MỤC LỤC
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN. GVDH: Đinh Công Thành - Trang 7- SVTH: Lê Hữu Trị thông hàng hóa và phát triển kinh tế. - Nhờ đó hoạt động của tín dụng phát huy được chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho toàn xã hội. Vai trò của tín dụng. - Tín dụng là công cụ tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. - Góp phần ổn định tiền tệ, ổn đ ịnh giá cả và kiềm chế lạm phát thông qua chính sách về lãi suất. - Góp phần ổn định đ ời sống công ăn việc làm cho người dân và ổn đ ịnh xã hội. Phân loại tín dụng a) Theo thời hạn cho vay. Căn cứ vào thời gian cho vay, ta có 3 loại tín dụng. - Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến 12 tháng, thường được sử dụng để bổ sung vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, để mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,…. - Tín dụng dài hạn: Thời hạn cho vay trên 60 tháng nhưng không quá thời hạn còn lại của giấy phép kinh doanh. b) Theo đối tượng tín dụng. - Tín dụng vốn lưu động dùng vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động - Tín dụng vốn cố định dùng để cho vay nhằm đầu tư vào tài sản cố định, thường là cho vay trung và dài hạn. c) Theo mục đích tín dụng. Gồm có: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay tiêu dùng; cho vay cán bộ. GVDH: Đinh Công Thành - Trang 8- SVTH: Lê Hữu Trị công nhân viên; cho vay sản xuất nông nghiệp; cho vay góp chợ; cho vay học tập…. d) Căn cứ vào chủ thể tín dụng:. Có các loại tín dụng như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng quốc tế,…. Nguyên tắc cho vay. Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau. Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hoạt động của bên vay. Mặt khác, căn cứ vào việc sử dụng vốn mà Ngân hàng sẽ quyết định mức độ quan hệ hiện tại và định hướng chiến lược cho quan hệ tương lai đối với khách hàng. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay được đảm bảo không bị mất giá tức là phải đảm bảo thu hồi đầy đủ và có sinh lời. Rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Thông thường rủi ro của Ngân hàng chủ yếu thường tập trung vào 4 dạng:. rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hối đoái. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra. a) Đối với bản thân Ngân hàng. Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho Ngân hàng bị lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản. b) Đối với nền kinh tế xã hội. Bên cho thuê sẽ mua máy móc thiết bị và các tài sản theo yêu cầu của bên thuê giao cho bên đi thuê được sử dụng và người thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và không được hủy hợp đồng trước hạn.
Điều này cho thấy tình hình tài chính của Ngân hàng luôn có vị thế vững mạnh, lợi thế trong công cuộc đổi mới và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Trong thời gian tới Sacombank tiếp tục nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, chất lượng thẻ tín dụng, khả năng quản lý rủi ro và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2006 là 81.195 triệu đồng, năm 2007 tăng 18.165 triệu đồng so với năm 2006, nguyên nhân của tình hình trên là do năm 2007 nền kinh tế Cần Thơ đang trên đà tăng trưởng mạnh, cùng với việc chuẩn bị cho sự kiện năm du lịch sắp được tổ chức tại Cần Thơ, vì vậy không chỉ các doanh nghiệp mà cả các điểm du lịch, ăn uống vui chơi đều cần nguồn vốn đầu tư vào hoạt động của mình làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được đẩy mạnh từ đó thu nhập lĩnh vực này tăng lên. Đến năm 2008, mặc dù tốc độ tăng có chậm hơn so với năm 2007 nhưng chi phí hoạt động lên đến 102.765 triệu đồng, tăng 15,68% so với năm 2007, nguyên nhân là do nền kinh tế có nhiều bất ổn, việc huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nên cần vay ngắn hạn bổ sung nguồn vốn, vì vậy, Ngân hàng phải dùng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển với lãi suất cao, điều này đã làm cho chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng cao.
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 24- SVTH: Lê Hữu Trị Từ tình hình trên cho thấy, hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn tăng đều qua các năm và ổn định với mức tăng trưởng bình quân trên khá cao. Sacombank Cần Thơ có lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đang phát triển, cùng với uy tín và nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng.
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 26- SVTH: Lê Hữu Trị nền kinh tế nước ta phát triển nhanh trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp trong nước hoạt động có lãi, đời sống người dân có những bước tiến triển, văn minh hơn, họ sử dụng các dịch vụ Ngân hàng ngày càng nhiều, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến, doanh nghiệp cũng như cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng càng nhiều để kiếm lợi nhuận và tránh rủi ro khi giữ tiền mặt, chính vì vậy, đã đẩy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nhanh trong năm 2007. Cần Thơ đã là thành phố trực thuộc trung ương, sự phỏt triển về kinh tế của thành phố biểu hiện rừ rệt qua việc xõy dựng nhiều khu thương mại, khu công nghiệp, môi trường đầu tư dần được cải thiện, mức sống của người dân ngày càng cao, cán bộ công nhân viên chức được tăng lương,… Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều tiền nhàn rỗi từ dân cư, chính sự kết hợp giữa nguồn nội lực và hoàn cảnh thực tế đã tạo nên sự chuyển biến ngày càng khả quan đối với công tác huy động vốn của Ngân hàng.
GVDH: Đinh Công Thành - Trang 33- SVTH: Lê Hữu Trị suất cơ bản tăng cao làm giảm khả năng cho vay của Ngân hàng, mặc dù đến cuối năm lãi suất cơ bản có giảm xuống kéo theo lãi suất cho vay giảm, bên cạnh đó Ngân hàng còn áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với một số đối tượng (thu mua lương thực, xuất khẩu) thấp hơn mức lãi suất cho vay phổ biến từ 1-1,5%/năm nhưng các doanh nhiệp vẫn rất thận trọng khi vay vốn Ngân hàng, còn các doanh nghiệp nhỏ lẻ muốn vay vốn, nhưng phương án sản xuất kinh doanh khụng rừ ràng khiến NH phải mất cụng thẩm định, vốn tự cú thường thấp hơn so với quy định (30%), phương ỏn trả nợ thiếu rừ ràng, minh bạch,…tài sản thế chấp thường có giá trị thấp, tính thanh khoản không cao, nên số tiền được vay không lớn, nên hồ sơ vay vốn không làm cẩn thận, ngại thuê tư vẫn làm hồ sơ. Từ tình hình công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy công tác tín dụng của chi nhánh trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất, chăn nuôi có xu hướng giảm, nguyên nhân của vấn đề trên là do việc chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp trong những năm qua trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều biến động và chịu tác động từ nhiều phía, một mặt trong những năm qua thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, điển hình như năm 2006, 2007 dịch cúm gia cầm bùng phát làm nhiều hộ chăn nuôi ở Cờ Đỏ, Ô Môn bị mất vốn, bên cạnh đó dịch hại trên cây trồng cũng xảy ra như rầy nâu, lùn xoắn lá lúa, sâu bệnh trên cây ăn trái làm người dân ở Phong Điền, Cái Răng, Ô Môn mất mùa…Đối với người nông dân thì nguồn thu chính là các sản phẩm nông nghiệp nên khi mất nguồn thu này nông dân thường không có nguồn khác để trả nợ Ngân hàng, họ thường trì hoãn việc trả nợ và chờ tới mùa sau.
Các tiện ích sản phẩm cá nhân của Ngân hàng chưa được người dân sử dụng tối đa, Ngân hàng cần tạo điều kiện để khách hàng có thể tiếp cận được với những sản phẩm mới, đa dạng bằng nhiều biện pháp như: Đào tạo cán bộ nhân viên tư vấn cho khách hàng, quảng cáo trên các pano, áp phích, brochure,….Bên cạnh đó cần tiến hành Marketing đến từng khách hàng, nâng cao hình ảnh Ngân hàng như người bạn thân thiết bằng cách mở thêm nhiều tài khoản như tài khoản du học, ươm mầm tuổi thơ nhằm thu hút triệt để nguồn vốn dân cư. Mặt khác, cần có biện pháp tăng thu dịch vụ ngân hàng: Khuyến khích khách hàng hiện tại chuyển tất cả các dịch vụ thanh toán về thực hiện tại Sacombank, tiếp thị mở rộng tài trợ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng xuất nhập khẩu, quảng bá các loại dịch vụ ngân hàng đến người dân tại địa phương, tiếp tục thực hiện chủ trương giảm dần lệ thuộc vào nguồn thu tín dụng, tận dụng hệ thống mạng lưới để phát triển hoạt động dịch vụ.