Với mô hình đào tạo theo tín chỉ,bạn thấy mình tự tin hơn trước không?

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 32 - 37)

Đ: Có chứ, các môn đều phải lên thuyết trình nên tôi thấy tự tin hơn, khả năng làm việc nhóm cũng cao hơn, giúp sinh viên năng động tham gia các hoạt động ngoại khóa ( tình nguyện viên trong mùa hè xanh, tham gia thanh niên xung kích, các tổ chức đoàn, hội…), tinh thần tự học cao hơn trước. ( pvs 3, sv năm 4, khoa lưu trữ học và quản trị văn phòng)

Hay một phỏng vấn khác :

Theo mình thấy, trước kia hồi còn học cấp 3 ấy, chẳng bao giờ mình dám đứng trước đám đông để nói về một vấn đề nào cả(cười). Nhưng sau hai năm học tai trường,

mình có tiến bộ đáng kể , giờ mình có thể rất tự tin để thuyế trình một vấn đề trước lớp, cũng như một sự kiện nào đó(Nam.khoa báo chí và truyền thông.năm thứ 3)

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: với mô hình đào tạo này, sinh viên có thể tham nhiều hoạt động trong cung một lúc, đóng nhiều vai trò, nên khả năng tự tin và sáng tạo có những tiến triển khá rõ ràng.

2.1.2. Hoạt động NCKH và phân loại kết quả học tập của sinh viên hiệnnay. nay.

Phần lớn sinh viên khóa QH-2007, QH-2008 đã thành công trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cá nhân, đặc biệt đã có 04 sinh viên khóa QH-2007 tốt nghiệp (tháng 6 năm 2010) chỉ sau 3 năm học và hết học kỳ I năm học 2010 – 2011, số sinh viên có thể tốt nghiệp sau 3.5 năm học là 31 sinh viên.

Chất lượng học tập của sinh viên cũng có bước chuyển đáng khích lệ. Tỷ lệ sinh viên đạt loại học lực từ loại khá trở lên năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2008 – 2009, tỷ lệ sinh viên đạt học lực từ loại khá trở lên là 75.73% thì năm học 2009 – 2010 đạt 76.87%, riêng sinh viên đạt học lực giỏi, xuất sắc năm học 2008 – 2009 là 11.1% thì năm học 2009 – 2010 là 25.88%. Chất lượng đào tạo vẫn được giữ vững trong giai đoạn đầu chuyển đổi đào tạo, thể hiện qua hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên:

Bảng 2: Thống kê nghiên cứu khoa học của sinh viên

Năm học Số SV tham gia Số BCKH được thực hiện Số BCKH đạt giải các cấp 2007-2008 608 482 59 2008 – 2009 720 588 78 2009 – 2010 1213 790 63

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 4 năm đào tạo đại học theo tín chỉ (2006 – 2010) ở trường ĐHKHXH & NV ( ĐHQGHN)

Theo bảng số liệu trên cho thấy số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học từ khóa học 2007-2008 đến 2009-2010 tăng theo các năm: số sinh viên tham gia nghiên cứu tăng 605 sinh viên, tăng ghấp 2.0 lần; số báo cáo khoa học được thực hiện tăng 308 báo cáo, tăng ghấp 1.6 lần; số báo cáo khoa học đạt gải các cấp tăng 4 báo cáo, tăng ghấp 1.1 lần. Như vậy, với phương pháp học theo tín chỉ, sinh viên năng động, tự tin hơn tham gia vào các hoạt động học tập do trường , lớp tổ chức và đạt được nhiều thành tích đáng kể.

Bảng 3: Phân loại kết quả học tập năm học 2010 - 2011 của sinh viên

Hệ đào tạo

Chính quy Chất lượng cao Đẳng cấp quốc tế Bằng kép

( Nguồn: Báo cáo tổng kết 4 năm đào tạo đại học theo tín chỉ (2006 – 2010) ở trường ĐHKHXH & NV.ĐHQGHN).

Với phương pháp học mới này, kết quả học tập của sinh viên năm học 2010- 2011 đã có những bước tiến đột phá: sinh viên có học lực khá ở các hệ đào tạo đều chiếm tỉ lệ rất cao ( hệ chính quy là 48.90%, đẳng cấp quốc tế là 46.55%, bằng kép là 61.19%), tiếp đến viên có học lực giỏi chiếm tỉ lệ cao ( hệ chính quy là 23.7%, chất lượng cao là 35.60%, đẳng cấp quốc tế là 29.31%), sinh viên có học lực trung bình chiếm tỉ lệ nhỏ ( chất lượng cao là 4.2 %, bằng kép là 5.97%).

Để có được thành tích đáng khích lệ như vậy, sự nỗ lực của sinh viên là rất lớn, thể hiện qua việc sinh viên đã đưa ra được phương pháp học tập phù hợp với năng lực của bản thân của mình và sắp xếp được thời khóa biểu hợp lí

2.1.3. Khả năng tự sắp xếp thời khóa biểu của sinh viên

Bảng 4: Khả năng sắp xếp thời khóa biểu phù hợp của sinh viên

Khả năng sắp xếp TKB Số lượng Tỉ lệ ( %) Phù hợp 72 63.2 Không phù hợp 42 36.8 Ý kiến khác 0 0 Tổng 114 100

(nguồn: do nhóm nghiên cứu cung cấp tháng 11/2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy ,đa phần sinh viên cho rằng mình đã tự sắp xếp được thời khóa biểu cho bản thân mình là hợp lí, có tới 72/114 người được hỏi trả lời là phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng tỉ lệ cho rằng không phù hợp còn khá cao có 42/114 người trả lời là không phù hợp và trong số những người trả lời không phù hợp thì nhóm có phỏng vấn như sau:

Mình thấy không phù hợp bạn à! Vì mình thấy học đến năm thứ hai rồi mà thời khóa biểu vẫn còn có quá nhiều những giờ lên lớp không hợp lí . “cứ sáng đi vài tiết, chiều lại vài tiết”,(cười) vì mình đang kí các lớp học không cùng nhau”. Nữ.sv năm hai)

Nhưng nhìn trên đại đa số thì thấy rằng với mô hình này giờ lên lớp của sinh viên ít so với niên chế rất nhiều .khi đó các bạn sắp xếp được thời gian biểu hợp lí chính là cách bạn tạo dựng công việc cho mình phù hợp,cách quản lí thời gian của mình một cách trọn vẹn.

Bảng 5: Khả năng đưa ra phương pháp học tập của sinh viên Phương pháp học tập Số lượng Tỉ lệ ( %) Phù hợp 66 57.9 Không phù hợp 45 39.5 Ý kiến khác 3 2.6 Tổng 114 100

(nguồn: do nhóm nghiên cứu cung cấp tháng 11/2012)

Nhìn chung các sinh viên được phỏng vấn đều cho biết học chế tín chỉ và những đổi mới trong phương pháp dạy học ở đội ngũ giảng dạy đã giúp sinh viên có môi trường thuận lợi để hình thành và rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, tổng hợp, làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác như thao tác máy tính, giao tiếp, tổ chức… Trong đó, các kỹ năng giúp ích được sinh viên nhiều nhất trong các hoạt động triển khai nghiên cứu là: làm việc nhóm, mở rộng quan hệ xã hội và kĩ năng thuyết trình.

Theo một phỏng vấn sâu do nhóm nghiên cứu thực hiện như sau:

“Qua các kì học thì kết quả của mình ngày càng đi lên. Năm đầu do chưa làm quen với cách học theo tín chỉ, mình chỉ quen với cách học theo kiểu đọc chép, thầy cô giáo cho ghi gì thì về học như thế, không tham khảo tài liệu bên ngoài, không nghiên cứu tài liệu nên khi làm bài tập kiểm tra, điểm không cao. Nhưng bây giờ mình đã quen với kiểu học theo tín chỉ, đưa ra phương pháp học phù hợp với năng lực bản thân nên việc học của mình cũng dễ dàng hơn, và kết quả cũng cao hơn những kì học đầu”.(nữ. sv năm thứ 4)

Như vậy mô hình đào tạo theo tín chỉ đã làm tăng tính tích cực trí tuệ của sinh viên, phát triển tư duy khoa học và kỹ năng triển khai nghiên cứu theo nhóm, giúp sinh viên tự tin, năng động hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp ngoài xã hội góp phần nâng cao dần kết quả học tập của sinh viên từ năm thứ nhất đến các năm học tiếp theo.

2.2. Đối với giảng viên.

2.2.1Đánh giá của sinh viên về giảng viên:

Chất lượng giảng dạy tăng dần theo từng năm. Ngoài những yếu tố mới trong giảng dạy thể hiện qua các hoạt động đổi mới giảng dạy, kiểm tra – đánh giá chất lượng giảng dạy chung của toàn trường trong 3 năm được chính sinh viên đánh giá như sau:

Về số lượng sinh viên tham gia đánh giá bài giảng: Năm 2007 – 2008 chỉ có 4077 lượt sinh viên tham gia đánh giá. Đến năm học 2009 – 2010 đã có 18508 lượt sinh viên tham gia. Học kỳ I tiến hành đánh giá 213 môn học của 209 bài giảng với 10814 phiếu khảo sát. Học kỳ II tiến hành đánh giá 140 môn học của 140 giảng viên với 7694 phiếu khảo sát.

Về chất lượng: mức điểm chung của công tác đánh giá bài giảng (tối đa 5 điểm) đạt được qua các năm học như sau 5:

Kết quả trên cho thấy sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy liên tục tăng lên và đã đạt được mức khá cao. Quan trọng hơn sinh viên đánh giá ngày càng tốt hơn ở các tiêu chí liên quan mật thiết với sự chuyển đổi đào tạo như: khối lượng kiến thức thu nhận được tăng đều sau mỗi năm, mục tiêu môn học và nội dung giảng dạy trên lớp có sự thống nhất cao và được cải thiện qua từng năm. Điều này phản ánh tác dụng của công cụ mới trong đào tạo tín chỉ là đề cương môn học cũng như sự cố gắng, nghiêm túc của giảng viên.

Tỷ lệ thống kê qua 2 năm học 2007 – 2008 và 2008 – 2009 được xác định như sau: Điểm TB từ 1 – 2.9 (M1), 3 – 3.9 (M2), 4 – 4.4 (M3) và trên 4.5 (M4). Chỉ có 3% giảng viên toàn trường có điểm số ở mức M1, còn lại 97% giảng viên ở mức M2, M3, M4.

5 PGS.TS. Phan Quang Thế, Đào tạo theo hệ thống tín chỉtại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Bài viết cho Hộinghị tổng kết công tác đào tạo theo Hệ thống tín chỉcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Cần Thơ tháng 9-2010

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w