan, cụ thể doanh số cho vay năm 2007 giảm 30,99% trong khi tốc độ thu nợ chỉ giảm 2,76%, năm 2008 tốc độ cho vay giảm 34,35% trong khi tốc độ thu nợ chỉ giảm 1,07%. Tuy sự

so sánh này chỉ mang tính chất tương đối do đây là nguồn vốn trung và dài hạn, doanh số cho vay và thu nợ trong năm không có mối liên hệ với nhau mà chỉ liên hệ với các năm trước đó, nhưng phần nào cũng cho thấy khả năng thu nợ thành phần kinh tế này đang chuyển biến tốt, đây là kết quả của việc rút kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, Ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến công tác thẩm định cho vay, điều này làm doanh số cho vay giảm xuống đáng kể nhưng bù lại công tác thu nợ được tiến hành thuận lợi, thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng.

b. Doanh nghip ngoài quc doanh

Trong cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có một vị trí quan trọng vì đây sẽ là nguồn khách hàng lâu dài mà các Ngân hàng Thương mại cần hướng tới. Tuy việc thu nợ thành phần kinh tế này có phần dễ dàng hơn thành phần kinh tế nhà nước do việc xử lý tài sản thế

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 44- SVTH: Lê Hu Tr

mạnh bởi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến động nền kinh tế. Năm 2006 doanh số thu nợ thành phần kinh tế này đạt 13.812 triệu đồng chiếm 7,63% trong cơ cấu thu nợ của Ngân hàng, đến 2007 doanh số tăng lên 3.944 triệu đồng đạt 17.756 triệu đồng tăng 28,55% so với năm 2006. Việc tăng lên của doanh số thu nợ trong năm 2007 chủ yếu là do tính hiệu quả trong hoạt

động của các doanh nghiệp được nâng lên sau khi được đầu tư mạnh trong thời kỳ đầu hội nhập WTO, mặt khác trong giai đoạn này nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh vẫn còn được sự hỗ trợ của Nhà nước, hai yếu tố này giúp cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, doanh nghiệp có đủ tiền để trả nợ

vay Ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2008, doanh số thu nợ thành phần kinh tế

này chỉ còn 16.735 triệu đồng giảm 5,8% so với năm 2007, nguyên nhân của sự giảm sút trên là do trong năm 2008 việc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp không còn cao như trước, nhiều doanh nghiệp thua lỗ thậm chí phá sản… dẫn đến việc thu nợ của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.

Qua phân tích trên cho thấy thành phần kinh tế tư nhân chịu ảnh hưởng rất lớn của sự biến động thị trường, chính vì thế Ngân hàng cần đề cao hơn nữa việc thẩm định trước khi cho vay, không chỉ ở lĩnh vực dự án mà còn ở năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp, có như thế chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế tư nhân mới được bảo đảm.

c. Tình hình thu n cá th

Trong cơ cấu tín dụng của Ngân hàng, thành phần kinh tế cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ (trên 87%). Mặt khác thành phần kinh tế này rất phức tạp, bao gồm những tiểu thương, hộ gia

đình, sản xuất nông nghiệp,… chính vì những điều trên cùng với việc định hướng phát triển trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam mà trong những năm qua Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay đối với thành phần kinh tế này, tạo điều kiện cho công tác thu nợ tiến hành thuận

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 45- SVTH: Lê Hu Tr

tiện hơn, làm doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số

thu nợ cá thể đạt 171.155 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89,96% doanh số thu nợ

trung và dài hạn, năm 2007 đạt 175.881 triệu đồng tăng 2,76% so với năm 2006. Sự tăng lên này một mặt là do các khoản vay đa số nhỏ lẻ, tài sản thế

chấp thường dễ thanh lý, cùng với đời sống người dân Cần Thơ năm 2007 khá

ổn định nên họ dễ dàng thanh toán các món nợ đến hạn làm doanh số thu nợ

tăng lên. Trong năm 2008, mặc dù doanh số thu nợ của tất cả các thành phần kinh tế khác đều giảm nhưng nhưng doanh số thu nợ cá thể vẫn tăng đạt 184.020 triệu đồng với tốc độ tăng 4,26%. Nguyên nhân của tình hình trên là do thành phần quan trọng trong doanh số thu nợ cá thể là thu nợ tiêu dùng tăng mạnh trong năm 2008, mặt khác do thành phần kinh tế này rất phức tạp bao gồm rất nhiều đối tượng nên công tác thẩm định của ngân hàng càng được thực hiện thận trọng hơn, chính những điều trên đã làm doanh số thu nợ cá thể tăng cao.

Đánh giá chung về tình hình thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng cho thấy việc thu nợ đang diễn ra với hiệu quả tương đối cao, doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 198.776 triệu đồng tăng 4,84% so với năm 2006, điều này thể hiện cho tính hiệu quả trong việc tổ chức lại cơ cấu Ngân hàng, đó là Trà Vinh và Vĩnh Long việc tách chi nhánh đã tạo

điều kiện tốt hơn cho Ngân hàng trong việc quản lý nợ và thẩm định trước khi cho vay. Đến năm 2008, mặc dù nền kinh tế bị khủng hoảng ảnh hưởng mạnh

đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng trong năm qua doanh số thu nợ của Ngân hàng vẫn tăng đạt 205.839 triệu đồng với tốc độ tăng 3,6%,

điều này cho thấy sự trưởng thành của Ngân hàng, công tác thẩm định được tiến hành kỹ càng giúp công tác thu nợ thuận lợi hơn. Đây là điểm tích cực mà Ngân hàng cần phát huy trong thời gian tới.

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 46- SVTH: Lê Hu Tr

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)