Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO

118 381 0
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  PHẠM TUYÊN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  PHẠM TUYÊN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ VĂN YÊN HÀ NỘI - 2010 MC LC M U 1 Chng 1. Đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài trong WTO Tác động và bài học kinh nghiệm 6 1.1. Khái quát chung về FDI, WTO. 6 1.1.1. Khái quát chung về WTO. 6 1.1.2. Khái quát chung về FDI 14 1.1.3. Một số quy định của WTO điều chỉnh lĩnh vực FDI 21 1.2. Những cơ hội, thách thức trong thu hút FDI thời kỳ hội nhập WTO 24 1.2.1. Những cơ hội thu hút FDI khi Vit Nam là th nh viên ca WTO 24 1.2.2. Những thách thức trong thu hút FDI khi Vit Nam là th nh viên WTO 32 1.3. Bài học kinh nghiệm thu hút FDI của một số n-ớc khi đã là thành viên của WTO 42 1.3.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số n-ớc 42 1.3.2. Bài học kinh nghiệm thu hút FDI 45 Chng 2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ khi gia nhập WTO 47 2.1. ảnh h-ởng của các định chế WTO đến FDI tại Việt Nam 47 2.1.1. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO ảnh h-ởng đến FDI 47 2.1.2. Tác động của một số định chế WTO tới FDI tại Việt Nam 51 2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam 62 2.2.1. Tổng quan về FDI của Việt Nam tr-ớc khi hội nhập WTO 62 2.2.2. FDI Việt Nam từ khi hội nhập WTO 67 2.3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI tại Việt Nam thời kỳ Hội nhập WTO 73 2.3.1. Đánh giá chung 73 2.3.2. Bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI khi gia nhập WTO 79 Chng 3. Quan điểm, ph-ơng h-ớng và giải pháp thu hút đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài ở Việt Nam 81 3.1. Quan điểm, định h-ớng thu hút FDI trong giai đoạn hiện nay 81 3.1.1. Quan điểm thu hút FDI 81 3.1.2. Định h-ớng thu hút FDI 82 3.2. Ph-ơng h-ớng thu hút FDI trong giai đoạn hiện nay 84 3.2.1. Theo ngành, sản phẩm 84 3.2.2. Theo đối tác chiến l-ợc 87 3.2.3. Theo vùng, lãnh thổ 90 3.3. Một số giải pháp thu hút FDI trong thời gian tới 90 3.3.1. Về môi tr-ờng pháp lý 91 3.3.2. Về công tác quản lý nhà n-ớc 92 3.3.3. Về thủ tục hành chính 94 3.3.4. Về kết cấu hạ tầng 96 3.3.5. Về lao động, đào tạo nguồn nhân lực 97 3.3.6. Về xúc tiến đầu t- 99 KT LUN 100 DANH MC TI LIU THAM KHO 102 BNG QUY C CH VIT TT TRONG LUN VN FDI Foreign Direct Investment - Đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài ODA Official Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức TNCs Transnational National Companies - Các công ty xuyên quốc gia M&A Mergers and Acquisitions - Sáp nhập và mua lại G7 Nhóm 7 n-ớc công nghiệp phát triển nhất của thế giới WTO World Trade Organization - Tổ chức Th-ơng mại Thế giới AFta Asean Free Trade Area - Khu vực Th-ơng mại tự do ASEAN NaFta North American Free Trade Agreement - Hiệp định Th-ơng mại tự do Bắc Mỹ ASEAN Association of the South-East Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á Nies Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá EU European Union - Liên minh châu Âu APEC Asia Pacific Economy Cooperation - Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình D-ơng ASEM Diễn đàn hợp tác á - Âu UNCTAD ủy ban Th-ơng mại và Phát triển Liên hiệp quốc về Jica Japan International Cooperation Agency - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản TBCN T- bản chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội USD Đồng Đô - la Mỹ GDP Tổng sản phẩm quốc nội 1 MỞ ĐẦU l. Lý do chọn đề tài Ngày 17 tháng 11 năm 2006, Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thông qua Quy chế thành viên chính thức thứ 150 cho Việt Nam. Đây không những là dấu mốc mới trong tiến trình tích cực và chủ động hội nhập quốc quốc tế của nước ta, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những nỗ lực vượt bậc của Việt Nam trong tiến trình đổi mới, cải cách và mở cửa mà còn là một minh chứng sống động chứng tỏ Việt Nam đã trở thành đối tác tin cậy của các quốc gia trên thế giới. Việc gia nhập WTO đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại những thách thức cho nước ta trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng. Hiện nay, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức tài chính quốc tế và đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia đang nắm trong tay lượng tư bản khổng lồ và có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các quốc gia đang thiếu vốn và có nhu cầu đầu tư lớn. Do vậy, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhận thức được những lợi ích to lớn của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho nên trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định chủ trương phải thực hiện tích cực các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những chủ trương này đã được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật để thực hiện. Qua hơn 20 năm triển khai thực hiện, liên tục bổ sung và hoàn thiện Luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công lớn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp 2 phần không nhỏ vào quá trình giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cải thiện, nâng cao mức sống dân cư, từng bước đưa Việt Nam hoà nhập vào sự phát triển chung của thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau ba năm gia nhập WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng, loại hình và quy mô đầu tư. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2007, nước ta đã thu hút được 20,3 tỷ USD FDI, mức cao nhất so với các năm trước đó. Năm 2008, số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 ước đạt trên 74,5 tỷ USD, tăng hơn 200% so với năm 2007, vốn giải ngân đạt khoảng 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Trong năm 2009, vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam ước đạt 21,48 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD [7], [8], [9]. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2007 đến nay cũng bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế, làm suy giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời bối cảnh bên ngoài và điều kiện bên trong nền kinh tế đang đặt ra những thách thức mới. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập WTO thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những cơ hội, thách thức đặt ra trong việc thu hút FDI, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn. Do vậy, tôi chọn đề tài: ''Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO” làm Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, FDI là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế và học giả nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hàng năm đều công bố Báo cáo đầu tư thế giới 3 (World Investment Report) tổng hợp, phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng vận động FDI trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các cuốn sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, các báo cáo và bài viết, của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề FDI và hội nhập WTO như: TSKH. Trần Nguyễn Tuyên (2005): Việt Nam gia nhập WTO - thời cơ, thách thức và những giải pháp cần thực hiện; Nguyễn Thuỷ Nguyên (2006): WTO “Thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam; PGS,TS. Tô Huy Rứa (2005): Tác động của tiến trình gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam; TS. Lê Xuân Bá (2006): Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; TS. Nguyễn Về Hoàng (2006): Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO; Trần Xuân Tùng (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp; TS Nguyễn Kim Bảo (2006): Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì; Nguyễn Việt Hưng (2004): Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; Nguyễn Văn Thanh (2006): Thành viên WTO thứ 150, bài học từ các nước đi trước; Nguyễn Văn Tuấn (2005): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam” Và rất nhiều các đề tài khoa học khác liên quan đến vấn đề này được trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu khái quát và tổng hợp hoạt động nguồn vốn FDI kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích: - Đánh giá, phân tích thực trạng và những cơ hội, thách thức trong thu hút FDI, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI trong giai đoạn hiện nay. 4 * Nhiệm vụ: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI và WTO và các định chế của WTO liên quan đến FDI. - Đánh giá cơ hội và thách thức thu hút FDI khi Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời tìm hiểu bài học kinh nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia sau khi gia nhập WTO. - Tổng hợp các cam kết của Việt Nam có liên quan đến FDI từ đó đánh giá tác động việc thực hiện các cam kết này tới thu hút FDI giai đoạn hiện nay - Tổng hợp và đánh giá thực trạng thu hút FDI từ khi Hội nhập WTO, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI của Việt Nam. - Xác định các quan điểm, phương hướng trong thu hút FDI trong giai đoạn hiện nay và qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút FDI ở Việt Nam trong thời kỳ mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ khi hội nhập WTO cho đến nay. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu: - Các học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin; Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật đầu tư nước ngoài; Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Các sách, bài báo và các công trình khoa học có liên quan đến FDI. * Phương pháp nghiên cứu: 5 Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp duy vật lịch sử; Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, nghiên cứu so sánh; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 6. Đóng góp của luận văn Bước đầu, luận văn đã làm rõ được các cơ hội, thách thức cũng như những tác động trong thu hút FDI của nước ta khi gia nhập WTO, qua đó đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế nước ta trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết: Chƣơng 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong WTO, tác động và bài học kinh nghiệm Chƣơng 2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ khi hội nhập WTO Chƣơng 3. Quan điểm, phương hướng và giải pháp thu hút FDI [...]... nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty" [22, tr.31] Theo Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam định nghĩa: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản... lợi hơn để đầu tư nhằm kiếm lời Chính việc đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng sẽ tạo ra động lực phát triển cho các quốc gia nghèo + Khai thác nguồn lực nước ngoài: Khi các nguồn lực trong nước trở nên khan hiếm, bao gồm cả các nguồn lực tự nhiên và con người, các chủ đầu tư sẽ tiến hành đầu tư ra nước ngoài để khai thác các nguồn lực của nước mà họ đầu tư + Cạnh tranh... cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, 15 thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty" [42, tr.31] Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đưa ra khái niệm: "Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp. .. hoá, xã hội, điều kiện tự nhiên hay trình độ phát triển khác nhau Chính sự khác nhau này đòi hỏi các bên tham gia đầu tư phải tuân thủ đầy đủ các hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác đầu tư * Đặc điểm Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, FDI là hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài. .. tối ưu ở các nước đang phát triển và chậm phát triển Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc chuyển giao công nghệ sẽ kéo dài hơn chu kỳ sống của công nghệ và sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra + Sự ưu đãi của các nước sở tại: Các quốc gia trên thế giới hiện nay, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam đều có xu hướng khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đất nước mình thông... So với các hình thức đầu tư khác của đầu tư nước ngoài thì FDI có hiệu quả đầu tư cao hơn, tạo sự chuyển biến lớn trong vốn đầu tư toàn xã hội của nước nhận đầu tư, gắn liền với quá trình sản xuất trực tiếp và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo chiều sâu Thứ hai, FDI không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho các nước nhận đầu tư mà ngược lại, FDI tạo... FDI * Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một hình thức của đầu tư nước ngoài Sự ra đời và phát triển của FDI là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hoá và phân công lao động quốc tế Trên thực từ có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài, do đó cũng có khá nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài Quỹ tiền tệ quốc tế... hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" [29, tr.8] Mặc dù hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về FDI, nhưng có thể thấy được rằng các khái niệm này vẫn có những nét chung nhất là: - Có sự di chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế - Chủ đầu tư (có tư cách pháp nhân hoặc thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tư ng đầu tư Tóm lại,... cuối cùng của FDI chính là lợi nhuận, khả năng sinh lợi cao hơn khi sử dụng đồng vốn ở các nước bản địa Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chính là hình thức đầu tư không trở thành nợ Đây là nguồn vốn có tính chất "bén rễ" ở các nước bản địa nên không dễ rút đi trong thời gian ngắn Ngoài ra, FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà đi kèm với vốn là cả kỹ thuật, 16 công nghệ, bí quyết kinh doanh và năng... khả năng tiếp thi và thích nghi với các công nghệ được chuyển giao) 27 Có lợi thế về một số loại chi phí đầu tư: ở Việt Nam, tuy chi phí thuê đất của các dự án FDI cao hơn nhiều so với các dự án trong nước, nhưng Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về chi phí thuê đất so với các nước trong khu vực Chi phí viễn thông ở Việt Nam cũng đã thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực Giá nước cho kinh . điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau ba năm gia nhập WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng,. FDI kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn. Do vậy, tôi chọn đề tài: '&apos ;Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO làm Luận. đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO; Trần Xuân Tùng (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp; TS Nguyễn Kim Bảo (2006): Gia nhập

Ngày đăng: 09/07/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Khái quát chung về FDI, WTO

  • 1.1.1. Khái quát chung về WTO

  • 1.1.2. Khái quát chung về FDI

  • 1.1.3. Một số quy định của WTO điều chỉnh lĩnh vực FDI

  • 1.2. Những cơ hội, thách thức trong thu hút FDI thời kỳ hội nhập WTO

  • 1.2.1. Những cơ hội thu hút FDI khi Việt Nam là thành viên của WTO

  • 1.3.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước

  • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm thu hút FDI

  • 2.1. Ảnh hƣởng của các định chế WTO đến FDI tại Việt Nam

  • 2.1.2. Tác động của một số định chế WTO tới FDI tại Việt Nam

  • 2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam

  • 2.2.1. Tổng quan về FDI của Việt Nam trước khi hội nhập WTO

  • 2.2.2. FDI Việt Nam từ khi hội nhập WTO

  • 2.3.1. Đánh giá chung

  • 2.3.2. Bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI khi gia nhập WTO

  • 3.1. Quan điểm, định hƣớng thu hút FDI trong giai đoạn hiện nay

  • 3.1.1. Quan điểm thu hút FDI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan