Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
253,47 KB
Nội dung
Tiểu luận - Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường CHƯƠNG I – KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Tổng quan chung về kinh tế thị trường 1.1 Kinh tế thị trường Lịch sử phát triển của xã hội loài người, là lịch sử phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất xã hội. Nhưng bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết 4 vấn đề cơ bản: Sản suất cái gì? Với số lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai và phân phối sản phẩm như thế nào? Giải quyết những vấn đề này có hai kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, đó là: Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa Kinh tế tự nhiên là hình thức kinh tế đầu tiên của xã hội loài người. Kinh tế tự nhiên là nền kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của con người sản xuất trong một đơn vị kinh tế nhất định. Người sản xuất quyết định về số lượng, chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của mình, gắn với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán cổ truyền. Trình độ phân công lao động, công cụ lao động, phương thức tổ chức sản xuất còn rất thấp và giản đơn: sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, khép kín theo từng vùng từng địa phương, lãnh thổ. Trong các xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ phong kiến chủ yếu là nền kinh tế tự nhiên. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, kế tiếp kinh tế tự nhiên trên cơ sở sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế của những người sản xuất. Đó là hình thức kinh tế trong đó người sản xuất ra sản phẩm không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của mình, mà nhằm để trao đổi, để bán trên thị trường. Vì vậy số lượng và chủng loại sản phẩm suy cho cùng là do người mua quyết định. Việc phân phối sản phẩm được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi (mua- bán) trên thị trường. Kinh tế hàng hóa ra đời từ rất sớm - vào thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và đã từng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Hình thức đầu tiên của nó là nền kinh tế hàng hóa giản đơn. đó là kiểu sản xuất do những người nông dân, thợ thủ công tiến hành dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức lao động của chính bản thân người sản xuất, họ trực tiếp trao đổi sản phẩm với nhau trên thị trường. Quan hệ hàng –tiền tệ phát triển mạnh trong thời kì tan rã của phương thức sản xuất phong kiến quá độ sang chủ nghĩa tư bản. Đồng thời đó cũng là quá trình chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn lên kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa (TBCN) là hình thức sản xuất hàng hóa cao nhất, phổ biến nhất trong lịch sử, dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao động. Hay nói cách khác, đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa TBCN là dựa trên cơ sở chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Nền kinh tế hàng hóa TBCN đã trải qua hai giai đoạn: kinh tế thị trường tự do (cổ điển) và kinh tế thị trường hỗn hợp (hiện đại). Như vậy với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản(CNTB) kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển thành kinh tế hàng hóa phát triển hay kinh tế thị trường. Nói như trên không có nghĩa là đồng nhất kinh tế thị trường với sản xuất hàng hóa TBCN. Khi nói sản xuất hàng hóa TBCN là muốn nhấn mạnh mặt xã hội của sản xuất tính chất của nền sản xuất. Còn nói kinh tế thị trường là muốn nhấn mạnh mặt tự nhiên của sản xuất dựa trên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, kinh tế hàng hóa đã phát triển và phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Sản xuất hàng hóa tiếp tục tồn tại, phát triển dưới chủ nghĩa xã hội (CNXH). đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa là dựa trên cơ sở người lao động làm chủ xã hội về tư liệu sản xuất; thực hiện tổ chức và quản lý nền sản xuất thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) – Nhà nước của dân, do dân vì nhân dân nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không dựa trên cơ sở người bóc lột người: mục tiêu của phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện công bằng tiến bộ xã hội và văn minh. Như vậy sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã xây dựng. “Tóm lại kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Nói khác với kinh tế tự nhiên ở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội và cách thức tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm biểu hiện qua thị trường, qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì, cần có những dịch vụ nào đều phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều phải thông qua thị trường” hay “Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường”. 1.2 Cơ chế thị trường Trong nền kinh tế thị trường có một loạt những quy luật kinh tế vốn có của nó như quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, v.v…Các quy luật đó đều biểu hiện sự hoạt động của mình thông qua giá cả thị trường. Nhờ sự vận động giá cả thị trường mà diễn ra một sự thích ứng một các tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất (tổng cung) với khối lượng và nhu cầu của xã hội (tổng cầu), tức là sự hoạt động của các quy luật đó đã điều tiết nền sản xuất xã hội. Vậy: cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nề kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. Nói một cách cụ thể hơn, cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung – cầu, cạnh tranh …trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường là một bộ máy tinh vi để phối hợp một cách không tự giác hoạt động của người tiêu dùng với các nhà sản xuất. Cơ chế thị trường tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có thị trường và do đó coá cơ chế thị trường hoạt động. 1.3 Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý. Do vậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hoá để cho phép thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa. a. Ưu điểm: · Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, luôn tìm cách để cải tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại để phát triển không ngừng. · Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả. · Kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ trong kinh tế bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. · Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, dư thừa và phong phú hàng hóa. Dịch vụ được mở rộng và coi như là hàng hoá. Thị trường năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ. Song ngoài những ưu điểm nêu trên, kinh tế thị trường còn tồn tại một số khuyết tật sau: b. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường: · Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội. · Kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục .v.v.) · mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi ích tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế – xã hội không được đảm bảo. · Một nền kinh tế tự do thuần tuý điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp. · Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội. Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuât thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại. 2. Các học thuyết về mối quan hệ giữa nhà nước với nền kinh tế thị trường. 2.1. Học thuyết “ Bàn tay vô hình” của A. Smith (1723-1790) a/ Hoàn cảnh ra đời học thuyết Cuối thế kỷ 17, cùng với quá trình tan rã của CN trọng thương, sự phát triển của nền CN công trường thủ công, cuộc CMTS Anh đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp. Xã hội lúc này xuất hiện tầng lớp quí tộc mới, liên minh với giai cấp tư sản để chống lại triều đình phong kiến. Giai cấp Tư sản Anh cuối thế kỷ 17 đã trưởng thành, ít cần tới sự bảo hộ của nhà nước như trước. Các chính sách kinh tế của nhà nước trong thời kì này cũng ít hà khắc hơn. Về mặt tư tưởng: các ngành KHTN (toán, thiên văn), KHXH (triết, LS, VH) phát triển đã tạo cho khoa học kinh tế 1 cơ sở phương pháp luận chắc chắn. Chính những nguyên nhân đó đã làm nảy sinh những tư tưởng thể hiện sự tự do về kinh tế. A.Smith là đại diện tiêu biểu cho trường phái này. Học thuyết “ Bàn tay vô hình” về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trở thành tư tưởng kinh tế chủ đạo ở Châu Âu từ thế kỷ 17 cho tới khi xảy ra cuộc đại khủng hoảng kinh tế những năm 1930. b/ Nội dung: Theo A.Smith, một chế độ kinh tế bình thường phải dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa và một nền kinh tế hàng hóa bình thường phải dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh. Ngược lại thì chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên, độc đoán và ngu dốt của con người. Liên minh trao đổi là đặc tính vốn có của con người. Nó tồn tại vĩnh viễn với loài người. Ông cho rằng mỗi người trong quá trình trao đổi sản phẩm không ai xuất phát từ lợi ích công mà xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình. Lợi thế cá nhân chính là mục đích, là động lực xuất phát. Khi chạy theo lợi ích cá nhân thì lợi ích công cộng cũng được hình thành bởi một bàn tay vô hình dẫn dắt mọi người phục vụ cho lợi ích công, phục vụ cho lợi ích xã hội. Bàn tay vô hình đó không nằm trong ý muốn ban đầu của con người. Bàn tay vô hình đó chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hành động của con người. Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là một trật tự thiên định. Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển sản xuất trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính quá trình cạnh tranh giữa các lợi ích cá nhân. Không ai cần kế hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả. Theo ông quan hệ giữa người và người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế chỉ có CNTB mới là XH bình thường, nó được xây dựng trên cơ sở các quy luật tự nhiên. Ông cho rằng các chế độ XH trước đó là không bình thường. Từ đó ông cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu tư bản, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm trong nước. Nhà nước chỉ nên can thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngoài khả năng của các chủ doanh nghiệp. Ông cho rằng chính sách kinh tế tốt nhất của nhà nước là tự do kinh tế c/ Ý nghĩa: · Học thuyết “ bàn tay vô hình” phù hợp với quy luật khách quan. · Khuyến khích tự do kinh doanh, tự do mậu dịch, tự do phát triển. 2.2. Học thuyết “ Bàn tay hữu hình” của Keynes(1884-1946) a/ Hoàn cảnh xuật hiện. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm cho các nước tư bản gánh chịu một hậu quả nặng nề, đặc biệt khi “bong bóng” bất động sản ở Mỹ nổ tung. Học thuyết “ bàn tay vô hình”- tự điều tiết kinh tế của A. Smith đã không còn thích hợp khi lòng tham cao độ của các nhà tư bản đã tự thiêu rụi nền kinh tế của [...]... của nhà nước Có như vậy thì nền kinh tế mới phát triển hoàn chỉnh và cân bằng c/ Ý nghĩa · Không có một nền kinh tế tự do hoàn toàn · Phù hợp với quy luật khách quan · Hạn chế được những khuyết tật cuả cơ chế thị trường, nhận thấy vai trò cần thi t điều tiết nền kinh tế cảu nhà nước 3 Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường 3.1 Định hướng, dẫn dắt nền kinh tế Định hướng chiến lược kinh tế. .. chính nhà nước Keynes cho rằng nhà nước phải đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thị trường, là người chịu trách nhiệm chính trong việc ổn định các hoạt động kinh tế Nhà nước sẽ can thi p và điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua các cơ chế, chính sách và công cụ điều hành kinh tế vĩ mô c/ Ý nghĩa · Lý thuyết của Keynes phù hợp với tình hình kinh tế lúc bấy giờ · Đề cao vai trò của nhà nước trong. .. cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn kinh tế chuyên biệt mang tinh chất quốc gia và xuyên quốc gia, ý chí tự do kinh doanh, thì kinh tế thị trường định XHCN ở VN mang đặc trưng của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với hai hình chủ đạo: Kinh tế tập thể nhà nước ( kinh tế quốc dân) và kinh tế tư nhân (tư hữu), trong đó vai trò Kinh tế tập thể nhà nước chiếm vị trí chủ đạo nền tảng trong. .. can thi p vĩ mô của Nhà nước (đây là sự can thi p có mức độ ) để điều tiết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường - Sự cần thi t của vai trò quản lý NN đối với nền kinh tế thị trường: Nếu không có Đảng Cộng sản lãnh đạo và Nhà Nước quan lý thì không thể có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà đó là nền KTTT tư bản chủ nghĩa 1.2 Đặc trưng nền kinh tế thị trường của VN Các đặc trưng ( nền. .. lý nền kinh tế · Hạn chế sự cạnh tranh không công bằng giữa các chủ thể kinh tế · Tuy nhiên hạn chế của học thuyết này là quá đề cao vai trò của nhà nước đối với thị trường mà không thừa nhận những quy luật tự nhiên của nền kinh tế 2.3 Học thuyết về nền kinh tế hỗn hợp của Samuelson a Hoàn cảnh xuất hiện Sự xích lại gần nhau của hai trường phái kinh tế tự do và kinh tế cần có sự điều tiết của nhà nước. .. triển CHƯƠNG II – KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN 1./ Kinh tế thị trường ở Việt Nam 1.1/ Các tiêu chí của nền kinh tế thị trường Hiệp định thương mại của WTO không có quy định về các tiêu chí xác định tính chất thị trường hoặc phi thị trường của một nền kinh tế, tuy nhiên Các nguyên tắc và hiệp định của WTO được xây... độc lập trong kinh doanh , có quyền hợp tác cũng như cạnh tranh với nhau trên thị trường - Liên doanh, liên kết kinh tế là xu thế tất yếu trong kinh doanh không giới hạn phạm vi trong nước và quốc tế - Sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường tạo ra các yếu tố của thị trường : thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường hàng hoá - Sự vận động của nền kinh tế thị trường. .. bén của hệ thống các cơ quan công quyền vẫn có 1 bộ phận nhỏ độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng Vấn đề nổi cộm là ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển môi trường bền vững 2 Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam 2.1 Vai trò định hướng của Nhà nước Việt Nam nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam Nhà nước. .. triển nền kinh tế vững mạnh ổn định,chủ động hội nhập 2.2 Vai trò điều tiết của Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Để điều tiết nền kinh tế, Chính phủ không trực tiếp can thi p vào các quan hệ sản xuất mà chỉ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như những cá thể kinh. .. quả Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể có vai trò quyết định nhất đối với việc quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN Các thành phần kinh tế này có vai trò mở đường và hỗ trợ các thành phần khác phát triển theo định hướng XHCN Nhờ các thành phần kinh tế này mà nhà nước có sức mạnh vật chất để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế 3.3 Hệ thống pháp luật Nhà nước . Tiểu luận - Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường CHƯƠNG I – KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Tổng quan chung về kinh tế thị trường. rằng nhà nước phải đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thị trường, là người chịu trách nhiệm chính trong việc ổn định các hoạt động kinh tế . Nhà nước sẽ can thi p và điều tiết nền kinh tế thị trường. kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, đó là: Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa Kinh tế tự nhiên là hình thức kinh tế đầu tiên của xã hội loài người. Kinh tế tự nhiên là nền kinh tế trong đó sản