đẳng Sư phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Tìm hiểu tình hình về PPGD môn triết học Mác - Lênin, chúng tôi đặt ra hệ thống phiếu điều tra sinh viên năm thứ nhất của ngành khoa học xã hội của Trường CĐSP Khăng Khảy với 150 sinh viên được hỏi. Nhìn chung, sinh viên cho rằng,các giảng viên đều có tinh thần, trách nhiệm cao trong giảng dạy, trong giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên sư phạm. Điều này được chúng tôi khẳng định qua kết quả điều tra ý kiến nhận xét của sinh viên về tinh thần, trách nhiệm của giảng viên bộ môn triết học (Xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Đánh giá của sinh viên về tinh thần, trách nhiệm của giảng viên
TTĐánh giá về tinh thần, trách nhiệm của giảng viên
Trách nhiệm cao Trách nhiệm chưa cao
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 Nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề 105 70 45 30%
2 Tận tình hướng dẫn sinh viên trong học tập 95 63,3 55 36,7%
(Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 12/2011, ở Trường CĐSP Khăng Khảy )
Kết quả ở bảng trên cho thấy, có tới 70% sinh viên đánh giá cao sự nhiệt tình giảng dạy, lòng yêu nghề của đội ngũ giảng viên môn triết học. Có thể nói, đây là một ưu điểm cần được phát huy, nhất là trong điều kiện của cơ chế thị trường hiện nay. Chính vì vậy, phần lớn giảng viên môn triết học rất tận tâm với nghề, tận tình hướng dẫn sinh viên trong học tập và sử dụng tối đa thời gian lên lớp 63,3%. Có thể nói, đây là một trong những điều kiện quan trọng để giảng viên Mác - Lênin nói chung, giảng viên môn triết học nói riêng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu môn học.
Tuy nhiên, chỉ với lòng nhiệt tình, tận tâm không thôi thì chưa đủ, người giảng viên còn phải có những năng lực nhất định trong giảng dạy. Đó là năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. giảng viên giảng dạy môn triết học, ngoài việc có những hiểu biết, những tri thức sâu, rộng về môn học, về thực tiễn đời sống xã hội, còn phải có những khả năng sư phạm nhất định để có thể chuyển tải được tri thức môn học đến với người học một cách tốt nhất. Các giảng viên môn triết học của trường về cơ bản là nhiệt tình trong giảng dạy, vững về chuyên môn, nhưng trong thực tế chất lượng dạy học triết học vẫn chưa cao, nếu không muốn nói là mục tiêu môn học chưa đạt cả về truyền thụ tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ. Điều đó liên quan trực tiếp đến khả năng truyền thụ kiến thức, đến việc sử dụng PPDH của giảng viên đạt hiệu quả chưa cao (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2: Đánh giá về sự truyền thụ kiến thức của giảng viên
TT Đánh giá về truyền thụ kiến thức của giảng viên SL Tỉ lệ %
1 Đầy đủ, cơ bản, hệ thống. 132 88%
2 Mở rộng, nâng cao. 78 52%
3 Giảng chủ yếu lý thuyết. 126 84%
4 Liên hệ với thực tiễn. 60 40%
(Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 12/2011, ở Trường CĐSP Khăng Khảy)
Trong quá trình giảng dạy triết học - với đặc thù là môn học lý luận, trừu tượng cao, nhưng các giảng viên bộ môn đã cố gắng truyền thụ một cách
tốt nhất để giảng viên có thể hiểu bài và học tập tốt. Nhưng đa số giảng viên mới dừng lại ở mức truyền thụ đầy đủ, cơ bản, hệ thống tri thức môn học (88%). Đây là yêu cầu cơ bản, đầu tiên của người giảng viên khi lên lớp, nhưng chưa đủ, mà điều quan trọng hơn là phải biết giúp sinh viên mở rộng, nâng cao kiến thức, liên hệ lý thuyết với thực tiễn đời sống xã hội sinh động. Nhưng thực tế giảng viên bộ môn triết học chủ yếu là giảng lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn. Trong số các sinh viên được hỏi thì 84% sinh viên cho rằng giảng viên giảng chủ yếu lý thuyết và chỉ có 40% sinh viên cho rằng giảng viên trong khi giảng có liên hệ lý thuyết với thực tiễn đời sống xã hội. Điều này đã làm cho tính chất trừu tượng, khô khan, kém sinh động của môn học tăng thêm và làm giảm hứng thú của người hoc. Ngoài ra, có 52% sinh viên cho rằng giảng viên trong giảng dạy triết học có mở rộng, nâng cao kiến thức triết học cho sinh viên. Một số giảng viên còn ngụy biện rằng, với khối lượng tri thức cần truyền tải đến người học đã quá nặng, quá khó và với đối tượng sinh viên cao đẳng không lấy gì làm xuất sắc thì việc mở rộng, nâng cao là điều giống như không tưởng. Đây quả là một việc rất khó đối với cả người học và người dạy. Vì vậy, việc đổi mới và cải tiến PPDH triết học là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Bảng 2.3: Đánh giá của sinh viên về mức độ vận dụng các phương pháp dạy học của giảng viên
TT Các phương pháp giảng dạy cụ thể
Mức độ vận dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 PP Thuyết trình 138 92 12 8 0 0 2 PP Vấn đáp 36 24 90 60 24 16 3 PP Hoạt động nhóm 0 0 108 72 42 28 4 PP Nêu vấn đề 0 0 96 64 54 36 5 PP Trực quan 15 10 65 43.3 70 46,7 6 Các phương pháp khác 0 0 36 24 114 76
(Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 12/2011, ở Trường CĐSP Khăng Khảy)
Nhìn kết quả ở bảng trên, có thể thấy, phương pháp thuyết trình là phương pháp được giảng viên sử dụng thường xuyên, phổ biến trong dạy học triết học Mác - Lênin. Trong số các sinh viên được hỏi thì có tới 92% sinh
viên cho rằng giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng là chính. Trong khi đó mức độ thường xuyên đối với phương pháp hoạt động nhóm và phương pháp nêu vấn đề là 0%. Đối với phương pháp vấn đáp, mức độ sử dụng thường xuyên được sinh viên lựa chọn là 24% và phương pháp trực quan là 10%. Kết quả này cho thấy, hầu hết giảng viên vẫn có thói quen lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống là chính, mà chưa có được những cải tiến mạnh mẽ để đổi mới PPDH. Chúng ta có thể khẳng định thêm điều đó khi bảng kết quả cho thấy mức độ thỉnh thoảng và không bao giờ được vận dụng ở các phương pháp vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề, hoạt động nhóm còn chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể, ý kiến của sinh viên cho biết giảng viên thỉnh thoảng mới sử dụng phương pháp thuyết trình 8%, phương pháp vấn đáp là 60%, phương pháp nêu vấn đề là 64%, phương pháp hoạt động nhóm là 72% và phương pháp trực quan là 43,33%. Đặc biệt, việc giảng viên không bao giờ sử dụng các phương pháp khác ngoài phương pháp thuyết trình cũng chiếm một tỷ lệ rất cao trong ý kiến nhận xét của sinh viên. Có tới 16% số sinh viên được hỏi cho rằng giảng viên không bao giờ sử dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học triết học Mác - Lênin, 28% với phương pháp hoạt động nhóm, 36% với phương pháp nêu vấn đề và 46,67% với phương pháp trực quan. Cũng theo kết quả điều tra ở bảng trên, có 24% số sinh viên được hỏi cho rằng giảng viên có sử dụng các phương pháp giảng dạy khác để truyền đạt kiến thức môn học đến sinh viên. Đó có thể là sự kết hợp một vài phương pháp giảng dạy nêu trên hoặc có thể là việc sử dụng một phương pháp giảng dạy khác ngoài những phương pháp mà phiếu điều tra nêu ra.
Nhìn chung, kết quả điều tra sinh viên về PPDH triết học của giảng viên cho thấy, dù đã có sự khởi động, dù đã có cố gắng, nhưng việc đổi mới PPDH triết học vẫn chưa được là bao. Bởi đa số giảng viên, đa số các giờ lên lớp vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình một chiều là chính. Việc sử dụng các phương pháp khác trong dạy học triết học vẫn chỉ dừng lại ở một vài
phương pháp quen thuộc, trong đó phổ biến hơn cả là phương pháp vấn đáp. Tuy nhiên, việc vận dụng những phương pháp này còn ở mức độ thỉnh thoảng mà chưa thường xuyên. Đặc biệt, việc kết hợp các PPDH khác nhau trong một bài giảng triết học lại càng hiếm hoi. Kết quả này càng được khẳng định khi chúng tôi trao đổi, trò chuyện với các giảng viên trong tổ bộ môn. Hầu hết các giảng viên bộ môn đều cho rằng việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học triết học gần như đã trở thành thói quen đối với họ, do đó để thay đổi quả là một việc không dễ và không phải là việc một sớm, một chiều. Hơn nữa, việc áp dụng những PPDH hiện đại, sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại đối với họ, vừa chưa sẵn sàng, vừa có những khó khăn nhất định, nhất là đối với những giáo viên nhiều tuổi. Thậm chí, có những giảng viên còn cho rằng, dạy các môn lý luận nói chung, môn triết học nói riêng, phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất vẫn là phương pháp thuyết trình, nếu như giảng viên có khả năng thuyết trình tốt.
Như vậy, qua kết quả điều tra đối với sinh viên và qua tìm hiểu đối với giảng viên, có thể thấy phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong dạy học triết học Mác - Lênin ở Trường CĐSP Khăng Khảy Tỉnh Xiêng Khoảng,CHDCND Lào.
Nếu như về đổi mới PPDH đã phần nào được khởi động, được xúc tiến ở Trường CĐSP Khăng Khảy, Tỉnh Xiêng Khoảng, CHDCND Lào, tuy kết quả chưa cao, thì có thể nói việc đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá còn chưa được đánh thức trong thực tế. Bởi, đã có một số bài viết, trao đổi xung quanh vấn đề này, nhưng trong thực tế hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở môn triết học chưa có gì là đổi mới (xem bảng 2.4).
Bảng 2.4: Về hình thức kiểm tra, đánh giá
TT Hình thức kiểm tra, đánh giá
Mức độ vận dụng (%)
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
1 Thi viết 150 100 0 0 0 0
3 Thi trắc nghiệm 0 0 0 0 150 100
4 Hình thức khác 0 0 0 0 150 100
(Nguồn: Tác giả điều tra, tháng 12/2011, ở Trường CĐSP Khăng Khảy)
Có thể thấy ở Trường CĐSP Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, CHDCND Lào đang sử dụng hình thức thi viết là chủ yếu để đánh giá kết quả học tập các môn khoa học Mác- Lênin nói chung, môn triết học Mác - Lênin nói riêng đối vớisinh viên. Thậm chí, phần lớn là thi viết theo ngân hàng câu hỏi, còn việc sử dụng đề mở cho sinh viên sử dụng tài liệu còn rất hạn hữu. Các hình thức kiểm tra, đánh giá khác như vấn đáp, trắc nghiệm thì hầu như chưa bao giờ sử dụng. Với hình thức kiểm tra, đánh giá như vậy đã không khuyến khích sinh viên sáng tạo, mở rộng, nâng cao hiểu biết, khả năng vận dụng tri thức môn học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống đặt ra. Do đó, sinh viên đã sử dụng cách học để trả thi là chính. Hay nói cách khác, với phương pháp giảng dạy và hình thức kiểm tra đánh giá như hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn phương pháp học của sinh viên nhà trường.
Trong hơn 25 năm qua, nền giáo dục đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy các môn học nói chung và giảng dạy triết học Mác - Lênin nói riêng. Nhìn chung về thực trạng dạy học triết học Mác- Lênin ở trường CĐSP Khăng Khảy, CHDCND Lào, còn có nhiều yếu kém và tồn tại, đặc biệt là về nội dung và phương pháp thể hiện, do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và đòi hỏi của người học trong điều kiện mới. Vì vậy, đổi mới giáo dục - đào tạo nói chung, đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin nói riêng là yêu cầu khách quan, cấp thiết trong tình hình hiện nay. Để tìm hiểu về thực trạng dạy học triết học Mác - Lênin, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tình hình giảng dạy ở Trường CĐSP Khăng Khảy, CHDCND Lào. Qua kết quả điều tra khảo sát, qua quan sát, trò chuyện, trao đổi với sinh viên, chúng tôi đã có những đánh giá bước đầu về thực trạng giảng dạy học triết học Mác - Lênin. Có thể nói, bên cạnh một số chuyển biến trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới, nhìn chung giảng dạy học triết học Mác - Lênin vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế đến chất lượng dạy học bộ môn nói riêng, chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường nói chung.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những yếu kém, tồn tại, chậm đổi mới trong dạy học là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số giải pháp đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở Trường CĐSP Khăng Khảy, CHDCND Lào, đáp ứng yêu cầu môn học và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Chương 2
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN Ở TRƯỜNG