BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮTSTT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á 2 BIT Bilateral I
Trang 1MỤC LỤC
1.2 Sự hình thành và phát triển các công ty xuyên quốc gia 4
1.2.2 Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia 6
Chương 2: Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển kinh tế thế
2.1.1 TNCs đối với thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế 14
2.2.2 TNCs thúc đẩy lưu thong dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới 20
Trang 22.2.3 TNCs làm tăng tích lũy vốn của nước chủ nhà 21
2.4.1 TNCs là chủ thể chính trong phát triển công nghệ thế giới 27
3.3.1 Tạo lập đối tác đầu tư trong nước có năng lực và biết làm ăn với nước
3.3.2 Hoàn thiện, dổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy nhà nước, nâng
3.3.3 Phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật 37
Trang 4BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh Nguyên nghĩa Tiếng Việt
1 ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á
2 BIT Bilateral Investment Treaty Hiệp định đầu tư song phương
3 CNN Cable News Network Mạng lưới thông tin toàn cầu
7 DTT Double Taxation Treaty Hiệp ước chống đánh thuế hai
lần
9 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
10 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
11 LDCs Les - Developed Countries Các nước đang phát triển
12 M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập
13 MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia
15 OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triểnkinh tế
16 R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển
17 TNCs Transnational Corporations Các công ty xuyên quốc gia
18 UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Pháttriển Liên Hiệp quốc
Trang 519 USD United State Dollar Đô la Mỹ
20 WIR World Investment Report Báo cáo đầu tư quốc tế
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 6Bảng 2.1 Tỷ trọng xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm
Bảng 2.2 Tổng giá trị xuất khẩu và đóng góp của các TNCs
Bảng 2.3 Hiệu quả điều chỉnh chính sách đối với mức tiền
Bảng 2.4 Tổng giá trị vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 2011
33
Bảng 3.2
Các công ty Trung Quốc trong danh sách 1000TNCs hàng đầu hoạt động tại LDCs và các nền kinhtế chuyển đổi trong lĩnh vực phi tài chính năm 2012
16
Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư
Trang 7Hình 2.3
Hiệu quả điều chỉnh chính sách thông qua vốnđăng kí, giải ngân FDI và số dự án giai đoạn1988- 2008
18
Trang 8MỞ ĐẦU
Thế giới thẳng đã trở thành thuật ngữ quen thuộc để chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỉ 21 Và một trong những động lực quan trọng thúc đẩy toàn cầu hóa và tăng trưởng của nền kinh tế thế giới là các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Hiện nay hoạt động của khoảng 75.000 TNCs thông qua các chi nhánh trên toàn thế giới đã và đang thực hiện phần lớn (khoảng 4/5) đầu tư trực tiếp nước ngoài và khoảng 3/5 trao đổi thương mại toàn cầu Mặt khác, TNCs cũng thực hiện chủ yếu các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ giữa các nước Các hoạt động đầu tư, thương mại và chuyển giao công nghệ đã tạo ra nhiều việc làm góp phần quan trọng vào paths triển nguồn nhân lực và tăng cường hội nhập giữa các nền văn hóa trên thế giới Bởi vậy, các TNCs luôn
là mục tiêu tìm tòi, nghiên cứu của các học giả, các nhà chính sách trên toàn thế giới
Việt Nam sau 30 năm Đổi mới ( chính sách Đổi mới được thực hiện chính thức Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI năm 1986) với mục tiêu “phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đã ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thị trường toàn cầu và đến nay nhiều TNCs lớn đã có mặt tại Việt Nam Nhận thức được tầmquan trọng của TNCs đối với nền kinh tế nước nhà Chúng em thực hiện chuyên đề “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia” để tìm hiểu vai trò, đặc điểm của các TNCs, chiến lược hoạtđộng cũng như tác động của nó đối với nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam!
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1:Bản chất, đặc điểm, chiến lược hoạt động của các TNCs
Chương 2: Vai trò của các TNCs
Chương 3: TNCs và Việt Nam
Trang 9NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
1.1. Khái niệm công ty xuyên quốc gia
Trước xu hướng mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nhiều quốc gia mở cửa thu hút đầu tư từ cáccông ty xuyên quốc gia (TNCs) Thế độc tôn trong chi phối quan hệ quốc tế bởi các quốc giađang dần bị phá vỡ bởi sự nổi lên của các chủ thể phi quốc gia, trong đó công ty xuyên quốcgia là một trong những chủ thể phi quốc gia quan trọng nhất Các hoạt động của TNCskhông còn giới hạn ở một số lĩnh vực chuyên doanh nữa mà đã chuyển sang đa doanh và có
phạm vi ảnh hưởng toàn cầu Bởi thế, đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu: Một công ty trở thành doanh nghiệp toàn cầu khi nó hội nhập tất cả các đơn vị cấu thành của nó và tập trung chiến lược marketing trên quy mô toàn cầu
Các doanh nghiệp toàn cầu là công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu, chứ không phảidoanh nghiệp đa quốc gia hay xuyên quốc gia được tập trung trong khu vực Họ tiếp thị sảnphẩm của mình thông qua việc sử dụng phối hợp cùng một hình ảnh hoặc thương hiệu trongtất cả các thị trường Công ty toàn cầu về bản chất là công ty xuyên quốc gia hoạt động trênquy mô toàn cầu Thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh toàn cầuhóa hiện nay, còn về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt đáng kể
Trong các tài liệu về các công ty toàn cầu hay đa quốc gia, có rất nhiều thuật ngữ khác
nhau được sử dụng như “công ty quốc tế” (International Enterprise/Firm), “công ty đa quốc
gia” (Multinational Corporation – MNC), “công ty xuyên quốc gia” (Transnational
Corporation – TNC) và “công ty toàn cầu” (Global Corporation/Enterprise/Firm), “công ty siêu quốc gia” Tuy nhiên, độ phổ biến của các thuật ngữ này là khác nhau và nội dung của
chúng cũng có phần khác nhau
Thứ nhất, Công ty đa quốc gia (Multinational Corporations-MNCs): Theo các chuyên gia
UNCTAD (Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển) thì MNCs được định
nghĩa như sau:”MNCs là các công ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ của nhiều quốc gia”.
Trang 10Như vậy MNCs cũng xuất phát từ các công ty tư bản độc quyền với hoạt động sản xuấtkinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia Nhưng điểm nổi bật là tư bản thuộc sở hữucủa công ty mẹ là của hai hoặc nhiều nước.
Thứ hai, Công ty xuyên quốc gia (International Corporations -TNCs) Định nghĩa về
TNCs có một số quan điểm sau:
- Theo kinh tế chính trị: TNCs là những công ty tư bản độc quyền, chủ sở hữu tư bản làcủa một nước nhất định Theo quan điểm này,người ta chú ý đến tính chất sở hữu quốctế của tư bản: vốn đầu tư kinh doanh là của ai,ở đâu…
- Trong Báo cáo Đầu tư thế giới 1998, Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và
phát triển đã nêu một định nghĩa về TNC cụ thể hơn: “TNCs là những công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm các công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sảncủa chúng ở nước sở hữu và các công ty con của chúng ở nhiều nước trên thế giới”
Thứ ba, Công ty toàn cầu (Global- Corporation/Enterprise/Firm): là loại công ty có các
chiến lược kinh doanh và những tư duy hành động của nó đều hướng ra toàn Thế Giới(World-Orientation) Đây là một xu thế và là mục tiêu của các công ty lớn hiện nay trongđiều kiện quá trình quốc tế hóa kinh tế diễn ra ngày càng sâu sắc, Thế giới đang tiến tới hìnhthành”một thị trường toàn cầu”
Thứ tư, Công ty quốc tế (International Enterprise/Firm): là các công ty có hoạt động sản
xuất kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia Công tác quản lí mang tính tập trungcao, việc ra quyết định có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa đồng thời các vị trí then chốt tạicác chi nhánh nước ngoài đều do người của công ty mẹ sang nắm giữ
Tóm lại, xét về bản chất các thuật ngữ trên là tương đương Khi nói về công ty toàn cầu
chính là đang nói về công ty xuyên quốc gia hay ngược lại Chúng đều có đặc điểm chung:
- Hoạt động vượt khỏi biên giới quốc gia
- Có nhiều chi nhánh ở nước ngoài (Theo trường phái Havard: số chi nhánh ở nướcngoài của MNCs tối thiểu là 6 và doanh thu từ các chi nhánh nước ngoài phải chiếm ítnhất 1/3 tổng doanh thu của công ty)
Sự khác biệt chủ yếu chỉ là tên gọi và vấn đề sở hữu vốn và các quá trình công nghệ
Trang 11- Khi nhắc đến Công ty xuyên quốc gia, khái niệm này không bao hàm đến các vấn đềvề sở hữu vốn mà chỉ quan tâm đến các hoạt động kinh doanh như: sản xuất, thươngmại, đầu tư quốc tế của công ty.
- Còn đối với các tên gọi còn lại, thì các quan niệm này hàm ý rằng sở hữu vốn và cácquá trình công nghệ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới
1.2. Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia
1.2.1 Sự hình thành của các công ty xuyên quốc gia
ty trong nước đi tìm lợi nhuận sang thị trường bên ngoài Quá trình này được tạo nên bởi sựphát triển của thương mại quốc tế đã được hình thành qua nhiều thế kỉ trước dưới sự ủng hộcủa các nhà nước tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa thực dân Đồng thời, quá trình đi từ hợp tácgiản đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới công thương tư bản đã làm tăng khả năng thựchiện sự mở rộng này Trên cơ sở đó, các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành
và phát triển Hai công ty toàn cầu được coi như ra đời sớm nhất vào đầu thế kỉ XVII làCông ty Đông Ấn của Anh (Bristish East India Company) được thành lập dưới hiến chươngcủa Hoàng gia Anh để thực hiện việc buôn bán thương mại với Ấn Độ và Công ty Đông Ấncủa Hà Lan (Dutch East India Company) Vào thời bấy giờ, các công ty đó đã có ảnh hưởngnhất định đến quan hệ quốc tế như: khuyến khích hoặc thi hành chủ nghĩa thực dân, mở cáccuộc thám hiểm thực dân rồi sau đó là xâm lược mà nguồn lực chính là do các công ty này
hỗ trợ Khi ách thực dân đã được thiết lập, những công ty này đi đầu trong việc bóc lột vàkhai thác thuộc địa
1.2.1.2 Nguyên nhân hình thành
Trang 12Thứ nhất, do tích tụ và tập trung sản xuất
Khi tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh thì số lượng tư bản trong tay địa chủ sẽtăng và địa chủ tái sử dụng đồng vốn này vào công tác nghiên cứu các loại hình đầu tư sảnxuất, mua sắm các trang thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng các yếu tố đầuvào, từ đó khối lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều và thu được lợi nhuận tăng Hệquả tất yếu của việc quay vòng vốn tiếp tục mở rộng quy mô và bành trướng mình ra thế giớidẫn đến sự hình thành TNCs Theo Mác và Anghen dự đoán: tích tụ và tập trung sản xuất tưbản tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn Đó cũng chính là nguyênnhân hình thành các công ty độc quyền trước đây, cùng với nó là sự hình thành thị trườngthế giới một cách nhanh chóng và rộng lớn
Bên cạnh đó hoạt động tín dụng đã đẩy nhanh tốc độ phát triển phương pháp sản xuất tạo
ra nhiều của cải hơn cho xã hội, giúp quá trình bành trướng một cách nhanh chóng Khi màsản lượng của một ngành hay một số ngành ở một số khu vực không chỉ đáp ứng nhu cầutiêu dùng ở khu vực đó mà còn đáp ứng cho buôn bán giao lưu giữa các vùng rồi tiến dần tớigiao lưu quốc tế Tức là tín dụng đã cung cấp tiền cho các gia đình, xí nghiệp, công ty làmnguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao sản lượng và năng suất Khi đã có hàng hóa
để xuất khẩu thì tất yếu hình thành thị trường buôn bán thế giới Đây là cơ sở để hình thànhcác công ty toàn cầu sau này
Thứ hai, kết quả của cách mạng khoa học kỹ thuật
Cách mạng khoa học - kĩ thuật có tác động to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin liênlạc và giao thông vận tải… Thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng tạo nên mạng lướithông tin giúp cho nhà đầu tư quản lý từ xa mọi việc ở các công ty con Nó còn có tác dụng
to lớn đối với công tác quản lý tính toán để đưa ra các sách lược kịp thời và chính xác Cònvề giao thông vận tải thì tạo ra nhiều loại hình giao thông khác trước đây, có thể vận tải cảbằng tàu hỏa, máy bay, tàu thủy… Những con đường giao thông nối liền các vùng, các quốcgia với nhau thuận lợi cho giao lưu buôn bán và đi thực tế của những nhà quản lý, thăm dòthị trường và khả năng đáp ứng của thị trường cao hơn trước Đây là điều kiện rất thuận lợicho quá trình bành trướng của các công ty độc quyền nhanh hơn và hiệu quả hơn
Thứ ba, tác động của chiến tranh thế giới thứ hai
Trang 13Sau chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã ra đời hàng loạt các quốc gia độc lậplàm phá sản chủ nghĩa tư bản kiểu cũ, song về kinh tế họ lại gặp nhiều khó khăn lớn Nhờ đócác nhà tư bản đã lợi dụng điểm yếu này để nhanh chóng thâm nhập vào nền kinh tế của cácnước này thông qua công ty xuyên quốc gia Song mục đích của họ không chỉ nhằm vàokinh tế mà còn nhằm vào chính trị
Thứ tư, tận dụng các điều kiện thuận lợi từ nước ngoài.
Thông qua chi nhánh của mình ở nước ngoài để tận dụng những điều kiện thuận lợi củanước chủ nhà như: nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, nguyên nhiên vật liệu nhiều, đượchưởng nhiều chính sánh ưu đãi của chính phủ (tránh được thuế nhập khẩu, chi phí thuêrẻ…) Do vậy hàng hóa họ sản xuất ra có được những ưu thế cạnh tranh hơn hẳn so với hànghóa của công ty khác, đảm bảo các công ty này có thể đầu tư lâu dài, có hiệu quả kinh tế cao
và lớn mạnh một cách nhanh chóng
1.2.2 Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia
Nhìn chung, trong suốt chiều dài của lịch sử, các công ty toàn cầu đã có sự phát triểnmạnh mẽ và trở thành một chủ thể phi quốc gia quan trọng nhất Sự tồn tại và phát triển củaTNCs đem đến những thay đổi to lớn trong nền kinh tế toàn cầu và cho tương lai của thếgiới
Như đã phân tích ở chương 1, các công ty toàn cầu về bản chất là các công ty xuyên quốcgia ra đời trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay và đã trở thành một xuthế tất yếu thì việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là TNCs góp phần thúc đẩyquá trình phát triển của các quốc gia Vì vậy mà hoạt động của TNCs mở rộng hơn, khôngchỉ giới hạn ở những lĩnh vực chuyên doanh mà chuyển sang đa doanh và có phạm vi ảnhhưởng toàn cầu Bởi vậy, khái niệm công ty toàn cầu xuất hiện và phản ánh đặc điểm củaTNCs trong bối cảnh hiện nay (John Stopford, 1999) Trên cơ sở đó, phần này của chương
sẽ tập trung phân tích rõ các giai đoạn phát triển của công ty toàn cầu mà bản chất là TNCs.Việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển sẽ giúp ta hiểu rõ đặc điểm và bản chấtcủa TNCs để thấy được vai trò của chúng trong phát triển kinh tế thế giới và nước chủ nhà
Trang 14Quá trình phát triển của các công ty toàn cầu có thể được chia thành các giai đoạn sauđây:
Thứ nhất, các công ty toàn cầu đã ra đời ở thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản Trong
thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của CNTB thì yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường laođộng, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính đã không ngừng gia tăng nhằm thúc đẩytăng lợi nhuận và mở rộng sản xuất hơn nữa Vì vậy mà việc mở rộng hoạt động sang nhiềuquốc gia khác trở thành một giải pháp đáp ứng được những yêu cầu trên Hơn nữa, các công
ty hoạt động ở một quốc gia lúc này còn gặp phải vấn đề cạnh tranh từ các đối thủ khác nênthúc đẩy việc mở rộng tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường nước ngoài Trên cơ sở đó thì các tổchức kinh doanh quốc tế bắt đầu hình thành và phát triển
Thứ hai, thời kỳ chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các công ty toàn
cầu Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa giới tàichính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất - kinhdoanh lớn theo xu hướng độc quyền Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của CNTB với sựthôn tính cá lớn nuốt cá bé cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinhdoanh độc quyền lớn từ Syndica qua Trust tới Conglomerate Đáng chú ý, sự cạnh tranh và
xu hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước nên cànglàm tăng tính quốc tế của các công ty này Sự nổi lên của các công ty độc quyền và sự vươnmạnh ra thế giới còn nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế của chúng với quyềnlực chính trị của nhà nước TBCN Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa đế quốctrong quan hệ quốc tế Hai quyền lực này đã song hành cùng nhau trong nhiều nỗ lực tranhgiành thị trường quốc tế, mở rộng khu vực ảnh hưởng và chiến tranh đế quốc (Hoàng KhắcNam, 2008)
Thứ ba, giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai các công ty toàn cầu tiếp tục phát triển
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Trong giai đoạn này, nhu cầu về việc tăngcường quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các tư bản chủ nghĩa đã góp phầnthúc đẩy sự phát triển của TNCs với sự ra đời và mở rộng mạnh mẽ của nhiều công ty lớn
Sự phát triển của TNCs không chỉ ở sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tàichính và khoa học kỹ thuật,… mà còn ở sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới
tư bản Ngoài ra, vai trò của TNCs trong phát triển kinh tế cũng không ngừng được củng cố
Trang 15biểu hiện qua sự đóng góp lớn vào vào việc tăng trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúcđẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công lao động quốc tế Bên cạnh đó, sự rađời của hàng loạt quốc gia mới thuộc Thế giới thứ Ba cùng với sự yếu kém của các nền kinhtế đó cũng vẫn duy trì cơ hội cho TNCs mở rộng kinh doanh tại thị trường này Tuy nhiên,quá khứ gắn liền với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã tạo nên sự phản ứng vànghi ngờ đối với TNCs Trong những năm 1960 và 1970, nhiều nước mới giành được độclập đã coi TNCs là “kẻ bóc lột”, “thực dân kinh tế” hay “động vật ăn thịt” các nước nghèo.TNCs còn bị lên án bởi xuất khẩu công nghệ lạc hậu, khai thác quá nhiều tài nguyên khôngtái tạo được, tranh giành thu hút lao động chuyên môn, chèn ép sản xuất nội địa và tạo nênmột tầng lợp giàu xổi ở nước sở tại Vì thế, tài sản nước ngoài của TNCs được quốc hữuhoá ở nhiều nơi TNCs phải rút lui khỏi thị trường của một số nước Thế giới thứ Ba Mặc dùvậy, điều này cũng không ngăn cản được sự lớn mạnh của TNCs, đặc biệt ở các nước TBCNphát triển
Thứ tư, từ những năm 1980, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của của TNCs,
đặc biệt là thời kỳ sau chiến tranh Lạnh Trong giai đoạn này, sau chiến tranh xu thế hòa dịu,
xu thế hợp tác cùng phát triển, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với xu thế tự dohóa thương mại và hội nhập kinh tế là những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động củaTNCs mở rộng ra khắp thế giới Đặc biệt, trong thời kỳ này, quan điểm cách nhìn nhận vềcác công ty toàn cầu cũng đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực hơn Theo
đó, TNCs được xem như là một công cụ của sự phát triển, góp phần tạo ra công ăn việc làm,tạo nguồn thu thuế, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốctế Điều kiện chính trị thay đổi ở nhiều nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi,
sự phát triển của hệ thống luật lệ quốc tế và pháp luật quốc gia liên quan đến TNCs cũng làmgiảm bớt sự nghi ngại chính trị đối với TNCs Bởi thế, các nước đều mở cửa thị trường,khuyến khích FDI và thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút TNCs Nhờ đó,TNCs đã bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế (Hoàng KhắcNam, 2008)
Giai đoạn sau chiến tranh lạnh là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của TNCs với việc tăngnhanh số lượng TNCs từ khoảng 37000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 70000 năm 2004 Ngoài
ra, mức độ quốc tế hoá của chúng cũng phát triển chưa từng thấy với số lượng chi nhánh
Trang 16nước ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 690.000 vào năm 2004.Một điểm khác cũng đáng chú ý, TNCs không còn là độc quyền của các nước phát triểnhàng đầu mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi Tuy nhiên,quy mô và vai trò của các TNCs này vẫn còn rất khiêm tốn Chúng chỉ chiếm 4 trong tổng số
100 TNCs phi tài chính lớn nhất thế giới năm 2003, chiếm 3 trong tổng số 50 TNCs tàichính lớn nhất thế giới năm 2004
Sức mạnh kinh tế của TNCs cũng không ngừng gia tăng với việc chi phối khoảng 80%trao đổi thương mại toàn cầu, thực hiện phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (khoảng 4/5).Ngoài ra, TNCs còn có tác động đáng kể trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu vàphát triển (R&D), chuyển giao công nghệ Những hoạt động đầu tư, thương mại và chuyểngiao công nghệ góp phần tạo ra nhiều việc làm, phát triển nguồn nhân lực và đóng góp vàoquá trình hội nhập toàn cầu Bởi vậy mà các TNCs hiện nay vẫn tiếp tục nằm trong trungtâm của sự phát triển, làm gia tăng vai trò và vị thế của chúng trong các quan hệ quốc tế
1.3. Chiến lược của các công ty xuyên quốc gia
Có thể nói, khác với doanh nghiêp vừa và nhỏ, TNCs rất coi trọng đến việc xây dựng vàthực hiện chiến lược kinh doanh Chiến lược các TNCs áp dụng thường mang tính lâu dài.Một số chiến lược kinh doanh thường được các TNCs sử dụng như: toàn cầu hóa, đa dạnghóa, địa phương hóa, chuyển giao và phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, sápnhập và mua lại (M&A),…Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số chiến lược thường được sửdụng
1.3.1 Chiến lược toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh (global integration) chỉ việc tiến hành quản lý hoạtđộng rải rác ở các địa phương trong phạm vi quốc tế, trên cơ sở hoạt động duy trì kinhdoanh Chẳng hạn việc hình thành mạng lưới vận chuyển và lắp đặt linh kiện giữa các ngànhchế tạo tại nhiều quốc gia trên thế giới, thì nhu cầu toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh là do
áp lực giảm giá thành và tăng lợi nhuận đầu tư, áp lực giảm giá thành bắt buộc TNCs phảixây dựng nhà máy tại các khu vực hay quốc gia có giá nhân công rẻ (chủ yếu là các nướcđang phát triển) như Việt Nam, Đài Loan hay Trung Quốc Sau đó sản phẩm sẽ được chuyển
từ những nơi này đến thị trường Bắc Mỹ và EU Áp lực này cũng có thể dẫn đến việc xâydựng những nhà máy lớn, trình độ chuyên môn hóa cao nhằm tận dụng triệt để lợi thế kinh tế
Trang 17nhờ quy mô Các nhà máy của công ty Canon tại Châu Âu hay các xưởng chế tạo của IBM,Toyota có mặt trên khắp thế giới là các minh chứng điển hình
Trong mọi trường hợp, mục tiêu của toàn cầu hóa vẫn là tận dụng ưu thế giá thành sảnxuất thấp, nguồn nhân công rẻ, nguyên liệu nhiều và đa dạng v.v
1.3.2 Chiến lược đa dạng hóa
Đây là một trong những chiến lược căn bản nhất của họat động kinh doanh quốc tế, nóđược hầu hết TNCs trên thế giới áp dụng nhằm phân tán rủi ro Trong tiến trình đa dạng hóacác hoạt động kinh doanh thì thường mỗi TNC căn cứ vào ưu thế của mình để xây dựng mộtmặt hàng chủ lực làm trụ cột rồi sau đó mở rộng dần ra các lĩnh vực khác
Mục tiêu là thu được lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro không đáng có Nguyên nhân chủyếu do từng loại sản phẩm thường bị cạnh tranh quyết liệt nếu có nhiều sản phẩm khác cùng
hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ có thể tránh được sức ép cạnh tranh
1.3.3 Chiến lược địa phương hóa
Địa phương hóa hoạt động kinh doanh (Local Responsive-ness) nghĩa là căn cứ vào nhucầu tiêu thụ và cạnh tranh có tính chất địa phương, mỗi công ty con sẽ tự hoạch định chínhsách phân bổ nguồn lực Trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, sự phối hợp tổng thể nhiều công
ty con có khi không mang lại lợi thế cạnh tranh, mà ngược lại, có thể làm suy yếu lợi thế Chiến lược này thường được áp dụng triệt để đối với các lĩnh vực kinh doanh không cóyêu cầu lớn về kinh tế quy mô và kỹ thuật tiên tiến Do phải căn cứ vào nhu cầu thị trườngđịa phương để tiến hành những điều chỉnh quan trọng hoặc cũng có thể do kênh phân phốigiữa các quốc gia có nhiều khác biệt lớn, do vậy cần thực hiện chiến lược địa phương hóa
1.3.4 Chiến lược sáp nhâp và mua lại (M&A)
Để vượt qua các khó khăn, thử thách và cùng với sự phát triển của các mối quan hệ kinhtế quốc tế ngày càng gia tăng, TNCs có xu hướng tiến đến gần nhau hơn ở mọi khía cạnh,tạo ra các khối liên minh chiến lược Liên minh chiến lược ở đây là sự thỏa thuận hợp tácvới các đối thủ thực tế và tiềm năng Sự liên kết này cho phép TNCs ở các quốc gia khácnhau thâm nhập nhau về vốn, kĩ thuật, thiết bị sản xuất, kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa…
để hình thành một tổ chức liên hợp kinh doanh quốc tế
Như chúng ta đã biết, đầu tư quốc tế được biểu hiện ở hai hình thức cơ bản đó là: đầu
tư nước ngoài gián tiếp (Portfolio Foreign Investment – PFI) và đầu tư nước ngoài trực tiếp
Trang 18(FDI) Trong đó, FDI cũng tỏ ra ưu thế hơn đối với các quốc gia nhận đầu tư, nhất là nhữngnước đang phát triển FDI bao gồm hai kênh chủ yếu: đầu tư mới (Greenfield investment –GI) và mua lại & sáp nhập (Mergers and acquisitions – M&A) Đầu tư mới là việc các chủđầu tư thực hiện việc đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới.Vậy còn M&A, bản chất của chiến lược này là gì? Những năm cuối thế kỉ XX, đứng trướcsức ép cạnh tranh gay gắt toàn cầu, tự do hóa, mở cửa các lĩnh vực mới, đòi hỏi TNCs phảihợp tác, liên minh chiến lược với nhau để cùng phát triển ngày càng nhiều Chúng thườngthông qua hình thức M&A để thiết lập các cơ sở sản xuất ở nước ngoài nhằm bảo vệ, củng
cố, tăng cường năng lực cạnh tranh của mình Đây là một hình thức liên minh chiến lượckiểu mới Các thương vụ M&A xuất hiện ngày càng nhiều và dần trở thành một chiến lượcphổ biến trên thế giới nhất là từ sau các vụ khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính ởmột số quốc gia những năm của thế kỉ XX
Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định mối quan hệ kinh tế của các quốc giakhông chỉ còn dừng lại ở mối quan hệ giao hữu thông thường, nó đã được nâng lên một tầmcao mới, gần như trở thành một chỉnh thể liên kết kinh tế toàn cầu nhờ có các thương vụM&A trị giá hàng nghìn tỷ USD được diễn ra mỗi năm Điều này làm tăng ảnh hưởng cácquốc gia với nhau khi xuất hiện một biến động dù là rất nhỏ từ nền kinh tế
CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ THẾ GIỚI
TNCs đã có những tác động to lớn đối với sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế của các quốc gia nói riêng Những tác động đó được thể hiện qua hoạt động thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
2.1 Thúc đẩy thương mại quốc tế
Một trong những vai trò nổi bật của TNCs là thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới.Trong quá trình hoạt động của mình, TNCs đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các
Trang 19quốc gia và gia công quốc tế Hay nói cách khác là TNCs thúc đẩy thương mại phát triểnvới ba dòng lưu thông hàng hoá cơ bản là: hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hànghoá bán ra từ các chi nhánh ở nước ngoài và hàng hoá trao đổi giữa các công ty trong cùngmột tập đoàn TNCs chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênhlưu thông xuyên quốc gia của mình.
Thật vậy, nếu tổng giá trị xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 1982 là 647 tỷUSD thì đến năm 1990 là 1.366 tỷ USD, năm 2004 là 3.733 tỷ USD Và đến năm 2005,con số này đã tăng gấp 6,5 lần năm 1982 và đạt 4,214 tỷ USD
Hơn nữa, trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia thì giá trị xuất khẩu của cácchi nhánh TNCs chiếm một tỷ trọng tương đối lớn Chẳng hạn, giá trị xuất khẩu của cácchi nhánh TNCs tại nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới trong các năm
2003 và năm 2004 lần lượt là 54,1% và 55,8%, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tỷ trọng xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 2001
Quốc gia Giá trị xuất khẩu
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006.
Qua Bảng 1.1 ta thấy TNCs chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của cácquốc gia, đối với Ai-len là 66%, với Trung Quốc là 44% Một đặc điểm khác cần chú ý làthương mại nội bộ giữa các công ty trong tập đoàn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
Trang 20giá trị thương mại thế giới Nhìn chung trao đổi nội bộ giữa các chi nhánh TNCs chiếmkhoảng 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới Giá trị trao đổi nội bộ này ngày càng tăngnhanh và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của các nước Ví dụ, traođổi trong nội bộ TNCs trong ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử của Mỹ chiếm 21,5%tổng giá trị xuất khẩu của TNCs trong ngành này năm 1983 và tăng lên 30,6% năm 1998.Hoạt động thương mại nội bộ TNCs thường tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận vớitrình độ công nghệ và bí quyết kỹ thuật tiên tiến của công ty mẹ và các chi nhánh kháctrong cùng hệ thống.
Trong những năm gần đây TNCs chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuấtkhẩu của toàn thế giới Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, TNCs hiện đang chiếm tỷtrọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ởChâu Á Chẳng hạn xuất khẩu của các chi nhánh TNCs đã chiếm tới 50% tổng giá trị hànghoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippin, Srilanka, Malaysia
2.1.1 TNCs đối với thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của TNCs cũng ngày càng cao.Với tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì TNCs chính là chủ thể chính làm thay đổi cơcấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới
Theo báo cáo đầu tư thế giới 2006, giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs nướcngoài đóng góp một tỉ trọng khá lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của một số quốc gia (Bảng2.2)
Ta có thể thấy, nhờ vào mạng lưới các công ty chi nhánh dày đặc, TNCs đã tạo ra vàkhai thác mọi nguồn hàng tiềm tàng của thế giới bằng hoạt động khai thác thị trường tạichỗ dẫn tới giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp hơn với thị trườngmục tiêu, phục vụ có hiệu quả cho khâu tiêu thụ hàng hóa của công ty TNCs đã hàng hóahóa mọi sản phẩm, cả bằng phát minh, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý cũng đượccoi là sản phẩm được thực hiện trao đổi trên thị trường qua nhiều phương thức như muabán, cho thuê, trao đổi có điểu kiện… Bằng cách này, các sản phẩm của TNCs đã phá bỏđược những hàng rào biên giới quốc gia khi chúng kìm hãm quá trình quốc tế hóa lưuthông những sản phẩm đó
Trang 21Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận, TNCs có thể làm biến dạng các mối quan hệ hànghóa tiền tệ qua các hoạt động đầu cơ, tăng giá… dẫn đến tình trạng mất ổn định trong lưuthông hàng hóa - dịch vụ cũng như nền tài chính - tiền tệ thế giới Đây ít nhiều cũng lànguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ, khủnghoảng chứng khoán, nợ nần của thế giới thứ 3…
Cần đặt ra những luật lệ khống chế các tác động tiêu cực của TNCs trong lưu thônghàng hóa và tài chính- tiền tệ
Bảng 2.2: Tổng giá trị xuất khẩu và đóng góp của các TNCs nước ngoài
Đơn vị: triệu USD
Trang 22Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006.
Giá trị của các công ty chi nhánh TNCs đã tăng nhanh ở các khu vực trên thế giới(giai đoạn 2010- 2012) Theo số liệu của WIR năm 2014 cho thấy, FDI của TNCs từ cácnước đang phát triển đạt 454 nghìn tỷ USD - một mức cao kỷ lục, chiếm 39% của FDItoàn cầu Có thể nói rằng, TNCs đóng vai trò rất quan trọng đối với thúc đẩy nền kinh tếthế giới
Ngoài ra, vai trò thúc đẩy thương mại quốc tế của TNCs cũng được thể hiện thôngqua giá trị xuất khẩu và doanh thu của các công ty chi nhánh ở nước ngoài cũng như tổnggiá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của TNCs Theo WIR năm 2005 cho thấy, từ năm
1982 đến 2004, tổng giá trị xuất khẩu từ các chi nhánh của TNCs nước ngoài tăng hơn500%
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2005
Hình 2.1: Giá trị xuất khẩu, tổng doanh thu của các công ty chi nhánh TNCs ở nước ngoài và tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vô hình
2.1.2 Trao đổi hàng hóa và dịch vụ của TNCs
TNCs thông thường gồm 2 bộ phận cơ bản: Công ty mẹ và công ty con ở nước ngoài
Công ty mẹ: đặt tại chính quốc, chi phối toàn bộ hoạt động của TNCs
Trang 23 Công ty con: là các chi nhánh ở nước ngoài, dù thuộc sở hữu hỗn hợp haytoàn bộ với các nhà tư bản địa phương thì vẫn thuộc phạm vi điều hành, phụ thuộcchủ yếu về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chiến lược phát triển với công ty mẹ.
Giữa công ty mẹ và các công ty chi nhánh còn có các công ty mạng lưới.Giá trị xuất khẩu của TNCs trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tại một số nướctrên thế giới rất lớn và có xu thế ngày một tăng
Trao đổi giữa các công ty chi nhánh trong nội bộ TNCs ở các nước ngày càng nhanh
và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều nước
Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữathương mại và đầu tư, công ty mẹ thường chuyển giao công nghệ, nguyên liệu và dịch vụcho công ty chi nhánh của mình ở các nước Tuy nhiên, trao đổi giữa các công ty chinhánh của TNCs thường đi liền với chuyển giao (transfer pricing) - là giá thỏa thuận giữacác công ty chi nhánh trong cùng một TNC
gây thiệt hại cho nước chủ nhà Đây là vấn đề cần lưu ý đối với các nước đangphát triển như Việt Nam hiện nay
2.1.3 Thay đổi trong cơ cấu đối tác
Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mại thếgiới hiện nay cũng đang dần thay đổi Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước đangphát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước công nghiệp mới Sự thay đổi chiến lượccủa TNCs và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở ra nhiều cơ hội cho các nước đangphát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham gia vào các hoạt động hướng về xuất khẩu.Theo báo cáo của UNCTAD năm 2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng thươngmại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là 30.3% Mặc dù cácnước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại thế giới (63.5%) song tỉ trọngthương mại của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên Xét một cách riêng rẽ thì bêncạnh các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Đức) thì chính những nền kinh tế đang pháttriển (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan…) lại chiếm thị phần xuất khẩu lớn trongthương mại thế giới
Trang 242.2 Thúc đẩy đầu tư quốc tế
2.2.1 Thúc đẩy tự do hóa đầu tư giữa các nước
hoạt động đầu tư quốc tế, TNCs đã góp phần vào quá trình phát triển bền vững củanhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển Nguồn vốn FDI đến từ TNCs có vaitrò quyết định đối với sự phát triển của nhiều quốc gia Trong đó, khi quyết định chiếnlược đầu tư TNCs không chỉ căn cứ vào đặc điểm công nghệ và sản phẩm của mình màcòn cân nhắc tới đặc điểm và chính sách của nước nhận đầu tư Do đó để thu hút đầu tưnước ngoài và đặc biệt của TNCs, nhiều nước đã không ngừng giảm bớt rào cản đầu tư
để thu hút nguồn vốn quan trọng này Dưới đây là một số hiệu quả chính sách đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt Nam