Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
196 KB
Nội dung
MỞ BÀI Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang Kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế ở nước ta đang là vấn đề bức xúc. Lạm phát đang diễn ra do nhiều nguyên nhân, trong đó, đặc biệt quan trọng là nguyên nhân tỷ giá, là yếu tố phản ánh biến động kinh tế cả trong nước và quốc tế. Trên cơ sở nhấn mạnh định lượng về lạm phát, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp để góp phần kiềm chế lạm phát ở nước ta. Lạm phát không chỉ gây ra rối loạn kinh tế, ngừng trệ sản xuất, và bóp méo hoạt động phân bổ nguồn lực xã hội, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của mọi tầng lớp nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người nghèo và người có thu nhập thấp trong xã hội, do thu nhập không thay đổi kịp với tốc độ thay đổi giá. Lạm phát giá lương thực có thể xóa tan thành quả công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong nhiều năm qua của các nước đang phát triển trên thế giới. Lạm phát là một vấn đề phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân và tìm kiếm các biện pháp đối phó với lạm phát luôn thu hút các nhà kinh tế thế giới và là công việc thường niên của chính phủ các nước. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc nghiên cứu tìm nguyên nhân và biện pháp để giải quyết lạm phát ở Việt Nam là một việc hết sức cấp thiết. Việc nghiên cứu định lượng để tìm ra nguyên nhân và lời giải cho bài toán lạm phát ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta nhanh chóng ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế quay trở lại guồng tăng trưởng. PHAÀN I LYÙ LUAÄN 1. Định nghĩa lạm phát Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Muốn đánh giá mức độ lạm phát người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát (gp) là chỉ tiêu phán ánh tỷ lệ tăng thêm hay là giảm bớt của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời điểm trước. − Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi giá so với thưòi điểm gốc thì: − Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi giá so với thời điểm trước thì: Gp=chỉ số giá thời điểm(t) – 100% 2. Phân loại lạm phát 2.1. Dựa vào tỷ lệ lạm phát, quy mô lạm phát − Lạm phát vừa phải là loại lạm phát một con số, tỷ lệ tăng giá thấp dưới 10%/1năm. − Lạm phát phi mã là loại lạm phát hai hay ba con số tức trong khoảng hơn 10% và nhỏ hơn 1000%. − Siêu lạm phát là loại lạm phát trên bốn số tức tỷ lệ lạm phát lên đến hàng ngàn phần trăm, nó vượt xa lạm phát phi mã. 2.2 Dựa vào tính chất của lạm phát − Lạm phát dự đoán là phần của tỷ lệ lạm phát được dự đoán là tỷ lệ tăng theo dự đoán. Lạm phát dự đoán là phần của tỷ lệ lạm phát của mức giá, nó có thể đúng như dự kiến,hoạc sai. − Lạm phát không được dự đoán là phần của tỷ lệ lạm phát không đúng như dự kiến. Chỉ số gi thời điểm(t) – chỉ số gi thời điểm(t-1) Gp= *100 Chỉ số gi thời điểm(t-1) 3. Nguyên nhân của lạm phát 3.1 Lạm phát do cầu kéo Xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hoặc tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung. Sản lượng của nền kinh tế vượt quá mức sản lượng tiềm năng. 3.2 Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy) Loại lạm phát này xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc khi năng lực sản xuất của quốc gia đó giảm sút, lạm phát này thường do các cú sốc giá cả đầu vào và giá cả của sản phẩm trung gian tăng vọt. 3.3. Lạm phát dự kiến (lạm phát quán tính) Lạm phát dự kiến là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó tiếp tục xảy ra trong tương lai. Loại lạm phát này được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay thoả thuận khác. 4. Tác động của lạm phát 4.1. Đối với sản lượng và việc làm − Nếu lạm phát do cung gây ra thì sản lượng bị sút giảm, nền kinh tế vừa có lạm phát vùa bị đình đốn; nếu đường AD càng nằm ngang thì mức độ sụt giảm của sản lượng càng nghiêm trọng − Nếu lạm phát do cầu thì sản lượng có thể tăng. − Nếu lạm phát do cả cung lẫn cầu thì tuỳ theo mức độ dịch chuyển của từng đường dẫn tới sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi. 4.2. Đối với việc phân phối lại thu nhập Vì giá cả và thu nhập danh nghĩa biến động không cùng tốc độ nên có sự thay đổi trong thu nhập thực tế gây nên sự phân phối lại. − Những người bị phân phối lại: Những người làm công ăn lương, những chủ nợ với lãi suất danh nghĩa cố định. Những người giữ tiền mặt. − Những người được phân phối lại: Những người đi vay với lãi suất danh nghĩa cố định. Những người giữ hàng hoá, vàng, dollars. => Tác động chính về mặt phân phối nảy sinh do không đoán trước sự biến thiên của lạm phát do đó không biết được giá trị thực tế của cải của nhân dân. 4.3. Đối với cơ cấu kinh tế Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá cả các loại hàng hoá không thay đổi theo cùng một tỷ lệ, những ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ trọng chiếm trong tổng sản lượng. 4.4. Đối với hiệu quả kinh tế Lạm phát có thể xảy ra một số tác động làm cho việc sử dụng các nguồn lực trở nên lãng phí hơn đó là: − Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá. − Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó lại với tình trạng mất giá tiền tệ. − Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá như: in lại hoá đơn, sửa lại giá ở máy tính tiền. − Lạm phát làm biến dạng đầu tư: Các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn dài. Cơ cấu đầu tư này có thể giảm hiệu quả trong dài hạn. − Làm suy yếu thị trường vốn do lãi suất thực là số âm thì các tổ chức tín dụng rất khó huy động vốn làm giảm đầu tư. − Lạm phát làm giảm mức cạnh tranh với nước ngoài do giá hàng hoá trong nước tăng kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. − Lạm phát làm giảm đầu tư từ nước ngoài. PHẦN II 1. Tình hình lạm phát Việt Nam từ năm 2004 đến 2008 Để hiểu rõ về tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong thời gian hiện nay, tôi sẽ phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam trong 5 năm qua, các chính sách tác động, cùng hiệu quả của các chính sách đó. 1.1. Tình hình lạm phát năm 2004 Ngay từ những tháng đầu năm 2004, khi xu hướng lạm phát mạnh bắt đầu có dấu hiệu manh nha, đã có rất nhiều khẳng định lạm phát cả năm tuy vượt qua con số 5% mà Quốc hội đề ra nhưng sẽ không bao giờ vượt quá con số 7,5%? Thế rồi mỗi tháng trôi qua, liên tục các dự báo đều thất bại, và cuối năm 2004 thì lạm phát gần bằng hai con số. Cũng trong năm 2004, lạm phát được cho là không có nguyên nhân tiền tệ, ngoại trừ một số ít tranh luận về vấn đề mang tính tâm lý của việc phát hành tiền mới lúc bấy giờ. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát năm 2004 suy cho cùng cũng gần giống như bảy tháng đầu năm nay, như: Giá cả một số mặt hàng như phôi thép, xăng dầu trên thế giới tăng lên, dịch cúm gia cầm, thiên tai, công tác kiểm soát giá cả còn nhiều yếu kém ”Chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong quá trình đổi mới và cải cách kinh tế”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cùng Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc tổ chức. Cũng trong ngày hôm qua, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 và cả năm 2004 đã được Tổng cục Thống kê công bố. Theo đó, lạm phát cả năm 2004, tính theo chỉ số giá tiêu dùng – CPI, là 9,5%, trong khi tại buổi toạ đàm nói trên, con số 9,1% được dự báo cũng cho thấy gần sát với thực tế. Ñến hết năm 2004, giá cả nhiều mặt hàng sẽ còn tiếp tục tăng và lạm phát cả năm sẽ vượt mức khống chế 5% mà Quốc hội đã đề ra. Nếu có biện pháp bình ổn thị trường hiệu quả, có khả năng lạm phát mới khống chế được ở mức 5,5- 6%.Lạm phát năm 2004 sẽ ở mức 5,5-6%? Theo Tổng cục Thống kê, tính riêng trong tháng 2/2004, chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tăng 3%, bằng với mức tăng giá của cả năm 2003. Tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 4,1%, gần tới mức dự kiến của cả năm là 5%. Đây là mức tăng giá cao nhất của 2 tháng đầu năm trong vòng 10 năm qua. Như vậy, để đạt được mục tiêu tăng giá năm 2004 là 5% như Quốc hội đề ra thì trong 10 tháng tới mức tăng giá chỉ có 0,1%. Nếu so với cùng kỳ năm 2003 thì chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong tháng 7/2004 đã tăng 9,1%/năm - mức tăng cao nhất trong hơn 5 năm qua (lần cuối gần đây nhất CPI của Việt Nam cũng đã tăng 9,1%/năm là vào tháng 1/1999) chủ yếu do giá lương thực - thực phẩm tăng mạnh với mức 15,5% trong cùng kỳ. Theo dự báo của Bộ Tài chính Việt Nam, chỉ số lạm phát chung của Việt Nam trong cả năm 2004 sẽ là 9%. Giá tiêu dùng tăng cao có ảnh hưởng không tốt đến thu nhập và đời sống của đại bộ phận dân cư. Đó là chưa kể đến giá các loại nguyên vật liệu thiết yếu cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Việt Nam đều đã tăng rất cao từ đầu năm 2004 đến nay do phải phụ thuộc nặng nề vào nguồn nhập khẩu như xăng và các sản phẩm dầu phải nhập khẩu 100%, phân đạm 90%, phôi thép 75% và thép thành phẩm 65%… Hệ quả là khi giá các mặt hàng nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới tăng cao thì giá nhập khẩu chúng vào Việt Nam cũng phải tăng theo rất mạnh nếu ngân sách nhà nước không đủ khả năng bù lỗ. Tính ra trong 6 tháng đầu năm 2004, giá cả của hầu hết nguyên nhiên liệu thiết yếu cho sản xuất công - nông nghiệp như xăng dầu, sắt thép… đều tăng nhanh đột biến lần lượt với các mức 23,6% và 48% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ rất mạnh của 2 nền kinh tế khổng lồ trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc, còn giá phân bón thì tăng 5,7% so với cuối năm 2003. Mức độ tăng giá nguyên vật liệu sản xuất và giá hàng tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm 2004 ở Việt Nam như vậy là khá cao và như Bộ Tài chính Việt Nam đã thừa nhận có gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế, đời sống xã hội: “tác động xấu đến sản xuất kinh doanh, đến chính sách kinh tế vĩ mô, giá đầu ra, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ” (Báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị triển khai các giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách 2004 và xây dựng dự toán ngân sách 2005 ngày 23/6/2004 tại Hà Nội). 1.2. Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2005 Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, tính đến hết tháng 12-2005, chỉ số giá tiêu dùng của cả nước đã lên tới 8,4%, vượt xa so với mức 6,5% theo Nghị Quyết của Quốc hội đề ra từ đầu năm, thấp hơn so với mức 9,5% của năm 2004 và cao gấp 3 lần so với mức 3,0 % của năm 2003. Tăng giá cao nhất trong cả năm 2005 là nhóm mặt hàng lương thực - thực phẩm.Tính chung trong cả 12 tháng đầu năm 2005, nhóm lương thực- thực phẩm tăng 10,8%, thấp hơn so với mức tăng kỷ lục 15,6% của cả năm 2004, trong đó riêng nhóm hàng thực phẩm đã tăng tới 12% và nhóm mặt hàng lương thực tăng 7,8%.Trong khi đó giá mặt hàng thực phẩm tính chung trong năm 2005 tăng 12%, thấp hơn so với cả năm 2004 đã tăng kỷ lục, tới 17,1%. Nguyên nhân là do tác động của dịch cúm gia cầm xẩy ra trên diện rộng. Chính phủ chỉ đạo kiên quyết và các địa phương cũng triển khai đồng bộ việc tiêu huỷ gia cầm, việc cấm lưu thông gia cầm, cũng như tình trạng đóng băng tiêu thụ các sản phẩm ở nhiều địa phương. Do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm được dồn sang các mặt hàng khác làm cho giá bán lẻ nhóm mặt hàng này tăng lên. Trước tình hình diễn biến của dịch cúm gia cầm đến cuối tháng 11-2005 đã lan rộng đến 17 tỉnh thành phố trong cả nước, cũng như tình trạng tiêu thụ các sản phẩm gia cầm ở nhiều địa phương bị đóng băng, sẽ làm cho giá thực phẩm trong tháng 12-2005 sẽ tiếp tục tăng khá. Cùng với tác động của lũ lụt ở khu vực miền Trung, do nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm nên chỉ số giá – CPI trong tháng 12-2005 vẫn tiếp tục tăng khá tới 1,7%. Mức tăng lớn đứng hàng thứ hai trong năm 2005 là nhóm mặt hàng nhà ở và vật liệu xây dựng. Trong năm 2005 nhóm này đã tăng 9,8%. Nguyên nhân của tình trạng đó là do giá sắt thép trên TT thế giới và giá bán lẻ TT trong nước tăng cao; đồng thời nhu cầu xi măng và các mặt hàng vật liệu xây dựng khác trong nước cũng tăng, tác động lên giá bán lẻ. Mức tăng đứng hàng thứ ba trong cả năm 2005 là nhóm phương tiện đi lại và bưu điện. Tính chung trong 12 tháng nhóm này tăng 9,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng cao.Cũng trong 11 tháng đầu năm 2005, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu TT trong nước được điều chỉnh tăng tới 3 đợt, với tổng mức tăng bình quân từ 45,6% đến 55%. Đến lượt nó, nguyên nhân của việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước là do giá dầu thô trên TT thế giới tăng cao lên mức đỉnh điểm trong hàng chục năm qua. Đến ngày 22-11-2005 giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm 500đ/lít, nhưng không tác động giảm cước phí giao thông vận tải và đi lại. + Thứ tư là nhóm đồ dùng và dịch vụ khác trong năm 2005 tăng 6,0%. Tiếp đến là nhóm mặt hàng giáo dục; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 5,0%; dược phẩm y tế tăng 4,9%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 4,8%. Riêng nhóm văn hoá thể thao giải trí có mức tăng thấp nhất là 2,7%. + Vàng và đôla Mỹ không tính trong chỉ số tăng giá tiêu dùng CPI nhưng riêng giá vàng tăng tới 11,3%. + Về tiền tệ: Trong năm 2005 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 3 lần tăng các loại lãi suất chủ đạo, 2 lần tăng lãi suất cơ bản đồng Việt Nam và giữ mức cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Thực tế các chỉ tiêu: khối lượng tiền cung ứng ra lưu thông, dư nợ cho vay, của hệ thống ngân hàng thấp hơn cùng kỳ và cả năm 2004. Tổng phương tiện thanh toán đến hết tháng 11-2005 tăng 16,4% so với 31-12-2004, dự báo cả năm sẽ chỉ tăng khoảng 18%, thấp hơn mức 30,39% của năm 2004 và 24,94% của năm 2003. Bản thân các Ngân hàng thương mại cũng kiểm soát chặt chẽ cho vay. Thậm chí nhiều NHTM Nhà nước còn khống chế chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ của các chi nhánh NHTM trực thuộc. Các NHTM còn đẩy mạnh huy động vốn trong nền kinh tế, đồng thời đầu tư khoảng trên 22.000 tỷ đồng vào Tín phiếu kho bạc Nhà nước thông qua các phiên đấu thầu do NHNN tổ chức, mua công trái giáo dục, trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu doanh nghiệp và Trái phiếu đô thị của Hà Nội Do đó một lần nữa có thể khẳng định, tiền tệ không phải là nguyên nhân gây nên chỉ số CPI tăng cao trong năm 2005. + Về chính sách tài chính, dự kiến thu ngân sách cả năm 2005 sẽ đạt 210.400 tỷ đồng, vượt 15% so với kế hoạch và tăng 16% so với số thực hiện năm 2004. Trong khi đó số chi ngân sách cả năm 2005 dự tính chỉ tăng 12,5% so với dự toán. Bội chi vẫn nằm trong mức do Quốc hội cho phép.Vốn ngân sách đầu tư phát triển cho các dự án giải ngân không đạt kế hoạch. Điều đó cho thấy tiền ngoài lưu thông được thu hút về qua kênh ngân sách đạt kết quả rất tích cực.Các khoản chi ra được thực hiện chặt chẽ. Tất nhiên là không tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, qua kênh chi tiêu ngân sách, qua các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Mặc dù vậy, cũng không thể đổ lỗi cho thực hiện chính sách tài khoá gây nên tình trạng tăng chỉ số CPI năm 2005. 1.3. Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2006 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8-2006 đã tăng đến 0,4%, tính đến hết tháng 8 đã tăng 4,8% trong năm 2006 và tăng tới 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, CPI tháng 9 cũng vừa được Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo sẽ tăng cao, khoảng 0,6%. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) dự báo thì lạm phát của VN trong năm 2006 sẽ ở vào khoảng 6%.Hơn nữa, CPI tháng 9 cũng vừa được Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo sẽ tăng cao, khoảng 0,6%. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) dự báo thì lạm phát của VN trong năm 2006 sẽ ở vào khoảng 6%.Giá cả của mặt hàng lương thực chủ yếu phụ thuộc vào giá phân bón và các điều kiện về thời tiết, dịch bệnh. Hiệp hội Phân bón VN cho biết, mặc dù nhu cầu phân bón đang tăng mạnh, nhất là tại các tỉnh ĐBSCL, do vụ lúa hè thu đang ở giai đoạn bón thúc nhưng nguồn cung trong nước lẫn nguồn nhập khẩu rất dồi dào nên có thể khẳng định thị trường VN từ nay sẽ khó xảy ra sốt phân bón như những năm trước đây. Một nhóm hàng khá ổn định trong thời gian qua đã có mức tăng đáng kể trong tháng 8 là may mặc và mũ nón (tăng 0,5%). Nguyên nhân là ngày tựu trường sắp đến nên nhu cầu mua sắm cho năm học mới tăng cao. Và như vậy, nhóm hàng này sẽ còn tăng giá nữa ở dịp mua sắm cuối năm. Ngược lại nhóm hàng tăng mạnh trong mấy tháng qua là văn hoá, thể thao, giả trí nay đã khá ổn định với mức tăng 0,3%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đứng đầu các mặt hàng tăng giá trong tháng 8 với tỷ lệ 1,1%, do các nhà thầu đẩy mạnh xây dựng trước khi bước vào mùa mưa và vật liệu xây dựng tăng giá nhiều do tác động đầu vào. Ngoài ra, nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đang có chiều hướng gia tăng đã đẩy mức lương tăng lên cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp. Nhiều lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu đã đẩy giá xăng bán lẻ lên mức 12.000đ/lít, xấp xỉ 0,75 đôla/lít thuộc hàng cao nhất trên thế giới (theo PGS.TS. Trần Ngọc Thơ - ĐH Kinh tế TP.HCM). Một số nhà phân tích cho rằng tác động trực tiếp của tăng giá xăng dầu đến lạm phát là rất hạn chế. Trong 2 tuần gần đây giá vàng thế giới có xu hướng giảm kéo giá vàng trong nước giảm theo. Tại thị trường VN, giá vàng SJC ngày 30-8 tại Hà Nội giảm xuống 1.220.000 đồng/chỉ so với mức 1.224.000 đồng chỉ của phiên giao dịch ngày hôm trước. Theo nhận định của giới chuyên môn nhiều khả năng giá vàng sẽ còn giảm nữa. `Bảng 1. Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng và chỉ số lạm phát "cơ bản" 2006 2007 2007 (Quý III) 2007 (Quý IV) 02-2008 Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng (headline inflation) Việt Nam 7,4 8,3 8,6 10,7 15,7 Đóng góp của tăng giá lương thực vào CPI 3,7 4,8 5,1 6,7 10,8 Trung Quốc 1,5 4,8 6,2 6,7 8,7 Thái Lan 4,6 2,2 1,6 2,9 5,4 Phi-lip-pin 6,2 2,8 2,5 3,3 5,4 Chỉ số lạm phát “cơ bản” (“core” inflation) Trung Quốc 0,8 0,9 0,8 1 1,1 Thái Lan 2,3 1 0,7 1,1 1,5 Phi-lip-pin 5,6 0 2,8 2,4 4 Nguồn: East Asia & Pacific Update (4-2008) Bảng 1 chỉ ra rằng, gia tăng lạm phát trong thời gian gần đây chủ yếu là do tăng giá lương thực theo diễn biến chung trên thế giới. Nguyên nhân làm cho lạm phát ở Việt Nam cao hơn nước ngoài là do chế độ tỷ giá bất lợi làm cho Việt Nam phải “nhập khẩu lạm phát” giá lương thực tính theo USD, và làm khuếch đại mức tăng giá cả lương thực tương đối so với các nước khác. 1.4. Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2007 12 là con số được lặp lại nhiều lần khi nói đến lạm phát trong những ngày cuối năm 2007. Theo ước tính mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam vào tháng 12/2007 đã tăng 12,6% so với tháng 12/2006. Đây là mức tăng giá tiêu dùng cao nhất trong vòng 12 năm qua. [...]... động của lạm phát .3 4.1 Đối với sản lượng và việc làm .3 4.2 Đối với việc phân phối lại thu nhập 3 4.3 Đối với cơ cấu kinh tế 4 4.4 Đối với hiệu quả kinh tế 4 PHẦN II 1 Tình hình lạm phát Việt Nam từ năm 2004 đến 2008 5 1.1 Tình hình lạm phát năm 2004 5 1.2 Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2005 6 1.3 Tình hình lạm phát Việt Nam. .. đề ra MỤC LỤC MỞ BÀI 1 PHẦN I: LÝ LUẬN 1 Định nghĩa lạm phát 2 2 Phân loại lạm phát .2 2.1 Dựa vào tỷ lệ lạm phát, quy mơ lạm phát 2 2.2 Dựa vào tính chất của lạm phát 2 3 Ngun nhân của lạm phát 3 3.1 Lạm phát do cầu kéo 3 3.2 Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy) .3 3.3 Lạm phát dự kiến (lạm phát qn tính) ... hiện thắng lợi "Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010" Ưu tiên số một kiềm chế lạm phát 2 Các biện pháp kiềm chế lạm phát và hiệu quả của nó 2.2 Các biện pháp kiềm chế lạm pháp Hiện chúng ta giảm lạm phát bằng nhiều biện pháp Phải có giải pháp đồng bộ, nhưng nên xác định rõ trọng tâm, trọng điểm Phải tìm đúng huyệt, đánh vào đấy hiệu quả mới cao được Lạm phát tiền tệ có thể được... lạm phát năm 2004 5 1.2 Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2005 6 1.3 Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2006 9 1.4 Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2007 10 1.5 Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2008 12 2 Các biện pháp kiềm chế lạm phát và hiệu quả của nó 13 2.1 Các biện pháp kiềm chế lạm pháp 13 2.2 Hiệu quả của các biện kiềm chế lạm phát 17 KẾT... xuất khẩu (56,5% so với 18,2%) Lạm phát ở nước ta trong năm 2008 là sự tích hợp của nhiều yếu tố: Lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát tiền tệ, lạm phát do yếu tố tâm lý Chúng ta đã bàn nhiều đến ngun nhân trong nước và quốc tế nhưng ngun nhân cơ bản là do đã mở rộng tín dụng và đầu tư một cách q mức để hy vọng đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn Chính vì vậy, bây giờ chúng... cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đơi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng khơng thiết yếu Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị Tiềm... đồng loạt triển khai các biện pháp thắt chặt tiền tệ Với những biện pháp này, liệu mục tiêu kiềm chế lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng có khả thi? Dự trữ bắt buộc lên tới 15%? Ngày 16/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi VND khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ 10% lên 11% Đây là mức tăng nhẹ, đi cùng với tín hiệu mua vào ngoại tệ trước... trưởng nơng nghiệp đạt gần 3%, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu gạo Như vậy, 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã bắt đầu có hiệu quả; mức tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm đạt khoảng 6,6% - 6,7%; bảo đảm GDP năm 2008 sẽ tăng từ 7% là mức chỉ tiêu Quốc hội đã điều chỉnh KẾT LUẬN Chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự trả giá và đánh đổi Để chống lạm phát đạt kết quả, ... nhiệm của mình trước tồn Đảng, tồn dân về kiềm chế lạm phát Nhưng, cơng cuộc này chỉ có thể đạt được kết quả khi có sự ủng hộ và đồng tâm, hiệp lực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp, của các cơ quan thơng tin đại chúng và của tồn thể nhân dân cả nước Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, khó khăn thách thức trong q trình phát triển đi lên có mặt cũng rất gay gắt, nhưng thời cơ thuận lợi và. .. thương mại, bởi ước tính sau đó chi phí hoạt động của họ bị đội lên khoảng 0,25% Và lần này, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mạnh tay để kiềm chế lạm phát; phản ứng của thị trường dự báo sẽ là những đợt tăng lãi suất nóng sốt và xảy ra tình trạng mất thanh khoản cục bộ Trên thực tế, ngay sau loạt biện pháp thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng buộc phải tiếp tục tạm ngừng các khoản cho . hình lạm phát Việt Nam từ năm 2004 đến 2008 Để hiểu rõ về tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong thời gian hiện nay, tôi sẽ phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam trong 5 năm qua, các chính. hơn 10% và nhỏ hơn 1000%. − Siêu lạm phát là loại lạm phát trên bốn số tức tỷ lệ lạm phát lên đến hàng ngàn phần trăm, nó vượt xa lạm phát phi mã. 2.2 Dựa vào tính chất của lạm phát − Lạm phát. 100% 2. Phân loại lạm phát 2.1. Dựa vào tỷ lệ lạm phát, quy mô lạm phát − Lạm phát vừa phải là loại lạm phát một con số, tỷ lệ tăng giá thấp dưới 10%/1năm. − Lạm phát phi mã là loại lạm phát hai hay