Điều đó nói lên rằng, phương thức đào tạo theo hệthống tín chỉ không phải là mục đích mà giáo dục đại học Việt Nam hướng tới mà là mộtgiải pháp được lựa chọn để thực hiện mục tiêu, nhiệm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TÊN ĐỀ TÀI :“ Hiệu quả của mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại
học” (Nghiên cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN)
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hà
Hà Nội – 2012
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Câu hỏi nghiên cứu 8
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 8
3.1 Ý nghĩa khoa học 8
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 8
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9
4.1 Mục đích nghiên cứu 10
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 10
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 10
7 Giả thuyết nghiên cứu 11
8 Khung lý thuyết 12
NỘI DUNG CHÍNH 13
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 13
1 Cơ sở lý luận 13
1.1 Phương pháp luận nghiên cứu đề tài 13
1.2 Một số lý thuyết áp dụng 14
1.2.1 Lí thuyết lựa chon hành vi hợp lí ……… 14
1.2.2 Lí thuyết chức năng ……….15
2 Cơ sở thực tiễn 16
3 Thao tác hóa một số khái niệm 17
- Khái niệm sinh viên………
- Khái niệm đào tạo theo niên chế………
- Khái niệm đạo tạo theo học chế tín chỉ………
- Khái niệm tín chỉ………
4 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 19
4.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 19
4.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu 26
Chương II: Kết quả nghiên cứu
1 Mô hình đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn………34
2.Tính tích cực của mô hình đào tạo tín chỉ ở trường Đại học KHXH&NV 2.1 Đối với người học ………
2.1.1 Khả năng tự tin, sáng tạo của sinh viên………35
2.1.2 Hoạt động NCKH và phân loại kết quả học tập của sinh viên hiện nay.36 2.1.3 Khả năng tự sắp xếp thời khóa biểu của sinh viên………….38
2.1.4 Khả năng đưa ra phương pháp học tập của sinh viên…….39
2.2 Đối với người dạy( giảng viên ……….40
2.2.1Đánh giá của sinh viên về giảng viên……… 40
2.2.2 So sánh về yêu cầu của phương thức đào tạo tín chỉ so với niên chế đối với giảng viên……….42
2.3 Đối với nhà trường ……….43
2.3.1 Nguyên nhân nhà trường chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ 43
2.3.2 Những hiệu quả ban đầu khi thực hiện mô hình đào tạo tín chỉ………43
3. Thực tiễn đổi mới phương thức quản lý trong mô hình đào tạo tín chỉ ở trường Đại học KHXH&NV và liên hệ với các trường đại học khác 48
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 52
1 Kết luận 52
2 Khuyến nghị 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 54
PHỤ LỤC………55
Trang 4đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã được Chính phủ phê duyệt
cũng khẳng định: “… xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học ở nước ta
và vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ…” Cho đến nay, cả nước đã có hơn 20 trường trong toàn quốc chuyển đổi
sang đào tạo theo Học chế tín chỉ với lộ trình và bước đi hợp lý
Nếu như trong đào tạo theo học chế – niên chế, sinh viên phải học theo tất cả những
gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có điều kiện, năng lực tốt, hay sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu Ngược lại, đào tạo theo học chế tín chỉ cho phép sinhviên có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình Những sinh viên giỏi có thểhọc theo đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa, kế hoạch học tập từng học kỳtheo gợi ý của Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương trình hoặcsớm hơn Những sinh viên bình thường và yếu có thể kéo dài thời gian học tập trongtrường và tốt nghiệp muộn hơn Vì thế, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khóa vàtừng học kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ củagiáo viên chủ nhiệm hay cố vấn học tập Toàn bộ hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh
Trang 5viên vì thế phải vận hành theo yêu cầu riêng của từng sinh viên làm cho quá trình quản lýtrở nên hết sức phức tạp so với đào tạo theo học phần - niên chế Chương trình đào tạo củatất cả các ngành đều phải cấu trúc lại theo hướng mô đun hóa thành những học phần; lịchtrình giảng dạy phải thực hiện hết sức chính xác, không được đổi giờ hoặc bỏ giờ; mỗigiảng viên, mỗi sinh viên đều có thời khóa biểu riêng, không theo một quy luật nào cả v.v.
Vì thế, nếu trước kia sinh viên phải “chạy” theo kế hoạch của nhà trường thì bây giờ nhàtrường phải “chạy” theo kế hoạch của từng sinh viên Khi triển khai đào tạo theo Hệ thốngtín chỉ, trong học kỳ thứ nhất và thứ hai, các nhà trường đều gặp phải những khó khăn nhấtđịnh, đó cũng là điều tất yếu, vì đào tạo theo Hệ thống tín chỉ yêu cầu một hệ thống quản lýkhoa học, chặt chẽ, linh hoạt và mềm dẻo Đào tạo theo tín chỉ còn đòi hòi cả người dạy vàngười học phải thay đổi cách tư duy, đổi mới phương pháp dạy và học từ bị động sang chủđộng một cách nghiêm túc
Tiến trình xây dựng các quy chế đào tạo tín chỉ luôn nằm trong lộ trình đổi mới vànâng cao chất lượng giáo dục đại học Điều đó nói lên rằng, phương thức đào tạo theo hệthống tín chỉ không phải là mục đích mà giáo dục đại học Việt Nam hướng tới mà là mộtgiải pháp được lựa chọn để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục đại học.Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN là một trong những trường đạihọc đầu tiên trong hệ thống các trường của ĐHQGHN đạt được những bước thành cônglớn sau 5 năm chuyển đổi phương thức đào tạo đại học theo tín chỉ Chính vì vậy chúng tôi
lựa chọn đề tài “ Hiệu quả của mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học” (Nghiên
cứu trường hợp Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN) làm đề tài nghiên cứu Trong
phạm vi đề tài, chúng tôi mong muốn đem lại những kết quả về tác động của mô hình đàotạo tín chỉ đối với người học, người dạy và sự biến đổi trong cấu trúc quản lý của trườngđại học
2 Câu hỏi nghiên cứu
Việc áp dụng theo mô hình đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học KHXH và Nhânvăn - ĐHQGHN diễn ra như thế nào ?
Trang 6 Mô hình đào tạo tín chỉ tác động như thế nào đối với giảng viên và sinh viên hiệnnay?
Với việc áp dụng theo mô hình đào tạo theo tín chỉ này thì trường Đại học KHXH
và Nhân văn – ĐHQGHN đã đạt được những thành tích gì?
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề hiệu quả của mô hình đào tạo theo tín chỉ sau khi áp dụng nhận được sựquan tâm của nhà trường nói riêng và xã hội nói chung Sự thay đổi mô hình đào tạo mới sẽkéo theo nhiều khía cạnh khác liên quan, có tầm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục cũngnhư chất lượng đầu ra của nguồn lực lao động Hiện nay có càng nhiều trường áp dụng môhình đào tạo theo tín chỉ vào cơ chế đào tạo của trường mình, do đó việc đánh giá mức độhiệu quả nó mang lại là rất cần thiết, để đánh giá những điểm tốt và những tồn tại từ đó đưa
ra những phương án thích hợp để phát huy hơn nữa những hiệu quả mà nó mang lại
Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi không chỉ vận dụng được những lý thuyết,phương pháp và kiến thức trong quá trình học tập vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể tronglĩnh vực giáo dục, mà có thể góp phần mang đến một vài hiểu biết về thực trạng vấn đềnày, trên cơ sở lựa chọn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một trường điểnhình về chuyển đổi mô hình đào tạo theo tín chỉ
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 7 Đưa ra kết luận và một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng
mô hình này trong đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng mô hình đào tạo theo tín chỉ ở trường ĐHKHXH&NV
Qua việc tìm hiều về hình thức đào tạo theo tín chỉ được áp dụng ở trườngĐHKHXH&NV, nó mang lại những kết quả gì về mặt học tập và quản lí
Qua các thông tin trên, thì so sánh với một số trường khác
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả của mô hình đào tạo theo tín chỉ đối với người học
Khách thể nghiên cứu: các sinh viên và giảng viên của trường Đại học khoa học xãhội và nhân văn Phòng đào tạo của trường trường Đại học khoa học xã hội và nhânvăn
Phạm vi nghiên cứu:
o Không gian: Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ĐHQGHN
o Thời gian: từ 3 tháng10 – 25 tháng 11 năm 2012
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu xãhội học đặc thù như: phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát,phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát qua phiếu trưng cầu ý kiến Với kíchthước mẫu là 120 mẫu Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm tìnhhình của trương là học theo tín chỉ nên giờ lên lớp là khác nhau Cộng với việc đây là mộtbài tập nghiên cứu có tính chất chuyên ngành cao Do đó , nhóm nghiên cứu đã quyết địnhlựa chon với cơ cấu mẫu là 120 mẫu và tiến hành nghiên cứu tại các phòng học của trườngĐại học khoa học xã hội và nhân văn ĐHQGHN Tuy nhiên khi tiến hành nghiên cứuchúng tôi thu về với số phiếu hợp lệ là 114 phiếu, với cơ cấu mẫu như sau:
Trang 8Là phương pháp thu thập thông tin thông qua những tài liệu sơ cấp và thứ cấp Đây
là phương pháp đầu tiên chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu, nhằm nắm bắt được nhữngthông tin liên quan đến vấn đề, và từ đó thấy được tính bức thiết của việc nghiên cứu đề tài.Nguồn tài liệu chủ yếu là sách, báo, tạp chí và các bài viết có liên quan trên mạnginternet… Chúng tôi đã tiến hành thu thập một số thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứunhư Kỷ yếu hội nghị tổng kết 4 năm mô hình đào tạo tín chỉ ở trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, Hội nghị tổng kết công tác đào tạo tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạonăm 2010 và của một số trường Đại học khác như Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc giaThành phố Hồ Chí Minh,… Trên cơ sở những thông tin thu được, chúng tôi tiến hành phântích và xử lý để đưa ra các kết quả nghiên cứu phù hợp với đề tài
Trang 9Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành các quan sát có tham
dự vào việc thực hiện mô hình đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn
Chúng tôi đã trực tiếp tham gia vào quá trình học tập theo mô hình đào tạo tín chỉ nên cóthể đưa ra một số nhận định về hiệu quả cũng như khó khăn cả về phía người dạy – ngườihọc và sự quản lý của nhà trường trong việc thực hiện chuyển đổi mô hình đào tạo tín chỉ
Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập những thông tin mang tínhchiều sâu, những vấn đề chưa được đề cập, cần đươc làm rõ hơn thông qua chia sẻ củanhững người được phỏng vấn Thông qua quá trình phỏng vấn, người nghiên cứu cũng cókhả năng kiểm chứng mức độ tin cậy của thông tin thu được và có thể dẫn dắt người đượcphỏng vấn theo định hướng của nhà nghiên cứu, nhằm thu được thông tin cần thiết cho đềtài
Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 6 người là sinh viêntrường, sinh viên các khóa QH 2009, QH 2010,QH 2011,QH2012 để tiến hành thu thậpthông tin, xem xét quan điểm của những người đang theo học mô hình đào tạo tín chỉ
7 Giả thuyết nghiên cứu
Mô hình đào tạo theo tín chỉ ở trường ĐHKHXH và NV hiện nay diễn ra rấttốt, được mọi người ủng hộ và tuân thủ theo những quy định mà trường đề ra
Đào tạo theo tín chỉ có nhiều tác động tích cực đến cả việc dạy và học củagiảng viên và sinh viên
Mô hình đào tạo theo tín chỉ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: chất lượnggiảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên ngày càng tăng
8 Khung lý thuyết
Trang 10NỘI DUNG CHÍNH
Phương thức quản lí
Điều kiện kinh tế - xã hội
Chính sách đổi mới giáo dục
Mô hình đào tao tín chỉ
Nhà trường
Trang 11Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1 Cơ sở lý luận
Nghiên cứu về mô hình đào tạo tín chỉ ở trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN,nhóm nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận vấn đề dưới góc độ xã hội học giáo dục, vận dụngnguyên lý của phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử là những định hướng chủyếu, đóng vai trò chủ đạo xuyên suốt quá trình nghiên cứu
Các nguyên tắc có tính phương pháp luận của báo cáo là: kết hợp các cách tiếp cận
xã hội học; kết hợp nghiên cứu lý thuyết với thực nghiệm; nghiên cứu vi mô kết hợp vớinghiên cứu vĩ mô
Trong “định đề duy lý”, G Homans đã chỉ ra rằng: “cá nhân sẽ lựa chọn hành độngnào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất”.Định để này cho thấy, con người là một chủ thể duy lý trong việc xem xét và lựa chọn hànhđộng nào có thể đem lại phần thưởng lớn nhất và có giá trị nhất Có nghĩa là con người sẽquyết định lựa chọn một hành động nào đấy ngay cả khi giá trị của nó thấp nhưng bù lại,
họ chọn hành động vì tính khả thi của nó rất cao1 Theo đây, thuyết lựa chọn hành vi hợp lýcho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sửdụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định
sử dụng loại phương tiện tối ưu trong những điều kiện khan hiếm các nguồn lực
Trong đề tài này, chúng tôi xem xét sự lựa chọn hành vi ở cả hai phía: Nhà trường
và người học
Về phía nhà trường, khi cân nhắc lựa chọn mô hình đào tạo theo tín chỉ cũng lựachọn những tính toán nhất định, như có thể thấy, trong phương thức đào tạo truyền thống,một chương trình cử nhân gồm từ 200 – 210 đơn vị học trình, mỗi đơn vị học trình gồm 15tiết tiếp xúc trực tiếp trên lớp giữa giáo viên và sinh viên (tương đương với 3000 – 3150
1 Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lí thuyết xã hội học, NXB KHXH, HàNội, 2008,trang 366
Trang 12tiết) Đây là một chương trình được cho là “lấy công làm lãi”, chú trọng vào việc nhồi kiếnthức của giáo viên sang sinh viên, không tính đến thời lượng tự học của sinh viên và do đó
bỏ qua khả năng tự học, tự tìm tòi và phát triển tri thức của họ Trong phương thức đào tạotheo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng được tính vào nội dung vàthời lượng của chương trình Đây là phương thức đưa giáo dục đại học về với đúng nghĩacủa nó: người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do
đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học Theo định đề giá trị của thuyếthành vi lựa chọn hợp lí, “nếu kết quả của hành động có giá trị cao thì chủ thể có xu hướngtiếp tục thực hiện hành động đó” Như vậy, có đào tạo theo mô hình tín chỉ hay không phảitính đến chất lượng, hiệu quả mà mô hình đó mang lại cho cả người dạy, người học vàngười quản lý, tổ chức trước đây, mô hình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng làđào tạo theo niên chế, nhưng lợi ích mà mô hình này đem lại không cao do đó nhà trường
đã tìm những phương pháp mới để có thể đạt được kết quả tốt nhất Nhà trường đã thấyđược những lợi ích mà mô hình đào tạo theo tín chỉ mang lại không chỉ về phía sinh viên
mà cả về phía nhà trường, theo thuyết lựa chọn hành vi hợp lý chi phí mà nhà trường bỏ ra
để tiến hành đào tạo theo tín chỉ đã mang lại nhiều kết quả, như nó là thước đo hiệu quả vàkhả năng làm việc của giảng viên, nó còn là cơ sở để các trường đại học tính toán ngânsách chi tiêu, nguồn nhân lực, có lợi không những cho tính toán ngân sách nội bộ mà còn
cả cho việc tính toán để xin tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ khác Do
đó nhà trường sẽ tiếp tục duy trì và có nhiều phương pháp đổi mới hơn nữa để phù hợp vớinhu cầu và lợi ích của sinh viên cũng như nhà trường Như vậy, từ khi áp dụng mô hìnhđào tạo theo tín chỉ tại trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn đến nay đã là năm thứ 6,nhà trường đã tính toán đến hiệu quả của nó mang lại để duy trì và ngày càng đổi mới,nâng cao hiệu quả của mô hình này trong đào tạo
Đối với người học, việc học theo mô hình đào tạo theo tín chỉ được coi là mô hìnhbắt buộc mọi sinh viên phải chấp hành, khi được đào tạo theo mô hình đào tạo tín chỉ sinhviên có thể chủ động về thời gian để có thể đăng kí học những môn phù hợp với khả năngcủa mình, sinh viên có thể tham khảo giáo viên hoặc cố vấn học tập để chọn những mônhọc phù hợp với mình, để hoàn thành những yêu cầu cho một văn bằng và để phục vụ cho
Trang 13nghề nghiệp tương lai của mình Sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ sốlượng tín chỉ do trường đại học quy định; do vậy họ có thể hoàn thành những điều kiện đểđược cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe, v.v.) của cánhân phương thức đào tạo theo tín chỉ phản ánh được những mối quan tâm và những yêucầu của người học như là những người sử dụng kiến thức và nhu cầu của các nhà sử dụnglao động trong các tổ chức kinh doanh và tổ chức nhà nước theo lý thuyết lựa chọn hành vihợp lý, cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khảnăng đạt được kết quả đó là lớn nhất Như vậy, những lợi thế mà mô hình đào tạo theo tínchỉ đem lại cho sinh viên là rất lớn, chính những lợi thế này mà sinh viên sẽ tiếp tục lựachọn những kết quả theo hướng có lợi cho mình mà mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉmang lại với những chi phí mà họ phải bỏ ra là thấp nhất.
E Durkheim Coi chức năng như là các nhu cầu chung của cơ thể xã hội và mỗi sựkiện xã hội đều có một chức năng nhất định T Parsons lại coi chức năng là nhu cầu của hệthống với bộ phận cấu thành ; Là quá trình hoạt động đáp ứng nhu cầu, tạo ra ích lợi…Nhưng nhìn chung, “Chức năng” là sự đòi hỏi, sự cần thiết, lợi ích mà một bộ phận haythành phần phải đảm nhiệm để phục vụ cho sự vận hành của cả hệ thống
Như vậy, nhà trường là một hệ thống gồm những thiết chế đảm nhiệm những vị trí,vai trò, chức năng nhất định đối với cả nhà trường Trong đó, sự vận hành, hoạt động củamỗi phòng ban đều có liên quan mật thiết và có tác động hai chiều đến những bộ phận,phòng ban khác Thuyết chức năng về giáo dục đặt ra vấn đề lớn đối với nhà trường lànâng cao tính chuyên nghiệp của các bộ phận chức năng, từ bộ phận quản lý đến bộ phậnphục vụ Thuyết này chủ yếu nói tới vị trí và vai trò của giáo dục trong xã hội Giáo dục
có những chức năng nhất định đối với xã hội Khi xã hội biến đổi từ trạng thái này sangtrạng thái khác thì chức năng của giáo dục cũng thay đổi2 Trước đây, trong thời kì xã hộiphong kiến việc học hành chủ yếu là dạy cho nam giới, phụ nữ không được đến trường, vànội dung chủ yếu của những bài giảng là tôn sư trọng đạo, trung quân ái quốc,… nhưng khi
2 LêNgọcHùng, Xã hội học Giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội, 2009, trang 136.
Trang 14bước vào thời kì xã hội chủ nghĩa tất cả mọi người đều được đến trường, đều bình đẳngnhư nhau, và nội dung giảng dạy cũng thay đổi nhiều hơn, nhà trường ngoài đào tạo về mặt
lễ nghĩa thì còn đào tạo để sau này khi ra trường học sinh, sinh viên có thể tìm cho mìnhmột công việc phù hợp với khả năng của mình, như vậy chức năng của giáo dục cũng thayđổi khi xã hội thay đổi
Áp dụng vào đề tài này, chúng tôi nhận thấy mỗi nhà trường, trong đó có các phòngban khác nhau đều có những chức năng khác nhau Cùng với đó, mô hình và cách thức đàotạo của trường đó cũng có những chức năng xã hội nhất định Ở đây, chúng tôi xem xéthiệu quả của mô hình đào tạo theo tín chỉ ở trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, thựcchất nhằm nghiên cứu, tìm hiểu chức năng của những phòng ban trực tiếp liên quan đếnquản lý, tổ chức giảng dạy theo mô hình đào tạo mới, từ đó tìm hiểu những hiệu quả mà
mô hình này mang lại Qua đây, chúng tôi cũng hy vọng làm rõ được những chức năng còntiềm ẩn của mô hình đào tạo theo tín chỉ, so sánh hiệu quả của nó với phương pháp cũ làđào tạo theo niên chế
2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, hầu hết các trường Đại học trong cả nước đã chuyển sang đào tạo theo môhình tín chỉ thay cho đào tạo theo niên chế Việc chuyển đổi này còn khá mới mẻ, tuy đãđạt được những thành tựu tích cực nhưng cũng còn đặt ra những khó khăn, hạn chế đòi hỏiphải không ngừng đổi mới để đem lại hiệu quả cao hơn
Một số trường Đại học đã thực hiện chuyển đổi sang mô hình đào tạo tín chỉ nhưĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên đãtiến hành tổng kết thực hiện chuyển đổi này, đánh giá những thành tựu đạt được và nhữngkhó khăn đặt ra Trong năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tiến hành Hội nghị tổngkết mô hình đào tạo theo tín chỉ với những vấn đề cần đăt ra
Có thể nói, nghiên cứu về hiệu quả của mô hình đào tạo tín chỉ cũng như những khókhăn, thách thức để việc chuyển đổi này đạt kết quả mang tính tích cực hơn là một vấn đềcần thiết và đặt ra để không ngừng đổi mới và thay đổi cho phù hợp và đạt kết quả tốt hơn.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể đánh giá tính tích cực của mô hình đào tạotín chỉ và khắc phục những hạn chế của mô hình này ở nước ta trong thời điểm hiện nay
Trang 153 Thao tác hóa một số khái niệm
Sinh viên là tất cả những người đang học tập, nghiên cứu tại các trường đại học, caođẳng, các viện đào tạo hệ đại học và cao đẳng
Dưới góc độ nghiên cứu xã hội học, sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau:
Trong nhóm đối tượng thanh niên, sinh viên là một bộ phận thanh niên mà đất nướcđặt niềm tin vào họ, hi vọng họ trở thành lực lượng khoa học kỹ thuật quản lý kinh tế, xãhội và các mặt khác nhau của đời sống xã hội Họ là đối tượng đang trong quá trình xã hộihoá, được trang bị kiến thức toàn diện, cơ bản, được đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp,được sống trong môi trường nhiều thông tin, được giao tiếp ở những trung tâm văn hoá lớn
Họ là những người nhạy cảm với các vấn đề xã hội
Sinh viên là đối tượng có đặc thù trong sự phân tầng xã hội, đó là khái niệm di động
xã hội Do tính chất của hoạt động nghề nghiệp trong tương lai, họ là những người có nhiều
cơ hội thuận lợi chiếm lĩnh những vị trí cao trong xã hội
Sinh viên là nhóm xã hội có đặc thù về lứa tuổi và giai đoạn xã hội hoá so với cácnhóm thiếu niên nhi đồng và nhóm trung niên cao tuổi Đây là độ tuổi đang liên tục pháttriển về chất, hăng hái, dũng cảm, muốn đi sâu vào đời sống xã hội, xác định việc làm, traudồi kinh nghiệm sống Mối quan tâm lớn nhất đối với họ là nghề nghiệp, việc làm, nơi làmviệc, các biến đổi giá trị xã hội
Sinh viên là đối tượng có lối sống và định hướng giá trị đặc thù, đó là khả năng cơđộng và thích ứng cao, tiếp thu nhanh chóng các giá trị mới
Đào tạo theo niên chế hay đào tạo theo học chế tín chỉ là hai hình thức tổ chức đàotạo khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độcao, đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội trong từng giai đoạn lịch
sử nhất định
Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của mộtngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định Ví dụ chương trình đào tạo
3 http://www.tnut.edu.vn/doc/tinchi_devakho.htm
Trang 16trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường đào tạo trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư đượcđào tạo trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ được đào tạo trong 6 năm Sinh viên học hết thời gianquy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học,được ra trường.
Trong đào tạo theo niên chế mọi lịch học, lịch thi được phòng Đào tạo chuẩn bị sẵn.Các lớp sinh viên được biên chế cố định ngay từ ngày nhập trường và ít khi có sự biếnđộng Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường,tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt Tổ chức đào tạo theo niên chế tương đốithuận lợi, kế hoạch đào tạo, lịch giảng, lịch thi có thể làm ngay từ đầu năm học và ít khi có
sự biến động
Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ Một năm học cóthể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhấtđịnh không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tíchlũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ratrường
Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng
ký sẽ không có lịch học Để làm được việc đó sinh viên phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc cáctài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đàotạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đạicương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp… để có thể có được đăng ký lịch học chotừng học kỳ cho phù hợp (phù hợp ở đây là phù hợp với quy định của nhà trường và phùhợp với sức học của sinh viên) Sinh viên đã phải tự học các quy chế, quy tắc một cách thật
sự Ưu điểm của cách tổ chức này là sinh viên có quyền lựa chọn, sinh viên không nhữngđược lựa chọn các môn chính khóa của ngành được đào tạo mà còn có thể được đăng kýhọc thêm 1 số học phần tự chọn yêu thích hỗ trợ cho hướng phát triển ngành nghề sau này.Trong thời gian học chính khóa có thể học thêm ngoại ngữ, tin học (học bằng 2)
Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất, sinhviên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đi nghe giảng,
Trang 17dự giờ) Muốn tự học trên lớp có hiệu quả sinh viên phải tự đọc tài liệu trước, không chỉđọc giáo trình mà phải đọc tài liệu có liên quan, không phải đọc cả quyển tài liệu mà chỉđọc những vấn đề trực tiếp liên quan đến bài giảng Các vấn đề liên quan đều phải đượcđánh dấu lại, ghi chép lại hoặc có chỉ dẫn rõ ràng để khi cần lập tức có thể tra cứu đượcngay.
Hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ với hai yêu cầu: giảng dạy theo phương pháptích cực (lấy người học làm trung tâm) và sinh viên phải tự học là chính, phải lấy tự họclàm cốt
Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học màngười học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hìnhthức:
4 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
4.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước và toàn xã hội.Thực hiện tốt công tác giáo dục chính là công việc tạo dựng cho tương lai của đất nước,của dân tộc Vì thế, các thành tố trong hệ thống giáo dục trở thành đối tượng nghiên cứucủa nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trong nước và trên thế giới như xãhội học, tâm lý học, tội phạm học…
4 (ĐHQGHN 2006: 1)
(http://dt.ussh.edu.vn/index.php?
Itemid=91&id=194:phuongthucdaotaotheotinchi&option=com_content&view=article)
Trang 18Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa hiện đại hóa không thể không đi đôi với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực
và bồi dưỡng nhân tài Nhận thức được mối quan hệ biện chứng đó, tại buổi làm việc với
Uỷ ban Quốc gia Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển bền vững của Việt Nam (UBQG TKGDPTBV) chiều 23/1/ 2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đề nghị UBQGTKGD PTBV chú trọng tới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của giáodục đối với sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là giáo dục Đại học
Quá trình giáo dục tuy mang ý nghĩa quan trọng đặc biết đối với sự phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội…của đất nước nhưng không thể tách biệt và tồn tại độc lập mà luôn gắnliền với các diễn biến của xã hội, kể cả giáo dục đại học Theo nguyên lý này, cải cách giáodục Đại học theo học chế tín chỉ ở Việt Nam đòi hỏi phải cải cách đồng bộ các yếu tố của
hệ thống giáo dục từ cơ chế chính sách đến đội ngũ nhân lực, từ hệ các giá trị chuẩn mựcđến sự thích nghi, biến đổi vai trò của giảng viên và sinh viên… Do đó giảng viên và sinhviên trở thành chủ thể nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xã hội
Tài liệu về giảng viên và sinh viên trong việc đổi mới phương pháp dạy và học do
đó cũng có khá nhiều nhưng tài liệu về sự biến đổi vai trò của thầy và trò trong học chế tínchỉ hầu như không có Những thông tin này chỉ xuất hiện lẻ tẻ và có rải rác trong các hạngmục nhỏ của những nghiên cứu khác nhau về giáo dục Cho đến nay chưa có một nghiêncứu đầy đủ về sự biến đổi vai trò của thầy và trò khi hệ thống giáo dục đại học thay đổi từhọc chế niên chế sang tín chỉ
Tìm hiểu tài liệu qua báo cắt từ những năm 2000 trở lại đây nhiều khi không cóđược thông tin chung vì thông tin trong các bài báo chỉ mang tính sự kiện, điển hình chứkhông mang tính tổng thể Ngoài ra cũng có một vài cuộc điều tra về phương pháp dạy học,phương tiện trợ giảng, khả năng tự học ở sinh viên…nhưng ở mức độ nhỏ và lồng ghép vớicác điều tra về đào tạo nguồn nhân lực, quản lý giáo dục
Những thông tin mà nhóm nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu và phân tích dưới đâyđược tập hợp trong những bài viết ngắn gọn trên báo, tạp chí, trong những hạng mục nhỏcủa các nghiên cứu về giáo dục nói chung:
Trang 19Trong bài lý luận dạy học với tiêu đề “ yêu cầu mới của thời đại, của đất nước đối với giáo viên và phương hướng đổi mới phương pháp dạy – học ở các trường sư phạm”
đăng trên tạp chí giáo dục số 122 tháng 9/ 2005; tác giả Lê Khánh Bằng đã chỉ ra vai tròcủa người giáo viên trong một thế giới đang biến đổi trước những yêu cầu mới của thời đại,của đất nước đối với đội ngũ giáo viên Trong bài viết của mình, tác giả đề cập rất nhiềuđến năng lực và phẩm chất của người giảng viên đại học thời đại mới và phương hướng đổimới phương pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho đội ngũ giáo viên Ngoài ra, bàiviết còn hướng tới xu thế mới của đại học Việt Nam: gắn chặt hơn nữa việc dạy và học vớithực tiễn, đặc biệt “từng bước phát triển kinh tế tri thức” và xây dựng “xã hội học tập” Tuynhiên bài viết mới chỉ đề cập đến sư biến đổi vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại,khi đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà chưa khái quát sự biếnđổi đó trong sự chuyển dịch học chế niên chế sang tín chỉ
Và Đánh giá hệ thống giáo dục trong những bước chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại, từ niên chế sang tín chỉ, Phó giáo sư - tiến sĩ Đặng Xuân Hải cũng trăn trở với
một câu hỏi lớn Đó là quản lý sinh viên như thế nào và đánh giá giảng viên như thế nàotrong môi trường đào tạo đại học trò được chọn thầy Và ông đã tìm cách trả lời băn khoăn
đó bằng việc lý giải vấn đề “về tính chủ động và chịu trách nhiệm của sinh viên và giảngviên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ” (tháng 10/ 2007) Ông đã chỉ ra quanniệm, nội dung và điều kiện để có thể tự chủ của người dạy và người học
Cũng viết về sự thay đổi vai trò của sinh viên, nhóm tác giả Đặng Thị Thanh Mai và
Nông Thị Hà, trong bài viết “Tăng cường khả năng tự học của sinh viên qua hướng dẫn sinh viên cách học”, đăng trên tạp chí giáo dục số 177, tháng 11/ 2007, tác giả cũng đề cập
đến cách tiếp cận mục tiêu giáo dục thông qua sự thay đổi vai trò của giảng viên trướcthềm chuyển giao từ học chế niên chế sang tín chỉ Đó chính là việc xây dựng các động cơhọc tập đúng đắn cho sinh viên, xây dựng các chủ đề hướng dẫn tự học và hướng dẫn sinhviên lập kế hoạch cho môn học Một cách gián tiếp, qua những phân tích của tác giả, ta cóthể nhận định rằng vai trò của của giảng viên và sinh viên trong giáo dục Đại học có mốiquan hệ biện chứng với nhau, sự thay đổi vai trò của giảng viên kéo theo sự thay đổi vai trò
Trang 20của sinh viên và ngược lại Tuy nhiên, sự thay đổi đó mới chỉ dừng lại ở vai trò bồi dưỡngkhả năng tự học cho sinh viên.
Trong bài viết “Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học – một phương pháp dạy học hiệu quả ở Đại học” của tác giả Phan Thanh Long trong tạp chí Giáo dục 2/ 2010, tác
giả đã so sánh và chỉ ra sự khác nhau giữa phương pháp dạy học theo quan điểm truyềnthống và hiện đại Trong đó tác giả nhấn mạnh đến các phương pháp dạy học tích cực tronghọc chế tín chỉ như thảo luận nhóm, tạo tình huống nêu vấn đề, phương pháp dự án…Vàđặc biệt chú trọng đến phương pháp hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học Tác giảcũng chỉ ra các yếu tố chi phối quá trình dạy học và nhấn mạnh đến sự thay đổi của sinhviên trong việc thực hiện các vai trò của mình trong hệ thống giáo dục Tuy nhiên, nhữngđánh giá thay đổi vai trò của tác giả mới chỉ tập trung vào hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên, mà chưa chỉ ra được thay đổi vai trò của sinh viên một cách tổng thể và toàndiện
Trong bài nghiên cứu “ hoạt động tự học của sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ” của thạc sĩ Nguyễn Phương Mai, bài viết đã khái quát về hoạt động tự học của
sinh viên như khái niệm tự học, vấn đề hoạt động tự học của sinh viên hiện nay, bài nghiêncứu đã cho thấy được hoạt động của sinh viên hiện nay là mang tính hình thức, đối phó vớicác bài kiểm tra, lười đọc sách Nhận thức về vấn đề tự học của sinh viên là rất kém, khônghiểu được hết vai trò của hoạt động tự học Đối với việc học học theo tín chỉ thì việc tự họccủa sinh viên như hiện nay là có hiệu quả không? Mà trong phương thức đào tạo tín chỉ thìviệc tự học là rất quan trọng, nếu sinh viên có ý thức tự học thì kết quả sẽ rất cao Hoạtđộng tự học của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy đại học nói chung
và đặc biệt là cần thiết theo phương thức đào tạo tín chỉ
Tạp chí giáo dục có bài viết “ một số vấn đề đào tạo theo hệ thống tín chỉ” của thạc
sĩ Phạm Thị Thanh Hải, bài viết đã nêu ra nhiều ưu thế của phương thức đào tạo theo tínchỉ như: tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển năng lực của người học , sinh viên chủđộng trong việc đăng kí kế hoạch học tập Sinh viên có nhiều cơ hội trong việc học cùnglúc hai chương trình để khi tốt nghiệp có thể được cấp hai bằng Việc tổ chức đào tạo mềmdẻo, khoa học và linh hoạt Ngoài ra bài viết cũng đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quá
Trang 21trình đào tạo theo tín chỉ, ví dụ như: từng bước hoàn thiện khung chương trình và chươngtrình chi tiết của các phần học theo hướng đáp ứng của nhu cầu xã hội Tăng cường cácsinh hoạt chuyên môn hóa và học thuật Bổ sung hoàn thiện các các quy định, hướng dẫnđào tạo theo hệ thống tín chỉ chỉ cho cán bộ giảng viên Thực hiện tốt việc đánh giá kết quảhọc tập của học sinh theo hình thức tín chỉ.Từng bước tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vậtchất phục vụ đào tạo theo tín chỉ
Ngoài ra còn có các đè tài khác viết về các vấn đề liên quan đến học chế tín chỉ như
“Các điều kiện cần và đủ để triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại học”
luận án của tác giả thạc sĩ Nguyễn Mai Hương Tác giả cho rằng đào tạo đại học theo hệthống tín chỉ là một hệ thống đào tạo tiến bộ, do đó cần có các điều kiện để phát triển hệthống này, ví dụ như: xây dựng mô hình đào tạo riêng phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế của đất nước, tương thích với cơ cấu và trình độ của hệ thống giáo dục ở Việt Nam.Nhận thức đầy đủ về đào tạo học theo chế tín chỉ ở bậc đại học Có hệ thống văn bản phápquy, tài liệu hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ và đào tạo theo hệ thống tín chỉ Có hệ thống mônhọc đủ lớn và công khai hóa chương trình đào tạo dẫn tới các văn bản với các điều kiện cụthể Đổi mới phương pháp dạy và học Đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết và phát triển hệthống học liệu
Trên trang tin tức và sự kiện đại học Quốc Gia Hà Nội có bài viết phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp giảng dạy – học ở bậc đại học bài viết đã cho người đọc thấy được lịch sử của giờ học tín chỉ nó là sản phẩm trí
tuệ của người Mỹ, sau này Việt Nam đã áp dụng mô hình đào tạo tín chỉ để đưa vào giảngdạy ở các trường đại học Bài viết đã định nghĩa bản chất của tín chỉ và nêu ra những lợithế của phương thức đào tạo theo tín chỉ như người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồinhét kiến thức của người dạy do đó phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên Lợi thế thứhai mà tín chỉ đem lại đó là sinh viên có thể lựa chọn những môn học, thời gian học phùhợp với khả năng của bản thân, sinh viên có thể ra trường sớm hơn hoặc muộn hơn tùytheo khả năng, điều kiện của bản thân Ngoài ra bài viết cũng đã đưa ra được những hàm ý
Trang 22cho phương pháp dạy và học Ở Việt Nam đây thực sự là một phát hiện rất quan trọng đểngười dạy và người học có thể áp dụng và đạt được những kết quả tốt nhất.
Trên tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng – số 5(40)2010 đã chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế của mô hình đào tạo theo tín chỉ, bài viết đã chỉ ra những ưu thế
trong việc đào tạo theo tín chỉ như sinh viên có thể rút ngắn thời gian học tập không nhấtthiết phải học 4,5 năm như trước đây Sinh viên có thể phát huy được khả năng tự học củabản thân, phát huy tính sáng tạo Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì bài viết cũng đãcho thấy những bất cập trong mô hình đào tạo theo tín chỉ như chất lượng đầu vào của sinhviên chưa thực sự cao, khả năng tự học của sinh viên chưa cao, chưa thực sự có ý thứctrong vấn đề tự học về vấn đề giảng viên cũng có một số bất cập như đội ngũ giảng viên ởnước ta so với giảng viên trên thế giới về khả năng nghiên cứu và trình độ ngoại ngữ, vềđiều kiện vất chất kĩ thuật cũng chưa đảm bảo Báo lao động điện tử số ra ngày 24/2/2011
có bài viết “đào tạo theo tín chỉ - còn có nhiều bất lợi” bài viết đã đưa ra những bất lợi củachương trình đào tạo theo tín chỉ như trên thực tế chúng ta mới chỉ sao chép mô hình giáodục của Mỹ chứ chưa thực sự học tập được mô hình đào tạo ĐH hiện đại của họ Về điềukiện cơ sở kĩ thuật dành cho giảng viên chưa đáp ứng đủ để giảng viên có điều kiện để đápứng những thắc mắc của sinh viên như phòng tiếp sinh viên, thời gian…Ngoài ra thangchấm điểm cũng chưa hoàn toàn đúng với khả năng cảu sinh viên Tuy nhiên bên cạnhnhững bất cập mà chương trình đào tạo theo tín chỉ mắc phải thì mô hình đào tạo theo tín
chỉ cũng mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên bài viết trên Việt Báo.vn có bài viết “3 lợi thế của đào tạo tín chỉ” đã cho người đọc thấy được những lợi thế mà sinh viên có được khi
được đào tạo theo mô hình đào tạo theo tín chỉ
Trong những năm qua, rất nhiều những hội thảo về phương thức đào tạo trong hệthống tín chỉ được tổ chức ở các trường : Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Hà Tĩnh,
Đại học Vinh, Đại học Hồng Đức…, đặc biệt có những hội thảo mang tầm quốc gia như: Hội thảo về phương thức đào tạo trong hệ thống tín chỉ tại đại học Đà Nẵng vào năm
2006 đã thu hút sự tham gia của rất nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu ở các trường đạihọc, các viện nghiên cứu trên mọi miền tổ quốc Trong hội thảo này, những người hoạt
Trang 23động trong lĩnh vực giáo dục tại các trường đại học: đại học Đà Lạt, đại học Quốc GiaThành Phố Hồ Chí Minh, đại học Quốc Gia Hà Nội… đã phân tích một số vấn đề tồn tại
và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong học chế tín chỉ, đưa racác giải pháp để triển khai phương pháp học tập theo học chế tín chỉ PGS.TS Nguyễn
Văn Nhã – trưởng ban đào tạo Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã có bài viết: “ Các giải pháp triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ ở Đại Học Quốc Gia Hà Nội” trong hội thảo
này
Hội thảo “ Đổi mới phương thức dạy học theo học chế tín chỉ” của Đại Học Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh diễn ra vào năm 2008 với rất nhiềubài viết nhằm mục đích: nhận diện thực trạng giảng dạy, học tập ở trường sau hai nămtiến hành đào tạo theo học chế tín chỉ, tạo ra diễn đàn học tập, trao đổi, thảo luận nhữngvấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ
Cũng phân tích về bản chất của học chế tín chỉ và việc áp dụng nó tại Việt Nam,
GS.TS Lâm Quang Thiệp đã phân tích về : “ Về học chế tín chỉ và việc áp dụng ở Việt Nam” trong tạp chí khoa học số 3 năm 2007 Trong bài viết này Giáo Sư đã chỉ rõ sự ra
đời và lan tỏa của học chế tín chỉ, đặc điểm của học chế tín chỉ, các ưu điểm và nhượcđiểm của học chế tín chỉ cũng như cách khắc phục và việc áp dụng học chế tín chỉ ở nước
ta trong tương quan so sánh với Hoa Kì và những giải pháp
Trong đề tài: “ Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại Học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ” của Nguyễn Thị Lý ( luận văn Thạc
Sĩ, khoa xã hôi học, trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn- ĐHQGHN, 2011) đãthể hiện được thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên với phương pháp họctập theo học chế tín chỉ: mức độ nhận thức đúng về phương pháp học tập theo học chế tínchỉ của sinh viên trường đại học Hồng Đức khá cao ( nhận thức về phương pháp học tậptrên lớp, nhận thức về hoạt động tự học trong phương pháp học tập ở nhà và trên thưviện…)
Bài “đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Toản ( Tổng thư
kí Hội đồng quốc gia Giáo dục Việt Nam) đề cập đến những vấn đềeeftoonf tại trong giáo
Trang 24dục hiện nay về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục Đây là những vấn đềđáng quan tâm tìm hiểu bởi chúng có ảnh hưởng rất quan trong tới hành vi và hiệu quảhọc tập của sinh viên Tác giả bài viết cũng đề cập đến những tác động từ phía xã hộitrong đó có xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Tác giả chỉ rõ về xu thế lớn trongthế kỉ XXI, đó là sự tác động của cách mạng khoa học, công nghệ, kinh tế, tri thức xâydựng xã hội học tập và học tập suốt đời, phát triển văn minh trí tuệ đều dựa vào nền tảngnăng lực sáng tạo của con người và trở thành cơ hội cho mọi nền giáo dục (8/tr 18) để đápứng xu thế phát triển trong thế kỉ mới đòi hỏi hoạt động giáo dục đại học nói chung, hoạtđộng học tập của sinh viên nói riêng phải có sự đổi mới về nội dung, phương pháp đápứng yêu cầu của thời đại.
Nói chung mô hình đào tạo theo tín chỉ đã được khá nhiều bài báo, các nghiên cứu
đi trước nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy đây là một vấn đề đang được dư luận xã hội quantâm, để ý Như vậy trong tất cả mô hình mà chúng tôi tiếp cận được các tác giả đều đề cậpđến vấn đề những hiệu quả mà mô hình đào tạo theo tín chỉ đạt được cũng như những bấtcập mà mô hình đào tạo tín chỉ vấp phải cũng như những phương pháp mà cả người dạy lẫnngười học cần phải tìm hiểu để đạt được kết quả cao hơn trong quá trình dạy và học tín chỉ
4.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường Đại học có truyền thốnglâu đời và sứ mệnh đi đầu trong việc đào tạo, nghiên cứu và truyền bá tri thức khoa học xãhội và nhân văn hàng đầu trong cả nước, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là một trongnhững trường Đại học đi tiên phong trong việc chuyển đổi sang mô hình đào tạo tín chỉ và
đã đạt được những thành tựu đáng kể, và đem lại những hiệu quả mang tính tích cực cả vềphía người dạy và người học cũng như sự quản lý của nhà trường và phòng đào tạo Trongthời gian gần vừa qua, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã không ngừng đổimới việc thực hiện chuyển đổi sang mô hình tín chỉ để đạt kết quả tốt nhất
Trang 25Hình 1: Vị trí địa bàn nghiên cứu: Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 336 Nguyễn Trãi , Thanh Xuân, Hà Nội.
Chương II: HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐHQGHN
1 Mô hình đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
Áp dụng mô hình tín chỉ chung trên toàn thế giới vào trường
Cũng như trên thế giới, trường cũng sử dụng 12 tiêu chí để đánh giá mô hình đàotạo theo Hệ thống tín chỉ triệt để, đó là:
Trang 26(1) Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức cấu trúc thành các mô đun (học phần);
(2) Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần (đơn vị: Tín chỉ);
(3) Đăng ký học đầu mỗi học kỳ, tổ chức lớp học theo lớp học phần;
(4) Đơn vị học vụ là học kỳ, một năm học có hai học kỳ chính và một học kỳ phụ; (5) Đánh giá quá trình, sử dụng thang điểm 10, chữ và 4, điểm trung bình chung tíchlũy đến thời điểm tốt nghiệp phải 2;
(6) Quy định khối lượng kiến thức tích lũy cho từng văn bằng Xếp năm đào tạo củangười học theo số tín chỉ tích lũy;
(7) Có hệ thống cố vấn học tập;
(8) Chương trình đào tạo mềm dẻo, cùng với các học phần bắt buộc có những học phần tự chọn đảm bảo hướng chuyên sâu nghề nghiệp hoặc đơn thuần chỉ để sinh viên tích lũy;
(9) Không tổ chức thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với các chương trình đào tạo cao đẳng và đại học;
Trang 27Điều 13 Đăng ký môn học
13.1 Đầu mỗi học kỳ, sinh viên phải tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được chươngtrình đào tạo và đăng ký môn học sẽ học trong học kỳ đó Đối với những sinh viên cómôn học phải học lại, tổng số tín chỉ của học kỳ bao gồm số tín chỉ của các môn họclại và các môn học mới
13.2 Số tín chỉ tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký học trong mỗi học kỳchính (trừ học kỳ cuối cùng của khóa học) được quy định như sau:
- Đối với sinh viên hệ chuẩn thuộc diện học lực bình thường từ 14 tín chỉ trởlên
- Đối với sinh viên hệ chuẩn thuộc diện học lực yếu từ 10 tín chỉ trở lên, nhưngkhông được phép đăng ký quá 18 tín chỉ
- Đối với sinh viên hệ chất lượng cao từ 19 tín chỉ trở lên.
- Trong mỗi học kỳ phụ, sinh viên được phép đăng ký học không quá 8 tín chỉ
- Trong trường hợp đặc biệt, sinh viên muốn đăng ký học ít hơn số tín chỉ tốithiểu thì phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng
13.3 Đăng ký học lại, học cải thiện điểm
- Đối với các môn học bắt buộc, nếu điểm môn học là điểm F, sinh viên phảiđăng ký học lại môn học đó
- Đối với môn học tự chọn, nếu điểm môn học là điểm F, sinh viên đăng kýhọc lại môn học đó hoặc học đổi sang môn học tự chọn tương đương khác Nếu sinhviên đăng ký môn học tự chọn khác để thay thế thì phải thực hiện việc hủy môn học
tự chọn đã thi nhưng không đạt
- Sinh viên được quyền đăng ký học cải thiện điểm đối với các môn học bịđiểm D Điểm cuối cùng của môn học này là điểm cao nhất đạt được của các lần đăng
ký học
Trang 2813.4 Trong thời hạn quy định của trường, sinh viên đăng ký môn học bằng
Phiếu đăng ký môn học hoặc đăng ký trực tuyến trên máy tính thông qua mạng nội bộ
của trường hoặc internet Hiệu trưởng quy định điều kiện, thủ tục, cách thức tổ chức
và thời gian tổ chức đăng ký môn học của mỗi học kỳ
13.5 Kết quả đăng ký môn học của sinh viên được thông báo ở “Phiếu kết quả đăng ký môn học” Trên phiếu kết quả đăng ký môn học của mỗi sinh viên ghi rõ
mã số môn học, tên môn học, số tín chỉ, tên lớp môn học, tiết học, phòng học của mỗimôn học, số tiền học phí phải nộp và xác nhận những môn học được bảo lưu, tương
đương (nếu có)
13.6 Mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức cho sinh viên đăng ký nhận đề tài khoáluận tốt nghiệp Việc đăng ký này được tiến hành theo quy trình như với những mônhọc khác Những sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp theo quyđịnh của nhà trường sẽ đăng ký tích lũy lượng kiến thức tương đương với 5 tín chỉ.Sinh viên không được rút bớt các môn học này sau khi đã đăng ký
Điều 14 Bổ sung hoặc rút bớt các môn học sau khi đăng ký
14.1 Việc đăng ký thêm môn học chỉ được chấp thuận trong vòng 02 tuần đầucủa học kỳ chính hoặc trong tuần đầu tiên của học kỳ phụ
14.2 Việc rút bớt môn học so với khối lượng học tập đã đăng ký chỉ đượcchấp thuận từ đầu tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 8 của học kỳ chính; hoặc từ đầu tuầnthứ 3 đến hết tuần thứ 4 của học kỳ phụ Môn học đã rút thì không được tính điểmchính thức, nhưng vẫn phải tính học phí và được ghi chú (điểm W) trong hồ sơ họctập của sinh viên Ngoài thời hạn trên, môn học vẫn được giữ trong phiếu đăng kýmôn học và nếu sinh viên không đi học thì bị coi như tự ý bỏ học và sinh viên phảinhận điểm không (0) đối với môn học đó
14.3 Việc xin bổ sung hoặc rút bớt các môn học đã đăng ký ở đầu mỗi học kỳphải tuân thủ theo các điều kiện sau:
Trang 29+ Sinh viên viết đơn đề nghị theo mẫu do nhà trường quy định và gửi vềPhòng Đào tạo;
+ Phải được cố vấn học tập chấp thuận;
+ Không vi phạm khoản 7.3.b của Quy định này
Chỉ sau khi có giấy báo của Phòng Đào tạo cho giảng viên phụ trách môn học,sinh viên mới được phép đến dự hoặc bỏ lớp
2 Tính tích cực của mô hình đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một quá trình đổi mới toàn diện, liên tục, bền
bỉ và lâu dài trong đó đổi mới tư tưởng của đội ngũ giảng viên và sinh viên theo quanđiểm giáo dục đại học tích cực là then chốt nhằm tạo nên những biến đổi về chấttrong chất lượng đào tạo cũng như mang lại hiệu quả cao cho cơ sở đào tạo
Đổi mới phương pháp học tập theo học chế tín chỉ là đổi mới nội dung, giáotrình, cách tiến hành các phương pháp dạy và học nhằm nâng cao tính chủ động, sángtạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạocủa sinh viên, nhằm nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao các kỹ năngnghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên
Với phương pháp giảng dạy cũ, giảng viên là người truyền đạt kiến thức vàđóng vai trò trung tâm trong lớp học Giảng viên truyền thụ kiến thức và chứng minhchân lý Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tưtưởng và tình cảm Mục tiêu của phương pháp dạy cũ là chú trọng cung cấp tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo Học để trả bài và sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏquên hoặc ít dùng đến Kiến thức chủ yếu là từ trong giáo trình và phương pháp giảngdạy được sử dụng chủ yếu là diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều Hình thứchọc thường xảy ra cố định, giới hạn trong giảng đường Với phương pháp dạy này,sinh viên luôn đóng vai trò bị động trong lớp học và thường cảm thấy mệt mỏi, giờhọc tẻ nhạt và ít hứng thú Phương pháp diễn giảng (thuyết trình) là một trong những
Trang 30phương pháp dạy học truyền thống được thực hiện trong các nhà trường từ lâu.Phương pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của Thầy và tính chất tái hiệnkhi lĩnh hội của trò Giảng viên nghiên cứu tài liệu, sách giáo trình, chuẩn bị bài giảng
và trực tiếp điều khiển thông báo luồng thông tin tri thức đến sinh viên Sau đó ngườihọc tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn cùng tư duy theo lời giảng củagiảng viên, hiểu, ghi chép và ghi nhớ
Với phương pháp dạy học tích cực theo học chế tín chỉ hiện nay ở trường ĐạiHọc Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - ĐHQGHN, nó đã phát huy được tính tích cực,chủ động, sáng tạo của sinh viên Đó là phương pháp hướng tới hoạt động hóa, tích
cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên Luật Giáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” Nguyên tắc “dạy học lấy sinh viên làm trung tâm”, là một quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học mới,
để đáp ứng yêu cầu của việc đào tạo theo học chế tín chỉ, đã chi phối tất cả quá trìnhdạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình, phương tiện tổ chức, đánhgiá…
Đặc trưng của phương pháp dạy học này là: Học là quá trình kiến tạo, sinhviên tìm tòi, khám phá và phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hìnhthành hiểu biết, năng lực và phẩm chất Bản chất của hoạt động dạy và học là tổ chứchoạt động nhận thức cho người học, hướng dẫn sinh viên cách tự tìm ra chân lý.Trong phương pháp dạy học tích cực theo mô hình đào tạo theo tín chỉ, người học –đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốnhút vào các hoạt động học tập do giảng viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khámphá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đãđược giảng viên sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, sinhviên trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cáchsuy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kỹ năng mới, đồng thời nắm được
Trang 31phương pháp tạo ra kiến thức, kỹ năng đó, không rập khuôn theo những mẫu sẵn có
và sinh viên được bộc lộ, phát huy tiềm năng sáng tạo của mình
Dạy theo học chế tín chỉ, giảng viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức màcòn hướng dẫn hành động Mục tiêu là chú trọng hình thành các năng lực sáng tạo,dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học Học để đáp ứng yêucầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Những điều đã học cần thiết và bổ ích chobản thân sinh viên và cho sự phát triển của xã hội Kiến thức đem đến cho sinh viênkhông chỉ đơn thuần là trong sách giáo trình,… mà từ nhiều nguồn tài liệu khác nhaunhư: sách, báo, Internet, các tài liệu khoa học cập nhật, các thí nghiệm thực tế gắn vớivốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của sinh viên hay những vấn đề mà sinh viênquan tâm
Giờ học theo học chế tín chỉ, thời lượng trên lớp rút ngắn, chỉ có 1/3 thời giangiảng viên hướng dẫn, còn lại 2/3 thời gian sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu ở nhàhoặc thư viện Điều này đòi hỏi giảng viên phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ,chuyên môn của mình, để vững vàng là người cầm lái trên lớp học
Việc kiểm tra, đánh giá là sự kết hợp giữa đánh giá của giảng viên đối với sinhviên Trước đây, giảng viên giữ độc quyền với việc đánh giá sinh viên, hiện nay dạyhọc theo phương pháp hiện đại, giảng viên phải hướng dẫn sinh viên phát triển kỹnăng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học Sinh viên sẽ phải tự đánh giá lẫn nhau vànâng cao năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề trong tình huống thực tế Giảng viêncũng phải đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với học chế tín chỉ,tức là phải đánh giá sinh viên thường xuyên một cách hiệu quả và công bằng, thôngqua các hình thức khác nhau như: vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm, bài tập lớn, bài tậpnhóm,… để khuyến khích sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào tìnhhuống thực tế Như vậy, có thể thấy việc chuyển đổi sang mô hình đào tạo tín chỉ gópphần quan trong trong sự nghiệp đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phươngpháp đào tạo trong trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - ĐHQGHN nói
Trang 32riêng, hướng đến tính toàn diện, hiện đại hóa, nâng cao năng lực sáng tạo, tính tíchcực, chủ động sáng tạo của giảng viên, sinh viên và người quản lý đào tạo.
khi điều kiện kinh tế không cho phép các em được tiếp tục theo học thì sinhviên có thể hoàn toàn được phép kéo dài chương trình học (trong một khoảng thờigian theo quy định riêng từng trường) mà không bị ảnh hưởng gì khi các em quay lạitiếp tục chương trình học
Ngoài việc chủ động và tiết kiệm thời gian trong học tập, sinh viên còn có thểchuyển đổi chuyên ngành mình đang theo học một cách khá dễ dàng và không phảihọc lại từ đầu Nếu biết sắp xếp những tín chỉ giống nhau giữa hai ngành một cáchhợp lý, sinh viên có thể hoàn toàn tốt nghiệp được hai chương học trong một thời giangiảm đáng kể so với hình thức đào tạo theo niên chế.Ví dụ như sinh viên có thể có haibằng tiếng anh tại ĐH ngoại ngữ ĐHQGHN và mà chỉ Du lịch hoc ĐHKHXHvaNhân Văn cần phải học thêm khoảng thời gian học tại trường
2.1 Đối với sinh viên
Phương thức đào tạo tín chỉ đã góp phần tăng tính chủ động, sáng tạo củangười học thông qua việc sinh viên phải nâng cao tính tự học của mình Sinh viên có
cơ hội lập kế hoạch cho tiến trình học của mình và có cơ hội tốt nghiệp sớm hơn sovới thời gian đào tạo mặc định của khung chương trình đào tạo Bên cạnh đó, sinhviên còn có cơ hội tốt hơn để nắm bắt được đầy đủ nội dung, yêu cầu, học liệu bắtbuộc và tiến trình giảng dạy, kiểm tra – đánh giá của môn học thông qua việc giảngviên cung cấp đề cương môn học: sinh viên đã bắt đầu chuyển từ trạng thái biết đượchọc môn gì trong mỗi học kỳ đến trạng thái nắm bắt được thông tin về môn học: họcnội dung gì, học như thế nào và cần phải làm gì để thực hiện được nhiệm vụ học tập.Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tính thích ứng và học tập của sinh viên Thái
độ học tập của sinh viên chuyển biến tính cực hơn Sinh viên đã chủ động phản ánh ýkiến cá nhân về việc giảng dạy của giảng viên và các điều kiện dạy – học của nhàtrường
Trang 332.1.1 Khả năng tự tin, sáng tạo của sinh viên
Bảng 1: Khả năng tự tin, sáng tạo của sinh viên trong mô hình đào tạo theo tín chỉ.
Theo phỏng vấn sâu của nhóm :
H: Với mô hình đào tạo theo tín chỉ, bạn thấy mình tự tin hơn trước không? Đ: Có chứ, các môn đều phải lên thuyết trình nên tôi thấy tự tin hơn, khả năng
làm việc nhóm cũng cao hơn, giúp sinh viên năng động tham gia các hoạt động ngoại khóa ( tình nguyện viên trong mùa hè xanh, tham gia thanh niên xung kích, các tổ chức đoàn, hội…), tinh thần tự học cao hơn trước ( pvs 3, sv năm 4, khoa lưu trữ học và quản
trị văn phòng)
Hay một phỏng vấn khác :