Tính tích cực của mô hình đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 28 - 32)

Học Xã Hội và Nhân Văn.

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một quá trình đổi mới toàn diện, liên tục, bền bỉ và lâu dài trong đó đổi mới tư tưởng của đội ngũ giảng viên và sinh viên theo quan điểm giáo dục đại học tích cực là then chốt nhằm tạo nên những biến đổi về chất trong chất lượng đào tạo cũng như mang lại hiệu quả cao cho cơ sở đào tạo.

Đổi mới phương pháp học tập theo học chế tín chỉ là đổi mới nội dung, giáo trình, cách tiến hành các phương pháp dạy và học nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, nhằm nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên.

Với phương pháp giảng dạy cũ, giảng viên là người truyền đạt kiến thức và đóng vai trò trung tâm trong lớp học. Giảng viên truyền thụ kiến thức và chứng minh chân lý. Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tưởng và tình cảm. Mục tiêu của phương pháp dạy cũ là chú trọng cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Học để trả bài và sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. Kiến thức chủ yếu là từ trong giáo trình và phương pháp giảng dạy được sử dụng chủ yếu là diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều. Hình thức học thường xảy ra cố định, giới hạn trong giảng đường. Với phương pháp dạy này, sinh viên luôn đóng vai trò bị động trong lớp học và thường cảm thấy mệt mỏi, giờ học tẻ nhạt và ít hứng thú. Phương pháp diễn giảng (thuyết trình) là một trong những phương pháp dạy học truyền thống được thực hiện trong các nhà trường từ lâu. Phương pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của Thầy và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của trò. Giảng viên nghiên cứu tài liệu, sách giáo trình, chuẩn bị bài

giảng và trực tiếp điều khiển thông báo luồng thông tin tri thức đến sinh viên. Sau đó người học tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn cùng tư duy theo lời giảng của giảng viên, hiểu, ghi chép và ghi nhớ.

Với phương pháp dạy học tích cực theo học chế tín chỉ hiện nay ở trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - ĐHQGHN, nó đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Đó là phương pháp hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên. Luật Giáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Nguyên tắc “dạy học lấy sinh viên làm trung tâm”, là một quan điểm giáo dục, một cách tiếp cận quá trình dạy học mới, để đáp ứng yêu cầu của việc đào tạo theo học chế tín chỉ, đã chi phối tất cả quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình, phương tiện tổ chức, đánh giá…

Đặc trưng của phương pháp dạy học này là: Học là quá trình kiến tạo, sinh viên tìm tòi, khám phá và phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Bản chất của hoạt động dạy và học là tổ chức hoạt động nhận thức cho người học, hướng dẫn sinh viên cách tự tìm ra chân lý. Trong phương pháp dạy học tích cực theo mô hình đào tạo theo tín chỉ, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giảng viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giảng viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, sinh viên trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kỹ năng mới, đồng thời nắm được phương pháp tạo ra kiến thức, kỹ năng đó, không rập khuôn theo những mẫu sẵn có và sinh viên được bộc lộ, phát huy tiềm năng sáng tạo của mình.

Dạy theo học chế tín chỉ, giảng viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Mục tiêu là chú trọng hình thành các năng lực sáng tạo, dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết và bổ ích cho bản thân sinh viên và cho sự phát triển của xã hội. Kiến thức đem đến cho sinh viên không chỉ đơn thuần là trong sách giáo trình,… mà từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: sách, báo, Internet, các tài liệu khoa học cập nhật, các thí nghiệm thực tế gắn với vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của sinh viên hay những vấn đề mà sinh viên quan tâm.

Giờ học theo học chế tín chỉ, thời lượng trên lớp rút ngắn, chỉ có 1/3 thời gian giảng viên hướng dẫn, còn lại 2/3 thời gian sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu ở nhà hoặc thư viện. Điều này đòi hỏi giảng viên phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn của mình, để vững vàng là người cầm lái trên lớp học.

Việc kiểm tra, đánh giá là sự kết hợp giữa đánh giá của giảng viên đối với sinh viên. Trước đây, giảng viên giữ độc quyền với việc đánh giá sinh viên, hiện nay dạy học theo phương pháp hiện đại, giảng viên phải hướng dẫn sinh viên phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Sinh viên sẽ phải tự đánh giá lẫn nhau và nâng cao năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề trong tình huống thực tế. Giảng viên cũng phải đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với học chế tín chỉ, tức là phải đánh giá sinh viên thường xuyên một cách hiệu quả và công bằng, thông qua các hình thức khác nhau như: vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm, bài tập lớn, bài tập nhóm,… để khuyến khích sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào tình huống thực tế. Như vậy, có thể thấy việc chuyển đổi sang mô hình đào tạo tín chỉ góp phần quan trong trong sự nghiệp đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp đào tạo trong trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - ĐHQGHN nói riêng, hướng đến tính toàn diện, hiện đại hóa, nâng cao năng lực sáng tạo, tính tích cực, chủ động sáng tạo của giảng viên, sinh viên và người quản lý đào tạo.

khi điều kiện kinh tế không cho phép các em được tiếp tục theo học thì sinh viên có thể hoàn toàn được phép kéo dài chương trình học (trong một khoảng thời gian theo quy định riêng từng trường) mà không bị ảnh hưởng gì khi các em quay lại tiếp tục chương trình học.

Ngoài việc chủ động và tiết kiệm thời gian trong học tập, sinh viên còn có thể chuyển đổi chuyên ngành mình đang theo học một cách khá dễ dàng và không phải học lại từ đầu. Nếu biết sắp xếp những tín chỉ giống nhau giữa hai ngành một cách hợp lý, sinh viên có thể hoàn toàn tốt nghiệp được hai chương học trong một thời gian giảm đáng kể so với hình thức đào tạo theo niên chế.Ví dụ như sinh viên có thể có hai bằng tiếng anh tại ĐH ngoại ngữ ĐHQGHN và mà chỉ Du lịch hoc .ĐHKHXHva Nhân Văn cần phải học thêm khoảng thời gian học tại trường.

2.1 Đối với sinh viên

Phương thức đào tạo tín chỉ đã góp phần tăng tính chủ động, sáng tạo của người học thông qua việc sinh viên phải nâng cao tính tự học của mình. Sinh viên có cơ hội lập kế hoạch cho tiến trình học của mình và có cơ hội tốt nghiệp sớm hơn so với thời gian đào tạo mặc định của khung chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội tốt hơn để nắm bắt được đầy đủ nội dung, yêu cầu, học liệu bắt buộc và tiến trình giảng dạy, kiểm tra – đánh giá của môn học thông qua việc giảng viên cung cấp đề cương môn học: sinh viên đã bắt đầu chuyển từ trạng thái biết được học môn gì trong mỗi học kỳ đến trạng thái nắm bắt được thông tin về môn học: học nội dung gì, học như thế nào và cần phải làm gì để thực hiện được nhiệm vụ học tập. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tính thích ứng và học tập của sinh viên. Thái độ học tập của sinh viên chuyển biến tính cực hơn. Sinh viên đã chủ động phản ánh ý kiến cá nhân về việc giảng dạy của giảng viên và các điều kiện dạy – học của nhà trường.

Bảng 1: Khả năng tự tin, sáng tạo của sinh viên trong mô hình đào tạo theo tín chỉ.

Khả năng tự tin, Sáng tạo của sinh viên

Số lượng Tỉ lệ ( %) Tăng rất nhiều 30 26.3 Có tăng 35 30.7 Bình thường 28 24.6 Tăng ít 12 10.5 Không tăng 9 7.9 Tổng 114 100

(nguồn: do nhóm nghiên cứu cung cấp tháng 11/2012)

Bảng số liệu trên đã thể hiện được hiệu quả của mô hình đào tạo theo tín chỉ đối với khả năng tự tin, sáng tạo của sinh viên là khá lớn: khả năng tự tin, sáng tạo của sinh viên tăng khá nhanh chiếm tỉ lệ cao nhất (30.7%), tăng rất nhiều chiếm tỉ lệ lớn thứ hai ( 26.3%), tiếp đến là bình thường ( 24.6%) .Như vậy, mô hình đào tạo theo tín chỉ đã tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện năng lực bản thân một cách có hiệu quả nhất.

Theo phỏng vấn sâu của nhóm :

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 28 - 32)