Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦASACOMBANK CẦN THƠ THEO THÀNH PHẦN KiNH TẾ
Đvt: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền %
Doanh nghiệp quốc doanh 6.392 4.411 2.896 -1.981 -30,99 1.515 -34,35 Doanh nghiệp tư nhân 21.021 27.978 31.721 6.957 33,10 3.743 13,99 Cá thể 209.312 223.174 233.525 13.826 6,62 10.351 4,64
Tổng 236.725 255.563 268.142 18.838 7,95 12.579 4,92
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)
Hình 2: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn của Sacombank Cần Thơ theo thành phần kinh tế 4.411 2.896 6.392 21.021 27.978 31.721 209.312 223.174 233.525 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2006 2007 2008 Năm T ri ệ u đ ồ n g
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 36- SVTH: Lê Hữu Trị
a. Doanh nghiệp nhà nước
Định hướng phát triển của Sacombank trong thời gian tới là hướng đến mô hình tập đoàn ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam, các chi nhánh không ngừng nâng cao hoạt động phục vụ cho các khách hàng cá nhân là chủ
yếu. Chính vì lẽ đó mà doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước của chi nhánh Sacombank Cần Thơ dần được thu hẹp lại cả về doanh số và tỷ
trọng. Năm 2006, doanh số cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nhà nước đạt 6.392 triệu đồng, năm 2007 giảm 1.981 triệu đồng chỉ còn 4.411 triệu
đồng, năm 2008 tiếp tục giảm chỉ còn 2.896 triệu đồng. Khi xét về tỷ trọng thì doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước cũng liên tục giảm, năm 2006 doanh nghiệp nhà nước vay để phục vụ sản xuất chiếm 2,7% doanh số cho vay trung và dài hạn, năm 2007 chỉ chiếm 1,73% và đến năm 2008 tỷ trọng chỉ còn 1,08%. Đây là xu hướng chung của các Ngân hang Thương mại trong địa bàn thành phố. Nguyên nhân là do chính sách phát triển kinh tế nước ta đang hướng đến nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước, Nhà nước chủ trương không can thiệp trực tiếp vào những ngành không thực sự nhạy cảm ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng và kinh tế đất nước. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thành những doanh nghiệp cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy lượng khách hàng đến vay tiền ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước có phần giảm sút. Hơn thế nữa trong thời kỳ
kinh tế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước không đủ mạnh để cạnh tranh được trên thị trường đầy khốc liệt khi mà sự bảo hộ của nhà nước dần bị
tháo dỡ. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả
hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mặt khác, việc xử lý tài sản thế chấp thuộc về nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, Ngân hàng chỉ cho vay
đối với doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả và có uy tín.
b. Doanh nghiệp tư nhân
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tăng qua các năm. Năm 2006, doanh số
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 37- SVTH: Lê Hữu Trị
cho vay theo đối tượng này đạt 21.021 triệu đồng, năm 2007 đạt 27.978 triệu
đồng với tốc độ tăng 30,10%. Nguyên nhân của tình hình trên là do xu hướng hiện nay của các Ngân hàng thương mại là chuyển sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì các doanh nghiệp này chịu sức ép của thị trường nên thường rất năng động, khả năng trả nợ Ngân hàng cao, bên cạnh đó là việc cổ
phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang được tiến hành mạnh mẽ, các doanh nghiệp Nhà nước còn lại chủ yếu ở các nghành chủ chốt, an ninh quốc gia, nguồn vốn các doanh nghiệp này chủ yếu được cung cấp bởi Ngân hàng nhà nước, do đó các Ngân hàng Thương mại chuyển dần sang các doanh nghiệp tư nhân là một xu hướng tất yếu phù hợp với thị trường và xu hướng phát triển của nền kinh tế. Bước sang năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đạt 31.721 triệu đồng, nhưng tốc độ tăng chỉ còn 13,99%. Nguyên nhân của tình hình trên là do đầu năm 2008 Ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, cùng với việc các doanh nghiệp chủ trương co cụm lại trong giai
đoạn kinh tế khó khăn, đến nữa cuối năm 2008 nền kinh tế dần ổn định, chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn, cùng với việc ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp kích cầu, hỗ trợ lãi suất,…chính điều này làm doanh số cho vay tăng lên.
c. Doanh số cho vay cá thể
Quan sát biểu đồ hình 2 cho thấy doanh số cho vay cá thể luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn, do đó đối tượng cho vay này luôn được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay cá thể đạt 209312 triệu đồng, năm 2007 đạt 223.174 triệu đồng, tăng 6,62% so với năm 2006. Đối tượng vay cá thể của Ngân hàng rất đa dạng, từ
những người nông dân đến những tiểu thương buôn bán nhỏ và cả những người tiêu dùng, đáng chú ý còn có những chủ doanh nghiệp tư nhân vay ngân hàng dưới hình thức thế chấp tài sản cá nhân. Trong năm 2007 việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hộ buôn bán nhỏ diễn ra thuận lợi, họ mở rộng quy mô kinh doanh, bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng của người dân lại cao, chính những điều này đã làm cho doanh số cho vay cá thể tăng cao. Bước sang năm
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 38- SVTH: Lê Hữu Trị
2008 tiếp tục tăng lên đạt 233.325 triệu đồng tuy nhiên tốc độ tăng chỉ còn 4,64%, trong khi năm 2007 tốc đọ này là 6,62% . Nguyên nhân của tình hình trên một phần là do các đối tượng vay ngắn hạn trong năm qua gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực hoạt động của mình, việc buôn bán cá thể gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng cao, việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như đã phân tích ở phần mục đích sử dụng vốn, mặt khác các Ngân hàng Thương mại xuất hiện ngày càng nhiều, mà khi mới ra đời các Ngân hàng này chưa có uy tín cao nên chỉ tập trung nhiều ở đối tượng cá thể, chính vì thế
Ngân hàng ưu tiên hơn trong việc cho vay các doanh nghiệp để tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài, chính những điều này đã làm tốc độ tăng trưởng tín dụng cá thể của Sacombank Cần Thơ năm qua bị giảm sút.
Đánh giá chung về tình hình cho vay trung và dài hạn trong 3 năm qua của Sacombank, tuy doanh số vẫn tăng nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay năm 2008 là 4,92% thấp hơn so với 2007 là 7,95%. Ngoài những nguyên nhân khách quan chủ yếu như đã phân tích còn có những nguyên nhân chủ quan từ
phía Ngân hàng, đó là trong năm 2008 Ngân hàng đang xúc tiến việc xây dựng lại chi nhánh nên nguồn vốn dành cho tín dụng có phần giảm, mặt khác do chính sách thuyên chuyển cán bộ, nhân viên giữa các chi nhánh và phòng giao dịch cũng phần nào ảnh hưởng hiệu quả cho vay, trong dài hạn việc thuyên chuyển này tạo cho nhân viên có nhiều kinh nghiệm với môi trường làm việc, nhưng trong ngắn hạn làm xáo trộn trật tự của từng đơn vị, nhân viên mới thường cần thời gian làm quen môi trường, do đó Ngân hàng cần có biện pháp thuyên chuyển hợp lý hơn.
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 39- SVTH: Lê Hữu Trị