1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

học thuyết pháp lý và vai trò của nó ở Việt Nam

20 1,6K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 43,37 KB

Nội dung

Trang 1

•Suy nghĩ vê học thuyết pháp lý và vai trò của nó ở Việt Nam

Là hệ thống các quan điểm lí luận khoa học hoàn chỉnh về những vấn đề nhà nướcvà pháp luật, học thuyết pháp lí biểu hiện ở cấp độ cao của ý thức pháp luật, tức lànhững ý niệm của con người về hệ thống các thể chế và thiết chế nhà nước.

Về mặt cấu trúc, học thuyết pháp lí gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật vậnđộng khách quan, những mối liên hệ phổ biến về các hiện tượng nhà nước và phápluật Học thuyết pháp lí có thể luận giải về nhà nước và pháp luật đã qua, nhà nướcvà pháp luật đang tồn tại hay chủ trương, kiến giải về mô hình nhà nước và phápluật trong tương lai.

Tùy theo mỗi cách phân chia với mục tiêu nhất định, học thuyết pháp lí có các loạikhác nhau Ở mức độ khái quát, qua tiến trình lịch sử phát triển của các chế độ xãhội có giai cấp, có nhà nước và pháp luật, khi khoa học hình thành, các quan điểmcủa các nhà triết học về đời sống chính trị, về nhà nước và pháp luật đã xuất hiện.Đến khi các quan điểm, tư tưởng đó chín muồi thì hình thành nên các học thuyếtchính trị - pháp lí Sau này, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học,luật học (khoa học pháp lí) đã tách thành ngành khoa học độc lập, học thuyết pháplí giữ vai trò trung tâm, quyết định sự tồn tại và phát triển của luật học với tư cáchlà ngành khoa học trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân văn Bên cạnh cáchọc thuyết chính trị - pháp lí, về nhà nước và pháp luật nói chung, lúc này nhữnghọc thuyết về các vấn đề cụ thể như tổ chức bộ máy nhà nước về điều chỉnh phápluật, các mô hình pháp luật đã được hình thành và phát triển.

Sự phân chia các học thuyết pháp lí thành các học thuyết chung gắn liền với cácvấn đề chính trị và các học thuyết về từng lĩnh vực pháp luật chỉ có tính tương đốivì giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ không thể tách rời Trên thực tế,chính trị và pháp luật là những hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng;chính trị là linh hồn của pháp luật, không có pháp luật nào phi chính trị hay chỉ lànhững vấn đề chuyên môn kĩ thuật thuần tuý Ngược lại không có nền chính trịhay xu hướng chính trị nào lại không hướng tới vấn đề chính quyền và luật pháp.Nói như vậy cũng để thấy rằng các học thuyết pháp lí không đơn thuần là những líthuyết về kĩ thuật pháp luật mà chúng luôn luôn thể hiện những vấn đề lợi ích giaicấp; thể hiện lập trường, thế giới quan và nhân sinh quan chính trị sâu sắc.

Học thuyết pháp lí với ý nghĩa là hệ thống các quan điểm, các phạm trù, kháiniệm, các nguyên tắc, các quy luật và mối liên hệ có tính phổ biến giữa các hiệntượng nhà nước và pháp luật chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở hoạtđộng có tính đặc thù là hoạt động nhận thức tư duy khoa học Hoạt động thực tiễnvề nhà nước và pháp luật đã có từ trước đó, các quan điểm nhận thức có tính đơnlẻ về nhà nước và pháp luật cũng đã xuất hiện nhưng chỉ đến khi hoạt động tư duylí luận có tính chuyên nghiệp xuất hiện thì mới xuất hiện các học thuyết khoa họcnói chung và học thuyết pháp lí nói riêng.

Từ thời Cổ đại, trên thế giới đã hình thành những học thuyết chính trị - pháp lí nổitiếng, xuất hiện những trường phái khoa học khác nhau về cùng vấn đề của hiệnthực khách quan trong xã hội, đó là nhà nước và pháp luật Những học thuyết nổitiếng mà cho đến nay người ta vẫn còn suy ngẫm và kiểm nghiệm như thuyết pháptrị và thuyết đức trị ở Trung Quốc thời cổ.

Nhìn chung, các học thuyết pháp lí Cổ đại đã có nhiều đóng góp quan trọng, đặtnền móng cho sự tiếp tục phát triển của luật học thế giới sau này Có những tưtưởng, quan điểm của các học giả thời đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Vượt qua đêm trường Trung cổ, chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lậtđổ chế độ phong kiến thiết lập kiểu nhà nước tư sản, nhiều học thuyết chính trị -pháp lí ra đời với những nội dung rất phong phú đã mang lại cho nền luật học thếgiới những bước tiến vượt bậc Chẳng hạn: thuyết pháp quyền tự nhiên, thuyết khếước xã hội, thuyết phân quyền

Trên cơ sở tổng kết những thành tựu khoa học của thế giới, các nhà kinh điển của

Trang 2

chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra học thưyết khoa học, cách mạng nhất về nhànước và pháp luật Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật đem lại mộtcách nhìn toàn diện, khách quan, biện chứng và duy vật về những vấn đề chungnhư nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng của các kiểu nhà nước trong lịch sử vàđặc biệt là đối với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa - kiểu nhà nước và phápluật tiến bộ nhất và là cuối cùng trong lịch sử loài người Học thuyết Mác - Lêninvề nhà nước và pháp luật là cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành các họcthuyết pháp lí xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lốichính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, các học thuyết pháp lí ở nước ta cũng đượchình thành So với các lĩnh vực khoa học khác, luật học là một ngành khoa họccòn rất non trẻ đối với Việt Nam Ngoại trừ một số ít các nhà luật học được đàotạo dưới chế độ thực dân Pháp, đa số các nhà khoa học pháp lí nước ta được đàotạo ở Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác như Cộng hoà dân chủ Đức,Ba Lan Bước vào thời kì đổi mới với chính sách đối ngoại đa phương hoá, đadạng hoá, nước ta đã cử hàng loạt sinh viên và nghiên cứu sinh đi đào tạo nghiêncứu, học tập ở nhiều nước trên thế giới về các lĩnh vực khoa học, trong đó có lĩnhvực luật học Đến nay, đội ngũ các nhà khoa học pháp lí của Việt Nam tương đốiđa dạng và đang trưởng thành nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xâydựng nhà nước pháp quyền, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.Nhìn chung nền khoa học pháp lí Việt Nam trong mấy chục năm qua có đặc điểmnổi bật nhất là chịu ảnh hưởng sâu sắc của khoa học pháp lí nước ngoài: Trước đóthì chịu ảnh hưởng của hệ thống khoa học pháp lí Pháp và châu Âu lục địa, về sauchịu ảnh hưởng của hệ thống khoa học pháp lí Liên Xô Xu hướng hiện nay củakhoa học pháp lí Việt Nam là vận dụng học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối của Đảng, tiếp thu các giá trị chung của nền văn minh nhân loạiđồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Học thuyết pháp lí không phải là các quan điểm, tư tưởng đơn lẻ hay các chủtrương, chính sách của lực lượng cầm quyền về nhà nước và pháp luật, nó chỉđược hình thành trên cơ sở hoạt động tư duy lí luận một cách có hệ thống do cácnhà khoa học thực hiện Nói cách khác, học thuyết pháp lí là sản phẩm của quátrình nhận thức khoa học sáng tạo về hiện thực xã hội, nó không phải đơn thuần làsản phẩm của ý chí hay lòng mong muốn Do vậy, không có hoạt động khoa họcmột cách tự do, dân chủ thì cũng không có sự tồn tại của các học thuyết pháp lí.Học thuyết pháp lí không phải là sản phẩm chỉ có ý nghĩa kinh viện, nó có ảnhhưởng rất lớn đến thực tiễn nhà nước và pháp luật Giới quyền lực bao giờ cũngchịu ảnh hưởng của những quan niệm học thuyết pháp lí nhất định và từ đó hìnhthành trước những ý niệm về một nhà nước và hệ thống pháp luật cần phải có.Thực tế cũng đã chứng minh rằng không có hệ thống pháp luật nước nào có thểđầy đủ hoàn toàn để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội cần được điều chỉnh Họcthuyết pháp lí không chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành một hệ thống pháp luật cụthể về cơ cấu, về mục đích, nguyên tắc, phương thức điều chỉnh mà còn đem lạinhững hiểu biết chung, những quan niệm về các giá trị của công bằng, dân chủ,tiến bộ từ đó mà ảnh hưởng đến các quyết định lập pháp, những phán quyết củacơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật.

Học thuyết pháp lí cũng có vai trò to lớn đối với công tác giáo dục nâng cao ý thứcpháp luật trong các tầng lớp nhân dân Các vấn đề nhà nước và pháp luật đượctrình bày dưới dạng hệ thống tri thức khoa học có tính thuyết phục cao, qua đóthấm sâu vào suy nghĩ, biến thành nếp tư duy và hành động của người dân.

Với vai trò và giá trị như vậy, học thuyết pháp lí không chỉ có ý nghĩa học thuật,nó còn góp phần bổ sung và hỗ trợ tích cực cho hệ thống các quy phạm pháp luật.Ngày nay, nếu quan niệm đầy đủ và thực tế về nguồn luật thì cần phải thừa nhậnvai trò không nhỏ của các học thuyết pháp lí.

Ở Việt Nam, từ trước, chúng ta không thừa nhận học thuyết pháp lí có giá trị bổ

Trang 3

sung trực tiếp cho hệ thống các quy định pháp luật thực định, thường chúng chỉđược sử dụng có tính chất tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đạihọc, viện khoa học và nhiều khi mang tính kinh viện, ít được coi trọng đúng mức.Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, học thuyết pháp lí có ảnh hưởng một cáchgián tiếp theo cả hai chiều (tích cực và tiêu cực) đến quá trình hình thành, pháttriển của hệ thống pháp luật và hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước (cũng trên cơ sởcác quy định của pháp luật) Chẳng hạn, do ảnh hưởng của nhận thức cứng nhắcđối với quan điểm học thuyết về bản chất, phương thức tổ chức bộ máy nhà nướcxã hội chủ nghĩa theo kiểu “nửa nhà nước”, trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tậptrung bao cấp, hệ thống các cơ quan nhà nước đã được tổ chức triển khai sâu rộngđến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thậm chí bao trùm và che lấp hầuhết các thiết chế của đời sống xã hội dân sự.

Trong tổ chức quản lí nền kinh tế trước đây, với ảnh hưởng của thuyết “quản lítheo chức năng” (tức là nền kinh tế càng được phân chia thành nhiều ngành thì sốcơ quan nhà nước cũng phải phình to ra, nếu không thì quản lí khôngxuể),21[1] bộ máy nhà nước cũng được tổ chức một cách cồng kềnh, nhiều tầngnấc trung gian Đối với hệ thống pháp luật, do ảnh hưởng của quan điểm họcthuyết pháp lí của các nước xã hội chủ nghĩa nên hệ thống pháp luật Việt Namcũng mang những điểm riêng Chẳng hạn, sự không tồn tại của Luật Lao động vớitư cách là ngành luật độc lập (thực chất là một bộ phận trong ngành luật hànhchính) do không tồn tại các quan hệ trao đổi hàng hóa sức lao động.

Học thuyết pháp lí có vai trò tích cực trong định hướng hành động khi áp dụngpháp luật, chẳng hạn lí thuyết về cấu thành tội phạm có ý nghĩa thực tiễn rất to lớnđối với các cơ quan tư pháp nước ta, nhất là trong thời kì nước ta chưa có Bộ luậtHình sự.

Nhũng thời đại kinh tế đã qua cũng chấm dứt vai trò của một số loại học thuyếtpháp lí nhất định Chẳng hạn, học thuyết của Laptev ở Liên Xô trước đây về môhình ngành luật kinh tế điều chỉnh các quan hệ kinh tế kế hoạch hóa, về hợp đồngkinh tế, về quyền quản lí nghiệp vụ của các xí nghiệp, về hạch toán kinh tế trongnền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở nước ta Những học thuyết về vai trò, chứcnăng kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế kế hoạch hóa, trongđó biến nhà nước trở thành kiểu nhà nước “toàn trị”22[2] như thuyết “về tính cầnthiết”, “thuyết phân công chức năng”.23[3]

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta phải chuyển đổi tổ chức bộ máy,phương thức hoạt động của nhà nước và xây dựng hệ thống pháp luật với nhữngnội dung và vai trò khác so với thời kì kế hoạch hóa tập trung bao cấp Hoạt độngxây dựng nhà nước và hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay cần dựa trên nhữngquan niệm mới theo hướng hội nhập quốc tế Nền học lí pháp luật Việt Nam hiệnnay cần phải được hình thành, thậm chí phải đi trước một bước để định hướng vềlí luận khoa học cho việc triển khai các quan điểm đường lối chính trị của Đảng.Có thể nói, đây là điểm yếu cần phải khắc phục của khoa học pháp lí Việt Namhiện nay Tuy nhiên, có thể nói rằng trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng tacũng cần tránh xu hướng du nhập một cách rập khuôn máy móc các học lí phápluật nước ngoài vì điều đó không phải lúc nào cũng đem lại sự tương thích vớiđiều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống văn hoá Việt Nam Việc tiếp thu và giaothoa giữa các nền văn hóa trên thế giới là điều khách quan nhưng nền học lí phápluật Việt Nam ngày nay vẫn cần phải căn bản dựa trên nền tảng truyền thống dântộc Việt Mặc dù vậy, cần phải chú ý một thực tế lịch sử rằng Việt Nam khôngphải là cái nôi sản sinh hay khởi phát ra các học thuyết nói chung mà chỉ tiếp thu,chọn lọc và phát triển nó trong quá trình ứng dụng cho phù hợp với hoàn cảnh củađất nước và con người Việt Nam Theo tôi, làm tốt được điều đó cũng đã có tácdụng to lớn và rất đáng tự hào rồi

2) 2 Một số học thuyết pháp lý ở Hilạp cổ đại

Trang 4

Hilạp là quốc gia điển hình về sự phát triển của chế độ CHNL Có thể nóivào thế kỷ VII- VI (Tcn) ở Hilạp đã xuất hiện nhiều trường phái chính trị, và cáctrường phái đó đều dùng mọi lý lẽ để khẳng định tính đúng đắn trong hệ thống tưtưởng của mình.

Hệ thống tư tưởng của các nhà tư tưởng thời kỳ này, trước hết được thểhiện trong các trường ca, thần thoại như trường ca của Hôme Trong các trường cacủa mình Ông cho rằng, việc thiết lập quyền lực của các thiên thần có quan hệ trựctiếp với việc thiết lập công bằng, trật tự của một nhà nước Trong trường ca đó đãnêu lên tư tưởng của chế độ đương thời, với các nội dung sau:

Nhà nước phải có thứ bậc giống như thứ bậc của các thần linh.

Trong các trường ca, các vị thần xuất hiện như những người bảo vệ tối caocho sự công bằng, bình đẳng cũng như trừng phạt những kẻ gây ra bạo lực, đauthương, và bất công cho người lương thiện.

Và theo Hôme, công bằng là cơ sở và nguyên tắc của tập quán pháp Tậpquán pháp là sự cụ thể hóa công bằng vĩnh cửu.

Một trong những văn bản đầu tiên ghi chép về sự khởi đầu của việc thiếtlập chính quyền Nhà nước cổ Hilạp là bản Trường ca tuyệt tác của Ghêxiốt (cuốithế kỷ VII- đầu thế kỷ VIII tcn), đây là bản trường ca mang đậm màu sắc bi ai củangười nông dân bị phá sản.

Ông buồn vì sự phụ thuộc của những người tốt và hảo tâm vào bọn khốnnạn và tàn ác.

Ông tức giận khi chứng kiến bọn quý tộc lộng hành, chúng được tôn vinhnhư thần thánh Chúng có quyền xét xử, phán quyết những người nghèo khổ và vôtội, mặc dầu bản thân chúng ngập ngụa trong sự dối trá và ăn hối lộ.

Ông đã rút ra kết luận: Pháp luật hoàn toàn thuộc về sức mạnh, đau khổdành cho kẻ nghèo hèn, những người muốn tranh đấu với kẻ mạnh để tìm ra chânlý.

Từ đó ông đi đến mong muốn: Thần Dớt sẽ vung kiếm chém đầu bọn ápbức, sớm hay muộn Người sẽ trừng trị bọn lộng hành.

Trường ca của Ghêxiốt cũng cho rằng:

- Thượng đế là thần sáng tạo ra các nguyên tắc và sức mạnh của pháp luật.- Thượng đế là biểu tượng của nhân ái, công bằng, bao dung.

Luận điểm này về sau được phát triển bởi các nhà hiền triết như Pitắc,Xôlông…

Xôlông (638- 559 trcn)

Ông là nhà hiền triết, nhà hoạt động chính trị, hoạt động nhà nước và lập

Trang 5

Quan điểm chính:

- Ông đã tiến hành một loạt chủ trương cải cách điền địa nên đã xóa bỏ chếđộ nô lệ nợ nần, quy định ở hữu đất đai cao nhất cũng như quyền chính trị vànghĩa vụ công dân tương ứng với sở hữu điền địa.

- Xác lập các cơ quan quyền lực và đoàn bồi thẩm.

ý nghĩa chính ở chỗ: “đã mở một loạt những công việc mà người ta gọi lànhững cuộc cải cách chính trị, bằng cách xâm phạm vào tài sản" Ph.Ăngghen,

Tuyển tập, tập 8, Nxb Sự thật, H 1984, tr 178.

- Lý tưởng của ông mà nền dân chủ tuyển cử ôn hòa, lãnh đạo xã hội lànhững người quyền quý cao sang và giàu có.

- Nhân dân có quyền giám sát các quan chức.

- Điều bảo đảm cho bình yên quốc gia là chính quyền và luật pháp cứngrắn.

- ông cho rằng, tình trạng vô chính phủ sẽ đưa lại tai họa.

- Chỉ có Luật pháp mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất.

Ông từng tuyên bố: "Ta giải phóng cho các ngươi bằng quyền lực củaLuật, hãy kết hợp sức mạnh và pháp Luật".

Như vậy, ông đã đặt pháp luật ngang hàng với sức mạnh tức là Nhà nước,đó là 2 nhân tố bảo đảm cho tự do, bình đẳng của xã hội.

Tuy nhiên, quan điểm của ông mang nặng sự thoả hiệp giai cấp ông mongmuốn thông qua một số nhượng bộ cho nhân dânvà hạn chế bớt một số đặc quyềncủa giai cấp quý tộc để đạt được sự tăng cường quyền uy chính trị của giai cấp chủnô.

Từ đó ta rút ra một số kết luận về quan điểm pháp quyền của Xôlông: Nếu như Ghêxiốt đứng về phía những người nông dân và nô lệ thì Xôlôngđại diện cho tầng lớp thị dân đang lên.

Tư tưởng cải biến chính trị pháp lý của ông dựa trên cơ sở các quan điểmtriết học.

Platon (427- 347 trcn)

Là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại, là người lập ra chủnghĩa Duy tâm Triết học Nhưng ở ông có dặc điểm là những quan điểm chính trị,pháp lý luôn thay đổi, không ổn định trong hệ thống lý luận

Quan điểm của ông được tóm tắt như sau:

- Quan điểm về nhà nước pháp luật đều được nâng lên thành lý trí.- Nhà nước lý tưởng đó là khả năng biểu hiện cực đại của tư tưởng.

Trang 6

- Sớm hình thành tư tưởng nhân quyền dưới hình thức phân công lao độnggiữa những hạng người khác nhau.

- Nguyên tắc cơ bản của xã hội lý tưởng là một cơ thể thống nhất, không bịphân chia, là sự phân công lao động giữa các tầng lớp người khác nhau.

- Phân công lao động trong bộ máy nhà nước là cần thiết.

- Lập pháp, hành pháp và tư pháp là các hoạt động nhà nước, đều nhằm mộtđối tượng, nhưng vẫn có sự khác nhau.

- Theo ông hình thức nhà nước lý tưởng là nhà nước cộng hòa quý tộc,trong đó giới chóp bu của giai cấp chủ nô cầm quyền có khả năng dường như hiểuđược những tư tưởng siêu đẳng và nắm được những phương pháp cai trị đối vớitoàn bộ đám đông dân chúng còn lại.

Về mặt hình thức có thể theo hình thức quân chủ hoặc hình thức quý tộc.Tuy nhiên, ông đã đưa ra một nhận xét thiên tài: Mọi thể chế nhà nước tồntại trên thực tế đều đối lập với lý tưởng chính trị và là hình mẫu phản diện của

thiết chế xã hội Bởi vì "Cho dù là Nhà nước nào đi nữa thì trong nó bao giờ cũngcó hai nhà nước thù địch lẫn nhau: Một là, nhà nước của người giàu có, còn nhànước kia là của người nghèo khổ".

Ông cũng đưa ra quan điểm về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội ông nhấn mạnh việc điều hành nhà nước thuộc về người thượng lưu, trongđó có các nhà triết học

Không thể không nói đến quan điểm của ông về vai trò của pháp luật tronghoạt động nhà nước Ông cho rằng, nhà nước lý tưởng là nhà nước có các đạo luậtcông bằng, là các đạo luật được quyết định bởi trí tuệ và phục vụ quyền lợi củaquần chúng lao khổ.

- Đạo luật công bằng là quan điểm chính mà ông đưa ra, đó là sản phẩm củaông và cũng là lý tưởng mà ông theo đuổi.

Arixtốt (384- 322 trcn)

Ông vừa là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà triết học Những giá trị về lýluận mà ông để lại cho đời sau là rất đồ sộ, trong đó có những giá trị đã được tổngkết, phát triển một cách tài tình về nguồn gốc, bản chất hình thức, vai trò của Nhànước.

- Ông khẳng định chính sự tồn tại của xã hội đã làm phát sinh sự bất công,mà chế độ CHNL là điển hình.

- Việc tìm kiếm một phương án để thực hiện chế độ chính trị hoàn thiệnnhất được ông tính bàn một cách chi tiết trong việc phân loại các kiểu Nhà nước

Trang 7

theo hình thức của chúng Ông đưa ra các tiêu chí để phân loại Nhà nước, mà theoông 2 tiêu chí sau đây là quan trọng nhất:

+ Số lượng người cầm quyền trong Nhà nước.+ Mục đích thực hiện của nhà nước.

Ông ủng hộ thể chế được gọi là chính thể Theo ông thể chế này có khảnăng đại diện cho tầng lớp trung gian trong đời sống Nhà nước.

Một trong những quan điểm nổi bật là việc tổ chức thực hiện quyền lựcnhà nước Ông chia quyền lực Nhà nước thành 3 bộ phận:

+ Lập pháp+ Hành pháp+ Tư pháp

Ba bộ phận này tạo nên cơ sở của mọi nhà nước và chính sự khác biệt củathể chế nhà nước quyết định phương thức tổ chức của mỗi bộ phận đó.

Quan điểm của ông về sự phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đượccác nhà tư tưởng tư sản đánh giá cao và phát triển rất mạnh về sau.

- Ông cũng rất quan tâm đến pháp luật Ông cho rằng trong pháp luật bộc lộbản chất nhà nước.

- Ông đưa ra nhận xét thiên tài: Không phải ở đâu quyền con người cũnggiống nhau.

- Ông cũng phân loại hai loại pháp luật chung và riêng được xác lập trongmỗi dân tộc.

- Pháp luật chung cao hơn pháp luật riêng.

- Ông cho rằng, công lý là sự tương quan của pháp luật với các công dânquốc gia.

- Là người có quan điểm địa- chính trị, ông cho rằng các yếu tố lãnh thổ,khí hậu, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới thiết chế nhà nước, tới việc tuân thủpháp luật.

II MỘT SỐ HỌC THUYẾT PHÁP LÝ THỜI KỲ LA MÃ CỔ ĐẠI1 Một số đặc điểm kinh tế, xã hội

Nhà nước La Mã xuất hiện sớm và trải qua thời kỳ phát triển lâu dài với 3giai đoạn chủ yếu:

- Giai đoạn công xã nông nghiệp lạc hậu- Giai đoạn cộng hòa chiếm nô

- Giai đoạn đế chế.

Lịch sử tồn tại của La Mã gắn liền với các cuộc đấu tranh gay gắt giữa các

Trang 8

tầng lớp xã hội tõ khi quan hệ thị tộc bộ lạc bước vào giai đoạn tan rã hoàn

toàn.C Mác đã từng có nhận xét “Có thể hoàn toàn coi lịch sử bên trong của nhànước cộng hoà La Mã là cuộc đấu tranh của tiểu điền chủ với đại điền chủ, giữanô lệ và chủ nô, giữa quý tộc thị tộc và thương nhân giàu có”.

2 Một số tư tưởng pháp lý chủ yếu thời kỳ La Mã cổ đại:

2.1 Tư tưởng chính trị của tầng lớp những người bị áp bức mà chủ yếu lànô lệ và nông dân bị phá sản.

- Nẩy sinh trong các cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn vào thế kỷ thứ II, Trcn.- Những người khởi nghĩa đã hướng quần chúng vào mục đích thành lậpnhà nước công bằng.

- Hình thức nhà nước kết hợp các nguyên tắc dân chủ và quân chủ, theo đóngười đứng đầu nhà nước là một vị minh quân và cùng với hội đồng nắm quyềnlập pháp và hành pháp.

- Nhà vua và Hội đồng nhân dân thành lập lấy mục đích bảo vệ nhà nước vàquyền lợi những người nghèo khổ làm tiêu chí hoạt động.

2.2 Hệ tư tưởng hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi giai cấp chủ nôthống trị.

* Người đại diện xuất sắc là Xixêrông (106- 43 trcn).

- Ông cho rằng khuynh hướng liên minh, liên kết để tạo ra nhà nước làkhuynh hướng tự nhiên.

- Nhà nước bảo vệ tài sản cho cá nhân con người trước nguy cơ bị xâmphạm.

- Ông phân biệt 3 hình thức nhà nước chủ yếu: Nhà nước Dân chủ, quý tộcvà quân chủ.

Ông phê phán Nhà nước Dân chủ, coi trọng nhà nước quân chủ là hình thứcnhà nước xấu xa nhất bởi vì không có gì ghê tởm sự độc đoán hơn đám đông,không có gì nguy hại hơn đám đông ngộ nhận mình là nhân dân.

2.3 Là hệ tư tưởng của những nhà khắc kỷ, chủ trương tu dưỡng đạo đứchoặc chấp nhận định mệnh

- Trước hết cho rằng chế độ chủ nô là chế độ bất biến, là vtrật tự có tínhthiên định

- Một hướng tư tưởng khác là phản kháng tiêu cực của các tầng lớp bị ápbức trong xã hội, họ tự an ủi mình bằng các giải pháp chính trị rất thụ động, điềuđó phản ánh một giai đoạn phát triển của Nhà nước La Mã khi những nguyên tắcdân chủ sơ khai bị xóa nhòa.

2.4 Thể hiện trong các quan điểm lập pháp của các Luật gia.

Trang 9

- Họ có đóng góp lớn về lý luận Nhà nước và pháp luật mà đến nay vẫn cógiá trị.

- Họ chia Luật thành hai hệ thống các quy phạm: Công pháp và Tư pháp.- Tư tưởng chủ đạo của Luật gia là tư tưởng pháp trị, lấy mục đích bảo vệchế độ tư hữu làm nền tàng.

2.5 Tư tưởng chính trị mang màu sắc tôn giáo:

- Thể hiện trong giáo lý thiên chúa giáo.

- Được khẳng định qua các học thuyết khẳng định tính thiên định của quyềnlực, ca ngợi quyền lực như là ý chúa.

- Tư tưởng thần quyền có xu hướng chi phối quyền lực của đế chế La Mã.- Cho rằng: Chế độ nô lệ do chúa định là trường tồn.

- Sự giàu nghèo là do chúa tạo ra.

III MỘT SỐ HỌC THUYẾT PHÁP LÝ THỜI KỲ TRUNG QUỐCCỔ ĐẠI:

Trung Quốc là quốc gia có chế độ CHNL phát triẻn.

Điểm nổi bật của chế độ CHNL ở Trung Quốc là các cuộc chiến tranh thôntính lẫn nhau Những cuộc chiến tranh đó diễn ra lâu dài, ác liệt.

Cũng trong thời gian đó, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều tư tưởng chính trịmà đến nay vẫn có ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt các nước phương Đông.

1, Hệ tư tưởng được đúc kết từ các quan điểm Đạo giáo của Lão Tử.

- Ông chủ trương xây dựng một xã hội bình yên, thịnh trị.

- Muốn vậy, người cầm quyền phải tỏ ra khiêm nhường không cần dùngbạo lực mà chỉ dùng Đạo để cảm hóa.

- Ông chủ trương vô vi (không làm) bởi luật càng nhiều thì cướp càng tăng.- Biểu tượng của tính thụ động.

2 Hệ tư tưởng Nho giáo:

Hệ tư tưởng Nho giáo được thể hiện cơ bản và có hệ thống trong các quanđiểm của Khổng Tử.

Khổng Tử (551- 479 trcn),

Ông tên Khâm, Tự Trọng Ni, người nước Lỗ Ông là một thầy học và có rẩtnhiều học trò Những điểm chính trong hệ tư tưởng của ông phần lớn là do học trò

Trang 10

ghi chép và lưu truyền.

- Hệ tư tưởng của Khổng Tử được trình bày chủ yếu trong các cuốn Tứ thư,đây là quyển sách do học trò của ông sưu tầm, ghi chép lại, chính bản thân ôngcũng không nghĩ rằng những điều mình giảng cho học sinh lại trở thành một hệ tưtưởng và có ảnh hưởng mãi về sau này.

Quan điểm của Khổng Tử có thể được nhìn nhận, xem xét trên các góc độsau:

- Về xã hội, ông kế thừa những quan niệm về số phận và cho rằng: sang,hèn là thiên định.

Xã hội có hai loại người chủ yếu: quân tử và tiểu nhân, sự khác biệt về nhâncách và vị trí xã hội của 2 loại người này được ông trình bày một cách hệ thống vềbản chất.

Ông coi trọng đức vị của người quân tử là nhà cầm quyền Ông đánh giácao vai trò nhà cần quyền, ví họ như gió, còn tiểu nhân chỉ như cỏ, gió thổi quathì cỏ rạp xuống.

- Ông cũng nói quân tử cần nghĩa, còn tiểu nhân cần lợi.

- Từ đó, ông đề ra thuyết chính danh định phận, tức là khuyên con người

ta phải ứng xử đúng cương vị của mình.

- Thuyết chính danh của người được thể hiện bằng khái niệm "Tam cương"tức là 3 cặp quan hệ chủ yếu, ràng buộc nhau trong xã hội, đó là:

+ Quan hệ Vua - Tôi+ Quan hệ Cha - Con+ Quan hệ Vợ - Chồng

Từ đó ông muốn xây dựng một thiết chế xã hội trật tự, là một trật tự xã hộicó ngôi thứ được định sẵn.

Từ đó, ông nhấn mạnh đến năm điểm ứng xử chi phối toàn bộ đặc điểm xã

hội, được gọi là Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Như vậy tư tưởng căn bản của Khổng Tử là Đức trị, tức là dùng đạo đức vàluân lý để điều chỉnh nhà nước và xã hội.

- Đức trị theo ông là phủ nhận ý nghĩa của pháp chế Ông quan niệm vềchính trị: chính là ngay thẳng, trị là săn sóc cho dân Như vậy chính trị là săn sóccho dân trở nên ngay thẳng.

- Việc lấy đạo đức làm tiêu chuẩn chi phối hành vi chính trị thực ra đã đưa

ông đến phủ nhận vai trò, vị trí của Luật pháp Ông nói “Nếu nhà cầm quyềnchuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng thì dân sợ mà chẳngphạm pháp đó thôi, chớ họ chẳng biết hổ người Vậy muốn dắt dân chúng, thì nhà

Ngày đăng: 23/05/2016, 23:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w