Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ (Trang 53 - 56)

Bng 6: DOANH S THU N TRUNG VÀ DÀI HN CA SACOMBANK CN THƠ THEO MC ĐÍCH S DNG VN ĐVT: Triu đồng SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2008/2007 CH TIÊU 2006 2007 2008 S tin % S tin % Sản xuất kinh doanh 97.446 108.42 6 101.41 7 10.960 11,24 -7.009 -6,46 Tiêu dùng 72.424 75.463 90.940 2.936 4,05 15.477 20,51 Nông nghiệp 20.262 14.887 13.482 -5.357 -26,53 -1.405 -9,44 Tng 190.252 198.77 6 205.83 9 8.524 4,84 7.063 3,55 (Ngun: Phòng kế toán và qu)

Hình 3: Biu đồ doanh s thu n trung và dài hn ca Sacombank Cn Thơ

theo mc đích s dng vn 108.426 101.417 97.446 72.424 75.463 90.940 20.262 14.887 13.482 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2006 2007 2008 Năm T riu đ ồ n g

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 40- SVTH: Lê Hu Tr

a. Tình hình thu n sn xut kinh doanh

Trong tín dụng sản xuất kinh doanh, tình hình thu nợ có nhiều biến động. Năm 2006 doanh số thu nợ lĩnh vực này đạt 97.446 triệu đồng, đến 2007 doanh số tăng lên 10.960 triệu đồng với tốc độ tăng 11,24% so với 2006, đạt 108.426 triệu đồng. Nguyên nhân của tình hình trên là do doanh số thu nợ trung và dài hạn là các khoản vay trong các năm trước đó, trong những năm trước các doanh nghiệp có sự chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập kinh tế nên đã có sự đầu tư và tổ chức tốt hơn, đến năm 2007 những thay đổi này bắt đầu phát huy hiệu quả, việc thu nợ của Ngân hàng được thuận lợi hơn. Đến 2008 doanh số thu nợ

có phần giảm sút chỉ đạt 101.471 triệu đồng dù doanh số cho vay trung và dài hạn các năm trước vẫn tăng, nguyên nhân là do trong năm 2008 hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều hoạt động kém hiệu quả do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, kế hoạch trả nợ của các doanh nghiệp này không được thực hiện tốt, điều này đã ảnh hưởng không tốt đến việc thu nợ của Ngân hàng.

b. Tình hình thu n tiêu dùng

Đối với lĩnh vực thu nợ tiêu dùng, doanh số thu nợ liên tục tăng. Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 72.424 triệu đồng, năm 2007 là 75.463 triệu đồng, đến 2008 doanh số này tiếp tục tăng lên đạt 90.940 triệu đồng. Việc tăng lên đều

đặn của doanh số thu nợ tiêu dùng cho thấy người dân Cần Thơ ít chịu ảnh hưởng các tác động kinh tế, mặc dù trong năm 2008 nền kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng nhưng việc trả nợ Ngân hàng của người dân vẫn thực hiện rất

đều đặn, mặt khác các món vay tiêu dùng thường nhỏ, thời gian tương đối dài, chính vì thế chính vì thế mà việc thanh toán cũng dễ dàng hơn, những nguyên nhân trên làm cho doanh số thu nợ luôn tăng. Khi xét về mặt tỷ trọng trong cơ

cấu thu nợ trung và dài hạn, tỷ trọng thu nợ tiêu dùng liên tục tăng lên và chiếm vị trí ngày càng quan trọng, tỷ trọng lần lược qua 3 năm là 38,18%, 37,96%, và 44,18%, việc giảm nhẹ tỷ trọng trong năm 2007 là do tỷ trọng thu nợ sản xuất kinh doanh tăng cao, nhưng đến năm 2008, trong khi doanh số và tỷ trọng thu nợ sản xuất kinh doanh đều giảm thì doanh số thu nợ tiêu dùng

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 41- SVTH: Lê Hu Tr

vẫn tăng ở mức cao, tốc độ tăng là 20,51% trong khi năm 2007 tốc độ này chỉ

là 4,05%, điều này cho thấy các khoản vay tiêu dùng trung và dài hạn là các khoản vay có độ an toàn cao, cần có sự chú trọng trong tương lai.

c. Tình tình thu n nông nghip

Trong tất cả các lĩnh vực tín dụng của Sacombank Cần Thơ, lĩnh vực tín dụng nông nghiệp ít được quan tâm nhất, doanh số cho vay cũng như thu nợ

luôn ở mức thấp. Năm 2006 doanh số thu nợ trung và dài hạn nông nghiệp đạt 20.262 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,65% trong cơ cấu thu nợ trung và dài hạn, năm 2007 doanh số thu nợ là 14.887 triệu đồng, tỷ trọng 7,49%, sang năm 2008 doanh số thu nợ tiếp tục giảm chỉ còn 13.482 triệu đồng với tỷ trọng chỉ

còn 6,55% trong cơ cấu thu nợ trung và dài hạn của toàn chi nhánh. Từ tình hình công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy công tác tín dụng của chi nhánh trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất, chăn nuôi có xu hướng giảm, nguyên nhân của vấn đề trên là do việc chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp trong những năm qua trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều biến

động và chịu tác động từ nhiều phía, một mặt trong những năm qua thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, điển hình như năm 2006, 2007 dịch cúm gia cầm bùng phát làm nhiều hộ chăn nuôi ở Cờ Đỏ, Ô Môn bị

mất vốn, bên cạnh đó dịch hại trên cây trồng cũng xảy ra như rầy nâu, lùn xoắn lá lúa, sâu bệnh trên cây ăn trái làm người dân ở Phong Điền, Cái Răng, Ô Môn mất mùa…Đối với người nông dân thì nguồn thu chính là các sản phẩm nông nghiệp nên khi mất nguồn thu này nông dân thường không có nguồn khác

để trả nợ Ngân hàng, họ thường trì hoãn việc trả nợ và chờ tới mùa sau. Mặt khác mặc hàng nông sản giá cả đầu ra không ổn định, thường phải chịu điệp khúc “được mùa mất giá”, cùng với việc giá nhân công, phân bón, thuốc trừ

sâu luôn ở mức cao và có xu hướng tăng trong khi giá nông sản, điển hình là lúa có lúc giảm xuống rất thấp, dẫn đến việc sản xuất của người dân lỗ

lã…Đây cũng là một nguyên nhân làm cho việc thu nợ nông nghiệp khó khăn hơn. Tuy nhiên khi xét tốc độ giảm doanh số thu nợ qua các năm, doanh số thu nợ 2007 giảm 26,53%, năm 2008 chỉ giảm 9,44%, điều này thể hiện sự trưởng

GVDH: Đinh Công Thành - Trang 42- SVTH: Lê Hu Tr

thành của Ngân hàng, trong những năm đầu thành lập Ngân hàng cho vay đại trà để có được nhiều khách hàng, khi đã có được chổ đứng, Ngân hàng chú trọng hơn công tác thẩm định, khả năng trả nợ của đối tượng vay được xem xét kĩ càng hơn, do đó việc việc thu hồi nợ cũng được cải thiện hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Cần Thơ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)