Những hiệu quả ban đầu khi thực hiện mô hình đào tạo tín chỉ

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 39 - 43)

5 PGS.TS Phan Quang Thế, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Bài viết cho Hội nghị tổng kết công tác đào tạo theo Hệ thống tín chỉcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo Cần Thơ tháng 9-

2.3.2. Những hiệu quả ban đầu khi thực hiện mô hình đào tạo tín chỉ

Công tác tổ chức cán bộ đảm bảo các điều kiện cơ bản để thực hiện chuyển đổi đào tạo được đẩy mạnh. Những kết quả đạt được trong công tác này bao gồm:

Thứ nhất: tham gia tổ chức các hoạt động tập huấn cán bộ, giảng viên để thống nhất nhận thức về chuyển đổi đào tạo; tổ chức các đoàn khảo sát về đào tạo tín chỉ ở các trường đại học trong nước và ngoài nước, góp phần tích cực vào quá trình chuẩn bị cho chuyển đổi đào tạo.

Thứ hai: điều chỉnh, cập nhật kịp thời các quy định mới của nhà nước, của ĐHQGHN về công tác cán bộ cũng như các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho các hoạt động chuyển đổi đào tạo.

Thứ ba: Tổ chức, điều động, tuyển dụng nhân sự kịp thời, có chất lượng tốt cho phòng Đào tạo, phòng Chính trị và Công tác sinh viên, một số trợ lý đào tạo của các khoa, đảm bảo vận hành công việc ngay từ những ngày đầu chuyển đổi.

“Chủ trương chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ ở Trường ĐHKHXH&NV có từ năm 2003 và chính thức áp dụng đào tạo tín chỉ từ năm học 2007-2008. Trong bối cảnh chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về loại hình đào tạo mới này, Nhà trường đã rất nỗ lực và quyết tâm. Kết quả đạt được ban đầu có thể được xét trên các phương diện: Thứ nhất và quan trọng hàng đầu là nhận thức của cán bộ, giảng viên về yêu cầu của đào tạo tín chỉ đã được nâng cao. Sau năm học đầu tiên, tâm trạng hoài nghi muốn quay trở lại đào tạo theo niên chế đã xuất hiện. Sang năm học tiếp theo, với việc đẩy mạnh hoạt động thực tiễn, nhận thức trong cán bộ và sinh viên đã thay đổi theo hướng tích cực. Các ý kiến góp ý đa phần tập trung vào việc chỉ ra những việc cần làm tiếp, cần khắc phục đề đào tạo tín chỉ được tốt hơn.

Thứ hai là Trường đã thực hiện thành công kế hoạch chuyển đổi đào tạo đại học theo tín chỉ theo đúng lộ trình dù trong 4 năm qua, khối lượng công việc tổ chức thực hiện rất nặng nề.

Thứ ba là Trường đã tạo bước chuyển căn bản trong xây dựng chương trình đào tạo, đề cương môn học, tài liệu hướng dẫn học tập môn học, biên soạn giáo trình và kiểm tra – đánh giá.

Thứ tư, các điều kiện nâng cao khả năng thích ứng với đào tạo tín chỉ và chất lượng học tập của sinh viên đã được đảm bảo. Thông qua kết quả học tập và hoạt động kiểm định chất lượng, có thể nhận thấy chất lượng giảng dạy đã tăng dần theo từng năm.” (PGS.TS Nguyễn Kim Sơn)

Nhà trường đã đảm bảo vận hành đồng bộ giữa các hoạt động đào tạo và công tác sinh viên. Ngoài việc duy trì hoạt động bình thường của hệ thống lớp khóa học và các yêu cầu của công tác rèn luyện sinh viên, công tác sinh viên có những điểm đổi mới sau: xây dựng mạng lưới cựu sinh viên, thống kê tình hình làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp; tổ chức biên soạn cẩm nang đào tạo các ngành KHXH&NV vừa phục vụ công tác tuyển sinh vừa phục vụ định hướng cho sinh viên đang học; tổ chức các khóa học kỹ năng mềm cho sinh viên.

Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, sau 3 năm triển khai phần mềm quản lý đào tạo và quản lý người học, Nhà trường đã ứng dụng thành công những module căn bản của phần mềm tương ứng với các chức năng đặc trưng của đào tạo tín chỉ và phù hợp với quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN. Công tác người dùng phần mềm được lãnh đạo Nhà trường quan tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt từ đầu năm học 2010 – 2011 đi cùng với việc rà soát, đánh giá năng lực của hẹ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin. Đến nay Nhà trường đã có đủ cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định kế hoạch phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 mà cốt lõi của nó là phát triển những nhân tố cơ bản của hệ thống quản lý học tập (learning management system) nhằm tạo tiền đề tiếp tục đổi mới phương pháp dạy – học và kiểm tra – đánh giá.

Hệ thống cơ sở vật chất được nâng cấp hàng năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu giảng dạy và học tập. Hệ thống máy tính phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy

và học tập đã được bổ sung và thay mới. Hiện có 659 máy, trong đó phục vụ học tập là 340 máy, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là 119 máy, quản lý và điều hành là 200 máy. Hệ thống máy chiếu được bổ sung và thay mới. Hiện có 93 máy, trong đó 56 máy được lắp đặt cố định tại các giảng đường, số còn lại được chia đều cho các đơn vị để phục vụ các hoạt động mang tính linh hoạt. Toàn bộ khuôn viên của Trường được nối mạng cáp quang với đường truyền Internet tốc độ 30Mb trong nước và quốc tế, cho phép thực hiện tốt công tác quản lý hành chính qua mạng và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ được tiến hành thuận lợi. Hệ thống wireless được thiết lập và cấp tài khoản để cho cán bộ và sinh viên truy cập thông tin.

Tuy nhiên vẫn đang gặp phải một số khó khan như là một số giảng viên chưa bắt kịp được phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ.

Theo tôi, khó khăn lớn nhất chính là việc ngại thay đổi, sức ỳ của các thói quen cũ, tức là vấn đề tư tưởng. Khó khăn thứ 2 là thiếu một số điều kiện quan trọng về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cán bộ để triển khai sâu rộng.( PGS.TS Nguyễn Kim Sơn)

Và bên cạnh đó,khi áp dụng hình thức này nhà trường cũng có một số thiếu sót,những bất cập mà cần phải chính sửa và rút kinh nghiệm:

Thứ nhất,việc phân bố giảng đường chưa thực sự hợp lí,các môn đại cương sinh viên đăng kí rất đông lên tới hàng hơn một trăm sinh viên nhưng lại phải học trong phòng có diện tích nhỏ.Trong khi đó,nhưng lớp học chuyên ngành,số sinh viên đăng kí ít nhưng lại được học trong một phòng rộng.Đây được xem là một sự phân bố rất không hợp lý về phía nhà trường.

Thứ hai, hình thức kiểm tra,thi giữa kì và cuối kì không có sự thống nhất về hình thức ra đề (đề đóng,mở,vấn đáp,tiểu luận,…) giữa các năm khiến cho sinh viên rất hoang mang,chủ quan trong việc tìm tài liệu và tâm lí chuẩn bị cho môn học.

Thứ ba, nhà trường chưa có số liệu thông tin phản hồi hoàn chỉnh từ nhà sử dụng sản phẩm đầu ra, chưa có khảo sát đáng kể nào để lấy ý kiến người học cho từng loại

hình đào tạo, và do đó chưa có những đúc kết thực tiễn từ người dạy theo phương thức đào tạo đang hiện hành.

Thứ tư, đội ngũ tư vấn còn chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho người học.

Thứ năm, trường đã xây dựng chuẩn mực chung về chương trình và đánh giá kiểm tra nhưng sự công khai hoá đến sinh viên còn hạn chế.

Thứ sáu, việc chuyển đổi cơ chế từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi có sự tìm hiểu thấu đáo và cần có thời gian tiếp cận và hoàn thiện dần, thậm chí hàng chục năm; trong khi đó Bộ Giáo dục & đào tạo chưa có các văn bản hướng dẫn thấu đáo. Chính vì vậy, nhà trường chưa triển khai thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ ở tất cả các bậc học và phương thức đào tạo.

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w