1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận vai trò của đảng chính trị cầm quyền trong tổ chức và hoạt động của nhà nước

13 5,3K 95

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 104 KB

Nội dung

Trong một hệ thống chính trị, Đảng chính trị nói chung và Đảng chính trị cầm quyền nói riêng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và sâu sắc đến sự hình thành, tổ chức và hoạt động của nhà nư

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định Đó là hệ thống chính trị Trong một hệ thống chính trị, Đảng chính trị nói chung và Đảng chính trị cầm quyền nói riêng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và sâu sắc đến sự hình thành,

tổ chức và hoạt động của nhà nước

Chính trị trong Quản lý công là môn học nhằm nghiên cứu những vấn đề cơ bản của đời sống chính trị trong mối liên hệ với quản lý công, sự tác động qua lại giữa hai yếu tố này

Vì vậy, để nhằm nghiên cứu vai trò của đảng chính trị cầm quyền đối với nhà nước, và để nhằm hoàn thành môn học Chính trị trong Quản lý công nằm trong

chương trình cao học Hành chính công Em xin chọn đề tài: “Vai trò của Đảng chính trị cầm quyền trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước” làm tiểu luận

kết thúc môn học

Trong quá trình nghiên cứu viết tiểu luận kết thúc môn học, em xin chân thành cám ơn sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Khắc Ánh – giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia

Tiểu luận bao gồm 3 chương:

- Chương I: Lý luận chung về Đảng chính trị và Đảng chính trị cầm quyền

- Chương II: Vai trò của Đảng chính trị cầm quyền đối với tổ chức và hoạt

động của nhà nước

- Chương III: Một số vấn đề về việc cụ thể hóa các quyết sách chính trị của

Đảng cộng sản Việt Nam đối với tổ chức và hoạt động của nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận chắc chắn còn có nhiều thiếu sót và khiếm khuyết Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy giáo hướng dẫn để nội dung của tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn./

Trang 2

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ CẦM QUYỀN

1 Một số vấn đề cơ bản về Đảng chính trị

a Khái niệm Đảng chính trị

- Có nhiều quan điểm khác nhau về Đảng chính trị do trong thực tế đã tồn tại nhiều hình thức tổ chức của đảng chính trị, nhiều loại hình đảng chính trị

- Một số quan niệm khác nhau về Đảng chính trị:

+ Có quan điểm cho rằng Đảng chính trị là một tổ chức gồm những người nhất trí và hành động vì quyền lợi dân tộc thể theo những nguyên tắc cụ thể mà họ

đã thoả thuận với nhau ( Ike - Nhà chính trị học Mỹ)

+ Quan điểm khác lại cho rằng: Đảng chính trị là một tổ chức gồm những người ưu tú nhất của một tầng lớp hay một giai cấp, hoạt động vì lợi ích của giai cấp hay tầng lớp đó

- Có thể đưa ra khái quát khái niệm về Đảng chính trị như sau:

Đảng chính trị là một tổ chức chính trị gồm những đại biểu ưu tú của một giai cấp, một tầng lớp hay một nhóm xã hội, cùng thừa nhận một hệ tư tưởng hay quan điểm chính trị, được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định, đại diện cho lợi ích của giai cấp, tầng lớp hay tập đoàn xã hội ấy, có mục đích và thoả mãn mục đích đó bằng cách giành lấy quyền lực Nhà nước hoặc tham gia vào việc thực thi quyền lực nhà nước.

- Đặc trưng:

+ Là một tổ chức chính trị;

+ Cùng thừa nhận một hệ tư tưởng hoặc quan điểm chính trị nhất định;

+ Được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định;

+ Có chức năng chính trị, tức là hướng tới mục tiêu giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước;

+ Lãnh đạo quần chúng, được sự ủng hộ của quần chúng và cử tri

Trang 3

b Sự ra đời của Đảng chính trị

- Sự ra đời của Đảng cộng sản: Đó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp

đã đạt đến mức tự giác

- Sự ra đời của Đảng tư sản: Là sản phẩm tất yếu của trật tự dân chủ tư sản

c Vai trò của Đảng chính trị

Trong xã hội hiện đại, ở mỗi quốc gia có Đảng cầm quyền và Đảng không cầm quyền trong hệ thống quyền lực chính trị

Vì vậy, vai trò của Đảng chính trị trước hết phụ thuộc vào bản chất giai cấp

và vị trí của Đảng trong đời sống chính trị của các quốc gia

Về cơ bản, vai trò của đảng chính trị là vai trò lãnh đạo chính trị

d Quyền lực của Đảng chính trị

- Khái niệm quyền lực của đảng chính trị: Quyền lực của Đảng chính trị là khả năng, năng lực của đảng trong việc lãnh đạo quần chúng, thực hiện lý tưởng mà đảng đó theo đuổi

- Mục tiêu, hướng tác động quyền lực của Đảng chính trị : Có nhiều hướng,

nhưng chủ yếu và cơ bản là vào nhà nước, quyền lực Nhà nước và các thiết chế xã hội để thông qua đó hiện thực hoá các mục đích, mục tiêu của Đảng

- Biểu hiện quyền lực của Đảng chính trị: Qua cương lĩnh, nghị quyết; qua tổ chức Đảng, qua các thiết chế xã hội mà Đảng nắm ( nhà nước, đoàn thể quần chúng)

- Phương thức thực hiện quyền lực của Đảng chính trị: Tuyên truyền, giáo

dục, thuyết phục, tự phê bình và phê bình trong Đảng

2 Một số vấn đề về Đảng chính trị cầm quyền

Về khái niệm "đảng cầm quyền" Đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi

ở các nước phương Tây ngay từ khi trong xã hội bắt đầu hình thành các đảng chính

trị Khái niệm này được hiểu theo hai nghĩa: danh từ và động từ Với nghĩa là một động từ, đảng cầm quyền được hiểu là một khái niệm chỉ sự hoạt động gắn với việc

sử dụng quyền lực của đảng thông qua các đảng viên của đảng đó trong bộ máy

Trang 4

nhà nước Nói cách khác, đảng cầm quyền tức là đảng đó nắm giữ những vị trí chủ

chốt trong bộ máy Nhà nước bằng các cá nhân đảng viên ưu tú để thực hiện quá

trình hoạch định và thực thi các chính sách quốc gia Các quyết định, chính sách của đảng cầm quyền nhằm thực hiện cương lĩnh, mục tiêu chính trị của mình bao giờ cũng được thể hiện dưới danh nghĩa là của quyền lực nhà nước Quyền lực của

đảng cầm quyền là quyền chi phối, điều khiển, định hướng đối với Nhà nước thông qua các đảng viên của đảng trong bộ máy Nhà nước để thực hiện cương lĩnh, mục tiêu của đảng đó

Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt và trực tiếp nhất là nhà nước; bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước để thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình Giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước là một hoạt động cơ bản của các đảng chính trị Tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu theo đuổi mà mỗi đảng cầm quyền có những phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau, song đều nhằm tới một hướng đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực nhà nước, từ

đó chi phối và thực thi quyền lực của đảng mình đối với các đảng khác và với toàn

xã hội Các đảng chính trị khi đã cầm quyền đều tuân theo những nguyên tắc chung

là lãnh đạo, chi phối, sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh, các phương tiện vật chất đã được thiết chế hóa của Nhà nước để thực hiện mục tiêu của đảng mình, của giai cấp mình Song, mỗi đảng chính trị khác nhau đều có những phương thức lãnh đạo và cách thức tổ chức thực hiện khác nhau tùy thuộc vào quan điểm,

tư tưởng, tương quan lực lượng trong hệ thống chính trị, tùy thuộc vào điều kiện khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và cả nhân tố chủ quan của chính đảng cầm quyền Vì thế, đảng cầm quyền là vấn đề quan trọng của

hệ thống chính trị của tất cả các quốc gia

Về vấn đề Đảng cộng sản cầm quyền là đảng giữ vai trò cách mạng, lãnh đạo giai cấp công nhân đã giành được chính quyền, thiết lập hệ thống chính trị mới và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội Vị trí đảng cầm quyền là bước trưởng thành vượt bậc, tạo ra thế và lực mới để Đảng có thể lãnh đạo nhân dân tiến tới những thắng lợi

Trang 5

cách mạng to lớn hơn Tuy nhiên, lý luận về Đảng cộng sản cầm quyền là vấn đề còn mới và khó Thực tế cho thấy mặc dù CNXH đã tồn tại trên 80 năm nhưng sụp đổ của các Đảng cộng sản cầm quyền tại những nước XHCN ở Đông Âu và Liên xô đã đặt ra hàng loạt vấn đề thực tiễn và lý luận về Đảng cộng sản cầm quyền Để củng cố và giữ vững vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền, cần phải nghiên cứu để vận dụng sáng tạo đúng đắn học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh về Đảng cách mạng của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ thể của nước ta

CHƯƠNG II VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ CẦM QUYỀN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC

1 Tác động của Đảng chính trị cầm quyền đối với Nhà nước

Nhà nước giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia Nhìn chung trên thế giới, các đảng phái chính trị là lực lượng hoạt động ở hậu trường nhưng có vai trò chi phối hoạt động của nhà nước Tùy thuộc vào truyền thống và thể chế chính trị của mỗi quốc gia, các đảng phái chính trị có các phương thức khác nhau để thể hiện ý chí chính trị của đảng và tích cực tham gia vào các công việc của nhà nước Dấu ấn của các đảng phái chính trị trong việc tham gia vào các công việc của Nhà nước thể hiện rõ nét trên những phương diện sau:

- Thông qua bầu cử: các đảng phái chính trị tham gia tích cực vào sự hình

thành bộ máy Nhà nước thông qua việc các đảng viên của đảng tranh cử vào các cơ quan lập pháp và hành pháp

- Tác động đến hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp: các đảng phái

chính trị kiểm soát và tác động đến các đảng viên của đảng trong hoạt động của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp

Một Đảng chính trị sau khi thắng cử trở thành Đảng cầm quyền, thông qua các nghị sĩ là Đảng viên của Đảng, nắm quyền kiểm soát các hoạt động của Bộ máy Nhà nước Hoạt động của Nhà nước luôn tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền, cụ thể hóa các mục tiêu, cương lĩnh cũng như quyền lợi của Đảng vào chính sách của quốc gia

Trang 6

Một điều có ý nghĩa quyết định của đảng cầm quyền đối với Nhà nước là đưa tư tưởng của đảng thâm nhập vào chính sách, quyết sách của Nhà nước

Con đường cơ bản để Đảng cầm quyền củng cố, duy trì vị trí cầm quyền của mình là người đại diện cho Đảng cầm quyền đang giữ vai trò lãnh đạo trong bộ máy cơ quan Nhà nước phải thực hiện các chương trình hành động cũng như làm tròn trách nhiệm đối với các cam kết của Đảng mình trong chiến dịch tranh cử đối với nhân dân

Nguồn lực để Đảng cầm quyền duy trì hoạt động của mình là công tác đào tạo sử dụng cán bộ Công tác này phải được làm một cách thường xuyên, liên tục,

có kế hoạch, hiệu quả và chất lượng cao

Như vậy, Đảng chính trị cầm quyền tác động vào nhà nước để nhằm xây dựng một bộ máy nhà nước phù hợp để bảo vệ lợi ích gia cấp mà nó đại diện và quản lý xã hội phát triển phù hợp với mục đích và mong muốn của giai cấp mình

2 Vai trò của Lãnh đạo của Đảng chính trị cầm quyền đối với tổ chức

và hoạt động của Nhà nước

2.1 Phương thức tác động chung của Đảng chính trị

Phương thức tác động của Đảng chính trị được thể hiện trong nội dung của cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng chính trị, bảo đảm tính định hướng chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước nói riêng và của toàn bộ hệ thống chính trị nói chung hướng tới mục tiêu nhất định

Phương thức tác động của Đảng chính trị biểu hiện trên một số nội dung:

- Đảng tác động bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách

và chủ trương lớn

- Đảng tác động bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên

- Đảng tác động và công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan nhà nước và của hệ thống chính trị

Trang 7

- Đảng tác động thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu

Các phương thức tác động này của Đảng chính trị có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng luôn là một yêu cầu có tính khách quan, một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng

2.2 Vai trò tác động của Đảng chính trị cầm quyền đối với cơ quan Lập pháp

Sự lãnh đạo của Đảng chính trị vào cơ quan lập pháp bắt nguồn từ vai trò của cơ quan lập pháp Cơ quan lập pháp với chức năng xây dựng hệ thống pháp lật nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các cá nhân và tổ chức trong xã hội,

là cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Đồng thời phần lớn cơ quan lập pháp đều là cơ quan nắm quyền phân bổ về tài chính

Đây là hướng tác động chủ yếu nhất vì trong xu hướng hiện đại, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, và chỉ có thông qua pháp luật thì đường lối, mục tiêu của Đảng chính trị mới được cụ thể hóa trên thực tế

Cách thức tác động:

- Tác động và hoạt động bầu cử:

Do các cơ quan lập pháp được hình thành bằng con đường bầu cử, nên Đảng chính trị luôn có sự can thiệp và định hướng vào quá trình bầu cử thông qua hệ thống đảng viên của mình Sự tác động này có thể thông qua các hoạt động như: lựa chọn và đưa ra các ứng cử viên cho cuộc bầu cử; tài trợ và vận động tài trợ cho hoạt động bầu cử; sử dụng vai trò ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng Thông qua các hoạt động này, đảng chính trị có thể lựa chọn các ứng viên và đưa các ứng viên của mình vào tổ chức của nhà nước

- Tác động vào quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan Lập pháp

Trang 8

- Tác động vào cơ quan lập pháp thông qua hệ thống cá tổ chức đảng và các đảng viên trong cơ quan lập pháp

- Tác động thông qua các tổ chức quần chúng, các tổ chức chính trị; các tổ chức chính trị xã hội…

2.3 Vai trò tác động của Đảng chính trị cầm quyền đối với cơ quan Hành pháp

Đảng chính trị cầm quyền tác động và cơ quan hành pháp do vai trò của cơ quan Hành pháp

Cơ quan hành pháp là cơ quan trực tiếp điều hành, quản lý mọi mặt trong đời sống xã hội bằng pháp luật và dựa trên pháp luật Định hướng xã hội phát triển theo mong muốn của đảng chính trị cầm quyền

Hành pháp có nhiệm vụ lập quy, ban hành hệ thống các văn bản dưới luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và đảm bảo pháp luật được thực thi trên thực tế

Hành pháp có hệ thống tổ chức bộ máy rộng lớn nhất và có đội ngũ nhân sự đông đảo và phức tạp nhất Mỗi một sự thay đổi trong tổ chức này đều ít nhiều có ảnh hưởng tới xã hội

Các cơ quan hành pháp là cơ quan tổ chức thực hiện việc chi tiêu ngân sách, nắm nguồn ngân sách đã được duyệt

Cách thức tác động:

- Lãnh đạo việc thành lập cơ quan hành pháp bằng cách thức như giới thiệu ứng cử viên vào hệ thống cơ quan hành pháp; định hướng cơ cấu tổ chức của cơ quan hành pháp

- Thông qua hệ thống cơ quan lập pháp, Đảng chính trị cầm quyền gián tiếp tác động và hành pháp thông qua hệ thống pháp luật, điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp

- Đảng chính trị thông qua hệ thống tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan hành pháp tác động vào cơ quan hành pháp

- Gián tiếp thông qua các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội để tác động

và cơ quan hành pháp bằng các hoạt động như kiến nghị, yêu cầu, đề nghị…

Trang 9

- Tác động lên chính quyền địa phương bằng các hoạt động như: định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật về chính quyền địa phương; can thiệp vào quá trình hình thành bộ máy chính quyền địa phương thông qua hệ thống tổ chức đảng

và đảng viện trong bộ máy chính quyền địa phương và thông qua hệ thống tổ chức quần chúng của địa phương

2.4 Vai trò tác động của Đảng chính trị cầm quyền đối với cơ quan Tư pháp

Đảng chính trị cầm quyền tác động và các cơ quan Tư pháp bởi đây là các cơ quan thực hiện quyền tư pháp; là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật vào việc phát hiện, xem xét đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật hoặc các sự kiện, tranh chấp pháp luật để phán xét về tính chất pháp lý của hành vi hay

sự kiện, tranh chấp đó, đưa ra các phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan, qua đó góp phần bảo vệ, duy trì công lý về trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho công dân, sự ổn định và phát triển của đất nước và xã hội

Các thức tác động:

- Gián tiếp thông qua các cơ quan Lập pháp và Hành pháp, Đảng chính trị tác động vào cơ quan Tư pháp Phương thức tác động này có thể thông qua nhiều biện pháp như ban hành chủ trương, chính sách, hệ thống luật pháp về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp.

- Thông qua cơ quan lập pháp để lựa chọn và bổ nhiệm hệ thống quan chức cho bộ máy của các cơ quan Tư pháp

- Định hướng bằng chủ trương, quan điểm về tội phạm chính trị

- Tác động trực tiếp vào hoạt động của cơ quan tư pháp thông qua hệ thống đảng viên là người tham gia vào quá trình công tố, xét xử.

Như vậy, có thể nói, thông qua sự tác động của đảng chính trị cầm quyền vào tổ chức và hoạt động của nhà nước các chủ trương, định hướng của Đảng chính trị cầm quyền được thể hiện toàn diện, đầy đủ và sâu sắc nhất

Trang 10

CHƯƠNG III MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC CỤ THỂ HÓA CÁC QUYẾT SÁCH CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội Do điều kiện lịch sử cụ thể đặc thù, ở Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất, đó là đảng cầm quyền - Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố cơ bản của hệ thống chính trị, là công cụ tập hợp, lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động để giành, giữ, sử dụng quyền lực Nhà nước và định hướng chính trị đi lên CNXH cho đất nước

Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính thức và toàn diện đối với Nhà nước thông qua các phương thức sau: đề ra các quyết sách chính trị của Đảng (Cương lĩnh, chiến lược, chủ trương, đường lối, chính sách và các nghị quyết) để làm cơ sở cho hoạt động của Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, đánh giá những đảng viên ưu tú để cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước bổ nhiệm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong bộ máy Nhà nước thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên trong các cơ quan nhà nước

Trong các phương thức lãnh đạo của Đảng nói trên, các quyết sách chính trị

và việc tổ chức thực hiện các quyết sách chính trị của Đảng có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng, chỉ đạo và tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước

Các quyết sách chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở chính trị, định hướng cho hoạt động quản lý nhà nước, nên hoạt động quản lý Nhà nước mang tính chính trị sâu sắc, gắn bó chặt chẽ với chính trị, có cơ sở chính trị vững chắc

Cụ thể là:

Ngày đăng: 23/02/2016, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w