Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung:Luận án tập trung nghiên cứu vai trò quản lý của nhà nước đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp bao gồm: i nhà nước tạo hành lang pháp lý ch
Trang 1-
NGUYỄN THỊ NHUNG
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN (KINH TẾ ĐẦU TƯ)
MÃ SỐ: 62 31 0105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS TỪ QUANG PHƯƠNG
2 TS TRẦN ANH PHƯƠNG
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không
vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2017
Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Từ Quang Phương
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Nhung
Trang 3Tôi xin trận trọng cảm ơn lãnh đạo, nhân viên Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận án Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ các đồng nghiệp, lãnh đạo đơn vị nơi tôi công tác, tôi xin trân trọng cảm ơn Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận án
Hà Nội, ngày tháng 08 năm 2017
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Nhung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 14
1.2 Phương pháp nghiên cứu 22
1.2.1 Cách tiếp cận 22
1.2.2 Mô hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 23
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 25
Tiểu kết chương 1 31
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 32
2.1 Một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế 32
2.1.1 Khái niệm và tính tất yếu khách quan của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 32
2.1.2 Khái niệm, hình thức, cấp độ và tác dụng của hội nhập kinh tế quốc tế 41
2.1.3 Sự cần thiết khách quan của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 44
2.2.Vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 45
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản 45
2.2.2 Sự cần thiết của vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong quá trình hội nhập 46
2.2.3 Vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập 47
Trang 52.3 Kinh nghiệm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 58
2.3.1 Kinh nghiệm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài ở một số nước 58 2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 64
Tiểu kết chương 2 67 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 -
2015 68 3.1 Vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2015 68
3.1.1 Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 68 3.1.2 Nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 73 3.1.3 Nhà nước định hướng và điều tiết hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 78 3.1.4 Nhà nước thực hiện các giải pháp hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 84
3.2 Kết quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2015 90
3.2.1 Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2015 90 3.2.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo các giai đoạn hội nhập 92
3.3 Vai trò nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua nghiên cứu mẫu điều tra 112
3.3.1 Mô tả đặc điểm mẫu điều tra 112 3.3.2 Kết quả khảo sát ý kiến các doanh nghiệp về các rào cản, khó khăn 113 3.3.3 Phân tích ảnh hưởng của các vai trò nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 114 3.3.4 phân tích mức độ tác động của các vai trò nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 119 3.3.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 124
3.4 Đánh giá chung về vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 1989 - 2015 125
3.4.1 Một số thành công đã đạt được 125 3.4.2 Một số hạn chế về vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 127 3.4.3 Nguyên nhân hạn chế 128
Tiểu kết chương 3 132
Trang 6CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025 133
4.1 Định hướng và quan điểm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 133
4.1.1 Căn cứ xây dựng định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho Việt Nam 133 4.1.2 Định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam 133
4.1.3 Quan điểm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp 135
4.2 Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam từ nay đến năm 2025 138
4.2.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 138
4.2.2 Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 139
4.2.3 Nhà nước bổ sung, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có định hướng 141
4.2.4 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài 145 4.2.5 Tạo động lực, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 146
4.2.6 Tiếp tục thay đổi nhận thức, tư duy về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 148
4.3 Một số kiến nghị 150
Tiểu kết chương 4 151
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
16 ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài
17 ĐTTTRNN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Trang 825 NHCP Ngân hàng cổ phần
B TIẾNG ANH
tắt
Viết đầy đủ
41 ACFTA ASEAN-ChinaFree Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc
42 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
43 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
Trang 9STT Dạng viết
tắt
Viết đầy đủ
46 ASEAN Association of South East Asian
51 BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại Việt Mỹ
52 CFA Confirmed Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
53 EFA ExploredFactor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
54 EFTA EuropeFree Trade Association Hiệp hội mậu dịch tự do châu
Âu
56 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
57 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
58 JETRO The Japan External Trade
60 M & A MergerAnd Acquisition Mua lại và sáp nhập
62 MFN Most Favoured Nation Đối xử tối huệ quốc
63 MIGA Multilateral Investment Guarantee
Agency
Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên
Trang 10STT Dạng viết
tắt
Viết đầy đủ
64 MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia
66 ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức
67 OFDI Outward Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
68 PVEP PetroVietnam Exploration
71 SHB Sai Gon Ha Noi Bank Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội
72 UNCTAD United Nation Conference on
Trade and Development
Hội nghị Liên hệp quốc tế về thương mại và phát triển
73 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tóm lược các yếu tố củavai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTTRNN 20
Bảng 1.2: Các khía cạnh của vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN 30
Bảng 3.1 Tình hình ký kết các hiệp định của Việt Nam giai đoạn 1989 đến 2000 74
Bảng 3.2 Tình hình ký kết các hiệp định chính của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2015 75
Bảng 3.3 Lộ trình thực hiện cam kết tự do hóa trong các FTA 77
Bảng 3.4 Đặc điểm cơ chế tỷ giá của Việt Nam 81
Bảng 3.5 Chi phí xúc tiến đầu tư ra nước ngoài 84
Bảng 3.6 Tình hình phát triển ra nước ngoài của một số ngân hàng 88
Bảng 3.7 Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2015 91
Bảng 3.8 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2000 93
Bảng 3.9 Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 94
Bảng 3.10 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành 97
Bảng 3.11 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác 98
Bảng 3.12 Tổng hợp ĐTTTRNN của các Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 99
Bảng 3.13 Tổng hợp ĐTTTRNN của Việt Nam theo số vốn cấp mới và tăng thêm 101 Bảng 3.15 Kết quả đầu tư kinh doanh của một số dự án ĐTTTRNN của Viettel Global trong 2 năm 2014, 2015 109
Bảng 3.16 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo từng giai đoạn 111
Bảng 3.17 Nhu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ 114
Bảng 3.18 Pattern Matrixa – thang đo vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN 115
Bảng 3.19 Phân tích mức độ ảnh hưởng của vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN qua giá trị trung bình 116
Bảng 3.20 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) 118
Bảng 3.21 Pattern Matrixa – thang đo vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN 119
Bảng 3.22 Biến quan sát thang đo mức độ tác động của các vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN 120
Bảng 3.23 Phân tích mức độ tác động của vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN qua giá trị trung bình 121
Bảng 3.24 Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) 124
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình:
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu thể hiện vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài 23
Hình 1.2 Quy trình nghiên cứu 24
Hình 1.3: Quy trình các bước nghiên cứu định lượng 29
Hình 2.1 Hiệu quả kinh tế phúc lợi của ĐTNN (Trần Anh Phương, 2004) 35
Hình 2.2 Các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm (Wei – Bin Zhang, 2008) 37
Hình 2.3 Lộ trình phát triển đầu tư (Dunning, J – Narula, R 1996) 38
Hình 3.1 Kết quả CFA thang đo các yếu tố về vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN cho 15 biến (chuẩn hóa) 117
Hình 3.2 Kết quả SEM mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) 118
Hình 3.3: Kết quả CFA thang đo các yếu tố về mức độ tác động vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN cho 15 biến (chuẩn hóa) 122
Hình 3.4 Kết quả SEM mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa) 123
Đồ thị: Đồ thị 3.1 Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giai đoạn 1989 – 2015 100
Đồ thị 3.2 Sự thay đổi về ngành nghề ĐTTTRNN trước và sau đề án thúc đẩy ĐTTTRNN của Chính phủ (Phụ lục 03) 103
Đồ thị 3.3 Sự thay đổi về địa bàn ĐTTTRNN trước và sau đề án thúc đẩy ĐTTTRNN của Chính phủ (Phụ lục 03) 103
Đồ thị 3.4 Các khó khăn khi doanh nghiệp ĐTTTRNN 113
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang lan tỏa mạnh mẽ đến tất
cả các nước, trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) là một kênh hội nhập hiệu quả nhất, nhanh nhất Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang tác động mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của nền kinh tế của các quốc gia Song song với việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) là phương thức không thể thiếu được ở một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế ĐTTTRNN thực chất là việc chuyển các nguồn lực có lợi thế so sánh hay sản xuất dư thừa ở trong nước như vốn, lao động, công nghệ, ra ngoài phạm vi quốc gia để tạo thế cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tìm nguồn tài nguyên thay thế, hạn chế ô nhiễm môi trường ở trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm thu được lợi ích cao nhất cho nền kinh tế Với doanh nghiệp, ĐTTTRNN không chỉ để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, mà cũng là một cách để quốc tế hóa và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Đối với quốc gia, ĐTTTRNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó không chỉ được coi là “chiếc bánh thứ hai” cho nền kinh tế mà qua đó còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự hoàn thiện mình nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần phát triển kinh
tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế của đất nước
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước Nội lực của nền kinh tế ngày càng được tăng cường Tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng gia tăng Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp nhạy bén trong kinh doanh, nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước ngoài Hoạt động ĐTTTRNN là hoạt động phổ biến trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn là hoạt động khá mới ở Việt Nam Năm 1989, Việt Nam bắt đầu ĐTTTRNN với duy nhất một dự án là dự án giữa đối tác Việt Nam với một đối tác Nhật Bản với số vốn đăng ký là 563 380 USD Tuy số vốn đăng ký của dự
án không nhiều nhưng đây được coi là dự án có tính chất mở đường cho hoạt động ĐTTTRNN của nước ta Đến nay, hoạt động ĐTTTRNN đã có nhiều khởi sắc Tính đến cuối năm 2015, Việt Nam đã có 1042 dự án ĐTTTRNN được cấp phép với tổng vốn đầu tư cả cấp mới và tăng vốn khoảng 20,3 tỷ USD Gần đây, làn sóng ĐTTTRNN đang gia tăng đáng kể Một số dự án đã mang lại những kết quả đáng khích lệ Đây là một hướng đi mới, mang tính hấp dẫn cao đối với các DNVN Tuy nhiên, trên thực tế hiện đang có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá về hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam Có quan điểm cho rằng, trong quá trình hội nhập kinh tế
Trang 14quốc tế, ĐTTTRNN là cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà nước cần khuyến khích Song lại có quan điểm cho rằng, là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế vẫn đang cần rất nhiều vốn để đầu tư thì ĐTTTRNN sẽ làm suy giảm vốn đầu tư trong nước, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ hội tạo việc làm, thu nhập cho xã hội Do vậy, việc xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp ĐTTTRNN chưa cấp bách nên chưa được quan tâm đúng mức
Trước khi Việt Nam có cơ chế mang tính pháp lý đầu tiên cho hoạt động ĐTTTRNN, đã có hàng chục doanh nghiệp mạnh dạn ĐTTTRNNở nhiều nước khác nhau.Hầu hết các hoạt động đó mang tính tự phát của các NĐT tư song điều này cũng chứng tỏ sức sống, sức hấp dẫn của hoạt động đầu tư này Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động tương đối phức tạp Ngoài những khó khăn của bản thân doanh nghiệp và những rủi ro khi đầu tư ở môi trường mới lạ, hoạt động này đang gặp không
ít khó khăn, vướng mắc mà bản thân doanh nghiệp không tự vượt qua được Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2010 – 2015, tốc độ chuyển vốn ĐTTTRNN của các DNVN năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp, có thể gây mất cân đối ngoại tệ Một số dự án đầu tư vốn tư nhân không triển khai được hoặc chấm dứt trước hạn, một số dự án sử dụng vốn nhà nước chậm tiến
độ do những biến động của môi trường đầu tư, thời điểm đầu tư, do kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả; một số dự án phát sinh các khó khăn nội tại trong việc huy động vốn đầu tư, thu xếp các nguồn lực để thực hiện dự án đầu tư; công tác quản lý không thể nắm bắt, theo dõi tình hình hoạt động thực chất của dự ánvà có khá nhiều
dự án ĐTTTRNN vượt khỏi tầm kiểm soát khỏi cơ quan quản lý (Cục Đầu tư nước ngoài, 2015) Những khó khăn, bất cập trên nếu không được khắc phục sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thời cơ kinh doanh, lợi ích, hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nói riêng và lợi ích lâu dài của đất nước nói chung Tuy vậy, nhà nước vẫn chưa có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực; việc thu thập thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng; đặc biệt công tác xúc tiến ĐTRNN chưa được quan tâm đúng mức
Trong lịch sử đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về vai trò của nhà nước tác động đến nền kinh tế, tuy nhiên mức độ và hình thức can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế mỗi nước là khác nhau, không có hình mẫu chung Điều này khẳng định: Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mọi quốc gia Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, mô hình nhà nước kiến tạo trong phát triển kinh tế, mô hình quản lý, trong đó, nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi
Trang 15tiềm năng đang ngày càng tạo các dấu ấn tích cực trong nền kinh tế thế giới Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước, đặc biệt là nhà nước kiến tạo với nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực đầu tư nói riêng cũng chưa nhiều
Trước thực tế trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có công trình nghiên cứu tổng thể, sâu sắc nghiên cứu về vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN để xác định những luận điểm khoa học, phù hợp với điều kiện đất nước và các DNVN trong thời kì hội nhập, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN, nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các NĐT Do đó, việc nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN thực sự cần thiết cả về lý luận lẫn
thực tiễn Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN
của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” làm đề tài luận án
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, từ đó đề xuất quan điểm và một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong việc khuyến khích các NĐT Việt Nam ĐTTTRNN đúng hướng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN
Trang 163.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:Luận án tập trung nghiên cứu vai trò quản lý của nhà nước đến hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp bao gồm: (i) nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN; (ii) nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt động ĐTTTRNN; (iii) nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN; (iv) nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt
động ĐTTTRNN của các DNVN
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng vai trò của nhà nước
đến hoạt động ĐTTTRNN từ năm 1989 đến 2015 từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động này từ nay đến năm 2025
Để thấy rõ hơn tác động của vai trò của nhà nước đến hoạt động ĐTTTRNN trong thời kỳ hội nhập, luận án chia thời kỳ nghiên cứu thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu hội nhập: từ năm 1989 đến năm 2000
+ Giai đoạn bắt đầu chủ động hội nhập: từ năm 2001 đến tháng 4/2006
+ Giai đoạn tích cực hội nhập sâu, rộng: từ tháng 4/2006 đến năm 2015
4 Những đóng góp mới của luận án
* Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Thứ nhất, luận án đã vận dụng lý thuyết “Đàn nhạn” và “Lộ trình phát triển đầu tư”
để giải thích hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời gian qua
Thứ hai, luận án đã xác định và phân tích vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập gồm: (i) nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN; (ii) nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt động ĐTTTRNN; (iii) nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách
vĩ mô liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN; (iv) nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN
* Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Thứ nhất, hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh mẽ, các DNVN mạnh dạn đầu tư trong những lĩnh vực có thế mạnh, gắn với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 Mặc dù hoạt động ĐTTTRNN chưa có được các hiệu quả rõ nét, nhưng đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn
Trang 17Thứ hai, thông qua kết quả điều tra và kiểm chứng bằng công cụ định lượng, luận án đã chỉ ra: (i) có sự tác động thuận chiều của nhà nước trong các vai trò tạo lập,
mở rộng quan hệ quốc tế, vai trò điều tiết chính sách vĩ mô và nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ đến hoạt động ĐTTTRNN Trong đó, vai trò nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN có ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động ĐTTTRNN của các DNVN
và (ii) các doanh nghiệp đánh giá chưa cao vai trò định hướng của nhà nước, vai trò cung cấp thông tin về môi trường đầu tư cũng như vai trò hỗ trợ của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài đối với ĐTTTRNN của DNVN trong thời gian qua
Thứ ba,vai trò quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN cần được điều chỉnh linh hoạt theo lộ trình, hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp vào công tác quản lý nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN
Thứ tư, nhà nước cần quan tâm hỗ trợ hơn các doanh nghiệp có dự án ĐTTTRNN tại những khu vực biên giới có ảnh hưởng đến vấn đề quốc phòng an ninh của quốc gia
5 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương với các nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN trong thời kỳ hội nhập
Chương 3: Thực trạng vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn (1989-2015)
Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam từ nay đến năm 2025
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ khi đổi mới, mở cửa hội nhập, nước ta chủ yếu tập trung thực hiện những giải pháp để thu hút mọi nguồn vốn để phát triển nền kinh tế, trong đó, thu hút các nguồn vốn ĐTTTNN (FDI) vào trong nước rất được coi trọng Do vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu về ĐTTTNN mới chỉ tập trung một chiều tức nghiên cứu dòng vốn đầu tư vào Các công trình nghiên cứu về dòng vốn ĐTTTRNN (OFDI) chưa có nhiều Hiện nay, hoạt động ĐTTTNN ở các nước trên thế giới đã phổ biến và đã có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến hoạt động ĐTTTRNN, trong đó, có một số tác giả nghiên cứu các khía cạnh liên quan tới vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1 Các nghiên cứu về vai trò và nguyên nhân của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Hoạt động ĐTNN nói chung và hoạt động ĐTTTNN nói riêng đã được các công ty Anh quốc thực hiện đầu tiên vào đầu thế kỷ 17 ở Ấn Độ (Dunning, J – Narula,
1996, tr122) Tuy nhiên đến tận cuộc cách mạng công nghiệp nửa cuối thế kỷ XIX người ta mới chú ý nghiên cứu về hoạt động đầu tư quốc tế này Có thể nói một trong những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu hoạt động này là Lê Nin Song, hoạt động ĐTNN ở thời điểm đó ít được thực hiện đầu tư trực tiếp mà chủ yếu là đầu tư gián tiếp Do đó, những nghiên cứu của Lê Nin chỉ có ý nghĩa gợi mở cho các nhà nghiên cứu kinh tế đi sau trong việc nghiên cứu ĐTNN chứ chưa trực tiếp lý giải được vấn đề này
Hầu hết các hoạt động ĐTNN cũng như các nghiên cứu về hoạt động này đã bị gián đoạn do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất Những số liệu về ĐTNN và các công trình nghiên cứu về ĐTNN trong thời gian trước 1945 còn sót lại không đáng kể nên mặc dù ĐTNN đã xuất hiện tương đối lâu nhưng đến lúc này hầu như vẫn chưa có một lý thuyết hoàn chỉnh nào về hoạt động đầu tư này
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các công ty lớn trên thế giới không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi biên giới quốc gia bằng việc xây dựng các
Trang 19chi nhánh, cơ sở sản xuất mới hoặc mua lại và sát nhập với công ty nước ngoài đang tồn tại Nhờ đó, hoạt động ĐTTTRNN tăng lên nhanh chóng nên đã bắt đầu được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu và từ đó xuất hiện các lý thuyết về ĐTNN Cho đến nay, có khá nhiều học giả nổi tiếng nghiên cứu về hoạt động ĐTNN theo các khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, có thể nhóm các nghiên cứu này thành các nhóm nghiên cứu lý giải nguyên nhân dẫn đến hoạt động ĐTTTRNN; lý giải vai trò, lợi ích, tác động của hoạt động ĐTTTRNN với các bên tham gia đầu tư;…
Giải thích sự xuất hiện của ĐTNN đã được nhiều nhà kinh tế học tập trung nghiên cứu Các lý thuyết này tập trung trả lời cho các câu hỏi như tại sao phải hoặc nên ĐTTTRNN, những đối tượng nào có thể và nên ĐTTTRNN, đầu tư ở đâu, khi nào và bằng cách gì…
Ngay từ đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước, Akamasu đã xây dựng nên mô hình
“Đàn nhạn bay” (Flying – geese / Akamatsu Kaname, 1962) Theo Akamatsu, hoạt
động ĐTTTNN cũng diễn ra tương tự như lộ trình phát triển của một ngành sản xuất Lúc đầu hoạt động nước ngoài đầu tư vào quá trình sản xuất được hình thành, phát triển cùng với sự tăng lên của FDI Đến một giai đoạn nhất định, FDI vào giảm dần, bắt đầu xuất hiện hoạt động FDI ra nước ngoài (OFDI) Các quá trình đó xuất hiện, phát triển, suy thoái và cứ thế tạo ra mô hình
Để giải thích sâu hơn các nguyên nhân hoạt động ĐTTTRNN, có bốn lý thuyết
chính liên là: Mô hình lý thuyết thương mại quốc tế của Heckcher và Ohlin – HO (1993); Học thuyết MacDougall – Kemp (Học thuyết sản phẩm cận biên của vốn - Marginal Product of Capital Theory); Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm (International product life cycle – IPLC) của Raymond Vernon và lý thuyết Chiết trung của Dunning về sản xuất quốc tế (Dunning ”s Eclectic Theory of International production) Bên cạnh những lý thuyết này, ở mỗi giai đoạn lại có những học giả có cùng quan điểm lý giải cụ thể, chi tiết hơn
Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về ĐTNN tập trung nghiên cứu về lưu chuyển dòng vốn đầu tư Để giải thích hoạt động ĐTTTRNN, hai nhà kinh tế Eli Heckscher (1919)
và Bertil Ohlin (1933) đã giải thích hiện tượng dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố đầu tư (vốn, lao động, công nghệ,…) giữa các nước Qua đó, các tác giả tập trung giải thích dựa trên ba nhóm nguyên nhân chính Song, A.MacDougall (1960) – Kemp (1964); Krugman (1983); Dunning và Narula (1996) và lý thuyết của Richard S Eckauus (1987) lại giải thích sự xuất hiện của ĐTTTRNN dựa trên sự chênh lệnh về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Trong khi đó, K.Kojima (1987) lại giải thích sự xuất hiện
Trang 20của ĐTTTRNN dựa trên sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận còn D Salvatore (1933) lại giải thích dựa trên mức độ rủi ro của từng hạng mục đầu tư
Lý giải nguyên nhân ĐTTTRNN là do sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có khá nhiều tác giả như A MacDougall (1960), M.Kemp (1964); Krugman (1983), Richarch S.Eckauus (1987), Dunning và Narula (1996) Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có cách giải thích cụ thể khác nhau A MacDougall (1960) tập trung phân tích so sánh giữa chi phí và lợi ích của di chuyển vốn và cho rằng chênh lệch về năng suất cận biên của vốn là nguyên nhân của lưu chuyển vốn quốc tế Cùng dựa trên tư tưởng đó, M.Kemp (1964) đã phát triển mô hình của A MacDougall thành mô hình Mc Dougall-Kemp Ông cho rằng nước phát triển, dư thừa vốn đầu tư có năng suất cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở nước đang phát triển, nước thiếu vốn và do vậy làm xuất hiện dòng lưu chuyển vốn giữa các nhóm nước Với Krugman (1983), Dunning và Narula (1996) đều giải thích nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế do có
sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô như tài chính, ngoại hối, của các nước tham gia đầu tư Tiếp đó, một trong các nghiên cứu về ĐTTTRNN điển hình là công trình
nghiên cứu của A.Kamatsu, Kaname, “A historical partern of economic growth in developing countries”, trong đó tác giả đã minh chứng rõ nét các giai đoạn phát triển của một quốc gia gắn liền với con đường hình thành và phát triển của dòng vốn ĐTTTRNN của quốc gia đó
Về các nghiên cứu lý giải vai trò của ĐTNN với nền kinh tế thế giới và với nước tham gia đầu tư, MacDougall – Kemp (1960), K Kojima (1978) giải thích nhờ khai thác hiệu quả các yếu tố đầu tư ở các nước Đầu tư nước ngoài làm gia tăng sản lượng thế giới; mang lại các yếu tố cần thiết như vốn, công nghệ, mạng lưới marketing với các nước đi đầu tư
Các nghiên cứu về sự tác động của ĐTTTRNN đến thay đổi cơ cấu kinh tế có lý
thuyết kết cấu (Structural theories) nhấn mạnh, ĐTNN tác động đến chuyển dịch cơ cầu kinh tế các nước đang phát triển theo chiều hướng tăng tỷ trọng của các ngành
công nghiệp, giảm tỷ trọng các ngành kinh tế truyền thống Còn Hymer (1976),
Kindleberger (1969) và Hirschman (1971) lại cho rằng ĐTTTNN làm thay đổi cơ cấu
kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ, vốn, mạng lưới phân phối,…
Bên cạnh đó, các lý thuyết vi mô nghiên cứu về hoạt động ĐTNN đều xoay quanh trả lời câu hỏi tại sao các công ty lại ĐTTTRNN Nhóm nghiên cứu đầu tiên
phải kể đến là các lý thuyết xuất khẩu tư bản của V Lê Nin, Mácxít như Baran (1957), Dos Santos (1974) và Wallerstein (1974) Trên cở sở quy luật giá trị thặng dư, xuất khẩu giá trị tư bản để thu được giá trị thặng dư ở nước ngoài là đặc trưng kinh tế của
Trang 21Chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn độc quyền đó là Chủ nghĩa đế quốc Tiếp đến
là nhóm các lý thuyết lợi thế độc quyền, lý thuyết tổ chức công nghiệp Ban đầu,
Charles Kindleberger (1969) và Richard E Caves (1971) giải thích do những sản phẩm mới thường có xu hướng độc quyền và có giá thành hạ nên các công ty đầu tư sản xuất ra thị trường quốc tế để khai thác lợi thế độc quyền nhằm tối đa hóa lợi nhuận; Robert Z Aliber (1970) giải thích do rào cản thuế quan vì thuế làm tăng giá nhập khẩu và mở rộng quy mô thị trường nên xuất hiện ĐTTTRNN Sau đó, Stephen Hymer (1976) lại giải thích do kết cấu của thị trường độc quyền đã thúc đẩy các công
ty của Mỹ mở rộng ra thị trường quốc tế để khai thác lợi thế của mình về công nghệ,
và R Jenkin (1987) qua lý thuyết nội bội hóa lại cho rằng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là động lực thúc đẩy TNCs ĐTTTRNN
Tiếp đó, một lý thuyết khác cũng có ảnh hưởng lớn hơn đến việc lý giải hoạt động ĐTTTRNN là Lý thuyết về vòng đời sản phẩm của Vernon (1966) Lý thuyết này cho phép giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ từ chỗ xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện ĐTTTRNN Có hai lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ sản phẩm Đầu tiên, Raymon Vernon (1966) nghiên cứu nhằm lý giải hiện tượng ĐTTTNN trên cơ sở phân tích các giai đoạn phát triển sản phẩm và lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp (Catching–up product cycle theory) của Akamatsu (1962) và sau này có L Zan, S Zambon và Pettigrew cũng có cùng quan điểm này Vào giữa những năm 1970, một số nhà kinh tế học như Buckley và Casson
(1976), Lundgren (1977) và Swedenborg (1979), đề xuất áp dụng lý thuyết nội bộ hóa
để lý giải sự phát triển của các MNC trên cơ sở lý thuyết về chi phí giao dịch Theo quan sát của Buckley và Casson, để các MNC thâm nhập các thị trường nước ngoài thông qua hoạt động ĐTTTRNN hơn là các hình thức kinh doanh khác như xuất khẩu hoặc cấp license, cần phải có một số lợi thế về nội bộ hóa Cùng với đó, một mô hình được xây dựng khá công phu của Dunning (1977, 1980,1981a,1981b, 1986, 1988a, 1988b, 1993), tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình khác nhau lý giải về ĐTTTNN, và đề xuất rằng có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có động cơ
tiến hành đầu tư trực tiếp Cách tiếp cận này được biết đến dưới tên mô hình “OLI”:
Trang 22Lợi thế về sở hữu, lợi thế địa điểm và lợi thế nội bộ hoá; Các công ty sẽ thực hiện ĐTTTNN khi hội tụ đủ ba lợi thế: địa điểm, sở hữu, nội bộ hoá Qua mô hình này tác giả đã giải thích vì sao doanh nghiệp lại lựa chọn đầu tư tại một địa bàn của lĩnh vực
cụ thể nào đó và giải thích rõ mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển của nền kinh tế với dòng ĐTTTRNN
1.1.1.2 Các nghiên cứu về vai trò nhà nước trong quản lý kinh tế nói chung
Trong lịch sử, có rất nhiều mô hình nghiên cứu về vai trò của nhà nước tác động đến nền kinh tế, tuy nhiên mức độ và hình thức can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế mỗi nước, trong mỗi thời kỳ có sự khác nhau, không có hình mẫu chung Điều này khẳng định: Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
ở mọi quốc gia
Từ thế kỷ XV, đã có rất nhiều học thuyết kinh tế nghiên cứu về vai trò của nhà nước Về cơ bản, các nhà nghiên cứu rất đề cao vai trò can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế Tuy nhiên, quan điểm của các nhà kinh tế về vai trò nhà nước không phải lúc nào cũng thống nhất mà có sự vận động phát triển phản ánh và đáp ứng những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế trong từng thời kỳ Trong học thuyết kinh tế cổ điển, trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh, vai trò của cơ chế thị trường - “bàn tay vô hình” được đề cao Người ta phản đối sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế Nhà nước chỉ là
“người lính gác đêm” giữ gìn trật tự an toàn xã hội, không được can thiệp vào các quá trình kinh tế; và sau đó, được coi như “người làm vườn chăm chỉ”, được phép “chăm sóc cây con”…nhưng không được can thiệp vào “quá trình sinh học bình thường của cây”…Sang thế kỷ thứ XVI, các nhà kinh tế chính trị nổi tiếng nghiên cứu như William Petty (1623 - 1687) và David Hume (1711-1776) tập trung nghiên cứu các chủ đề về thương mại quốc tế Một số ủng hộ nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế để đạt được một sự cân bằng tích cực của thương mại đầu tư làm cho nhà nước mạnh mẽ hơn Song một số phản đề của chủ nghĩa trọng thương bác bỏ quan niệm trọng thương cũ, rằng nhà nước không nên can thiệp vào thương mại và ĐTNN vì
thương mại tự do tối đa hóa hiệu quả kinh tế Vào năm 1776 với tác phẩm “Của cải của các quốc gia” của Adam Smith, Smith tin rằng trong một hệ thống kinh tế tự điều tiết, ý
tưởng của "bàn tay vô hình" sẽ tự mang lại lợi ích cho toàn xã hội Sự can thiệp của nhà
nước chỉ làm tăng giá làm kiềm chế sự phát triển của các lực lượng thị trường Vai trò của nhà nước nên được giới hạn trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công như quốc phòng, giáo dục tiểu học và các công trình công cộng
Trang 23Đến đầu thế kỷ XX, lực lượng sản xuất phát triển lên một mức cao hơn, “bàn tay vô hình” không đủ sức để điều hành sự vận động của nền kinh tế, đã đến lúc phải
có những “luật chơi chung” và có người “điều khiển trò chơi”, tránh tình trạng phát
triển vô tổ chức, gây ra khủng hoảng Học thuyết Keynes ra đời với lý thuyết về “bàn tay hữu hình” - cơ chế can thiệp của nhà nước; nhà nước trở thành “người trọng tài trên sân bóng, có quyền thổi phạt các cầu thủ nhưng không được chạm vào bóng” Đã có lúc
cơ chế này được coi là “liều thuốc hữu hiệu” của chủ nghĩa tư bản.Có một số công trình
ở nước ngoài nghiên cứu, đánh giá vai trò của nhà nước với hoạt động kinh doanh
quốc tế như “The Role of State in Economic Development: theory the east Asia Experience, and the Malaysia case ” (Jason Brown, 1993) Cùng với đó Aggarwal,
R./Agmon, T đã lý giải sự cần thiết có sự can thiệp của nhà nước đóng góp vào sự
thành công không nhỏ trong hoạt động kinh doanh quốc tế với ấn phẩm “The International Success of Developing Country Firms: Role of Government Directed Comparative Advantage” (Aggarwal, R./Agmon, T., 1990).Nhưng rồi “bàn tay hữu
hình” cũng tỏ ra bất lực Đến cuối thế kỷ XX, trường phái Chính hiện đại ra đời với lý
thuyết về sự kết hợp của “hai bàn tay” Cả nhà nước và thị trường đều cần thiết cho một
nền kinh tế vận hành lành mạnh Nhưng thực chất vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước không hề giảm đi, chỉ có phương pháp và cách thức can thiệp có sự điều chỉnh cho phù hợp với thị trường hơn Hơn thế, lúc này nhà nước không chỉ can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô mà nhà nước còn trực tiếp tham gia vào kinh doanh
1.1.1.3 Các nghiên cứu về vai trò nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Một số tác giả nước ngoài đã nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTRNN Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn khá chung chung Có thể kể tới nghiên
cứu của tác giả Hui Tan, Qi Ai (2010) với ấn phẩm “China”s outward mergers and accquisitions in the 21 st century: motivations, progress and the role of Chinese government”và “China ‘s Overseas foreign direct investment and the role of the government” của tác giả Dr Yuqing Xing (2012) Các nghiên cứu này sơ bộ phân tích vai trò của các tổ chức nhà nước tham gia điều tiết hoạt động ĐTRNN của Trung Quốc thời gian qua như các chính sách quản lý ngoại hối, tài chính tiền tệ, xuất nhập khẩu, thuế, ưu đãi tín dụng, Đặc biệt, với Dr Yuqing Xing (2012) còn lý giải sự cần thiết
có sự bổ sung, sửa đổi các văn bản luật về hoạt động ĐTTTRNN của Chính phủ Với
“Government Policy for Outward Investment by Domestic Firms: The Case of Singapore's Regionalisation Strategy”, tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết kinh tế cổ điển và lý thuyết kinh tế hiện đại để làm rõ vai trò của chính phủ với hoạt động
Trang 24ĐTRNN của các hãng Trong đó, tác giả đề xuất các vai trò hỗ trợ các hoạt động, vai trò định hướng, điều tiết các chính sách vĩ mô và việc bổ sung, sửa đổi các quy định, văn bản luật liên quan hoạt động ĐTTTRNN từ phía Chính phủ Còn với Alexey Kuznetsov, nhà nghiên cứu kinh tế người Nga cũng đã chỉ rõ, để thành công trong hoạt động ĐTTTRNN không thể thiếu sự can thiệp, trợ giúp của nhà nước thông qua các chính sách thuế, lãi suất, chính sách hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN Điều này được thể
hiện trong “Outward FDI from Russian and its policy context” Khi ĐTTTRNN, NĐT
sẽ phải chịu cả các chế độ thuế của các nước nhận đầu tư và cả chế độ thuế của nước
có NĐT (James, 1999) Chính sách thuế của nhà nước có vai trò không nhỏ trong việc điều tiết hoạt động ĐTTTRN Lý thuyết của Sibert (1985) giải thích đánh thuế cao
không khuyến khích được ĐTNN và sẽ không khai thác được lợi thế so sánh Còn lý
thuyết của Shieh (1988), Itagaki (1983) cho rằng bảo hộ mậu dịch và tăng thuế thu nhập doanh nghiệp không khuyến khích được ĐTNN Bên cạnh đó, các nghiên cứu của của MacDougall (1960), Katrak (1987) và Batra (1986) giải thích đánh thuế ĐTNN trong môi trường đầu tư được bảo hộ sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nước chủ nhà cònSinger (1950), Lall (1973), Muller và Barnet (1974), Vaitsos (1974) lại phân tích tầm quan trọng của ĐTNN theo góc độ kinh tế xã hội
Trong công trình nghiên cứu “ĐTNN của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở châu Á” do Shojiro Tokunaga chủ biên (Tokunaga, 2006)đã tập trung phân tích vai trò của nhà nước Nhật Bản nói chung và các công ty Nhật Bản nói riêng đối với quá trình CNH của các nước khu vực châu Á thông qua các hoạt động ĐTTTRNN.Trong tác
phẩm “Multinationalism, Japan Style: The Political Economy of Outword Dependency” tác giả Ozawa, T đã nghiên cứu và phân tích lợi thế so sánh của Nhật Bản với nước ngoài Ông cho rằng, Nhật Bản với đặc thù của mình, quá trình ổn định
và tăng trưởng kinh tế chỉ được đảm bảo khi ĐTTTRNN vào các ngành khai thác và chế biến nguyên liệu phải đủ khả năng kiểm soát cả về số lượng và giá cả Từ đó ông khuyến nghị Nhật Bản cần phải gia tăng vai trò của nhà nước trong việc khuyến khích ĐTTTRNN Không có sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản (bao gồm sự trợ cấp về tài chính, viện trợ chính thức để xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng và những hỗ trợ khác thông qua các tổ chức như JICA; JETRO,… thì các NĐTNhật Bản khó đạt được những thành công trong ĐTTTRNN (Ozawa, T 1979)
Bài báo “Foreign Direct Investment in Thai Lan” cho rằng đồng Yên lên giá là
nguyên nhân chính thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản ĐTTTRNN (Pupphavesa Wisarn, 1994) Theo nghiên cứu của Pupphavesa Wisarn và Pursaransri Bunluasack, việc thay đổi chính sách ngoại hối của nhà nước có vai trò rất quan trọng
Trang 25đối với khối lượng vốn đầu tư từ Nhật Bản sang Thái Lan Sự có giá của đồng tiền và sự tăng lên của giá thuê lao động làm cho vốn đầu tư sản xuất ban đầu của Nhật Bản tăng lên làm cho lượng tiền đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan cũng tăng lên và ngược lại Báo cáo của Atchala Sibunruang and Somsack Tumbunlerchai (1986) đã trình
bày tại hội thảo chuyên đề “The role of Transnational Corportions in Thai Lan” cũng
đã chỉ ra sự cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước với hoạt động ĐTNN nói chung và họat động ĐTTTRNN nói riêng (Sengphaivanh Seng Aphone, 2013) Nghiên cứu chỉ rõ các vấn đề như chính sách chung của nhà nước thiếu nhất quán và không rõ ràng; thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị của nhà nước làm giảm lòng tin của các NĐT; vấn đề ưu tiên cho nhà đầu tư, chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư không nhất quán; vấn đề phát sinh từ thỏa thuận giữa các quốc gia như các hiệp định đầu tư, thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần; vấn đề về quy định thuế quan,tài chính tín dụng, xuất nhập khẩu; vấn đề về thiếu hụt vật dụng thiết yếu và viễn thông;….Để cải thiện những vấn đề này rất cần vai trò can thiệp của nhà nước, qua đó mới tháo gỡ bớt được những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp ĐTTTRNN
Theo Tokugana (2006), nhà nước có vai trò quan trọng và cách can thiệp của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN có ảnh hưởng rất lớn ĐTTTRNN có thể sẽ làm rỗng nền kinh tế và làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp trong nước Do đó, nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động quản lý là người nước đi đầu tư Việc tự do hóa ĐTTTRNN chỉ thực hiện khi nền kinh tế và các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô sản xuất tốt và cần mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra bên ngoài để tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế trong nước Chính sách về ĐTTTRNN chủ yếu chỉ nên mang tính định hướng và hỗ trợ cho các hoạt động ĐTTTRNN
1.1.1.4 Về phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp tiếp cận Với các nghiên cứu ngoài nước, phần lớn các thông tin liên quan đến kinh doanh quốc tế được nghiên cứu dựa trên phân tích hành vi của các doanh nghiệp, các khoản đầu tư vốn trực tiếp của các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳvà của các doanh nhân quốc tế hiển thị đặc điểm khác với các hành vi của các doanh nghiệp đã được Hymer
sử dụng phương pháp tiếp cận tổ chức công nghiệp để giải thích các nguồn vốn ĐTTTNN trong phát triển đất nước Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng phân tích dựa trên cách tiếp cận quốc tế hóa trong đó tập trung vào động lực của việc phối hợp các chức năng kết nối với nhau cho mục đích giảm chi phí và chia sẻ kiến thức Dunning cho rằng việc quốc tế hóa sản xuất là một quá trình phức tạp như vậy mà nó không thể được giải thích bằng một lý thuyết hay phương pháp duy nhất mà cần được dựa trên phương pháp tiếp cận
Trang 26toàn diện hơn, và cách tiếp cận quốc tế hóa và cách tiếp cận tổ chức công nghiệp là các cách tiếp cận hợp lý để tìm hiểu bản chất của hoạt động ĐTTTRNN
Về phương pháp nghiên cứu Với các nghiên cứu về vai trò, chính sách hỗ trợ của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN, đa phần là các nghiên cứu định tính có một
số nghiên cứu nước ngoài sử dụng các phương pháp định lượng Trong tác phẩm
“Trends and Determinants of Sounth Korean outward foreign direct investment” tác
giả cho rằng, nhà nước nên cung cấp các biện pháp hỗ trợ tài chính, thuế và các dịch
vụ khác như quản trị, thông tin cho các doanh nghiệp trong hoạt động ĐTRNN (Jung
Min Kim & Dong Kee Rhe, 2009) Còn với tác phẩm “Government Policy for outward investment by domestic firms: The case of Singapore’s regionalization Strategy” đã nghiên cứu chính sách của chính phủ với hoạt động ĐTRNN của các DN trong nước Tác giả đã điều tra khảo sát và sử dụng phương pháp phân tích giá trị trung bình kết hợp với phương pháp phân tích định lượng để phân tích, đánh giá tác động vai trò của chính phủ đến hoạt động ĐTRNN Nghiên cứu cũng đã tập trung phân tích các biến số chính thể hiện vai trò của nhà nước như: chính sách điều tiết của chính phủ, chính phủ
hỗ trợ, chính phủ là đối tác để ký kết các hiệp định, chính phủ như các bên liên quan Nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp khảo sát để đo lường tác động và hiệu quả của các chính sách của nhà nước Singapore với hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp, tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ nghiên cứu trong trường hợp chiến lược khu vực hóa của Singapore (Goh Mei – Lin & ctg, 2001)
Như vậy,ở nước ngoài đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới nghiên cứu ở một vài khía cạnh rất nhỏ và ở các nước khác nhau, chúng lại có sự tác động rất khác nhau Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn nội dung, phương pháp nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về ĐTNN ở các nước trên thế giới cho thấy, các nghiên cứu mới chủ yếu phân tích ảnh hưởng của từng khía cạnh, từng vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN Chưa có công trình nào tập trung phân tích sâu,tổng hợp các vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN và đặc biệt đối với nước đang phát triển hội nhập vào kinh tế thế giới
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Việt Nam, một nước đang phát triển, khi nhu cầu vốn trong nước khá lớn, thường chú trọng dòng vốn ĐTNN chảy vào Do vậy, chỉmột số ít tác giả nghiên cứu về dòng
Trang 27vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài nhưng thường chưa phân tích sâu Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này theo các góc độ khác nhau
1.1.2.1 Các nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Một số tác giả nghiên cứu tình hình ĐTTTRNN của các nước như: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực châu Á Thái Bình Dương: ý nghĩa đối với Việt Nam”
(Trần Văn Thọ, 1993); “Vai trò của ĐTNN ở các nước đang phát triển” (Đỗ Đức
Định, 1996); “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN trong những năm gần đây” (Nguyễn Duy Lợi & cs, 1997)…Nội dung các tác phẩm này chủ yếu phân tích vai trò của ĐTTTNN như một công cụ giúp các nước tiến hành CNH hoặc điều chỉnh ĐTTTNN của quốc gia mình trong những thời điểm nhất định
Tác phẩm “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN” (Đinh Trọng Thịnh,
2006), về lý luận, tác giả tập trung nghiên cứu tính tất yếu, xu hướng vận động và lợi ích của hoạt động ĐTTTRNN Tác giảphân tích cụ thể sự cần thiết, các hình thức đầu
tư, các loại hình doanh nghiệp và điều kiện để các doanh nghiệp tiến hành ĐTTTRNN Cuốn sách cũng đã nghiên cứu, đánh giá tình hình ĐTTTRNN của các DNVN Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu chỉ tính đến năm 2005 Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy DNVN ĐTTTRNN Cuốn sách này chưa phân tích, đánh giá sâu về hoạt động ĐTTTRNN trong những năm gần đây, khi mà nước ta đã có những bước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động ĐTTTRNN khá sôi động
Tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt với luận án tiến sĩ “Chiến lược ĐTRNN của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” cũng nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, bản chất và vai trò của hoạt động ĐTTTRNN; nghiên cứu sự cần thiết phải ĐTTTRNN; những nhân tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN; điều kiện để doanh nghiệp các nước đang phát triển ĐTTTRNN, trên cơ sở đó, tác giả cũng nghiên cứu thực trạng ĐTTTRNN của Việt Nam đến thời điểm 2008, thời điểm bắt đầu có những biến động lớn trong hoạt động ĐTTTRNN
Các luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” (Nguyễn Văn An, 2012) và “Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế” (Phùng Quang
Thanh, 2016) và “Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Hải Đăng, 2012), đã tập trung nghiên cứu về hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu các dự án đầu tư sang Lào trong quá trình hội nhập Các tác giả tập trung nghiên cứu các khái niệm, hình thức,
Trang 28đặc điểm của hoạt động ĐTTTRNN cũng như vai trò của ĐTTTRNN đối với các quốc gia đang phát triển trong điều kiện hội nhập
Ngoài các công trình nghiên cứu là sách, luận án cũng có một số tác giả nghiên
cứu thông qua các bài viết trên các tạp chí như “Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN nhằm chủ động hội nhập quốc tế” của tác giả (Nguyễn Thị Hường,
2006) đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo Số 5, năm 2006 và bài viết “Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường ĐTRNN” của tác giả Lê Thanh Ngà đăng trên tạp chí Tài chính số 2, năm 2006 Nội dung các bài viết này cũng chỉ dừng lại ở phân tích những lợi ích khi các doanh nghiệp ĐTTTRNN từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, khuyến khích hoạt động này phát triển trong tương lai mà cũng chưa có đề cập tới vai trò của nhà nước cũng như công tác quản lý nhà nước về hoạt động ĐTTTRNN
1.1.2.2 Các nghiên cứu về vai trò nhà nước trong quản lý kinh tế nói chung
Ở Việt Nam đã có khá nhiều nhà khoa học nghiên cứu vai trò nhà nước đối với
quản lý kinh tế như: “Nghiên cứu cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh
tế Việt Nam” (Lương Xuân Quỳ, 1994); “Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm của các nước ASEAN” (Nguyễn Duy Hùng,
1996);“Hoàn thiện chính sách đầu tư để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” (Đỗ Thế Truyền, 1997); “Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta” (Hà Quý Tình, 1999).… Với tác
phẩm “Nhà nước với sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong giai đoạn hiện nay ở Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào”, (Bun Không La Khăm Xải, 2000) và
“Vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế ở Philippin, giai đoạn 1986 -
2000” đã phân tích vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường Các tác giả cho rằng, nhà nước cần: mở rộng quan hệ đầu tư đối với các nước trong khối ASEAN, tham gia tích cực vào các diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tổ chức quốc tế, các thể chế tài chính khác; ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với các nước, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hiệp định bảo đảm đầu tư đa phương; thống nhất thông lệ đầu tư Việt Nam và quốc tế;… Các nghiên cứu phân tích các vai trò cơ bản: xác lập thể chế và pháp lý (tạo ra một cơ sở hạ tầng thể chế, ban hành các hệ thống luật pháp, ); bảo đảm xã hội; điều tiết nền kinh tế; định hướng, lập các kế hoạch phát triển kinh tế Trong đó, chức năng điều tiết nền kinh
tế cũng chuyển dần từ phương pháp điều tiết trực tiếp sang gián tiếp (Phạm Thị Thanh Bình, 2003)
Trang 29Những năm đầu thế kỷ 21, khi Việt Nam mới bắt đầu vào sân chơi hội nhập,
có một số tác giả đã nghiên cứu về vai trò của nhà nước, chỉ ra sự cần thiết phải có những điều chỉnh, đổi mới của nhà nước Các tác giả cho rằng chính phủ cần đổi
mới trong “Toàn cầu hóa Chuyển đổi và phát triển, tiếp cận đa chiều” của Viện
Kinh tế và Chính trị thế giới (2005); nhà nước cần điều chỉnh chức năng và thể chếdưới tác động của toàn cầu hóa (Phạm Thái Việt, 2008)và nghiên cứu về sự tiến triển của vai trò của nhà nước, toàn cầu hóa và chức năng của nhà nước (Nguyễn Thị Luyến, 2005) Trong thời gian gần đây, do nước ta phát triển nền kinh tế theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên các nghiên cứu về vai trò của nhà nước vẫn tiếp tục có khá nhiều công trình nghiên cứu (Trần Tuấn Linh, 2009); (Trần Khánh Hưng, 2009); (Bùi Văn Thạch, 2010), (Mai Lan Hương, 2010)…Các nghiên cứu đều chỉ rõ vai trò của nhà nước có tác động to lớn đến sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới tập trung nghiên cứu vai trò quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đã giải thích nhiều vấn đề
về việc điều tiết vĩ mô của nhà nước với nền kinh tế quốc dânmà cũng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách cụ thể về vai trò của nhà nước hoạt động đầu
tư nói chung và hoạt động ĐTTTRNN nói riêng, đặc biệt là tiếp cận từ chuyên ngành kinh tế đầu tư
1.1.2.3 Các nghiên cứu về vai trò nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Ở Việt Nam, hiện chưa có một công trình nghiên cứu chi tiết về vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN Tuy nhiên, cũng có một số công trình nghiên cứu đề
cập tới một số khía cạnh của chủ đề này Luận án tiến sĩ “Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Hải Đăng, 2012), trong công trình của mình, tác giả cũng đã hệ thống hóa một số khái niệm, hình thức ĐTTTRNN, lợi thế của quốc gia nhận đầu tư của doanh nghiệp, của quốc gia đi ĐTTTRNN; mục tiêu ĐTTTRNN của các doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến hoạt động ĐTTTRNN Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN của các DNVN Từ đó, tác giả cũng tập trung đề xuất những nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả ĐTTTRNN của các DNVN Vì tác giả tiếp cận vấn đề từ giác độ kinh tế chính trị nên khi phân tích thực trạng, tác giả chỉ dùng các phương pháp tổng hợp, so sánh khá đơn giản nên số liệu vẫn chủ yếu mang tính liệt kê Vấn đề đặt ra vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để do tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTTTRNN trong khi phần lý luận và phân tích thực trạng lại chưa
Trang 30đề cập, chưa đánh giá được hiệu quả đầu tư của hoạt động này Bên cạnh đó, tác giả cũng có đề cập đến vai trò của nhà nước qua vai trò tạo lập thị trường; vai trò định hướng và điều tiết; vai trò cung ứng hàng hóa công và vai trò hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN Trong các vai trò đó, theo NCS, vai trò nhà nước cung ứng hàng hóa côngvới hoạt động ĐTTTRNN không còn phù hợp, đặc biệt sau khi Việt Nam có Luật Đầu tư công Các vai trò này của nhà nước có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động ĐTTTRNN, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn với các quốc gia đang phát triển tuy nhiên lại chưa được tác giả phân tích, đánh giá, kiểm định vấn đề này
Bài báo “Đầu tư ra nước ngoài- Đề cao vai trò của nhà nước” (Nguyễn Minh
Phong, 2010), tác giả đã sơ lược chỉ ra sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của nhà nước với các doanh nghiệp ĐTTTRNN Để có thể khai thác tốt những tác động tích cực, hạn chế các tác hại nhất thời của hoạt động ĐTTTRNN cần có sự nhận thức lại toàn diện của các cấp, các ngành, của bản thân các doanh nghiệp về các yêu cầu, cách thức hỗ trợ của nhà nước Một mặt, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN, khuyến khích DNVN ĐTTTRNN, mặt khác cần phát triển các dịch vụ hỗ trợ DNVN ĐTTTRNN Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ dừng lại ở những khuyến nghị rất chung Với
ấn phẩm của Đinh Trọng Thịnh (2006) và Nguyễn Hữu Huy nhựt (2010), hai tác giả nghiên cứu hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Các nghiên cứu này không nghiên cứu rõ các vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN nhưng cũng có gián tiếp nghiên cứu một số khía cạnh của vai trò nhà nước như nhà nước cần
mở rộng các quan hệ quốc tế, nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp ĐTTTRNN
Bên cạnh đó, tác giả Phạm Anh Hồng với ấn phẩm “Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ” và bài báo “ĐTRNN cần sự hỗ trợ từ thể chế chính sách” của Ủy ban quốc
gia về Hợp tác kinh tế quốc tế được đăng trên báo Công Thương Như vậy, ở trong nước, các ấn phẩm này thường mới chỉ sơ bộ nghiên cứu sự cần thiết có sự can thiệp của nhà nước chứ chưa có sự phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc để đánh giá vai trò của nhà nước đối với hoạt động ĐTTTRNN của các DNVN trong kỳ hội nhập
1.1.2.4 Về phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về vai trò của nhà nước hoặc hoạt động ĐTTTRNN, nhưng các công trình nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực của kinh tế chính trị, quản trị kinh doanh, kinh tế học vĩ mô, tài chính
Với “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” (Đinh Trọng
Thịnh, 2006), tác giả đã tiếp cận hoạt động ĐTTTRNN theo hướng nghiên cứu của
kinh tế tài chính Luận án tiến sĩ “Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Hữu Huy Nhựt,
Trang 312010)đã phân tích hoạt động ĐTTTRNN của các DNVN theo hướng tiếp cận của quản
trị kinh doanh Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Sang (2011) “ Chính sách thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài – Xu hướng, kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam” đã nhìn nhận hoạt động ĐTTTRNN theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô Tác giả chủ yếu phân tích về vai trò, ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô để đưa ra các giải pháp cụ thể liên quan đến dòng vốn ĐTTTRNN để làm sao thúc đẩy được hoạt động này phát triển thuận lợi Gần đây, luận án tiến sĩ “Đầu tư của các doanh nghiệp
Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của (Nguyễn Hải Đăng, 2012) cũng tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị, trong đó tác giả tập trung phân tích tình hình ĐTTTRNN của các DNVN Tác giả chỉ rõ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp này không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho quốc gia thông qua việc đáp ứng phần nào các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia, Hoặc khi nghiên cứu về vai trò của nhà nước, các ấn phẩm (Trần Tuấn Linh, 2009); (Trần Khánh Hưng, 2009); (Bùi Văn Thạch, 2010), (Mai Lan Hương, 2010)…có tiếp cận theo chức năng quản lý điều tiết của nhà nước Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn đều nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị và lịch sử học thuyết kinh tế Do vậy, việc nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp ngoài cách tiếp cận hệ thống cần phải có cách tiếp cận quốc tế hóa, tiếp cận liên, đa ngành và cách tiếp cận theo chức năng điều tiết của nhà nước
Với các nghiên cứu trong nước, do các nghiên cứu về vai trò của nhà nước với hoạt động đầu tư chủ yếu tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị, lịch sử học thuyết kinh tế nên phương pháp nghiên cứu áp dụng về cơ bản cũng chỉ dừng lại ở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh, tổng hợp, phương pháp phân tích đơn thuần để thống kê mô tả các
số liệu thống kê; kết hợp phương pháp logic với lịch sử để nghiên cứu Các nghiên cứu này đều chưa có sự lượng hóa, kiểm định nên vấn đề phân tích chưa sâu
Như vậy,ở trong nước đã có một số nghiên cứu về vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn nội dung, phương pháp nghiên cứu của các công trình nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu mới chủ yếu phân tích ảnh hưởng của từng khía cạnh, từng vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN bằng các phương pháp nghiên cứu định tính Chưa có công trình nào tập trung phân tích sâu, tổng hợp, đánh giá, kiểm định các vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
1.1.3 Tóm lược kết quả nghiên cứu tổng quan và khoảng trống nghiên cứu
1.1.3.1 Tóm lược các yếu tố của vai trò nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài
Trang 32Trên thế giới và ở Việt Nam những năm qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các khía cạnh của vai trò nhà nước đến hoạt động ĐTTTRNN Do việc nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện thời gian và không gian khác nhau nên các khía cạnh ở các nghiên cứu đưa ra có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau Hơn nữa, trong bối cảnh hiện tại của hoạt động ĐTTTRNN, vai trò nhà nước cung ứng hàng hóa công không phù hợp, vai trò nhà nước mở rộng các quan hệ quốc tế là đặc biệt quan trọng trong xu hướng hội nhập Kết hợp với các nghiên cứu từ các nội dung tổng quan trên cho thấy vai trò nhà nước trong thời kỳ hội nhập cần được thể hiện tập trung qua 4 vai trò: (i) Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN (ii) Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về ĐTTRNN (iii) Định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô có liên quan
(iv) Nhà nước hỗ trợ các hoạt động ĐTTTRNN Bảng 1.1 sẽ tóm lược các khía cạnh
của vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN được NCS tổng quan từ các nghiên cứu trước đây
Bảng 1.1 Tóm lược các yếu tố củavai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTTRNN
Ban hành Luật đầu tư Đinh Trọng Thịnh (2006); Nguyễn Hải Đăng (2012);
Ban hành các Nghị định, Thông tư
hướng dẫn về ĐTTTRNN
Goh Mei –Lin & ctg (2001); Nguyễn Minh Phong (2010);
Nguyễn Hải Đăng (2012); Dr Yuqing Xing (2012)
Sửa đổi, bổ sung các thông tư,
nghị định về hoạt động
ĐTTTRNN
Goh Mei –Lin & ctg (2001); Nguyễn Minh Phong (2010);
Nguyễn Hải Đăng (2012); Dr Yuqing Xing (2012)
hiệp định đầu tư song, đa phương
Đinh Trọng Thịnh (2006); Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2010);
Nguyễn Minh Phong (2010); Nguyễn Hải Đăng (2012)
Đàm phán, ký kết các hiệp
định tránh đánh thuế hai lần
Đinh Trọng Thịnh (2006); Nguyễn Hải Đăng (2012);;
Sengphaivanh Seng Aphone, (2013)
Điều tiết thông qua chính sách
quản lý ngoại hối
Ozawa, T (1979); Pupphavesa Wisarn và Pursaransri Bunluasack, (1994); Goh Mei –Lin & ctg (2001); Tokugana
Trang 33Vai trò Khía cạnh Tác giả, năm công bố
Yuqing Xing (2012)
Điều tiết thông qua chính sách
tài chính tiền tệ
Ozawa, T (1979); Goh Mei –Lin & ctg (2001); Hui Tan, Qi Ai,
(2010); Dr Yuqing Xing (2012); Nguyễn Hải Đăng (2012); Sengphaivanh Seng Aphone, (2013)
Điều tiết thông qua chính sách
xuất nhập khẩu
Ozawa, T (1979); Goh Mei –Lin & ctg (2001); Hui Tan, Qi Ai,
(2010); Dr Yuqing Xing (2012); Nguyễn Hải Đăng (2012); Sengphaivanh Seng Aphone, (2013)
Điều tiết thông qua chính sách
ưu đãi tín dụng
Ozawa, T (1979); Goh Mei –Lin & ctg (2001); Hui Tan, Qi Ai,
(2010); Dr Yuqing Xing (2012); Nguyễn Hải Đăng (2012); Sengphaivanh Seng Aphone, (2013)
Điều tiết thông qua chính sách
ưu đãi về thuế suất
Ozawa, T (1979); James R.Hines Jr (1999); Goh Mei –Lin &
ctg (2001); Hui Tan, Qi Ai, (2010); Dr Yuqing Xing (2012);
Nguyễn Hải Đăng (2012); Sengphaivanh Seng Aphone, (2013)
vốn đầu tư ở nước ngoài
Goh Mei –Lin & ctg (2001); Tokugana S.(2006); Nguyễn Minh Phong (2010); Alexey Kuznetsov, (2011); Nguyễn Hải Đăng (2012)
Cung cấp thông tin về môi
trường kinh doanh, hệ thống
pháp luật, chính sách, thị
trường nước ngoài
Ozawa, T (1979); Goh Mei –Lin & ctg (2001); Tokugana
S.(2006); Nguyễn Minh Phong (2010); Nguyễn Hải Đăng (2012)
Nhà nước cử các cơ quan đại
diện ngoại giao ở nước ngoài
Ozawa, T (1979); Goh Mei –Lin & ctg (2001); Nguyễn Minh Phong (2010); Nguyễn Hải Đăng (2012
Tổ chức hoạt động xúc tiến
ĐTTTRNN
Ozawa, T (1979); Goh Mei –Lin & ctg (2001); Tokugana S.(2006); Nguyễn Minh Phong (2010); Nguyễn Hải Đăng (2012 Xây dựng hệ thống giao thông
vận tải ra nước ngoài
Ozawa, T (1979); Tokugana S.(2006); Nguyễn Minh Phong (2010); Nguyễn Hải Đăng (2012
Nguồn: Tác giả
Trang 341.1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các công trình khoa học từ trước tới nay trên bình diện quốc gia và quốc tế, có thể thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu về ĐTTTRNN và nghiên cứu về vai trò nhà nước nói chung là khá phong phú, đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau cả về học thuật lẫn giá trị trong thực tiễn Ứng dụng của các công trình khoa học này là rất to lớn, đây là những nguồn tài liệu quý giá và rất cần thiết mà các nhà quản lý, những người làm trong lĩnh vực đầu tư nên học hỏi và ứng dụng, đồng thời đây cũng là những nguồn tài liệu quan trọng mà các NCS không thể không tham khảo trong quá trình học tập của mình Bên cạnh đó, đã có một số công trình nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN, song do đặc thù từng nghiên cứu, đặc thù quốc gia mà các nghiên cứu đó chỉ nghiên cứu, đề cập tới một
số các khía cạnh của vai trò nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTRNN Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu đó là nghiên cứu định tính Như vậy, hiện chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, sâu rộng về vấn đề này theo 4 yếu tố mà tác giả đề xuất (i) nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTTTRNN; (ii) nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt động ĐTTTRNN; (iii) nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN; (iv) nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN; chưa có nghiên cứu nào xác định, kiểm chứng về các vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cũng như đánh giá thực trạng, mức độ ảnh hưởng đến ĐTTTRNN của Việt Nam Đó chính
là những gợi mở để NCS hình thành ý tưởng nghiên cứu về thực trạng vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, từ đó đề xuất quan điểm và một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong việc khuyến khích các NĐT Việt Nam ĐTTTRNN đúng hướng Như vậy, nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vừa có tính không trùng lặp lại vừa có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn
1.2 Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Cách tiếp cận
*Tiếp cận hệ thống: là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, đó là một cách tiếp cận toàn diện và động Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất là được sử dụng để nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực nghiên cứu thông qua các
mô hình, tổng hợp thông tin, phân tích xử lý để hỗ trợ quá trình ra quyết định trong quản lý đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đầu tư
Trang 35* Tiếp cận chức năng điều tiết: Khi nghiên cứu về vai trò của nhà nước thường tập trung hai nhóm tiếp cận là tiếp cận chức năng và tiếp cận thể chế Trong giai đoạn hiện nay, chức năng điều tiết của cơ quan nhà nước đang càng ngày càng trở nên quan trọng, nhất là trước nguy cơ các doanh nghiệp có thể sẽ chỉ hành động theo lợi ích riêng của mình, trong khi các lợi ích đó đôi khi không nhất thiết phải đồng nhất với lợi ích cộng đồng Vậy, đề tài tập trung tiếp cận theo vai trò nhà nước điều tiết, đây chính
là cách tiếp cận phù hợp với chuyên ngành kinh tế đầu tư
* Tiếp cận quốc tế hóa: Một doanh nghiệp tiến hành SXKD ở nước ngoài phải trả những chi phí phụ trội so với đối thủ cạnh tranh nội địa của nước đó Vì vậy, để có thể tồn tại được ở thị trường nước ngoài, doanh nghiệp chỉ nên ĐTTTRNN khi có cả
ba yếu tố lợi thế về địa điểm, lợi thế về quyền sở hữu và lợi thế về nội bộ hóa được thỏa mãn Việc doanh nghiệp quyết định khai thác các lợi thế này là xu hướng tất yếu, việc khai thác bằng cách nào phụ thuộc vào bản chất của các lợi thế và mức độ không hoàn hảo của các thị trường đối với các lợi thế mà doanh nghiệp nắm giữ trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng như quốc gia đó
*Tiếp cận liên, đa ngành: Bên cạnh những cách tiếp cận trên, nghiên cứu còn
tiếp cận dưới góc độ liên, đa ngành giữa Kinh tế đầu tư, Kinh tế quốc tế, Kinh tế chính trị Việc nghiên cứu tìm hiểu thực tế dưới nhiều góc độ sẽ phát huy các thế mạnh của hướng tiếp cận này, nhất là trong tình hình KTXH đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay Nếu chỉ nghiên cứu một cách đơn lẻ của một ngành, một lĩnh vực nào đó, khó có thể giải quyết được yêu cầu của vấn đề đang đặt ra
1.2.2 Mô hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu thể hiện vai trò của nhà nước
với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Nguồn: Tác giả
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI
Nhà nước tạo hành lang pháp lý (H1+)
Nhà nước tạo lập,
mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế (H2+) Nhà nước định
hướng, điều tiết (H3+)
Nhà nước hỗ trợ hoạt động ĐTTTR
NN (H4+)
Trang 36Hình 1.2 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
TÌM RA KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề xuất định hướng, quan điểm, giải pháp, kiến nghị
Bản chất của ĐTTTRNN
Vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN.
Kinh nghiệm phát huy vai trò nhà nướcvới hoạt động ĐTTTRNN
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Vai trò của nhà nước với ĐTTTRNN
Kết quả ĐTTTRNN của Việt Nam giai
Trang 371.2.3 Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.2.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố của vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN là gì?
- Vai trò của nhà nước trong thời gian qua có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến hoạt động ĐTTTRNN? những thành công, hạn chế là gì?
- Trong thời gian tới, vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN cần điều chỉnh như thế nào? cần có thêm vai trò gì mới?
1.2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Nhà nước tạo hành lang pháp lý về hoạt động ĐTRNN tốt sẽ thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN
Giả thuyết H2: Nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTTTRNN trong kỳ hội nhập
Giả thuyết H3: Công tác định hướng, điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt động ĐTRNN tốt sẽ thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN
Giả thuyết H4:Nhà nước có các hoạt động hỗ trợ đầu tư càng nhiều càng thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN
1.2.3.3 Giả thiết nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện kinh tế chính trị bình thường
1.2.3.4 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
(*) Phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này, thông tin được thu thập như sau:
- Luận cứ khoa học, khái niệm,… được thu thập được từ các tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo, tham khảo, bài báo khoa học, tạp chí trong và ngoài nước
- Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học
Số liệu thống kê được thu thập từ hai nguồn:
(+) Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu thu thập số liệu từ Niên giám Thống kê, báo cáo của Cục ĐTNN, bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo của IFS; IMF; Báo cáo điều tra của UNCTAD về tình hình ĐTNN của các nước trên thế giới …
Trang 38(+) Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập bằng phương pháp điều tra bảng hỏilãnh đạo các doanh nghiệp đã và đang có hoạt động ĐTTTRNN theo mẫu câu hỏi phỏng vấn các doanh nghiệp (phụ lục 1) Để thu thập thông tin, tác giả dùng cả hai cách: thư điện tử, thư tín và thu thập trực tiếp trong đó thu thập trực tiếp là chủ yếu
(*) Phương pháp tổng hợp thông tin
- Kiểm tra tài liệu: Trên cơ sở tài liệu thu thập được tác giả tiến hành so sánh, kiểm tra giữa các nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác của số liệu trước khi sử dụng để tính toán
- Sắp xếp, tổng hợp tài liệu: Tài liệu kiểm tra xong sẽ được phân loại, sắp xếp theo một trình tự logic và khoa học cho phù hợp nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tổ thống kê, bảng thống kê, đồ thị thống kê có
sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22
(*) Phương pháp phân tích thông tin
(1) Nghiên cứu thứ cấp (nghiên cứu tại bàn (secondary research/desk study)) Tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu, phân tích ưu, hạn chế các kết quả của các nghiên cứu liên quan Đây là một phương pháp cần thiết trong nghiên cứu kinh tế khi sử dụng dữ liệu khác nhau từ các nghiên cứu ban đầu ở dạng các
ấn phẩm nghiên cứu và báo cáo
(2) Nghiên cứu trường hợp điển hình (case study)
Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu hiệu quả đầu tư SXKD của một số doanh nghiệp điển hình để thấy được những nét cơ bản về hiệu quả hoạt động ĐTTTRNN của một các DNVN thời gian qua để từ đó phần nào làm sáng tỏ hơn vai trò nhà nước với hoạt động này
(3) Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Tác giả sử dụng phương pháp này để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được trong quá trình thực hiện luận án Bằng các chỉ tiêu như chỉ tiêu bình quân, lượng tăng giảm, chỉ tiêu số tương đối kết cấu, chỉ tiêu tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, từ đó sẽ khái quát được đặc điểm, đặc trưng của hiện tượng nghiên cứu
(4) Phương pháp phân tích thống kê suy diễn
Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTTRNN của các DNVN thông qua mẫu điều tra
Trang 39A) Nghiên cứu định tính (nghiên cứu khám phá)
A1 Nghiên cứu định tính
Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua việc hỏi ý kiến các chuyên gia nghiên cứu: Giảng viên hướng dẫn; các nhà khoa học có nghiên cứu các vấn đề liên quan đề tàiđể kiểm tra mức độ phù hợp của các thang đo về vai trò của nhà nước tác động đến hoạt động ĐTTTRNN.Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi nháp, đưa vào phỏng vấn thử
* Thiết kế bảng hỏi
- Giai đoạn 1: Việc xây dựng bảng hỏi để khảo sát nhằm để đo lường ảnh hưởng, mức độ tác động của vai trò của nhà nước đối với hoạt động ĐTTTRNN thời gian qua ở Việt Nam Bảng câu hỏi thô được xây dưng dựa trên nền tảng các thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết Ngoài ra, danh mục các câu hỏi này được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau ((Goh Mei-lin, 2001, EDB, 1995; Yeoh, 1988; Sikorski, 1990; Yeung, 1998), dẫn đến một dự thảo bảng câu hỏi Bảng hỏi gồm một loạt các câu hỏi lựa chọn để tránh gặp khó khăn trong việc giải thích phản ứng thu được và để tạo điều kiện phân tích thống kê của các dữ liệu Bảng câu hỏi được thiết
kế để xác định tác động, hiệu quả của các vai trò khác nhau của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN Thang đo của Yeoh khảo sát (1988) đã được kế thừa để phản ánh cấu trúc của tác động và hiệu quả Để nghiên cứu vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp tác giả sử dụng 4 nhóm yếu tố chính để nghiên cứu tác động và hiệu quả của sự can thiệp của nhà nước đối với hoạt động này Những người tham gia được yêu cầu đánh giá ảnh hưởng của các biến trên thang điểm từ 1 đến 5 điểm (1 = Không có ảnh hưởng, 2 = Một số ảnh hưởng, 3 = Ảnh hưởng trung bình,
4 = Ảnh hưởng đáng kể, 5 = Ảnh hưởng quan trọng) Một quy mô tương tự đã được sử dụng để đánh giá mức độ tác động của các biến (1 = Rất kém, 2 = Kém, 3 =Bình thường,
4 = Tốt, 5 = Rất tốt) (Nguyễn Văn Dung, 2010), (Goh Me-lin, 2001)
Bảng hỏi được cấu trúc thành ba phần Phần đầu tiên thu thập thông tin chung về doanh nghiệp, cá nhân được khảo sát Phần thứ hai thu thập thông tin về tình hình hoạt động ĐTTTRNN của doanh nghiệp cho mục đích phân loại dữ liệu về các tiêu chí biến phân biệt Phần thứ ba của bảng hỏi tập trung đo lường để đánh giá ảnh hưởng, mức độ tác động của vai trò của nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN thời gian qua ở nước ta
- Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia Phỏng vấn thử 3 lãnh đạo doanh nghiệp ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng, tính hợp lý của bảng câu hỏi, ngôn từ có đơn giản dễ hiểu hay không? Người trả
Trang 40lời có hiểu sai câu hỏi không, có trả lời được không? Độ dài bảng câu hỏi đã phù hợp chưa? Sắp xếp các phần nội dung có hợp lý không? Qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ về vai trò của nhà nước và các mong muốn của doanh nghiệp đối với nhà nước
về lĩnh vực ĐTTTRNN
- Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi bảng câu hỏi chính thức
B) Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức)
B1 Mẫu nghiên cứu
*) Phương pháp chọn mẫu
Tổng thể nghiên cứu là các doanh nghiệp đã và đang có hoạt động ĐTTTRNN, tuy nhiên,tại thời điểm khảo sát, số lượng DNVN đang có hoạt động ĐTTTRNN là khoảng 900 doanh nghiệp, lại ở phạm vi rộng, khó tiếp cận nên nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp định mức (quota), phương pháp chọn mẫu phổ biến và phù hợp với đặc điểm nghiên cứu này để điều tra
*) Xác định cỡ mẫu
Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích nhântố và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính nên đòi hỏi phải có kích thước mẫu đủ lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman 1995) Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích Theo Thọ và Trang (2007) cho rằng cần ít nhất 15 quan sát cho mỗi biến Còn với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu cũng cần tối tiểu là 50+ 8*m (m là số biến độc lập) Theo Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1 và tốt nhất là 10:1 Hơn nữa, tính đến thời điểm điều tra, số DNVN
có dự án ĐTTTRNN là khoảng 900 doanh nghiệp phân tán ở địa bàn khá rộng Với các căn cứ trên, tác giả chọn ở mức an toàn song vẫn đảm bảo độ tin cậy cao ở tỷ lệ 7:1 nên với 4 yếu tố biểu hiện và 19 biến quan sát ban đầu của thang đo về vai trò của nhà nước, như vậy để tiến hành EFA, cỡ mẫu ít nhất của đề tài là 19x7 = 133 quan sát Do vậy,
để loại trừ sai sót trong việc gửi phiếu điều tra cũng như việc phản hồi của doanh nghiệp nên tác giả đã phát 160 phiếu hỏi
B2 Phương pháp xử lý số liệu
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, số liệu được phân tích theo các phương pháp và công cụ khác nhau