Đối với hệ thống quản lý

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 43 - 47)

5 PGS.TS Phan Quang Thế, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Bài viết cho Hội nghị tổng kết công tác đào tạo theo Hệ thống tín chỉcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ tháng 9-

2.3.4.Đối với hệ thống quản lý

Đào tạo theo tín chỉ lại đặt ra các yêu cầu mềm dẻo, linh hoạt. Toàn bộ hệ thống giáo dục và quản lý người học phải vận hành theo kế hoạch của mỗi người học khiến cho quá trình quản lý người học rất phức tạp. Các học phần phải được cấu trúc lại theo các modul, lịch

trình giảng dạy không được thay đổi, giáo viên lên lớp không được bỏ giờ, mỗi giảng viên và sinh viên lại có thời khóa biểu riêng, các khoa, ngành học lại phải thành lập đội ngũ tư vấn cho người học…. Thêm vào đó, chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ làm phá vỡ cấu trúc lớp, khóa học, như vậy cũng cần tính tới những phương pháp tổ chức hoạt động của các đoàn thể xã hội của sinh viên trong trường đại học.

Nhà trường đã nhận rõ được nhiệm vụ, các phòng ban nhận rõ được nhiệm vụ từ đó làm nâng cao hiệu quả của đào tạo tín chỉ. Đây cũng là một trong những thành tựu của trường đã đạt được trong thời gian qua.

3. Thực tiễn đổi mới phương thức quản lý trong mô hình đào tạo tín chỉ ở trường Đại học KHXH&NV và liên hệ với các trường đại học khác.

Có một thực tế cho là ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, học chế tín chỉ xuất hiện như một hình ảnh mới về một nền giáo dục khác, một công nghệ giáo dục khác. Nó được nhìn nhận như một phương thức tạo ra sự thay đổi trong giáo dục đại học ở nhóm người này nhưng với nhóm người khác nó bị coi là yếu tố ngoại lai, không phù hợp, đe dọa đến sự ổn định của học chế hiện thời.

Những năm gần đây, nhiều trường đại học đã quan tâm mạnh hơn đến việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ, nhất là khi việc chuyển đổi này trở thành nhiệm vụ bắt buộc với các cơ sở đào tạo giáo dục đại học. Có rất nhiều cuộc khảo sát, các hội thảo được tổ chức, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu về thực tiễn chuyển đổi sang học chế tín chỉ của các trường đại học đã thực hiện ở Việt Nam hay nước ngoài để từ đó hoạch định chính sách cần thiết cho quá trình chuyển đổi của các trường đại học của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Do đó, khi mà tới nay, nhiều trường đại học đã chuyển đổi đào tạo theo tín chỉ và cả khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nghị quyết về nhiệm vụ bắt buộc này, nhiều chính sách quản lý giáo dục đại học vẫn chỉ phù hợp với học chế niên chế.

Trong phạm vi một cơ sở giáo dục đại học, quá trình chuyển đổi sang học chế tín chỉ không có gì đặc biệt so với quản lý chuyển đổi ở bất kỳ lĩnh vực nào. Cũng như mọi quá trình chuyển đổi tổ chức khác, quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo không chỉ là vấn

đề thuần túy của công nghệ giáo dục của cơ sở giáo dục đại học mà là sự thay đổi từ trong nhận thức đến hành vi của cá nhân, nhóm người và của các quan hệ quản lý, quan hệ xã hội trong cơ sở giáo dục đại học đó. Quá trình này mang đầy đủ các quan hệ xã hội với tính đa dạng của mỗi chủ thể và do đó, thuận lợi hay khó khăn, thời cơ hay thách thức đều mang đậm dấu ấn của các chủ thể. Quá trình chuyển đổi tác động vào 3 yếu tố rất quan trọng của tổ chức: cơ chế, con người và cơ sở vật chất. Với tính hệ thống cao của học chế tín chỉ, tính chủ thể cao của các cá nhân tham gia vào học chế này cũng như sự tác động mạnh mẽ của các ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học đã tạo ra áp lực và thách thức không nhỏ đối với quá trình chuyển đổi. Nó không chỉ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ quản lý hiện đại hay chi phí lớn cho hạ tầng công nghệ thông tin mà còn đòi hỏi phải điều chỉnh rất nhiều yếu tố nền tảng của hoạt động đào tạo đại học để tương thích với sự thay đổi trên. Các yếu tố đó là: Chương trình đào tạo, hệ thống học liệu, phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp học tập của sinh viên, quy trình quản lý đào tạo, chính sách đối với giảng viên và sinh viên,…

Chuyển đổi sang học chế tín chỉ là quá trình lâu dài, nhiều yếu tố mới. Thực thi mục tiêu chuyển đổi không chấp nhận các hành động riêng lẻ mà đòi hỏi tính hệ thống cao, đòi hỏi sự tập trung và chuyên môn hóa cao nhưng đồng thời phải có sự phân cấp hợp lý, hiệu quả. Ngoài ra, một trong những điều cốt lõi của mục tiêu lấy người học làm trung tâm đó là người học cần phải tích cực, chủ động hơn trong việc nghiên cứu tài liệu. Dưới đây là thực trạng nghiên cứu tài liệu của một bộ phận sinh viên trong Nhà trường:

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu về việc đọc tài liệu của sinh viên. Nhưng một thực tế không phải hiếm có trong sinh viên hiện nay là phương pháp học đối phó với kỳ thi:

Chúng em chủ yếu đọc khi sắp đến kỳ thi thôi, còn thường ngày mà đọc thấy lý thuyết rắc rối lắm, không muốn đọc”.(Nữ, SV Năm thứ hai)

Thực tế cho thấy, tỷ lệ sinh viên “chỉ đọc khi tới kỳ thi” tăng dần qua các năm học. Đối với sinh viên năm thứ ba, yêu cầu về tài liệu và khối lượng kiến thức là rất lớn nhưng tỷ lệ sinh viên chỉ nghiên cứu tài liệu đối phó với kỳ thi lại vẫn rất cao.

Thời gian nghiên cứu tài liệu ngoài giờ học trên lớp chịu tác động khá nhiều của việc sinh viên đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc nghiên cứu và chuẩn bị tài liệu. Phần lớn sinh viên vẫn đánh giá việc chuẩn bị và nghiên cứu tài liệu là quan trọng và cần thiết trong học chế tín chỉ. Tuy nhiên thực tế thời gian dành cho nghiên cứu tài liệu vẫn chưa được đầu tư cao và chưa đáp ứng yêu cầu tự học của học chế tín chỉ.

Đa phần sinh viên cho rằng việc đọc, nghiên cứu tài liệu rất quan trọng trong học chế tín chỉ, cho thấy tính tích cực của sinh viên trong việc tự học. Vậy trong số hai dạng tài liệu chính là tài liệu tham khảo và tài liệu bắt buộc, sinh viên ưu tiên đọc loại tài liệu nào?

H: Với bản thân em thì em có thường xuyên chuẩn bị và nghiên cứu tài liệu không? Đ: Em thực ra thì rất nhác đọc tài liệu trước ạ. Thường thì sách giáo trình thì thỉnh thoảng em cũng đọc, còn các tài liệu tham khảo hoặc tài liệu tham khảo mà thầy cô đưa thì hầu như rất ít khi đọc .

H: Như vậy là ưu tiên các sách giáo trình hơn?

Đ: Vâng ạ. Sách giáo trình thì thường ưu tiên đọc hơn, còn tài liệu tham khảo thì chúng em chỉ khi nào đến kỳ thi thì mới đọc thôi.(Nam.SV năm thứ hai)

Có thể thấy một thực tế rằng sinh viên chú ý học giáo trình nhiều hơn vì họ cho rằng như thế là đủ “chỉ duy nhất giáo trình, với những người sức học bình thường thì chỉ giáo trình là đủ rồi” (nam, sinh viên năm thứ 2). Có một đặc điểm là giáo trình thường là một cuốn sách tổng hợp chung vì thế những kiến thức thường được viết ngắn gọn, dễ hiểu và gần gũi với kiến thức giảng dạy tại lớp của giảng viên. Tuy nhiên, một thực tế dễ dàng nhận biết là nếu sinh viên muốn mở rộng, đào sâu kiến thức thì yêu cầu bức thiết là cần phải đọc thêm các sách tham khảo khác, đặc biệt là các sách chuyên khảo cùng chủ đề ngay từ trong quá trình học. Nhưng chính sinh viên dù nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc tài liệu vẫn tiếp tục cách học đối phó là chỉ đọc tài liệu thêm khi vào kỳ thi.

Thực chất của quản lý chuyển đổi sang học chế tín chỉ chính là quá trình tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức nhà trường, là quá trình hoạch định và ban hành các chính sách thúc đẩy chuyển đổi trong mọi lĩnh vực với việc sử dụng các công cụ khoa học và phù hợp với điều

kiện của giáo dục đại học Việt Nam và của nhà trường để thực hiện mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng phương thức đào tạo tiên tiến cho sự hội nhập với giáo dục đại học quốc tế.6

Sự khác biệt trong cách thức tổ chức và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ giữa Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN với các trường đại học khác (Trường ĐH KHXH&NV, ĐH KHTN – ĐHQGTPHCM, Trường ĐH Mở bán công TPHCM và Trường ĐH Hoa Sen) thể hiện rõ ở các mặt sau 7:

Về cách thức tổ chức xây dựng thời khóa biểu: đa số các trường phía Nam hiện nay, việc lập thời khóa biểu cho các môn chung là do Phòng đào tạo sau đó giao lại cho các khoa, bộ môn lập thời khóa biểu các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành.

Một số trường dân lập tổ chức lập thời khóa biểu có sự liên thông lien kết chặt chẽ giữa phòng đào tạo và các khoa chuyên môn và được tổ chức theo các gói dự án, có kinh phí bổ sung riêng và được triển khai một cách đồng bộ.

Nhiều trường, phần mềm quản lý đăng ký môn học vẫn nhập trên công cụ Microsoft Excel và sinh viên đăng ký môn học vẫn thông qua phiếu, sẽ có một cán bộ chuyên trách nhập phiếu đăng ký môn học và cả hệ thống. Việc tổ chức quản lý phần mềm quản lý đào tạo do mỗi trường tự xây dựng và quản lý không phải theo một mô hình chung như ở ĐHQGHN.

Việc tổ chức đào tạo ở các trường phía Nam có sự linh hoạt và thực tế hơn: các trường luôn mở rộng và phát triển các hệ đào tạo liên kết, đào tạo từ xa; nhiều trường hiện nay đã không tổ chức giảng dạy ngoại ngữ chính khóa mà cho phép sinh viên chủ động chọn các Trung tâm (theo quy định của trường) để học phù hợp với thời gian, kinh phí và trình độ của mình và thi lấy chứng chỉ.

Việc phân công công việc giữa các phòng ban của các trường phía Nam cũng có những điểm khác: một số công việc của phòng đào tạo như cảnh báo học vụ, xét ngừng 6Quản lý chuyển đổi đào tạo đại học theo tín chỉ: cách nhìn nhận từ vài góc độ, ThS Đinh Việt Hải, PĐT

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 43 - 47)