nâng cao hiệu quả giáo dục, đạo đức, lối sống của sinh viên
Phân tích thực trạng giảng dạy triết học trong các trường đại học, cao đẳng ở nước Lào hiện nay, tôi cho rằng, nhìn vào chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức dạy học, có thể nói, còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục suy nghĩ, giải quyết. Cấu tạo chương trình triết học, đặc biệt là trong giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” còn chứa đựng khá nhiều điều bất cập. Phương pháp giảng dạy cũng có nhiều bất cập. Để nâng cao chất lượng đào tạo giảng dạy triết học, theo tôi, cần phải gắn triết học với các khoa học chuyên ngành, với thực tiễn sinh động của thời đại và xã
hội; nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân, nhằm thống nhất về tư tưởng, ý chí, phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống. do đó, gắn lí luận với thực tiễn trong giáo dục lí luận chính trị là nguyên tắc cơ bản “ Giảng dạy triết học Mác- Lênin không chỉ đơn thuần trang bị cho sinh viên một số kiến thức lý luận, mà còn có mục đích giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sông cho sinh viên ” [18; 79].
Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học và công nghệ hiện đại, thời đại của kinh tế tri thức, của toàn cầu hoá, quốc tế hoá, của hội nhập và mở cửa, của những trào lưu và xu hướng tiến bộ đang nảy nở và bùng phát trên khắp toàn cầu thì tri thức triết học và tư duy triết học lại ngày càng có vai trò hết sức quan trọng. Những giá trị chung của nhân loại, như tự do, dân chủ, nhân quyền, bình đẳng, bác ái… thường gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của triết học và tư duy triết học. Những thành tựu, những giá trị đạo đức mang tính vĩnh hằng, vĩnh cửu cũng thường chỉ nảy nở, xuất hiện, tồn tại và phát triển trong những môi trường xã hội mà ở đó, tri thức triết học và bản thân triết học được tôn vinh, được đối xử một cách nghiêm túc, trọng thị. Một môi trường không có triết học, tư duy triết học thấp kém cũng chính là một môi trường thiếu đạo đức và văn hóa, điều đó đồng nghĩa với sự lạc hậu, với sự tăm tối về tâm hồn, yếu đuối về thể xác.
Dạy và học là một quá trình có điểm bắt đầu và dường như không có điểm kết thúc. Có chăng chỉ là sự kết thúc một giai đoạn trong cả quá trình dạy và học suốt đời của cả người dạy lẫn người học. Trong thời đại kinh tế tri thức, học suốt đời là phương châm hành động có ý nghĩa đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển không chỉ đối với một con người, mà còn có ý nghĩa đối với một quốc gia, dân tộc. Chính vì thế, nâng cao chất lượng dạy học phải chú ý đến hiệu quả trong giáo dục đạo đức, đời sống xã hội.
Một là, giảng dạy triết học Mác- Lênin phải góp phần hình thành thế giới quan khoa học cho sinh viên, giúp họ có cái nhìn khách quan, khoa học
về thế giới, xã hội, con người vốn rất phức tạp, đa dạng và luôn vận động, biến đổi; trên cơ sở đó, có nhân sinh quan đúng đắn để định hướng hoạt động trong cuộc sống, tránh được sự sa ngã trước những thử thách, cám dỗ của văn hoá ngoại lai.
Hai là, giảng dạy triết học Mác- Lênin phải góp phần vào sự hình thành và phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực, trình độ tư duy khái quát, lôgíc và hệ thống của sinh viên.
Ba là, giảng dạy triết học Mác- Lênin còn phải giúp cho sinh viên bồi dưỡng và nâng cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình“ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, phòng chống các tệ nạn xã hội một cách có hiệu quả.
Bốn là, giảng dạy triết học Mác- Lênin phải góp phần hình thành những giá trị văn hoá, lý tưởng đạo đức, lối sống, niềm tin của sinh viên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo. Góp phần động viên họ đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, biết gắn nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của cá nhân với lợi ích của giai cấp, quốc gia, dân tộc.
Đời sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học Mác- Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần và năng lực tư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ nghĩa chủ quan và phương pháp tư duy siêu hình gây ra.
Tuy nhiên, triết học Mác- Lênin không phải là đơn thuốc vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tránh cả hai khuynh hướng sai lầm: hoặc xem thường triết học hoặc là tuyệt đối hóa vai trò của triết học. Nếu xem thường triết học sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ thể nhất thời, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động và sáng tạo. Còn nếu tuyệt đối hóa vai
trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy móc những nguyên lý, quy luật chung mà không tính đến tình hình cụ thể trong những trường hợp riêng, dẫn đến những vấp váp, dễ thất bại.
“Mục đích của việc giảng dạy triết học trước hết, là cung cấp tri thức triết học cho người học, giúp cho người học biết được càng nhiều càng tốt các quan điểm của các nhà triết học trên thế giới từ trước đến nay và quan trọng hơn, là giúp người học tự xây dựng quan điểm triết học đúng đắn cho mình” [14; 47].
Việc dạy và học triết học Mác - Lênin ngày nay không nên tiến hành theo kiểu “đóng kín”, “một chiều”, mà nên theo hướng “mở”. Những nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học Mác - Lênin phải được lý giải, minh hoạ bằng thực tiễn sinh động, phải được thẩm thấu qua việc nghiên cứu lịch sử triết học một cách có hệ thống. Trước khi dạy các nội dung của triết học Mác - Lênin, cần cho sinh viên hiểu được lịch sử triết học, bởi triết học Mác - Lênin là sự tiếp nối lịch sử triết học nhân loại ở một trình độ cao. Căn cứ vào thực tiễn xã hội hiện đại, bổ sung và phát triển những luận điểm còn nguyên giá trị, phù hợp với điều kiện mới của thời đại mới, đồng thời cũng chỉ ra những luận điểm không còn phù hợp với điều kiện mới hiện nay.
Các giá trị văn hoá truyền thống, như tính nhân văn, tính khoan dung, hoà đồng, chủ nghĩa yêu nước,… phải được gìn giữ, bảo lưu và phát triển. Mặt khác, chúng ta cũng hết sức chú trọng tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hoánhân loại, trong đó có văn hoá triết học “những cái lớn hơn là trết học phải làm chỗ dựa, là cơ sở cho chính trị , chính triết học phục vụ chính trị đắc lực nhất không phải chỉ ở sự thuyết mìnhđường lối, mà là ở chỗ cung cấp cơ sở cho đường lối, ở sự phản biện lại một cách khoa học những quyết định trược khi được thông qua để thi hành, ở việc xây dụng niềm tin khoa học cho mỗi người đối với đường lối bằng sự thuyết phực khoa học” [9; 18 ].
Như vậy, xuất phát từ nội dung khoa học của môn triết học, với sự phối hợp sử dụng hợp lý các phương pháp giảng dạy, giảng viên có thể tăng cường hiệu quả giáo dục nhân cách, đời sống xã hội cho sinh viên.
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học Mác- Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Khăng Khảy, Tỉnh