Tăng cường hướng dẫn, tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên trong dạy học triết học Mác Lênin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học mác lênin ở trường cao đẳng sư phạm khăng khảy, tỉnh xiêng khoảng, công hòa dân chủ nhân dân lào luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62 - 72)

viên trong dạy học triết học Mác- Lênin

Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định.

Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:

Hình thức 1: Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập, không có sách và sự hướng dẫn của giảng viên. Hình thức này gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học.

Hình thức 2: Tự học có sách nhưng không có sự hướng dẫn của giảng viên. Ở hình thức này, người học tự đọc sách để hiểu các kiến thức trong sách, qua đó sẽ phát triển về tư duy. Tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà mọi người phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời.

Hình thức 3: Tự học có sách, có sự hướng dẫn của giảng viên, gồm tự học trên lớp (có sự tiếp xúc trực tiếp với giảng viên) và tự học ở nhà (với sự hướng dẫn gián tiếp của giảng viên).

Hình thức thứ ba là hình thức tự học phổ biến của học sinh nói chung, sinh viên nói riêng. Tuy nhiên, mức độ, yêu cầu tự học ở mỗi cấp học là không giống nhau. Đối với sinh viên, trong điều kiện, xu thế đổi mới PPDH hiện nay thì tự học để tự chiếm lĩnh tri thức của nhân loại ngày càng tăng và phong phú trở thành yêu cầu chính.

Ở hình thức tự học thứ ba- tự học của học sinh, sinh viên, có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố hướng dẫn phương pháp tự học của giảng viên và quá trình tự học của

sinh viên. Tuy nhiên, mức độ tự học của người học trong các kiểu dạy học khác nhau là khác nhau.

Trong dạy học thụ động: giảng viên là chủ thể, đem kiến thức đã chuẩn bị sẵn truyền đạt, giảng dạy cho sinh viên; sinh viên thụ động tiếp thu những gì giảng viên truyền đạt. Trong dạy học tích cực: giảng viên là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động dạy học; sinh viên là chủ thể, trở thành trung tâm của quá trình dạy học, tự mình tìm ra kiến thức.

Trong quá trình dạy học ở Đại học, tác động dạy của giảng viên là ngoại lực, tự học của sinh viên là nội lực, quyết định sự phát triển của bản thân người học. Chất lượng giáo dục chỉ đạt đỉnh cao nhất khi tác động của giảng viên- ngoại lực, cộng hưởng được với năng lực tự học của sinh viên- nội lực, tức là khi giảng viên biết hướng dẫn và phát huy cao độ năng lực tự học của sinh viên. Hay nói cách khác, quá trình dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi sinh viên biết tự học, tự mình tìm ra kiến thức một cách năng động, sáng tạo, “biến quá trình giáo dục- đào tạo thành quá trình tự giáo dục- tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học” [27; 6].

Vì vậy, có thể khẳng định hoạt động tự học, năng lực tự học luôn giữ một vị trí quan trọng trong quá trình học tập của người học. Vai trò đó thể hiện:

Thứ nhất, tự học giúp sinh viên nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trong tương lai. Trong quá trình tự học, sinh viên đã từng bước biến vốn kinh nghiệm của loài người thành vốn tri thức riêng của bản thân. Hoạt động tự học đã tạo điều kiện cho sinh viên hiểu sâu tri thức, mở rộng kiến thức, củng cố, ghi nhớ vững chắc tri thức, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mới.

Thứ hai, tự học không những giúp sinh viên không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn giúp họ có được hứng thú, thói quen và phương pháp tự học thường xuyên, tự học suốt đời để làm phong phú thêm, hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của mình; giúp họ

tránh được sự lạc hậu trước sự biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay.

Thứ ba, tự học thường xuyên, tích cực, tự giác, độc lập không chỉ giúp sinh viên mở rộng, đào sâu kiến thức mà còn giúp sinh viên hình thành được những phẩm chất trí tuệ và rèn luyện nhân cách của mình; tạo cho họ có nếp sống và làm việc khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, hứng thú học tập và lòng say mê nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, chính ý chí và năng lực tự học sẽ khơi dậy được ở sinh viên tiềm năng to lớn vốn có của họ, tạo nên động lực nội sinh của quá trình học tập, giúp họ vượt lên trên mọi khó khăn, trở ngại để chiếm lĩnh nội dung học vấn.

Để tự học có thể phát huy được vai trò quan trọng của nó thì sinh viên cần có phương pháp tự học tốt. Vấn đề đặt ra là, cùng với nỗ lực của bản thân người học, người giảng viên phải hướng dẫn, giúp đỡ họ có được phương pháp tự học, cách thức tự học đúng đắn. Để hướng dẫn phương pháp tự học có hiệu quả, trước hết giảng viên phải nắm rõ quy trình dạy- tự học.

Theo Nguyễn Kỳ, “quy trình dạy- tự học: là tổ hợp các thao tác của trò và thầy, được tiến hành theo trình tự 4 thời điểm nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

Thời điểm một: nghiên cứu cá nhân. Theo hướng dẫn của thầy, trò tự đặt vào vị trí người tự nghiên cứu, tự khám phá, phát hiện ra các quy luật, thuộc tính hoặc các giải pháp…

Thời điểm hai: hợp tác với bạn, học bạn. Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình, hợp tác trao đổi với bạn thông qua thảo luận ở nhóm, lớp và các hoạt động tập thể…

Thời điểm ba: học thầy, hợp tác với thầy. Thầy là trọng tài có vai trò tổ chức, hướng dẫn quá trình tự học của trò. Người học tích cực học thầy và biết cách học thầy: theo hướng dẫn của thầy, chủ động hỏi thầy về những gì mình có nhu cầu, về cách học; Tự ghi lại ý kiến kết luận của thầy trong giờ thảo luận ở lớp.

Thời điểm bốn: tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Sau khi đã trao đổi, hợp tác với bạn và dựa vào kết luận của thầy, người học tự kiểm tra, điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình. Trên cơ sở đó, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình” [14; 6].

Trên cơ sở nắm vững quy trình dạy- tự học, giảng viên tiến hành các hoạt động hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên phù hợp với đặc thù của từng môn học.

Muốn tự học tốt một bộ môn nào đó thì sinh viên phải hiểu được đặc điểm, đặc thù của môn học, tổ chức được những hoạt động tương ứng với môn học đó để lĩnh hội tri thức môn học. Việc tự học triết học Mác- Lênin cũng vậy, muốn đạt kết quả cao, trước hết sinh viên phải hiểu được đặc điểm của môn học: vừa mang tính lý luận, trừu tượng, khái quát, vừa có tính thực tiễn rất cao. Vì vậy, học triết học Mác- Lênin không chỉ đơn thuần là nắm vững những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, mà phải gắn liền với kiến thức thực tế, vận dụng lý luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

Cùng với việc nắm vững đặc thù môn triết học Mác- Lênin, sinh viên phải hiểu rõ vai trò, vị trí của môn học trong nhà trường đối với việc hình thành, hoàn thiện nhân cách và đối với nghề nghiệp tương lai của mình. Điều đó sẽ giúp sinh viên xây dựng được ý thức tự học, tinh thần tự học, ý chí khắc phục khó khăn trong quá trình tự học.

Bên cạnh đó, để tự học môn triết học Mác- Lênin đạt hiệu quả thì việc xây dựng phương pháp học tập khoa học và việc lựa chọn hình thức học tập phù hợp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phương pháp tự học môn triết học Mác- Lênin không chỉ đơn thuần là học lại máy móc vở ghi, bài giảng của giảng viên mà sinh viên còn phải làm quen với việc đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung môn học; phải biết tìm hiểu thực tiễn lịch sử, văn hoá, chính trị, xã hội; biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn… để tạo cho mình vốn tri thức, vốn kinh nghiệm phong phú.

Ngoài ra, sinh viên cần phải biết tận dụng mọi hình thức để tự học. Có thể tự học ở mọi nơi (trên lớp, ở nhà, ngoài xã hội), mọi lúc, mọi tình huống. Trong đó, bản thân người học phải có kế hoạch tự học môn học; phải có sự nỗ lực, tích cực, sáng tạo; luôn có sự so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để nắm vững, hiểu sâu tri thức môn học. Đương nhiên, để sinh viên làm được điều đó thì vai trò của giảng viên trong việc hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác- Lênin là rất quan trọng. giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên tự học theo quy trình sau:

1. Hướng dẫn về phương pháp tự học triết học Mác- Lênin

Thứ nhất, hướng dẫn sinh viên biết xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học một cách có hiệu quả.

Lập kế hoạch cá nhân và quyết tâm thực hiện kế hoạch vạch ra là điều kiện kiên quyết đảm bảo cho việc tự học có hiệu quả cao. Xây dựng kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch tự học là một công việc quan trọng và cần thiết đối với sinh viên trong quá trình tự học. Nhờ có kế hoạch mà sinh viên có thể học tập một cách chủ động, bố trí công việc và phân phối thời gian một cách hợp lý, khoa học. giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên biết cách xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học môn học trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, của lớp, của cá nhân. Kế hoạch phải có mục đích, nội dung cụ thể, có tính khả thi, phù hợp với khả năng thực hiện của cá nhân và thời gian tự học cho phép. Kế hoạch đó phải đảm bảo hoạt động học tập chung và môn triết học Mác- Lênin nói riêng; phải đảm bảo sự cân đối hợp lý trong việc sử dụng thời gian vào các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí. Khi đã lập được kế hoạch tự học, yêu cầu sinh viên phải thực hiện bằng được kế hoạch đã đề ra (thông qua kiểm tra, đánh giá). Việc thực hiện theo kế hoạch đòi hỏi sinh viên phải có sự kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm cao, có sự nỗ lực lớn của ý chí và sự hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra của giảng viên khi xây dựng kế hoạch cũng như việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Cụ thể, giảng viên có thể giao nhiệm vụ cho sinh viên xây dựng kế hoạch tự học triết học Mác- Lênin theo các bước sau:

Bước 1: Thống kê các công việc cần làm, các nội dung cần triển khai của môn học.

Bước 2: Xác định quỹ thời gian tự học dành cho môn học: ở nhà, ở lớp, ở thư viện…

Bước 3: Xác định khối lượng và yêu cầu đạt được của mỗi công việc, mỗi nội dung, chú ý đến những công việc quan trọng, ưu tiên. Xác định mốc thời gian, mức độ hoàn thành công việc.

Bước 4: Sắp xếp và phân bố thời gian cho từng công việc.

Chú ý, kế hoạch tự học môn triết học Mác- Lênin phải được đặt trong kế hoạch học tập chung của cá nhân, do đó phải đảm bảo tính hài hoà, cân đối về thời gian, về mức độ yêu cầu.

Thứ hai, hướng dẫn sinh viên kỹ năng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo.

Giáo trình và tài liệu tham khảo là nguồn tri thức đa dạng và phong phú, giúp người học nắm chắc, đào sâu, mở rộng tri thức, tăng vốn hiểu biết và thoả mãn nhu cầu nhận thức của bản thân. Tuy nhiên, đọc giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động học tập không đơn giản như đọc sách báo mang tính chất giải trí mà là đọc nghiên cứu, phải có sự tập trung cao độ, có tư duy phân tích, có thái độ phê phán. Vì vậy, không phải sinh viên nào cũng dễ dàng thực hiện được, cho nên trong dạy học, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên có kỹ năng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo, nhất là khi học các môn khoa học Mác- Lênin nói chung, triết học Mác- Lênin nói riêng. Có thể hướng dẫn sinh viên kỹ năng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định được mục đích của việc đọc một cuốn sách nào đó. Muốn vậy, phải căn cứ vào nhiệm vụ học tập để lựa chọn sách và nội dung cần đọc cho phù hợp.

Bước 2: Nắm vững phương pháp đọc. Căn cứ vào mục đích đọc sách, sinh viên có thể sử dụng nhiều cách đọc khác nhau như: đọc lướt qua; đọc kỹ có nghiền ngẫm, có tư duy, có nhận xét, có đánh giá những chi tiết, những điểm quan trọng; đọc toàn bộ cuốn sách từ đầu đến cuối nhưng không nghiền ngẫm kỹ; đọc từng phần; đọc đi đọc lại nhiều lần một cuốn sách… Mỗi một cách đọc đều phù hợp hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của việc tự học. Tuy nhiên, tuỳ theo nhiệm vụ học tập mà sinh viên có thể lựa chọn một cách đọc nào đó hoặc phối hợp các cách đọc khác nhau một cách hợp lý để nội dung cần đọc được hiểu một cách sâu sắc, toàn diện.

Bước 3: Sử dụng các kỹ năng: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, so sánh… khi đọc để phát hiện ra các thuộc tính bản chất, những đặc điểm cơ bản, những nội dung chủ yếu, mấu chốt của vấn đề. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận, nhận xét, đánh giá chính xác vấn đề cần đọc.

Thứ ba, hướng dẫn sinh viên có kỹ năng ghi chép khi đọc giáo trình và tài liệu tham khảo.

Ghi chép khi đọc sách là một kỹ năng cần thiết và quan trọng giúp người đọc có thể kiểm tra được mức độ lĩnh hội tài liệu của mình, tạo cơ sở để người đọc ghi nhớ kiến thức và giữ lại được tư liệu khi cần thiết. Nhưng, sinh viên thường có thói quen đọc nhưng không ghi chép, hoặc không biết cách ghi chép. Vì vậy, để giúp sinh viên có kỹ năng ghi chép khi đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên biết cách ghi chép thông qua một số hình thức như: trích tài liệu để ghi lại nguyên văn, ghi nhận xét, lập đề cương khi đọc sách, viết tóm tắt những nội dung cơ bản, viết dưới dạng thu hoạch… Đây là những hình thức ghi chép giúp sinh viên có thể ghi nhớ, tích luỹ tư liệu, rèn luyện kỹ năng viết, nghiên cứu khoa học.

Thứ tư,hướng dẫn sinh viên có kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá tài liệu.

Đây là kỹ năng rất quan trọng giúp sinh viên phát triển năng lực nhận thức của bản thân và giúp họ dễ dàng nắm được tài liệu nghiên cứu một cách

tổng quát, hệ thống và toàn diện. Để có kỹ năng này, sinh viên phải nỗ lực tư duy ở mức độ cao. Trước hết, phải đọc, nghiên cứu kỹ tài liệu để hiểu sâu sắc thì mới khái quát hoá, hệ thống hoá vấn đề dưới dạng dàn ý, đề cương, sơ đồ cho phù hợp. Việc khái quát hoá, hệ thống hoá tài liệu cần thiết đối với mọi môn học, nhất là môn triết học Mác- Lênin- với nội dung lý luận rất rộng. Kỹ năng này giúp sinh viên nắm được những vấn đề chung, bản chất nhất và có hệ thống tri thức triết học Mác- Lênin, từ đó có thể giải quyết những vấn đề đặt ra mà không cần học thuộc lòng một khối lượng tri thức khổng lồ của môn học.

Thứ năm, hướng dẫn sinh viên giải bài tập nhận thức trong hoạt động tự học.

Giải bài tập nhận thức là quá trình sinh viên vận dụng kiến thức đã tiếp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giảng dạy môn triết học mác lênin ở trường cao đẳng sư phạm khăng khảy, tỉnh xiêng khoảng, công hòa dân chủ nhân dân lào luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w