phạm Khăng Khảy, tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Trường CĐSP Khăng Khảy nằm ở đường số 7 cách trung tâm thành phố Phôn sa văn khoảng 6 km, về phía Đông. Trường CĐSP Khăng Khảy là tổ chức giáo dục được kế thừa từ Trường Trung cấp Sư phạm trung ương, thành lập năm 1965 ở huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn.
Năm 1965- 1978 trường có tên gọi là Trường Trung cấp Sư phạm Trung ương, lúc bấy giờ trường có nhiệm vụ đào tạo sinh viên và cán bộ cho vùng giải phóng Hoa Phăn và Phông Sa li. Lúc bấy giờ trường chưa có cơ sở vật chất, chỉ dạy và học trong hang, vừa học vừa đấu tranh chống đế quốc Mĩ. Lúc này trường có các Hiệu trưởng là thầy Bun Khăm Cha lơn Súc (1965- 1968), thầy Sin Xay Kéo Ma Ni Vông (1968- 1973), thầy Khăm Phóng Phăn Vông Sa (1971- 1973), thầy In Kéo Viêng Vi Xay (1973- 1974), thầy Thông Sing Thăm Ma Vông (1974- 1976), và cô Bun Phêng Mun Phô Xay(1976- 1977) .
Năm 1978 Tổ quốc có bước đổi mới cách mạng, giáo dục được phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Sau đó, trường đã được chuyển từ huyện Viêng Xay, tỉnh Hoa Phăn sang huyện Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng và đổi tên là Trường Trung cấp Sư phạm số 3. Lúc này có các Hiệu trưởng là thầy Bun Thon Seng Khăm Mi (1978- 1980), thầy Sai Thong Vông Lo Khăm (1980- 1995).
Khóa học 1995- 1996 Trường được chuyển từ huyện Khăng cưu sang huyện Pep, tỉnh Xiêng Khoảng và đổi tên là Trường Sư phạm Xiêng Khoảng. lúc này có các Hiệu trưởng là thầy Sai Thong Vông Lo Khăm và Thầy Vông Sa đoang Thong La.
Đến ngày 16/10/1998 Trường được chuyển từ Khăng cưu sang ở bản Khăng Khảy và lấy tên là Trường CĐSP Khăng Khảy cho đến nay.
Hiện nay, trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang, bao gồm 10 văn phòng trong đó có 4 văn phòng các khoa như: văn phòng khoa học tự nhiên, văn phòng khoa học xã hội, văn phòng ngoại ngữ và văn phòng sư phạm tiểu học có 3.391 sinh viên hệ chính quy, có đội ngũ cán bộ, giảng viên đông về số lượng (gần 154 cán bộ công chức), tương đối đồng đều về chất lượng đào tạo (Thạc sỹ: 13 ngừơi, đại học 115 người, cao cấp 15 người, trung cấp 8 người và 3 người là sơ cấp). Đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác- Lênin là 8 người, trong đó có 7 giảng viên trình độ đại học, 1 giảng viên
đang học cao học. Nhìn chung độ tuổi CBGD khoa học Mác - Lênin không đồng đều: có 1/3 số giảng viên trung, cao tuổi, còn lại là những giảng viên còn rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề.
Trường CĐSP Khăng Khảy là trường miền núi phía Bắc của nước CHDCND Lào. Trường CĐSP Khăng Khảy có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho các trường từ Mầm non, Tiểu học đến Trung học cơ sở, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của các dân tộc các tỉnh Miền Bắc nước CHDCND Lào, đặc biệt là hai tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phăn. Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cộng với những biến động của tình hình thế giới và trong nước, tác động của cơ chế thị trường, nhưng nhà trường đã và đang phấn đấu vươn lên xây dựng trường thành một trung tâm sư phạm lớn, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ và nhân viên phục vụ các trường học từ Mầm non, đến Trung học cơ sở của hai tỉnh Xiêng Khoảng và Hủa Phăn.
Để thực hiện mục tiêu đó, hiện nay, Trường CĐSP Khăng Khảy đào tạo sinh viên theo 4 hệ thống để đáp ứng yêu cầu của Bộ giáo dục- thể thao như sau:
Thứ nhất: các học sinh tốt nghiệp cấp hai tiếp tục học 3 năm, được bằng tốt nghiệp trung cấp đi dạy tiểu học gọi là hệ thống 9+3.
Thứ hai: các học sinh tốt nghiệp cấp ba học thêm 1 năm được bằng tốt nghiệp trung cấp đi dạy tiểu học và mầm non gọi là hệ thống 12+1.
Thứ ba: các học sinh tốt nghiệp cấp ba học thêm 2 năm được cấp bằng tốt nghiệp cao cấp đi dạy cấp hai gọi là hệ thống 12+2.
Thứ tư: các học sinh tốt nghiệp cấp ba học thêm 4 năm được bằng tốt nghiệp đại học đi dạy cấp ba gọi là hệ thống 12+4 [39; 18].
Trường luôn đạt được những kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp, cũng như trong các kỳ thi đại học và cao đẳng, góp phần quan trọng vào nền giáo dục của đơn vị đào tạo sư phạm và Bộ Giáo dục- Thể thao. Có được những thành tích nêu trên chính là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối
hợp của lãnh đạo Đảng, chính quyền, sự quan tâm của Bộ Giáo dục- Thể thao, các ban ngành đoàn thể, các cấp trên địa bàn. Mặt khác, tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, giảng viên luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, truyền thống và bề dày kinh nghiệm, thành tích của nhà trường trong những năm qua là thành quả khích lệ đối với tập thể sư phạm nhà trường, bên cạnh đó, hội cha mẹ sinh viên rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các hoạt động của nhà trường, nhiều sinh viên được giáo dục tốt ở gia đình và làm cán bộ tốt sau tốt nghiệp ra trường đi làm việc, làm gương mẫu tốt cho con trẻ và xã hội.