1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học mác lênin ở trường cao đẳng sư phạm khăng khảy, tỉnh xiêng khoảng, công hòa dân chủ nhân dân lào luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

88 641 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 500 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---VILAYSENG NOUXAYLOR NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHĂNG KHẢY,TỈNH XIÊNG KHOẢNG, CỘNG HÒA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-VILAYSENG NOUXAYLOR

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM KHĂNG KHẢY,TỈNH XIÊNG KHOẢNG,

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục

Chính trị, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Vinh đã dành nhiều tâm huyết

truyền đạt những tri thức quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học và luận

văn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS giảng viên

Đoàn Minh Duệ, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Trường CĐSP Khẳng Khảy,CHDCND Lào và gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá

trình theo học chương trình Cao học tại Trường Đại học Vinh cũng như để

hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tác giả luận văn

Vilayseng NouXayLor

MỤC LỤC

Trang

Trang 3

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng

giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở các Trường Cao đẳng Sư phạm.

7

1.2 Thực trạng giảng dạy triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng phạm

Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

27

Chương 2: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm

Khăng Khảy, Tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

37

2.1 Định hướng để nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học Mác –

Lênin ở trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, Tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân LÀO

37

2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học

Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, Tỉnh Xiêng

Khoảng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển

và truyền bá văn minh nhân loại Ngày nay, Giáo dục- Đào tạo trở thành nhân

tố quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, mỗidân tộc Chính vì vậy, chính phủ và nhân dân các nước đánh giá cao vai tròcủa Giáo dục - Đào tạo

Đảng và Nhà nước đã chọn Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Côngnghệ làm nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ mới BCHTƯ Đảng NDCM Lào, tạiĐại hội Đại biểu lần thứ VII đã khẳng định: “Tiến hành công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước phải dựa vào giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ” [32;32]

Trang 4

Để sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo xứng đáng với vị thế trên, theo Quyếtđịnh số 34/2007 CT-TT ngày 1/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chiếnlược phát triển giáo dục của nước CHDCND Lào trong giai đoàn 2006- 2015

và 2015-2020: “Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo” đã địnhhướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới: “Tăng cườngcông tác dự báo và kế hoạch hóa giáo dục- đào tạo, đưa giáo dục- đào tạo vàoquy hoạch tổng thể phát triển kính tế - xã hội của cả nước và từng địa phương

Có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay, gắn đào tạovới sử dụng ” [36; 24]

Luật Giáo dục được quốc hội nước CHDCND Lào thông qua năm 2007quy định nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, trước hết là “xây dựng vàchỉ đạo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục vàđào tạo nói chung, nâng cao chất giảng dạy - học tập cho giảng viên và sinhviên nói riêng ” [37; 9]

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước, Nghị quyết lấnthứ 7 kỳ 2 năm 1997 của BCHTƯ Đảng NDCM Lào đã đề ra: “Đổi mới mạnh

mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, rèn luyên nếp tư duy sáng tạo của ngườihọc, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đạivào quá trình giảng dạy, đảm bảo điều kiện phương pháp giảng dạy chủ động

và thời gian tự học tập, tự nghiên cứu cho sinh viên, nhất là sinh viên cao đẳng,đại học, phát triển mạnh mẽ phong trào giảng dạy chủ động và tự học, tự đàotạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên” [38; 2]

Cố chủ tịch nước CHDCND Lào Kay Son Phôm Vi Hản đã khẳng định

“Giáo dục phải đi trước một bước” [30; 97]

Tư tưởng định hướng trên của Đảng đặt cho các trường sư phạm mộtmục tiêu mới: lấy nội lực, năng lực làm nhân tố quyết định sự phát triển củabản thân người học Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy triết họcMác- Lênin là mũi nhọn, chiến lược của sự nghiệp giáo dục - đào tạo hiện

Trang 5

nay, làm cho giáo dục sớm trở thành khâu đột phá, phát huy năng lực nội sinhcủa dân tộc, đưa đất nước tiến lên Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứunâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên ở Trường CĐSP Khăng Khảynước CHDCND Lào là cần thiết và đáp ứng được yêu cầu nâng cao chấtlượng giáo dục hiện nay

Để góp phần giải quyết từng bước sự bất cập và mất cân đối nói trên,đồng thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo trong quảtrình dạy học thì việc quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo nói chung, quyhoạch phát triển nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học nói riêng càngtrở nên quan trọng Vì vậy, chúng tôi chọn nội dung: “Nâng cao chất lượnggiảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm KhăngKhảy, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào” làm đề tài luận văn Thạc sỹ

2 Tình hình nghiên cứu

Giáo dục và Đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng đangđược các cấp, ban ngành quan tâm Vì vậy, từ trước đến nay, việc tìm ra cácgiải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy đã được các nhà giáo dục đề cập ởcác mức độ khác nhau Vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết họcMác- Lênin là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và công bốrộng rãi, nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn như: Tácgiả Phùng Văn Bộ (Chủ biên) với công trình “Một số vấn đề về phương phápgiảng dạy và nghiên cứu triết học”, NXB Giáo dục 2005 hoặc T.S Trần ĐăngSinh với bài viết: “Dạy và học Triết học Mác- Lênin ở Việt Nam trong bốicảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học số 2/2008

Có thể nói từ các góc độ khác nhau, các tác giả đều tập trung nghiêncứu, phân tích thực trạng giảng dạy môn triết học Mác - Lênin, sự cần thiếtphải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của sinh viên, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng giảng dạy môn triết học Mác- Lênin PGS, TS Nguyên Ngọc Hà có bàiviết: “Một số suy nghĩ về mục đích, nội dung và phương thức của việc giảng

Trang 6

dạy triết học”, Tạp chí Triết học số 5/2007 Với công trình này, tác giả đã nêulên các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình đổi mới nội dung và phươngpháp giảng dạy triết học, đưa ra giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình-một phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp tích cực khác,như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, hỏi đáp… gắn với sử dụng các phương tiệnhiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ của người

học

Liên quan đến nội dung đề tài, TS Nguyễn Lương Bằng đã có côngtrình bàn về giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin ở bậc Đại họcnhư: “Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác- Lênin ở các trường Đại

học hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7(2002) hoặc bài viết của GS Trần Bá Hoành (2003), “Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực (những vấn đề

chung)”, thuộc Dự án đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội v.v

Có thể nói, những công trình nghiên cứu, những đề tài khoa học phầnlớn tập trung vào vấn đề chung, những định hướng cơ bản về đổi mới PPDHnói chung, PPDH các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nóiriêng, còn những đề tài đi sâu nghiên cứu về đổi mới PPDH triết học Mác-Lênin với những vấn đề cụ thể của nó thì vẫn rất khiêm tốn Vì vậy, trong đềtài của mình, tác giả đã chỉ ra thực trạng và một số giải pháp thực hiện, gópmột phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học triết họcMác - Lênin trong các trường Đại học, Cao đẳng nói chung, ở Trường CĐSPKhăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào nói riêng trong giaiđoạn hiện nay

Trong luận văn của mình, tác giả đã kế thừa những thành quả nghiên cứunhững thành công từ các công trình, đề tài nêu trên đây về lý luận và phươngpháp để vận dụng vào việc nghiên cứu, triển khai công trình của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 7

Góp phần làm rõ những vấn đề chung về mặt lý luận và thực trạng củagiảng dạy môn triết học Mác- Lênin ở các Trường Cao đẳng Sư phạm từ đó

đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, nướcCHDCNND Lào hiện nay

Mác-3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở các Trường Cao đẳng Sư phạm

- Phân tích đánh giá thực trạng giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, CHDCND Lào

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, CHDCND Lào

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic nhằm xác lập những quan điểm lý luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát, tổng kết kinhnghiệm, phương pháp chuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng vậndụng kỹ năng dạy học của giảng viên CĐSP

- Các phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý các kết quả điều tra, khảo sát trong quá trình nghiên cứu

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môntriết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh XiêngKhoảng, CHDCND Lào

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 8

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài giới hạn phạm vi nghiêncứu tại Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng,CHDCND Lào.

Đề tài chỉ tập trung giải quyết một số nội dung của vấn đề nâng caochất lượng giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạmKhăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, CHDCND Lào

6 Giả thuyết khoa học

Đổi mới nâng cao PPDH triết học Mác- Lênin theo hướng phát huy tínhtích cực của người học sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học triết họcMác- Lênin ở Trường CĐSP Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, CHDCNDLào trong điều kiện hiện nay

7 Đóng góp của luận văn

- Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm một hướng nâng cao chất lượng giảidạy môn triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng CHDCND Lào

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảocho giảng viên và sinh viên, vận dụng vào giảng dạy và học tập triết học Mác

- Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, Tỉnh Xiêng Khoảng ,CHDCND Lào

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2chương

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng giảng dạy

môn triết học Mác - Lênin ở các Trường CĐSP

Chương 2 Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng

dạy môn triết học Mác- Lênin ở Trường CĐSP Khăng Khảy,Tỉnh Xiêng Khoảng, CHDCND Lào

Trang 9

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN Ở CÁC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số Khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học, phương pháp dạy học đại học và phương pháp dạy học triết học

1.1.1.1 Khái niệm phương pháp

Vấn đề phương pháp được đề cập sớm và khá nhiều trong triết học.Theo Heghen: “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bêntrong của nội dung” [28; 105]

Trang 10

Ngày nay, trong nghiên cứu, có khá nhiều định nghĩa về phương pháp

được đưa ra, nhưng “về mặt triết học, có hai định nghĩa thông dụng: Thứ nhất,

phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện đạt tới những mục đích

nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn Thứ hai, phương pháp là hình

thức của sự tự vận động bên trong của nội dung” [24; 16]

Phương pháp gắn liền với hoạt động của con người, giúp con ngườihoàn thành được những nhiệm vụ phù hợp với mục đích đã đề ra Bởi vậy,phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng có tính chất quyết định đốivới mọi hoạt động của con người

Khi nói tới phương pháp là nói tới hoạt động có đối tượng, hay hoạtđộng trên đối tượng Hoạt động bao giờ cũng là sự gặp gỡ giữa chủ thể và đốitượng của hoạt động Hay nói cách khác, mỗi lĩnh vực hoạt động của conngười có một hệ phương pháp riêng biệt, đặc thù Theo đó, phương pháp được

sử dụng trong quá trình tiến hành hoạt động dạy học được gọi là PPDH

1.1.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học

Trong các tài liệu về Lý luận dạy học có rất nhiều các quan niệm khác nhau về khái niệm PPDH

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt “Phương pháp dạy học là cách thức hoạtđộng phối hợp thống nhất của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưucác nhiệm vụ dạy học” [12; 52]

Theo Trần Bá Hoành, PPDH là “cách thức hoạt động của giáo viêntrong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủđộng đạt được các mục tiêu dạy học” [15; 27]

Theo Phan Trọng Ngọ, PPDH chỉ là hình thức vận động của một hoạtđộng đặc thù: hoạt động dạy học Vì vậy, “Định nghĩa chung nhất về phươngpháp dạy học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học”

[21; 147] Và theo ông, ở một cấp độ hẹp thì, “Phương pháp dạy học được

hiểu là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học trongquá trình dạy học, nhằm thực hiện được nội dung dạy học” [21; 147]

Trang 11

Theo Nguyễn Ngọc Quang, “Phương pháp dạy học là cách thức làm việccủa thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy,nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học” [24; 23].

GS TSKH Thái Duy Tuyên đã tóm tắt về khái niệm PPDH trong 3 dạng

Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục đích đặt ra

Phản ánh sự vận động của nội dung đã được nhà trường quy định

Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò

Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức: kích thích và xây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạtđộng” [27; 211]

Có thể thấy, dù quan niệm như thế nào thì PPDH cũng đòi hỏi có sựtương tác tất yếu của thầy và trò Trong quá trình đó, thầy tổ chức sự tác độngcủa trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trídục

Như vậy, PPDH bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học.Chúng là hai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau

về mục đích, tác động qua lại với nhau và là hai mặt của quá trình dạy học.Trong sự thống nhất này, phương pháp dạy giữ vai trò chủ đạo; còn phương

Trang 12

pháp học có tính độc lập tương đối, nhưng chịu sự chi phối của phương phápdạy, và có ảnh hưởng ngược lại đối với phương pháp dạy.

Từ cách hiểu như vậy về PPDH làm cơ sở để chúng ta nghiên cứu vềPPDH Đại học và PPDH bộ môn triết học Mác- Lênin cũng như việc đổi mớiPPDH bộ môn này ở các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay

1.1.1.3 Phương pháp dạy học đại học

Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức thì “Phương pháp dạyhọc ở Đại học tạo nên cách thức hoạt động của Giảng viên và Sinh viên trongquá trình tổ chức, điều khiển hoạt động dạy và quá trình tổ chức, tự điềukhiển hoạt động học ở Đại học” [21; 105] Song quá trình dạy học ở Đại học,

về bản chất, là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của sinh viên đượcthực hiện dưới vai trò chủ đạo của giảng viên nên PPDH ở Đại học phải xíchgần với phương pháp nghiên cứu khoa học

Vì vậy, có thể nêu lên khái niệm “Phương pháp dạy học ở Đại học là

tổng hợp các cách thức hoạt động của Giảng viên và Sinh viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở Đại học góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ có trình độ Đại học” [13; 105].

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, đặc điểm của trường Đại học; căn cứvào bản chất của quá trình dạy học Đại học và các chức năng của PPDH Đạihọc, một số tác giả đã nêu lên các đặc điểm của PPDH ở Đại học như sau:

“ Phương pháp dạy học Đại học gắn liền với nghề nghiệp đào tạo ởtrường Đại học

Phương pháp dạy học Đại học gắn liền với thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống và phát triển của khoa học, công nghệ

Phương pháp dạy học Đại học ngày càng tiếp cận với phương phápnghiên cứu khoa học

Phương pháp dạy học Đại học có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của Sinh viên

Phương pháp dạy học Đại học rất đa dạng, nó thay đổi tuỳ theo loại

Trang 13

trường Đại học, đặc điểm của bộ môn, điều kiện, phương tiện dạy học, đặcđiểm nhân cách của Giảng viên và Sinh viên…

Phương pháp dạy học Đại học ngày càng gắn liền với các thiết bị và các phương tiện dạy học hiện đại” [13; 106 - 107]

Có thể nói, việc nắm vững lý luận dạy học Đại học nói chung, đặc điểmPPDH Đại học nói riêng là cơ sở cho việc vận dụng các PPDH bộ môn ở cáctrường Đại học, Cao đẳng, trong đó có PPDH triết học Mác - Lênin

1.1.1.4 Phương pháp dạy học triết học

PPDH là phương pháp sư phạm nói chung, còn PPDH triết học làphương pháp bộ môn, mang tính chất đặc thù của môn học

Theo Phùng Văn Bộ, “Phương pháp dạy học bộ môn là sự thống nhấtcủa tri thức môn học với sự vận dụng các biện pháp sư phạm để chuyển tải trithức tới đối tượng” [6; 16] Muốn có PPDH phù hợp với nội dung thì phảixuất phát từ đặc điểm của môn học PPDH triết học cũng phải tuân theo cách thức đó

Bộ môn triết học có đặc điểm: “là môn khoa học giáp ranh giữa khoahọc tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn; là môn khoa học về thếgiới quan và phương pháp luận; là môn khoa học tiếp cận, xử lý thông tin đadạng, nhiều chiều, qua đó làm chức năng dự báo; là môn khoa học có “trình

độ trừu tượng bình phương” Ngoài ra sức sống của các nguyên lý triết học làgắn bó và được vận dung vào thực tiễn” [3; 64]

Từ những đặc điểm nêu trên, PPDH triết học có tính đặc thù là: “tínhchính xác của các khái niệm, thuật ngữ; tính chặt chẽ trong kết cấu, lập luận;tính phong phú về thông tin; tính bác học trong ngôn ngữ” [3; 64] Do đó,người giảng khi giảng dạy triết học cần nắm vững những đặc điểm của mônhọc, những tính đặc thù về phương pháp nêu trên để có thể lựa chọn, sử dụngnhững PPDH phù hợp, hiệu quả nhất Ngoài ra, dạy học triết học phải đảmbào các nguyên tắc: tính đảng, tính khoa học, tính thực tiễn và tính vừa sức.Hơn nữa, dạy học triết học thực chất là dạy học các khái niệm, phạm trù,

Trang 14

nguyên lý, quy luật triết học, do đó giảng phải nắm được PPDH khái niệm,nguyên lý, quy luật triết học.

Hiện nay, trong bối cảnh mới về sự phát triển của khoa học, dạy họctriết học cần phải tiếp cận với các phương pháp, phương tiện hiện đại, ứngdụng vào bài giảng nhằm đạt hiệu quả cao nhất

1.1.2 Nội dung, vị trí của môn Triêt học Mác- Lênin trong các Trường Cao đẳng Sư phạm, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

1.1.2.1 Nội dung môn triết học Mác - Lênin ở các Trường Cao đẳng Sư phạm, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Các môn khoa học Mác - Lênin trong các trường Cao đẳng có vị trí rấtquan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên “mỗi một mônkhoa học có một hệ thống những vấn đề riêng, việc trả lời những vấn đề củamột khoa học tạo thành nội dung của môn khoa học ấy” [14; 49] Các mônnày cung cấp những tri thức khoa học và thực tiễn giúp sinh viên xây dựngthế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học; làm cơ sở cho sinh viên

tự giác định hướng nghiên cứu các môn khoa học khác và các hoạt độngchính trị - xã hội; bồi dưỡng nhân sinh quan và đạo đức cách mạng, rèn luyệnbản lĩnh chính trị, nhân cách, phẩm chất, năng lực, niềm tin cho những cán bộtương lai

Năm 2003, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc

gia các môn khoa học Mác - Lênin đã được thành lập có nhiệm vụ tổ chức

biên soạn các giáo trình chuẩn quốc gia các môn khoa học Mác - Lênin Từnăm 2008 đến nay, tất cả các giáo trình chuẩn quốc gia đều đã được biên soạn

và xuất bản Trên cơ sở các giáo trình này, các trường cao đẳng đào tạo hệ sựphạm xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo, trình độ của đối tượng đào tạo,quỹ thời gian cho phép… soạn ra chương trình, giáo trình, nội dung bài giảngthích hợp

Các trường Cao đẳng đào tạo hệ sự phạm đã xây dựng và ban hànhchương trình, giáo trình cho các môn học trên, xuất bản để sử dụng từ năm

Trang 15

học 2008- 2009 Thực tế, trong quá trình giảng dạy, các giáo trình trên cònmột số vấn đề chưa thật hoàn chỉnh, nên các trường CĐSP đã tổ chức chỉnhsửa và ban hành sử dụng từ năm 2009 bộ giáo trình mới Cùng với bộ giáotrình đã được chỉnh sửa, Bộ Giáo dục đã ban hành các văn bản: Hướng dẫnthực hiện chương trình, Hướng dẫn giảng dạy, học tập các môn khoa họcMác- Lênin trình độ Cao đẳng Nội dung và phân phối chương trình mônTriết học Mác - Lênin trình độ Cao đẳng như sau:

MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Tổng số tiết tự học, thảo luận: 1 ĐVHT (16 tiết)

Bảng 1.1 Chương trình môn triêt học Mác – Lênin trình độ Cao đẳng

Tổng sốtiết mỗibài

Số tiếtgiảng

Số tiết tựhọc & thảoluận

( Nguồn: Sách giáo khoa môn triết học Mác- Lênin, trình độ CĐ, năm 2009 )

Nội dung, phân phối chương trình các môn khoa học Mác - Lênin nóichung, môn triết học Mác- Lênin nói riêng được thực hiện từ học kỳ II nămhọc 2006- 2007 có những điểm mới so với chương trình trước đây Nhìn tổngthể, chương trình lần này đã giảm giờ giảng lý thuyết, tăng giờ thực hành - tự

Trang 16

học và thảo luận Đặc biệt, số giờ tự học và thảo luận chiếm tới 25% tổng sốtiết của môn học Đây là một sự thay đổi lớn phù hợp với yêu cầu đào tạo ởbậc Cao đẳng; phù hợp với mục tiêu đào tạo mà xã hội đặt ra cho giáo dụchiện nay; thực hiện biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phát huytính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên, nhằm đào tạo những người cán

bộ năng động, thích ứng với cơ chế thị trường

Việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình triết học Mác - Lêninquy định việc lựa chọn và sử dụng các PPDH triết học Mác- Lênin phải theohướng tăng cường tổ chức các hoạt động học và tự học cho sinh viên, pháthuy tính tích cực học tập của họ trong học tập triết học Mác- Lênin

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập trung phân tích nộidung chương trình, giới thiệu sơ bộ các bài ở sách giáo khoa triết học Mác-Lênin dung cho các trường CĐSP, CHDCND Lào Không nguyên cứu về lịch

sử triết học vì trình độ CĐSP, CHDCND Lào chưa có phần nay

Mục tiêu của môn triết học Mác- Lênin ở các trường CĐSP, CHDCND Lào:

Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với kháchthể qua các mối quan hệ: Thực tiễn với nhận thức, tồn tại xã hội với ý thức

xã hội, con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội

Trang 17

Biết phân tích, vận dụng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là hai

cơ sở lý luận thế giới quan cơ bản đối lập với nhau và cuộc đấu tranh giữa chủnghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện bằng cách nàyhay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng với nhau

- Về thái độ:

Tôn trọng những quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội,khắc phục những biểu hiện duy tâm trong cuộc sống hằng ngày, phê phán cáchiện tượng mê tín dị đoan và những tư tưởng không lành mạnh trong xã hội

Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, thamgia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động của cộng đồng

1.1.2.2 Vị trí của môn Triết học Mác - Lênin trong chương trình đào tạo ở các trường Cao đẳng Sư phạm, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chủ nghĩa Mác- Lênin là một học thuyết cách mạng và hoàn chỉnh, baogồm 3 bộ phận hợp thành là: triết học mác- xít, kinh tế - chính trị học mác- xít

và CNXHKH Cả 3 bộ phận này là một thể thống nhất, có mối quan hệ chặtchẽ với nhau và có chung cùng mục đích nhằm phục vụ cho giai cấp vô sản

và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xoá bỏ CNTB, cải tạo xã hội cũ,xây dựng thành công xã hội mới XHXHCN và tiến tới XHCSCN Vì vậy,việc hiểu biết chủ nghĩa Mác trên toàn bộ cũng như trên từng bộ phận hợpthành là cần thiết để có cơ sở khoa học để nhận thức được sự phát triển của xãhội loài người và để có cơ sở lý luận nhằm giải quyết một cách có hiệu quảnhững vấn đề thực tiễn đòi hỏi Cho nên, nếu ai chỉ có hiểu 1 trong những bộphận hợp thành của chủ nghĩa Mác không thôi, thì người đó sẽ không có trithức đầy đủ về chủ nghĩa Mác và chắc chắn là giải quyết không tốt những vấn

đề thực tiễn đòi hỏi chính vì vậy triết học Mác- Lênin là một môn học thuyết

lý luận chung nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin

Triết học Mác - Lênin là một môn học thuyết lý luận nằm trong chươngtrình đào tạo sinh viên của Bộ giáo dục- Thể thao và Đơn vị đào tạo sự phạm,trong trình độ CĐSP, CHDCND Lào Môn triết học Mác - Lênin là một môn

Trang 18

học trang bị cho sinh viên “những tri thức ban đầu về thế giới quan duy vật,phương pháp luận biện chứng để từ đó chống lại những quan điểm duy tâm,siêu hình về thế giới, từng bước hình thành tư duy biện chứng duy vật - công

cụ quan trọng để nhận thức và cải tạo thế giới” [36; 24;], làm cơ sở cho quátrình nhận thức các nội dung như: phạm trù vật chất và ý thức, các nguyên lỳ,các quy luật, các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, lý luận nhậnthức, phạm trù ý thức xã hội- tồn tại xã hội và giai cấp - đấu tranh giai cấp

“Triết học phải trở thành công cụ sắc bén trong việc đổi mới nhận thức, đổimới phương pháp tư duy, xây dựng ý thức xã hội và nhận cách con người ”[17; 19] Tuy nhiên, so với trình độ sinh viên Cao đẳng với độ tuổi phổ biến

từ 18 trở lên thì việc nhận thức các nội dung của chương trình không thuậnlợi, dễ dàng, nhất là đối với sinh viên vùng miền núi, sinh viên là con em cácdân tộc thiểu số So với chương trình trước đây thì những nội dung triết học ởchương trình Cao đẳng được học trong suốt kỳ học, bao gồm 8 bài (đã giảmtải) với những nội dung “triết học Cao đẳng” Chương trình mới hiện nayđược tinh giản rất nhiều, chỉ khai thác những khái niệm, phạm trù, nguyên lýphục vụ cho việc hình thành cơ sở ban đầu về thế giới quan, phương phápluận khoa học cho sinh viên, giúp các em hiểu rõ các quy luật tự nhiên, xã hộiảnh hưởng đến con người, hiểu rõ hơn về tồn tại và phát triển của giới tựnhiên, “giúp cho sinh viên bối dưỡng và nâng cao bản lĩnh chính trị đấu tranhchống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trong và ngoàinước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, phòng chốngcác tệ nạn xã hội một cách có hiểu quả” [26; 75] Từ đó các sinh viên có nhậnthức và hành động phù hợp với bản thân, phù hợp với quy luật phát triển của

tự nhiên, xã hội mặc dù đối với các sinh viên đa số là con em ởmiền núi

1.1.3 Sự cần thiết khách quan phải nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, Tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trang 19

1.1.3.1 Thực tiễn xã hội với yêu cầu cải cách, đổi mới giáo dục - đào

tạo ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, Tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Thế giới đã bước sang thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của

sự bùng nổ thông tin và của toàn cầu hoá Toàn cầu hoá là dòng chảy xuyênbiên giới của vốn, công nghệ, hàng hoá, dịch vụ, con người, thông tin, trithức, ý tưởng… Toàn cầu hoá là một quá trình không thể đảo ngược và hộinhập là điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển không bị bỏ rơi trong

“cuộc chơi toàn cầu” Hội nhập kinh tế quốc tế là biểu hiện đầu tiên và trướchết của toàn cầu hoá Tuy nhiên, toàn cầu hoá không chỉ giới hạn ở thị trườngtoàn cầu Nó còn là công nghệ toàn cầu, ý tưởng toàn cầu, tri thức toàn cầu

Và nhờ vậy, cùng với bước phát triển vượt bậc thành lực lượng sản xuất trựctiếp của khoa học và công nghệ, từ những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX,nhân loại đang quá độ bước sang một nền văn minh mới là văn minh trí tuệ,kinh tế tri thức Đặc trưng cơ bản của nền văn minh này là sự hình thành củanền kinh tế tri thức, tức là nền kinh tế trong đó tri thức đóng vai trò cỗ máychính của tăng trưởng kinh tế Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơbản của sự phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục là nền tảng của sự phát triểnkhoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hộihiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thầntrách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau

Thế kỷ XXI đã trở thành trường đua của các quốc gia vào nền kinh tếtri thức Để có thể giành thắng lợi trong cuộc đua, các nước đều có chiến lượcphát triển giáo dục Tình hình trên mở đường cho một tiến trình mới trongtoàn cầu hoá Đó là hội nhập giáo dục bên cạnh hai tiến trình hội nhập đãthành hiện thực là hội nhập kinh tế và hội nhập văn hoá

Có thể nói, đó là cơ hội, nhưng đồng thời cũng là thách thức của các quốcgia muốn rút ngắn tiến trình phát triển Nước CHDCND Lào muốn tận dụng cơhội, vượt qua những thách thức, để không bị tụt hậu và có thể phát triển nhanh

Trang 20

và bền vững, không thể không tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó

có hội nhập giáo dục

Nước CHDCND Lào đang từng bước hội nhập với thế giới Để hộinhập và phát triển, Đảng NDCM Lào đã chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước Như vậy, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế đã được mở ra từ khinước CHDCND Lào chính thức gia nhâp Tổ chức thương mại thế giới , quátrình CNH, HĐH đất nước tiếp tục được đẩy mạnh nhằm đạt mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Muốn vậy, cần phải

có những chiến lược cho sự phát triển Một trong những chiến lược có tầmquan trọng hàng đầu là chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo

Nước CHDCND Lào hiện nay đã có chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2006- 2020 trên cơ sở cụ thể hoá Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII

-về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH,HĐH và nhiệm vụ đến năm 2020 Theo đó, đến năm 2020, phải “tạo bướcchuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độtiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Lào, phục vụ thiết thực cho sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương,hướng tới một xã hội học tập Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏitình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khuvực” [31; 21]

Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VII cũng đã chỉ ra mộttrong các nhiệm vụ của giáo dục Lào là “tăng cường hợp tác quốc tế về giáodục và đào tạo; từng bước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầuCNH, HĐH đất nước” [40; 109]

Như vậy, Nhà nước và nhân dân đặt ra yêu cầu cao đối với sự phát triểncủa giáo dục nước ta trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI Giáo dụcđược điều chỉnh lại nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đấtnước Hệ thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục phải tiếp tụcđược thay đổi nhằm xoá bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường, cung cấp tri

Trang 21

thức hiện đại, đào tạo các công dân của thế kỷ XXI, đáp ứng yêu cầu mới phátsinh của nền kinh tế.

Từ Đại hội IV, Đảng nhân dân cách mạng Lào khởi xướng công cuộcđổi mới toàn diện đất nước, giáo dục - đào tạo cũng bắt đầu có những đổi mớinhất định Tiến trình đổi mới giáo dục nước CHDCND Lào trong hơn 25 nămqua mang hai đặc trưng chủ yếu sau đây: 1/ chuyển từ giáo dục phục vụ kinh

tế kế hoạch hoá tập trung sang giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa; 2/ chuyển từ giáo dục khép kín sang giáo dục

mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế Đặc biêt, sau khi gia nhập Tổ chứcthường mại thế giới, cũng như nhiều lĩnh vực khác, giáo dục Lào đứng trướcmột cơ hội mới: bước vào “sân chơi toàn cầu” về giáo dục Cùng với cơ hộimới là một thách thức lớn: chấp nhận thị trường giáo dục Đó là một đặctrưng mới của giáo dục Lào trong giai đoạn mới Chính đặc trưng này, cùng

cơ hội mới của quá trình hội nhập và những đòi hỏi mới của đất nước tronggiai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, gắn với phát triển kinh tế tri thức, đã đặtgiáo dục trước yêu cầu khách quan phải cải cách

Hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnhđạo, giáo dục Lào đã đổi mới liên tục Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới củađất nước hiện nay thì nền giáo dục Lào còn bộc lộ không ít những hạn chế,bất cập trên nhiều phương diện, như Đại hội VIII của Đảng đã nhận định:

“cách đổi mới còn mang tính chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạchđồng bộ” [33; 42]

Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá VIII về một số chủtrương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Lào làthành viên của Tổ chức thương mại thế giới, đã yêu cầu: “Khẩn trương xây dựng

đề án tổng thể cải cách giáo dục - đào tạo nghề, từ nội dung, chương trình đếnphương pháp dạy học, chế độ thi cử…” [33; 127]

Như vậy, cải cách giáo dục là lời giải cho bài toán lớn của giáo dục Làotrong giai đoạn mới, với nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ trong

Trang 22

thời gian tới Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH, nâng cao chất lượng giáodục- đào tạo luôn là một trong những vấn đề cốt lõi, nhằm đáp ứng nguồnnhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

1.1.3.2 Nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học Mác - Lênin gắn với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ ở Trường Cao đẳng

sư phạm Khăng Khảy, Tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- Mục tiêu chung về đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế

Để thực hiện CNH, HĐH thành công, để hội nhập và phát triển, ĐảngNDCM Lào đặc biệt chú trọng tới nhân tố con người, coi phát huy nhân tốcon người, khơi dậy tiềm năng vô tận của con người là nhân tố quyết địnhthắng lợi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Do đó, một trong nhữngvấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược được xã hội quantâm nhất hiện nay là xây dựng một nền giáo dục với chất lượng ngày càng cao

để không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tăng cường chất lượng nguồnlực con người Lào trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế “Nguồnlực con người là vô tận trong quá trình khai thác và sử dụng để đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước Nó còn là nhân tố quyết định hiệu quả sử dụng cácnguồn lực khác, như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, thành tựu khoa học

và công nghệ… để phát triển nhanh và bền vững Để có nguồn nhân lực cóchất lượng cao, đủ sức đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đấtnước, cần phải phát triển con người toàn diện cả về thể lực, trí lực, phẩm chất

và năng lực; cần xây dựng con người có kỹ năng lao động giỏi, năng động,sáng tạo, có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ, có ý chí và bản lĩnh trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc’’[26; 73] Vì vậy, định hướng pháttriển nguồn lực con người đã trở thành một trong những mục tiêu cơ bản củagiáo dục- đào tạo, được thể hiện trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảngqua các thời kỳ “Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn triết họcMác- Lênin ngoài những cố gắng của sinh viên, còn cần phải nâng cao trình

Trang 23

độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên” [26;75]

Luật Giáo dục, điều 2 quy định rõ về mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu giáodục là đào tạo con người Lào phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sứckhoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lựccủa công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[37; 8]

Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 2 khoá VIII của Đảng đãđịnh hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH:

“Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những conngười và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;CNH, HĐH đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, cónăng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc

và con người Lào, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân,làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹnăng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sứckhoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa

“chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ” [33; 29] Nghị quyết cũng nêu rõ: “Mụctiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ởtất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách, khảnăng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” [33; 33]

Văn kiện Đại hội VIII khẳng định: “Đổi mới cơ bản công tác quản lý

và tổ chức giáo dục; xây dựng hệ thống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọingười có thể học tập suốt đời theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn chặt với yêucầu của xã hội Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để bảo đảm sự nghiệpgiáo dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu về con người

và nguồn nhân lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững” [33; 78]

Trang 24

Văn kiện đại hội IX nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục - đào tạo 5năm 2011-2015 là: “Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế trithức, chọc thủng tư tưởng và chọc thủng nguồn nhân lực” [34; 140]

Như vậy, trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng đều nhất quán quanđiểm coi trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát triển con ngườitoàn diện cho sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH, xây dựng và bảo về Tổ quốc

- Vai trò của môn triết học Mác - Lênin trong việc đào tạo nguồn nhân

lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế

Ở nước ta, quá trình dạy và học môn triết học Mác- Lênin chỉ thực sựbắt đầu ở bậc Đại học và Cao đẳng Để nâng cao chất lượng của môn học này

ở các trường Đại học và Cao đẳng, cần nhận thức một cách đúng đắn vị trí,vai trò của môn học trong hệ thống nội dung chương trình đào tạo của nhàtrường

Môn triết học Mác- Lênin có nhiệm vụ trang bị tư duy lý luận nóichung, thế giới quan, phương pháp luận khoa học nói riêng cho người học;trên cơ sở đó, thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SVcác trường Đại học, Cao đẳng Tư duy lý luận có vai trò đặc biệt quan trọngtrong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, nhưĂngghen đã nhận xét: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoahọc thì không thể không có tư duy lý luận Nhưng tư duy lý luận chỉ là mộtđặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi Năng lực ấy cầnphải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không

có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [7; 489]

Ngoài ra, việc trang bị lý luận chung sẽ là cơ sở cho việc giải quyếtnhững vấn đề riêng - những vấn đề của các khoa học cụ thể, chuyên ngành

Do đó, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ngoài việc nghiên cứu cáckhoa học cơ bản, chuyên ngành không thể không nghiên cứu triết học và triếthọc Mác- Lênin Hay nói cách khác, việc nghiên cứu, học tập triết học Mác -

Trang 25

Lênin không những giúp cho họ học tốt hơn các môn chuyên ngành, mà còngiúp họ hình thành những phẩm chất xã hội, góp phần hình thành nhân cáchcủa người lao động mới - năng động, sáng tạo, không những giỏi về chuyênmôn, nghiệp vụ, mà còn có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ lý luận, có bảnlĩnh chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từngthời kỳ.

Thực hiện những nhiệm vụ đó, môn triết học Mác- Lênin có vai trò hết

sức quan trọng trong mục tiêu đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực nóiriêng cho sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH, hội nhập quốc tế hiện nay

Trước hết, cũng như các hệ thống triết học khác, triết học Mác - Lênin

có vai trò thế giới quan và phương pháp luận Lênin đã nhận xét rằng: triết

học Mác là “công cụ nhận thức vĩ đại” [2; 43], bởi trong triết học Mác có sựthống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học Hệthống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật mác xít, do tính đúng đắn và triệt

để của nó đem lại đã trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức

và thực tiễn Do đó, nắm vững triết học Mác - Lênin không chỉ là tiếp nhậnmột thế giới quan khoa học mà còn là xác định một phương pháp luận đúngđắn

Như vậy, triết học Mác- Lênin góp phần hình thành thế giới quan,phương pháp luận khoa học cho sinh viên, giúp họ có cái nhìn khách quan,khoa học về thế giới, xã hội và con người luôn vận động, biến đổi; Trên cơ sở

đó, giúp họ hình thành nhân sinh quan đúng đắn để định hướng cho mọi hoạtđộng trong cuộc sống

Ngoài ra, triết học Mác - Lênin góp phần vào sự hình thành và pháttriển trí tuệ, nâng cao năng lực, trình độ tư duy khái quát, lôgíc và hệ thốngcho sinh viên; giúp cho sinh viên bồi dưỡng và nâng cao bản lĩnh chính trị,đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực trong vàngoài nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, phòngchống các tệ nạn xã hội một cách có hiệu quả; góp phần hình thành những giá

Trang 26

trị văn hoá, lý tưởng đạo đức, lối sống, niềm tin của sinh viên trong sự nghiệpCNH, HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo Góp phần động viên họ đóng gópcông sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước theo mục tiêu “Dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; biết gắn nhu cầu,nguyện vọng và lợi ích chính đáng của cá nhân với lợi ích của giai cấp, quốcgia, dân tộc.

Với nhiệm vụ, vai trò hết sức quan trọng, triết học Mác - Lênin gópphần tích cực vào việc hình thành nhân cách nói chung, phẩm chất chính trị,đạo đức nói riêng cho đội ngũ lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng nhằmcung cấp nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay

- Thực trạng và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác-

Lênin nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế

Dạy học nói chung, dạy học triết học Mác- Lênin nói riêng trong nhữngnăm qua tuy đã đạt được một số thành tựu, kết quả nhất định trong việc nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp xây dựng đấtnước tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng nhìn chung còn nhiều yếu kém và tồntại Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục - đào tạo nước tacòn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, và nhất là về chất lượng vàhiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lựccủa công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thựchiện CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [33; 22- 23].Dạy học triết học Mác- Lênin không nằm ngoài thực trạng chung nói trên.Nhìn một cách tổng quát, việc dạy học triết học Mác- Lênin hiện nay cònthiếu sức hấp dẫn, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy vai trò hình thành thếgiới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, lối sống lành mạnh cho độingũ trí thức tương lai

Trang 27

Những yếu kém, bất cập trong dạy học triết học Mác- Lênin là do nhậnthức không đúng về vị trí, vai trò của môn học trong kết cấu nội dung chươngtrình học tập của sinh viên Cho nên nhiều trường Đại học, Cao đẳng vẫn xemđây là môn học phụ, có cũng được, không có cũng được, vì thế không chú ýxây dựng ngang tầm của nó.

Trong dạy học triết học Mác - Lênin, các nội dung được chuyển tải vẫnnặng về kinh viện, tính hàn lâm, trích dẫn, chỉ trả lời câu hỏi các nhà kinhđiển nói như thế nào chứ chưa cắt nghĩa được cơ sở khách quan, khoa học củanguyên lý, chưa lý giải được một cách thuyết phục khả năng ứng dụng và tínhhiện đại của chúng Các nguyên lý kinh điển, vì thế, trở nên xơ cứng, thiếuhấp dẫn, thậm chí bị hiểu sai tinh thần cơ bản nguyên gốc ban đầu Tình trạngphổ biến hiện nay là giảng dạy triết học Mác - Lênin chỉ nhằm mục đíchthuần tuý lý luận, ít gắn với giải quyết, nhận thức các vấn đề thực tiễn đang đặt

ra, do đó, người học ít cảm nhận được nhu cầu học tập lý luận thật sự Hay nóicách khác, người học chưa nhận thức được tính ích lợi từ môn học, nên khônghứng thú, không tích cực

Đặc biệt, dạy học triết học Mác - Lênin trong các trường Đại học, Caođẳng hiện nay còn thiếu hấp dẫn, hiệu quả không cao là do phương pháp dạycủa giảng viên Có thể nói, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá

bộ môn triết học Mác - Lênin rất chậm đổi mới Đại bộ phận giảng viên vẫnduy trì cách dạy cũ, truyền thống, đó là thuyết trình, độc thoại “thầy nói, trònghe”; phương pháp đối thoại, nêu vấn đề, thảo luận… còn ít được sử dụng,nếu có thì vẫn chưa thực sự theo hướng coi trọng chất lượng và tính hiệu quả.Đặc biệt, các phương tiện dạy học hiện đại đa chức năng chưa được dùngnhiều trong dạy học triết học Mác - Lênin Về cơ bản, phương pháp giảng dạychậm được cải tiến và đổi mới; người học còn cảm thấy ức chế vì bị áp đặt,không có cơ hội trao đổi bộc lộ ý kiến; khả năng tự học, tự nhận thức còn hạnchế; những nhận thức mơ hồ, sai trái ít được nêu ra để phản bác Do đó, chưaphát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học

Trang 28

Về phía sinh viên, đại bộ phận chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiếtphải giáo dục chính trị tư tưởng, phải học tập lý luận chính trị; chưa thấy được

sự chi phối của định hướng tư tưởng chính trị đối với tư duy khoa học; chưathấy được sự yếu kém của nhận thức về lý luận sẽ hạn chế sự phát triển tàinăng Họ đồng nhất việc học tập lý luận Mác - Lênin nói chung, triết học Mác

- Lênin nói riêng với công tác tư tưởng chính trị chung chung Họ coi cácmôn lý luận Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng là cácmôn học nặng về chính trị, ít tính khoa học, giáo điều, máy móc, họ tìm cách

để đối phó chứ không đối xử với chúng như các môn khoa học thực sự Do

đó, đại bộ phận sinh viên học triết học Mác - Lênin một cách không tự giác,

bị động, không hào hứng, học đối phó; kiến thức không trở thành phương tiệnthực hành, xử trí công việc Thái độ học tập như vậy của sinh viên đã ảnhhưởng không tốt đến người dạy, đến việc nâng cao chất lượng dạy học triếthọc Mác - Lênin

Bên cạnh đó, phương pháp học của sinh viên cũng còn không ít hạnchế Đại bộ phận sinh viên trong các năm đầu vẫn quen cách học phổ thông,

“học thuộc lòng”, thiếu động não suy nghĩ để nắm chắc bản chất nội dungkiến thức và vận dụng, liên hệ giữa lý luận và thực tiễn

Trong khi học, sinh viên chưa có thói quen so sánh, khái quát, hệ thốnghoá kiến thức nên nắm kiến thức không sâu và không chắc; không biết cách

tìm ra trọng tâm, nội dung chính cần nắm Do vậy, sinh viên chưa đủ khả

năng làm chủ kiến thức của mình Khi đọc tài liệu tham khảo, sinh viên chưaquen tóm tắt nội dung chính của tài liệu, chưa biết cách ghi chép Trong quátrình học, sinh viên thường học theo lối học thuộc lòng, mà ít chú ý đến traođổi, tranh luận với nhau

Phương pháp học của sinh viên nhìn chung vẫn còn thụ động, kémnăng động, học vẫn theo phương pháp cũ: học chấp nhận, học thuộc lòng,chưa chuyển sang phương pháp học tích cực, chủ động sáng tạo Nhiều sinhviên chỉ học trong vở ghi bài giảng của giảng viên, không chịu nghiên cứu

Trang 29

giáo trình và tài liệu tham khảo, vì thế kiến thức họ nắm được hời hợt, không

có hệ thống, và không biết rõ mục đích học để làm gì Phương pháp học nhưvậy tất yếu đem lại kết quả không cao Số sinh viên đạt kết quả khá, giỏi thấp,

số sinh viên đạt trung bình, yếu kém còn nhiều Có thể nói, chất lượng học tậptriết học Mác - Lênin của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng chưa đápứng được yêu cầu môn học, khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa nhậnthức và hành động còn lớn Do đó, phải “cải tiến phương pháp giảng dạy vàhọc tập, loại bỏ dần phương pháp dạy chay Phải gắn lý luận với thực tiễn,phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu thực nghiệm củangười học dưới sự hướng dẫn của người dạy” [4; 46]

Tóm lại, trong từng bài giảng triết học Mác - Lênin còn bộc lộ sự yếukém cả về nội dung lẫn phương pháp thể hiện, còn thiếu sức thuyết phục.PPDH chậm được cải tiến Về cơ bản, vẫn chỉ có các buổi lên lớp, thuyếtgiảng “thầy nói, trò ghi” truyền thống Do đó, việc dạy học triết học Mác -Lênin chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và đòi hỏi của người họctrong điều kiện mới Hay nói cách khác, chưa đáp ứng được mục tiêu mônhọc về phát triển con người toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệpđổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế Vì vậy, đổi mới PPDHtriết học Mác - Lênin là yêu cầu khách quan trong tình hình hiện nay

1.2 Thực trạng giảng dạy Triết học Mác- Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trường CĐSP Khăng Khảy nằm ở đường số 7 cách trung tâm thànhphố Phôn sa văn khoảng 6 km, về phía Đông Trường CĐSP Khăng Khảy là

tổ chức giáo dục được kế thừa từ Trường Trung cấp Sư phạm trung ương,thành lập năm 1965 ở huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn

Trang 30

Năm 1965- 1978 trường có tên gọi là Trường Trung cấp Sư phạmTrung ương, lúc bấy giờ trường có nhiệm vụ đào tạo sinh viên và cán bộ chovùng giải phóng Hoa Phăn và Phông Sa li Lúc bấy giờ trường chưa có cơ sởvật chất, chỉ dạy và học trong hang, vừa học vừa đấu tranh chống đế quốc Mĩ.Lúc này trường có các Hiệu trưởng là thầy Bun Khăm Cha lơn Súc (1965-1968), thầy Sin Xay Kéo Ma Ni Vông (1968- 1973), thầy Khăm Phóng PhănVông Sa (1971- 1973), thầy In Kéo Viêng Vi Xay (1973- 1974), thầy ThôngSing Thăm Ma Vông (1974- 1976), và cô Bun Phêng Mun Phô Xay(1976-1977)

Năm 1978 Tổ quốc có bước đổi mới cách mạng, giáo dục được pháttriển để đáp ứng nhu cầu của nhân dân Sau đó, trường đã được chuyển từhuyện Viêng Xay, tỉnh Hoa Phăn sang huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng vàđổi tên là Trường Trung cấp Sư phạm số 3 Lúc này có các Hiệu trưởng làthầy Bun Thon Seng Khăm Mi (1978- 1980), thầy Sai Thong Vông Lo Khăm(1980- 1995)

Khóa học 1995- 1996 Trường được chuyển từ huyện Khăng cưu sanghuyện Pep, tỉnh Xiêng Khoảng và đổi tên là Trường Sư phạm Xiêng Khoảng.lúc này có các Hiệu trưởng là thầy Sai Thong Vông Lo Khăm và Thầy Vông

Sa đoang Thong La

Đến ngày 16/10/1998 Trường được chuyển từ Khăng cưu sang ở bảnKhăng Khảy và lấy tên là Trường CĐSP Khăng Khảy cho đến nay

Hiện nay, trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang, bao gồm 10văn phòng trong đó có 4 văn phòng các khoa như: văn phòng khoa học tựnhiên, văn phòng khoa học xã hội, văn phòng ngoại ngữ và văn phòng sư

phạm tiểu học có 3.391 sinh viên hệ chính quy, có đội ngũ cán bộ, giảng viên

đông về số lượng (gần 154 cán bộ công chức), tương đối đồng đều về chấtlượng đào tạo (Thạc sỹ: 13 ngừơi, đại học 115 người, cao cấp 15 người, trungcấp 8 người và 3 người là sơ cấp) Đội ngũ giảng viên các môn khoa họcMác- Lênin là 8 người, trong đó có 7 giảng viên trình độ đại học, 1 giảng viên

Trang 31

đang học cao học Nhìn chung độ tuổi CBGD khoa học Mác - Lênin khôngđồng đều: có 1/3 số giảng viên trung, cao tuổi, còn lại là những giảng viêncòn rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề

Trường CĐSP Khăng Khảy là trường miền núi phía Bắc của nướcCHDCND Lào Trường CĐSP Khăng Khảy có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ giáo viên cho các trường từ Mầm non, Tiểu học đến Trung học cơ sở,góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của các dântộc các tỉnh Miền Bắc nước CHDCND Lào, đặc biệt là hai tỉnh Xiêng Khoảng

và Hủa Phăn Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cộng vớinhững biến động của tình hình thế giới và trong nước, tác động của cơ chế thịtrường, nhưng nhà trường đã và đang phấn đấu vươn lên xây dựng trườngthành một trung tâm sư phạm lớn, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồidưỡng giáo viên, cán bộ và nhân viên phục vụ các trường học từ Mầm non,đến Trung học cơ sở của hai tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phăn

Để thực hiện mục tiêu đó, hiện nay, Trường CĐSP Khăng Khảy đàotạo sinh viên theo 4 hệ thống để đáp ứng yêu cầu của Bộ giáo dục- thể thaonhư sau:

Thứ nhất: các học sinh tốt nghiệp cấp hai tiếp tục học 3 năm, được

bằng tốt nghiệp trung cấp đi dạy tiểu học gọi là hệ thống 9+3

Thứ hai: các học sinh tốt nghiệp cấp ba học thêm 1 năm được bằng tốt

nghiệp trung cấp đi dạy tiểu học và mầm non gọi là hệ thống 12+1

Thứ ba: các học sinh tốt nghiệp cấp ba học thêm 2 năm được cấp bằng

tốt nghiệp cao cấp đi dạy cấp hai gọi là hệ thống 12+2

Thứ tư: các học sinh tốt nghiệp cấp ba học thêm 4 năm được bằng tốt

nghiệp đại học đi dạy cấp ba gọi là hệ thống 12+4 [39; 18]

Trường luôn đạt được những kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp,cũng như trong các kỳ thi đại học và cao đẳng, góp phần quan trọng vào nềngiáo dục của đơn vị đào tạo sư phạm và Bộ Giáo dục- Thể thao Có đượcnhững thành tích nêu trên chính là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối

Trang 32

hợp của lãnh đạo Đảng, chính quyền, sự quan tâm của Bộ Giáo dục- Thể thao,các ban ngành đoàn thể, các cấp trên địa bàn Mặt khác, tập thể sư phạm nhàtrường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, giảng viên luôn luôn trăntrở, tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, truyềnthống và bề dày kinh nghiệm, thành tích của nhà trường trong những năm qua

là thành quả khích lệ đối với tập thể sư phạm nhà trường, bên cạnh đó, hộicha mẹ sinh viên rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến cáchoạt động của nhà trường, nhiều sinh viên được giáo dục tốt ở gia đình và làmcán bộ tốt sau tốt nghiệp ra trường đi làm việc, làm gương mẫu tốt cho con trẻ

và xã hội

1.2.2 Tình hình giảng dạy môn Triết học Mác- Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Tìm hiểu tình hình về PPGD môn triết học Mác - Lênin, chúng tôi đặt

ra hệ thống phiếu điều tra sinh viên năm thứ nhất của ngành khoa học xã hộicủa Trường CĐSP Khăng Khảy với 150 sinh viên được hỏi Nhìn chung, sinhviên cho rằng,các giảng viên đều có tinh thần, trách nhiệm cao trong giảngdạy, trong giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên sưphạm Điều này được chúng tôi khẳng định qua kết quả điều tra ý kiến nhậnxét của sinh viên về tinh thần, trách nhiệm của giảng viên bộ môn triết học(Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Đánh giá của sinh viên về tinh thần, trách nhiệm của giảng viên

TTĐánh giá về tinh thần, trách nhiệm của

giảng viên

Trách nhiệm cao Trách nhiệm chưa cao

Trang 33

(Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 12/2011, ở Trường CĐSP Khăng Khảy )

Kết quả ở bảng trên cho thấy, có tới 70% sinh viên đánh giá cao sựnhiệt tình giảng dạy, lòng yêu nghề của đội ngũ giảng viên môn triết học Cóthể nói, đây là một ưu điểm cần được phát huy, nhất là trong điều kiện của cơchế thị trường hiện nay Chính vì vậy, phần lớn giảng viên môn triết học rấttận tâm với nghề, tận tình hướng dẫn sinh viên trong học tập và sử dụng tối đathời gian lên lớp 63,3% Có thể nói, đây là một trong những điều kiện quantrọng để giảng viên Mác - Lênin nói chung, giảng viên môn triết học nói riêngphấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu môn học

Tuy nhiên, chỉ với lòng nhiệt tình, tận tâm không thôi thì chưa đủ,người giảng viên còn phải có những năng lực nhất định trong giảng dạy Đó lànăng lực về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giảng viên giảng dạy môn triếthọc, ngoài việc có những hiểu biết, những tri thức sâu, rộng về môn học, vềthực tiễn đời sống xã hội, còn phải có những khả năng sư phạm nhất định để

có thể chuyển tải được tri thức môn học đến với người học một cách tốt nhất.Các giảng viên môn triết học của trường về cơ bản là nhiệt tình trong giảngdạy, vững về chuyên môn, nhưng trong thực tế chất lượng dạy học triết họcvẫn chưa cao, nếu không muốn nói là mục tiêu môn học chưa đạt cả về truyềnthụ tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ Điều đó liên quan trực tiếpđến khả năng truyền thụ kiến thức, đến việc sử dụng PPDH của giảng viên đạthiệu quả chưa cao (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Đánh giá về sự truyền thụ kiến thức của giảng viên

TT Đánh giá về truyền thụ kiến thức của giảng viên SL Tỉ lệ %

(Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 12/2011, ở Trường CĐSP Khăng Khảy)

Trong quá trình giảng dạy triết học - với đặc thù là môn học lý luận,trừu tượng cao, nhưng các giảng viên bộ môn đã cố gắng truyền thụ một cách

Trang 34

tốt nhất để giảng viên có thể hiểu bài và học tập tốt Nhưng đa số giảng viênmới dừng lại ở mức truyền thụ đầy đủ, cơ bản, hệ thống tri thức môn học(88%) Đây là yêu cầu cơ bản, đầu tiên của người giảng viên khi lên lớp,nhưng chưa đủ, mà điều quan trọng hơn là phải biết giúp sinh viên mở rộng,nâng cao kiến thức, liên hệ lý thuyết với thực tiễn đời sống xã hội sinh động.Nhưng thực tế giảng viên bộ môn triết học chủ yếu là giảng lý thuyết, ít liên

hệ với thực tiễn Trong số các sinh viên được hỏi thì 84% sinh viên cho rằnggiảng viên giảng chủ yếu lý thuyết và chỉ có 40% sinh viên cho rằng giảngviên trong khi giảng có liên hệ lý thuyết với thực tiễn đời sống xã hội Điềunày đã làm cho tính chất trừu tượng, khô khan, kém sinh động của môn họctăng thêm và làm giảm hứng thú của người hoc Ngoài ra, có 52% sinh viêncho rằng giảng viên trong giảng dạy triết học có mở rộng, nâng cao kiến thứctriết học cho sinh viên Một số giảng viên còn ngụy biện rằng, với khối lượng trithức cần truyền tải đến người học đã quá nặng, quá khó và với đối tượng sinh viêncao đẳng không lấy gì làm xuất sắc thì việc mở rộng, nâng cao là điều giống nhưkhông tưởng Đây quả là một việc rất khó đối với cả người học và người dạy Vìvậy, việc đổi mới và cải tiến PPDH triết học là vấn đề rất cần thiết hiện nay

Bảng 2.3: Đánh giá của sinh viên về mức độ vận dụng các phương pháp dạy học của giảng viên

giảng dạy cụ thể

Mức độ vận dụngThường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

(Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 12/2011, ở Trường CĐSP Khăng Khảy)

Nhìn kết quả ở bảng trên, có thể thấy, phương pháp thuyết trình làphương pháp được giảng viên sử dụng thường xuyên, phổ biến trong dạy họctriết học Mác - Lênin Trong số các sinh viên được hỏi thì có tới 92% sinh

Trang 35

viên cho rằng giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình,diễn giảng là chính Trong khi đó mức độ thường xuyên đối với phương pháphoạt động nhóm và phương pháp nêu vấn đề là 0% Đối với phương pháp vấnđáp, mức độ sử dụng thường xuyên được sinh viên lựa chọn là 24% vàphương pháp trực quan là 10% Kết quả này cho thấy, hầu hết giảng viên vẫn

có thói quen lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống làchính, mà chưa có được những cải tiến mạnh mẽ để đổi mới PPDH Chúng ta

có thể khẳng định thêm điều đó khi bảng kết quả cho thấy mức độ thỉnhthoảng và không bao giờ được vận dụng ở các phương pháp vấn đáp, trựcquan, nêu vấn đề, hoạt động nhóm còn chiếm tỷ lệ rất cao Cụ thể, ý kiến củasinh viên cho biết giảng viên thỉnh thoảng mới sử dụng phương pháp thuyếttrình 8%, phương pháp vấn đáp là 60%, phương pháp nêu vấn đề là 64%,phương pháp hoạt động nhóm là 72% và phương pháp trực quan là 43,33%.Đặc biệt, việc giảng viên không bao giờ sử dụng các phương pháp khác ngoàiphương pháp thuyết trình cũng chiếm một tỷ lệ rất cao trong ý kiến nhận xétcủa sinh viên Có tới 16% số sinh viên được hỏi cho rằng giảng viên khôngbao giờ sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học triết học Mác - Lênin,28% với phương pháp hoạt động nhóm, 36% với phương pháp nêu vấn đề và46,67% với phương pháp trực quan Cũng theo kết quả điều tra ở bảng trên,

có 24% số sinh viên được hỏi cho rằng giảng viên có sử dụng các phương phápgiảng dạy khác để truyền đạt kiến thức môn học đến sinh viên Đó có thể là sựkết hợp một vài phương pháp giảng dạy nêu trên hoặc có thể là việc sử dụngmột phương pháp giảng dạy khác ngoài những phương pháp mà phiếu điều tranêu ra

Nhìn chung, kết quả điều tra sinh viên về PPDH triết học của giảngviên cho thấy, dù đã có sự khởi động, dù đã có cố gắng, nhưng việc đổi mớiPPDH triết học vẫn chưa được là bao Bởi đa số giảng viên, đa số các giờ lênlớp vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình một chiều là chính Việc sử dụngcác phương pháp khác trong dạy học triết học vẫn chỉ dừng lại ở một vài

Trang 36

phương pháp quen thuộc, trong đó phổ biến hơn cả là phương pháp vấn đáp.Tuy nhiên, việc vận dụng những phương pháp này còn ở mức độ thỉnh thoảng

mà chưa thường xuyên Đặc biệt, việc kết hợp các PPDH khác nhau trong mộtbài giảng triết học lại càng hiếm hoi Kết quả này càng được khẳng định khichúng tôi trao đổi, trò chuyện với các giảng viên trong tổ bộ môn Hầu hết cácgiảng viên bộ môn đều cho rằng việc sử dụng phương pháp thuyết trình trongdạy học triết học gần như đã trở thành thói quen đối với họ, do đó để thay đổiquả là một việc không dễ và không phải là việc một sớm, một chiều Hơn nữa,việc áp dụng những PPDH hiện đại, sử dụng những phương tiện dạy học hiệnđại đối với họ, vừa chưa sẵn sàng, vừa có những khó khăn nhất định, nhất làđối với những giáo viên nhiều tuổi Thậm chí, có những giảng viên còn chorằng, dạy các môn lý luận nói chung, môn triết học nói riêng, phương pháp tốtnhất, hiệu quả nhất vẫn là phương pháp thuyết trình, nếu như giảng viên cókhả năng thuyết trình tốt

Như vậy, qua kết quả điều tra đối với sinh viên và qua tìm hiểu đối vớigiảng viên, có thể thấy phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp được sửdụng khá phổ biến trong dạy học triết học Mác - Lênin ở Trường CĐSPKhăng Khảy Tỉnh Xiêng Khoảng,CHDCND Lào

Nếu như về đổi mới PPDH đã phần nào được khởi động, được xúc tiến

ở Trường CĐSP Khăng Khảy, Tỉnh Xiêng Khoảng, CHDCND Lào, tuy kếtquả chưa cao, thì có thể nói việc đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá cònchưa được đánh thức trong thực tế Bởi, đã có một số bài viết, trao đổi xungquanh vấn đề này, nhưng trong thực tế hình thức kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của sinh viên ở môn triết học chưa có gì là đổi mới (xem bảng 2.4)

Bảng 2.4: Về hình thức kiểm tra, đánh giá

Trang 37

4 Hình thức khác 0 0 0 0 150 100

(Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 12/2011, ở Trường CĐSP Khăng Khảy)

Có thể thấy ở Trường CĐSP Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng,CHDCND Lào đang sử dụng hình thức thi viết là chủ yếu để đánh giá kết quảhọc tập các môn khoa học Mác- Lênin nói chung, môn triết học Mác - Lêninnói riêng đối vớisinh viên Thậm chí, phần lớn là thi viết theo ngân hàng câuhỏi, còn việc sử dụng đề mở cho sinh viên sử dụng tài liệu còn rất hạn hữu.Các hình thức kiểm tra, đánh giá khác như vấn đáp, trắc nghiệm thì hầu nhưchưa bao giờ sử dụng Với hình thức kiểm tra, đánh giá như vậy đã khôngkhuyến khích sinh viên sáng tạo, mở rộng, nâng cao hiểu biết, khả năng vậndụng tri thức môn học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sốngđặt ra Do đó, sinh viên đã sử dụng cách học để trả thi là chính Hay nói cáchkhác, với phương pháp giảng dạy và hình thức kiểm tra đánh giá như hiện nay

đã ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn phương pháp học của sinh viên nhàtrường

Kết luận chương 1

Trang 38

Trong hơn 25 năm qua, nền giáo dục đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ.Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy các môn học nói chung và giảng dạytriết học Mác - Lênin nói riêng Nhìn chung về thực trạng dạy học triết họcMác- Lênin ở trường CĐSP Khăng Khảy, CHDCND Lào, còn có nhiều yếukém và tồn tại, đặc biệt là về nội dung và phương pháp thể hiện, do đó, chưađáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và đòi hỏi của người học trong điều kiệnmới Vì vậy, đổi mới giáo dục - đào tạo nói chung, đổi mới PPDH triết họcMác - Lênin nói riêng là yêu cầu khách quan, cấp thiết trong tình hình hiệnnay Để tìm hiểu về thực trạng dạy học triết học Mác - Lênin, chúng tôi đãtiến hành điều tra khảo sát tình hình giảng dạy ở Trường CĐSP Khăng Khảy,CHDCND Lào Qua kết quả điều tra khảo sát, qua quan sát, trò chuyện, traođổi với sinh viên, chúng tôi đã có những đánh giá bước đầu về thực trạnggiảng dạy học triết học Mác - Lênin Có thể nói, bên cạnh một số chuyển biếntrong giảng dạy theo tinh thần đổi mới, nhìn chung giảng dạy học triết họcMác - Lênin vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế đến chất lượng dạy học bộ mônnói riêng, chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường nói chung

Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những yếu kém, tồn tại, chậm đổi mớitrong dạy học là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số giải pháp đổi mới PPDHtriết học Mác - Lênin nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên, gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở Trường CĐSP Khăng Khảy,CHDCND Lào, đáp ứng yêu cầu môn học và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lựctrong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế

Trang 39

Chương 2

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHĂNG KHẢY, TỈNH XIÊNG KHOẢNG,

NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1 Định hướng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác- Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân LÀO

2.1.1 Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác - Lênin phải tuân thủ đặc trưng mối quan hệ biện chứng giữa các bộ môn khoa học Mác -Lênin

Nguồn lực con người là vô tận trong quá trình khai thác và sử dụng đểđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nó còn là nhân tố quyếtđịnh hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khác, như tài nguyên thiên nhiên,nguồn vốn, thành tựu khoa học và công nghệ… Để có nguồn nhân lực có chấtlượng cao, đủ sức đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,

Trang 40

cần phải phát triển con người toàn diện cả về đức, trí, thể mỹ; cần xây dựngcon người có kỹ năng lao động giỏi, có ý chí và bản lĩnh trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Triết học Mác - Lênin là khoa học góp phần tích cực vào việc hoạchđịnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước Theo đó, công tác dạy và học triết học Mác - Lênin ở Làotrong xu thế toàn cầu hoá, hơn lúc nào hết, phải được đổi mới cả về nội dunglẫn phương pháp Giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng khi dạy triếthọc Mác - Lênin không thể chỉ dừng lại ở việc giảng các nguyên lý, quy luật,các cặp phạm trù mà quan trọng hơn, phải chỉ ra được các quy luật cơ bản,những định hướng lớn để phát triển đất nước trong xu thế hội nhập

Vấn đề đặt ra là, thông qua giảng dạy các học phần của môn triết học Mác - Lênin, giảng viên phải giúp người học có tri thức triết học và biết vậndụng những tri thức đó vào công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản

lý xã hội một cách có hiệu quả; hình thành bản lĩnh chính trị vững vàng và tưduy khoa học trong lãnh đạo, quản lý Các bài giảng triết học phải thiết thực

cả về lý luận lẫn thực tiễn, tạo cho sinh viên niềm hứng khởi học tập và ấntượng tốt đẹp về môn học; giúp họ chủ động, ham tích lũy tri thức lý luận,nắm được bản chất của vấn đề và khắc phục cách học đối phó chỉ nhằm mụcđích trả bài thi

Để giảng dạy triết học có hiệu quả, trước hết phải đổi mới nội dunggiảng dạy và học tập Cần khẳng định rằng, giảng dạy và nghiên cứu khoa học

là hai mặt hoạt động cơ bản của nhiệm vụ chính trị trong nhà trường ở bậcĐại học và Cao đẳng Việc lựa chọn, vận dụng phương pháp giảng dạy đòi hỏingười giảng viên phải bao quát một cách tổng thể các nhân tố cơ bản của quátrình dạy học như: mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học; các nguyên tắcdạy học; trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên; điều kiện, cơ

sở vật chất và phương tiện dạy học

Ngày đăng: 15/12/2015, 10:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục- Đào tạo (2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về Giáo dục- Đào tạo, Quyển 1, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp luật hiện hành về Giáodục- Đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục- Đào tạo
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2001
2. Bộ Giáo dục- Đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác- Lênin (Dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác- Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục- Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục- Đào tạo (2008), Tài liệu tập huấn giáo viên chính trị Trung cấp chuyên nghiệp năm 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn giáo viên chính trị Trungcấp chuyên nghiệp năm 2008
Tác giả: Bộ Giáo dục- Đào tạo
Năm: 2008
4. Nguyễn Lương Bằng (2001), “Phát triển giáo dục Đại học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (10), tr. 45-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển giáo dục Đại học đáp ứng yêucầu nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2001
5. Nguyễn Lương Bằng (2002), “Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác- Lênin ở các trường Đại học hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7), tr. 86-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác- Lênin ở các trường Đại học hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2002
6. Phùng Văn Bộ (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: dạy và nghiên cứu triết học
Tác giả: Phùng Văn Bộ (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
7. C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 20, tr. 519, 89, 740, 741, 78, 489 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
8. Nguyễn Văn Cư, “ Rèn luyện phương pháp biện chứng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng qua việc dạy và học triết hoc Mác – Lênin trong tình hình hiện nay ” Tạp chí Triết học số 12/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Rèn luyện phương pháp biện chứng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng qua việc dạy và học triết hoc Mác – Lênin trong tình hình hiện nay ”
9. GS. TS. Nguyên Trọng Chuẩn “ Góp vào việc dạy triết họcMác cho sinh viên ở nước ta hiện nay ”, Tạp chí Triết học số 3/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Góp vào việc dạy triết họcMác cho sinh viên ở nước ta hiện nay ”
10. Nguyễn Việt Dũng, Vũ Hồng Tiến, Nguyễn Văn Phúc (1999), Phương pháp giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường Đại học và Cao đẳng, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường Đại học và Cao đẳng
Tác giả: Nguyễn Việt Dũng, Vũ Hồng Tiến, Nguyễn Văn Phúc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
11. PGS. TS. Vũ Trọng Dung “Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy triết học ở học viện chính trị khu vực I trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Triết học số 4/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạytriết học ở học viện chính trị khu vực I trong giai đoạn hiện nay
12. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức (1995), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
13. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức (2003), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2003
14. PGS. TS. Nguễn Ngọc Hà, “ Một số suy nghĩ về mục đích, nội dung và phương thức của việc giảng dạy triết học”, Tạp chí Triết học số 5/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Một số suy nghĩ về mục đích, nội dungvà phương thức của việc giảng dạy triết học”
15. Trần Bá Hoành (2000), “Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS (những vấn đề chung)”, Tài liệu dùng trong các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS (nhữngvấn đề chung)”, "Tài liệu dùng trong các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lýGiáo dục
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 2000
16. Trần Bá Hoành (2003), “Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực (những vấn đề chung)”, Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên THCS, thuộc Dự án đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực (nhữngvấn đề chung)”, Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Đại học,Cao đẳng đào tạo giáo viên THCS
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 2003
17. GS. TS. Dương Phú Hiệp, “ Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta”, Tạp chí triết học số 2/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạytriết học ở nước ta”
18. TS. Nguyễn Tấn Hùng, “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượn giảng dạy và học tập môn triết học Mác-Lênin”, Tạp chí Lý luận chính trị số 6/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượngiảng dạy và học tập môn triết học Mác-Lênin
19. Nguyễn Kỳ (1996), “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (3), tr. 3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Năm: 1996
20. Định Xuân Lý “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị các trường đại học, cao đẳng hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trịcác trường đại học, cao đẳng hiện nay

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Chương trình môn triêt học Mác – Lênin trình độ Cao đẳng - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học mác   lênin ở trường cao đẳng sư phạm khăng khảy, tỉnh xiêng khoảng, công hòa dân chủ nhân dân lào  luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 1.1. Chương trình môn triêt học Mác – Lênin trình độ Cao đẳng (Trang 15)
Bảng 2.1: Đánh giá của sinh viên về tinh thần, trách nhiệm của giảng viên - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học mác   lênin ở trường cao đẳng sư phạm khăng khảy, tỉnh xiêng khoảng, công hòa dân chủ nhân dân lào  luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.1 Đánh giá của sinh viên về tinh thần, trách nhiệm của giảng viên (Trang 32)
Bảng 2.3: Đánh giá của sinh viên về mức độ vận dụng các phương pháp dạy học của giảng viên - Nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học mác   lênin ở trường cao đẳng sư phạm khăng khảy, tỉnh xiêng khoảng, công hòa dân chủ nhân dân lào  luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Bảng 2.3 Đánh giá của sinh viên về mức độ vận dụng các phương pháp dạy học của giảng viên (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w