So sánh về yêu cầu của phương thức đào tạo tín chỉ so với niên chế đối với giảng viên:

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 39)

5 PGS.TS Phan Quang Thế, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Bài viết cho Hội nghị tổng kết công tác đào tạo theo Hệ thống tín chỉcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ tháng 9-

2.2.2 So sánh về yêu cầu của phương thức đào tạo tín chỉ so với niên chế đối với giảng viên:

giảng viên:

Đối với người dạy, chuyển đổi hình thức đào tạo sang học chế tín chỉ đặt ra nhiều yêu cầu khác nhau đặc biệt là yêu cầu thay đổi phương pháp giảng dạy. Nếu như đào tạo theo niên chế, người dạy chú trọng truyền thụ kiến thức và kỹ năng cho người học, thì đào tạo theo tín chỉ lại yêu cầu người dạy không thể truyền thụ kiến thức và kỹ năng, mà ở đây người dạy đóng vai trò là người hướng dẫn về phương pháp tư duy, phương pháp tự học, sáng tạo. Hệ thống giáo án và kế hoạch giảng dạy của người dạy phải được bố trí rõ ràng, tách bạch giữa phần cung cấp kiến thức nền tảng, lý thuyết với phần tự học, thực hành, thảo luận. Nếu như đào tạo theo niên chế, mỗi ĐVHT tương đương 15 tiết lý thuyết hoặc thực hành, nếu vậy, để giảng dạy một ĐVHT người dạy chỉ cần tối đa là 15 tiết chuẩn bị. Với đào tạo theo học chế tín chỉ: mỗi TC tương đương 15 tiết chuẩn có thể quy đổi là 15 tiết lý thuyết + 6 tiết thảo luận hoặc 24 tiết thực hành. Mà để có 6 tiết thảo luận người dạy phải có tối thiểu 6x2 =12 tiết chuẩn bị ở nhà và để có 24 tiết thực hành trên lớp người dạy phải có tối thiểu là 6 x 4 = 24 tiết chuẩn bị ở nhà. Như vậy để giảng dạy một TC yêu cầu người dạy phải có 12+ 24= 36 tiết chuẩn bị ở nhà, nhiều hơn so với đào tạo theo niên chế.

Như vậy, đào tạo theo tín chỉ không chỉ yêu cầu người dạy phải thay đổi phương pháp giảng dạy, hệ thống giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo mà còn yêu cầu người dạy phải luôn có sự sáng tạo, tìm tòi, tư duy, nghiên cứu.

3 . Đối với nhà trường:

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w