Báo cáo tổng hợp chuyến khảo sát về đào tạo tín chỉ tại thành phố HCM từ ngày 1 đến 22/8/

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 47 - 49)

học, thôi học; xét làm bằng tốt nghiệp; theo dõi thực tập thực tế đều do phòng Chính trị và Công tác sinh viên đảm nhận. Việc tổ chức thi hết học phần cũng như chấm thi, lên điểm và quản lý điểm lại chủ yếu do phòng khảo thí thực hiện.

Về công tác giáo trình bài giảng: Tại ĐHQG TPHCM có Ban giáo trình và các trường thành viên cũng có ban này, tuy nhiên ban này không thuộc phòng đào tạo. Ban giáo trình có nhiệm vụ tổ chức thẩm định bài giảng, giáo trình và tổ chức xuất bản.

Về cơ sở vật chất: các trường ĐH phía Nam đã quan tâm, chú ý hơn về chỗ tự học của sinh viên. Mỗi trường đại học kể cả các trường thành viên của ĐH QGTPHCM đều có thư viện riêng đảm bảo phục vụ học tập theo chuyên ngành của sinh viên.

Như vậy, qua phép so sánh có thể thấy Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo theo tín chỉ đồng bộ triệt để ở tất cả các ngành, các khóa theo quy định rất chặt chẽ của ĐHQG. Trong khi đó đa số các trường phía Nam cũng như phía Bắc thực hiện theo từng bước, từng khâu hoặc thực hiện theo từng ngành, thực hiện chủ yếu ở giai đoạn các môn chung (đại cương) và có sự linh hoạt, thực tế hơn trong việc tổ chức, quản lý đào tạo. Trong đào tạo tín chỉ, công việc sắp xếp thời khóa biểu, tổ chức đăng ký môn học là một công việc khó khăn. So với các trường ĐH, Trường ĐHKHXH&NV đã tổ chức được thời khóa biểu tương đối hợp lý, quản lý thống nhất, đồng bộ thời khóa biểu ở một đầu mối, tổ chức đăng ký môn học ở 100% các môn học của toàn trường, số lượng lớp môn học lên tới con số hàng nghìn,… kiểm soát một cách tương đối chặt chẽ các quy trình trong việc xếp thời khóa biểu, tổ chức lớp,…

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Mô hình đào tạo tín chỉ đặt ra các yêu cầu thay đổi, thích ứng đối với cả hệ thống tổ chức quản lý đào tạo của Nhà trường cũng như công tác chính trị và quản lý sinh viên. Đây là một quá trình khó khăn không có tiền lệ. Yếu tố quan trọng nhất là sự tin tưởng và nỗ lực không ngừng của cán bộ với sự lãnh đạo nhất quán của Đảng ủy, Ban giám hiệu. Thực

tiễn quá trình áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ của nhiều trường đại học Việt Nam cũng chỉ ra rằng đây sẽ là quá trình lâu dài của các phép thử để đi đến hoàn thiện và nó gắn bó mật thiết với những đặc thù của từng trường đại học.

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: việc chuyển đổi từ mô hình đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ là điều tất yếu và là một trong những giải pháp được chọn lựa để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở bậc đại học, cao đẳng.

Mô hình đào tạo tín chỉ được triển khai thực hiện ở Trường ĐHKHXH&NV đã bộc lộ tính ưu việt nhất định. Đặc biệt, nó đã giúp chuyển đổi tích cực vai trò của người dạy, người học và người quản lý. Điều có thể nhận thấy rõ trong kết quả nghiên cứu là sự chuyển biến tích cực về chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập của người dạy và người học. Sự tương tác giữa sinh viên với giảng viên và với bộ máy quản lý đào tạo ngày càng sâu rộng và gắn bó chặt chẽ hơn.

Bên cạnh những mặt tích cực mà đào tạo theo mô hình tín chỉ mang lại, mô hình này cũng đặt ra những yêu cầu nhất định đối với Nhà trường, đó là: sự nâng cấp về chất lượng cán bộ, giảng viên; sự nâng cấp về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thông tin; sự quản lý chặt chẽ, phối hợp hiệu quả giữa các phòng, ban và các khoa, bộ môn trực thuộc,… Một điều quan trọng không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả của mô hình đạo tạo tín chỉ đó là thay đổi nhận thức và thái độ của sinh viên đối với việc thích ứng với môi trường đào tạo, cách thức học tập, nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình đào tạo tín chỉ trong trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w