Sản phẩm làm ra là sự kết hợp nỗ lực cá nhân cùng các phương tiện vật chất như giáo trình, tài liệu tham khảo, máy vi tính nối mạng… Kĩ năng làm việc độc lập là phẩm chất quan trọng nhất
Trang 1
1 Vị trí, vai trò của bài tập nhóm trong
đào tạo tín chỉ
Hệ thống tiêu chí đánh giá chuẩn kiến
thức đạt được của mỗi sinh viên ở mỗi môn
học trong đào tạo tín chỉ bao gồm: Bài tập cá
nhân, bài tập nhóm, bài tập lớn học kì, bài
thi kết thúc học phần (thường dưới dạng thi
trắc nghiệm và chấm bằng máy) Tuỳ vị trí
môn học trong ngành đào tạo với thời lượng
dài, ngắn mà sinh viên khi học có thể phải
làm nhiều hơn một bài tập cá nhân hoặc nhiều
hơn một bài tập nhóm, cùng với một bài tập
lớn học kì và một bài thi kết thúc học phần
Điểm đánh giá mỗi môn học là tổng
điểm tính theo tỉ lệ % của các loại bài tập nói
trên Trong đó, các bài tập nhóm thông thường
đóng góp 15% của tổng điểm từng môn học
Xét về số tuyệt đối, tỉ lệ 15% trong tổng
điểm không nhiều nhưng ý nghĩa của bài tập
nhóm đặc biệt quan trọng, khác hẳn các bài
tập và bài thi khác
Đặc điểm chung của các bài tập cá nhân,
bài tập lớn học kì và bài thi kết thúc học
phần nếu thực hiện nghiêm túc sẽ phản ánh
đúng nỗ lực của cá nhân sinh viên Mỗi sinh
viên khi hoàn thành các bài tập và bài thi đó
hoàn toàn có thể độc lập suy nghĩ, độc lập
làm việc Sản phẩm làm ra là sự kết hợp nỗ
lực cá nhân cùng các phương tiện vật chất như giáo trình, tài liệu tham khảo, máy vi tính nối mạng… Kĩ năng làm việc độc lập là phẩm chất quan trọng nhất và dường như vốn có của mỗi sinh viên, của mỗi người lao động nhưng trong xã hội hiện đại chỉ có kĩ năng đó thôi chưa đủ, mỗi người phải có kĩ năng làm việc tập thể, hoà đồng
Trong mô hình đào tạo tín chỉ, mục đích của các nhà thiết kế muốn qua quá trình hoàn thành bài tập nhóm, các sinh viên sẽ có thêm kĩ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể Lợi ích (điểm số) của từng người gắn liền với lợi ích (điểm số) của cả nhóm
Khác với các bài tập khác, bài tập nhóm phản ánh nỗ lực của tập thể (nhóm) sinh viên Sản phẩm làm ra vừa là kết quả hoạt động của từng cá nhân vừa là kết quả hoạt động của tập thể Bài tập nhóm chỉ có thể hoàn thành nếu
có sự kết hợp công sức của cả tập thể, của cả nhóm Sự kết hợp này được thể hiện ở sự phối hợp với nhau khi làm chung một bài tập Từ việc tham gia xây dựng đề cương tổng thể, góp ý sửa chữa phần việc của mỗi người, kết nối các phần chuẩn bị của mỗi
* Giảng viên chính Khoa lí luận chính trị
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2người thành sản phẩm chung, thống nhất;
chọn người đại diện “giới thiệu sản phẩm -
thuyết trình” trước giảng viên và trước các
thành viên cùng nhóm và khác nhóm
Qua quá trình chuẩn bị, hoàn thành các
bài tập nhóm ở các môn học khác nhau, làm
việc ở các nhóm khác nhau, sinh viên có cơ
hội giao tiếp, hợp tác, làm quen với nhiều
sinh viên có tính cách, năng lực tư duy khác
nhau Tính gắn kết cá nhân với tập thể, sự
hoà nhập cộng đồng, yêu cầu xã hội hoá các
hoạt động cá nhân và sự thừa nhận của xã
hội đối với các hoạt động của từng cá nhân
sẽ được thể hiện
Như vậy trong bốn năm học, cơ hội làm
quen, tiếp xúc, cọ sát của sinh viên có nhiều
hơn so với đào tạo theo niên chế Tính năng
động, linh hoạt của mỗi người có điều kiện
để rèn luyện, thể hiện, phù hợp với môi
trường hoạt động của cơ chế thị trường Đó
cũng là bước tiếp cận thực tế cuộc sống sau
khi ra trường của sinh viên
Trong một số trường hợp, cùng với việc
lựa chọn những chủ đề thích hợp của bài tập
nhóm, các giảng viên có thể từng bước thu
hút sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học,
giải quyết một vài yêu cầu mà thực tiễn đặt
ra Tác dụng của bài tập nhóm không chỉ đối
với sinh viên mà còn đối với cả giảng viên
Qua quá trình hướng dẫn, đánh giá bài tập
nhóm của sinh viên, các giảng viên có thêm
thông tin, mở rộng thêm kiến thức mà sinh
viên qua quá trình chuẩn bị bài tập nhóm đã
cung cấp
Có thể nói rằng xét về mặt lí thuyết tác dụng của bài tập nhóm là rất lớn đối với việc cung cấp kiến thức, quá trình hình thành nhân cách của sinh viên - bộ phận lao động trình độ cao của xã hội trong tương lai Tuy vậy, trong thực tiễn tác dụng của bài tập nhóm khai thác được nhiều hay ít (hay chất lượng bài tập nhóm cao hay thấp) còn tuỳ thuộc vào các điều kiện khách quan, chủ quan; phụ thuộc vào cơ sở vật chất cho đào tạo tín chỉ đủ hay thiếu; năng lực tổ chức thực hiện việc kiểm tra đánh giá của người quản lí và tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của các chủ thể trực tiếp tham gia
Để củng cố những kết quả đạt được và khắc phục dần những hạn chế của việc đánh giá kết quả của bài tập nhóm nói riêng và đào tạo theo tín chỉ nói chung cần phải có nhiều điều kiện mà không chỉ giới hạn ở ý kiến cá nhân trong một bài viết Tuy vậy, trước hết là phải đánh giá đúng những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó
2 Thực hiện bài tập nhóm qua hai năm đào tạo tín chỉ
Về kết quả thực hiện bài tập nhóm: Để đánh giá đầy đủ, chính xác phải có thời gian
và quá trình khảo sát một tổ hợp nhiều yếu
tố, bằng một công trình nghiên cứu đủ tầm
Ở bài viết này, với tư cách là một trong những người trực tiếp tham gia thực hiện bài tập nhóm cùng sinh viên bước đầu tác giả có thể nhận xét như sau:
Các bài tập nhóm của các môn học trong
Trang 3hai năm qua ít nhiều đã đạt được mục tiêu
của các nhà thiết kế mô hình đào tạo theo tín
chỉ Qua hoàn thành bài tập nhóm, kĩ năng
làm việc tập thể, phối hợp giải quyết công
việc chung, ý thức hợp tác trong công việc,
khả năng kết hợp kiến thức nhiều môn học,
khả năng nghiên cứu, khối lượng kiến thức,
phạm vi giao tiếp xã hội… của sinh viên đều
được tăng cường Tỉ lệ điểm số trên 90% khá
giỏi đã phần nào phản ánh những cố gắng
của sinh viên và của giảng viên trong việc
thực hiện chuẩn kiến thức này
Tuy vậy, kết quả điểm bài tập nhóm của
phần đông các nhóm, các môn học chưa
phân loại được nỗ lực thực tế của từng sinh
viên, cá biệt chưa phản ánh được nỗ lực thực
sự của nhóm Hạn chế nói trên được thể hiện
ở hầu hết các bảng điểm nhóm của các môn
học, thành viên của cùng nhóm có điểm số
giống nhau (trong khi quy định về chấm bài
tập nhóm có thể chênh lệch 4 điểm so với
tổng điểm) Việc chấm bài thực hiện theo
lớp, đáp án bài chấm là đáp án mở, thời gian
chấm gấp gáp… đó là những điều kiện không
dễ dàng cho việc kiểm soát hiện tượng sao
chép bài tập nhóm một cách triệt để
Xét về ý thức chủ quan, tình trạng nói
trên ít nhiều có sự “đóng góp” của ý thức
nhiều người: từ sinh viên, từ giảng viên, từ
yếu tố quản lí, trong đó có vấn đề về mức
chi hỗ trợ cho công việc hướng dẫn, đánh
giá kết quả làm việc nhóm theo quy định
của nhà trường
Về phía sinh viên, ý thức tích cực tham
gia để hoàn thành bài tập nhóm không đồng đều giữa các thành viên của nhóm Các bài tập nhóm của các môn học thuộc khoa học
xã hội và nhân văn, tính ứng dụng không dễ thực hiện như các bài tập thuộc các môn học khoa học tự nhiên hoặc khoa học kĩ thuật Bài tập nhóm của các môn khoa học xã hội thường tập trung ở việc tìm kiếm thông tin trong các tài liệu, trên mạng internet, xử lí thông tin, viết bài, đánh máy bài tập khi hoàn thành
Hơn nữa, cùng thời gian, mỗi sinh viên phải tham gia làm nhiều loại bài tập, trong
đó có các bài tập nhóm của các môn học khác nhau Đối với nhiều sinh viên, đến hạn phải nộp bài, cường độ làm việc khá căng thẳng Việc phân công một bài tập thành từng công đoạn cụ thể cho 10 - 13 người có
cơ hội tham gia tương xứng cũng là việc không dễ dàng đối với nhóm trưởng; tư tưởng ỷ lại, “được chăng hay chớ” cũng còn tồn tại ở một số người
Về phía giảng viên, chưa đề cập sự không đồng đều trong ý thức tự giác; sự quan tâm của từng người đến các nội dung lí thuyết và sự biến động của thực tiễn kinh tế,
xã hội; năng lực tìm tòi, khám phá… mà những khác biệt đó có ảnh hưởng ít nhiều đến việc đánh giá kết quả bài tập nhóm của sinh viên Việc thực hiện lịch giảng nhiều lớp, đánh giá nhiều đề tài bài tập nhóm khác nhau dẫn đến việc hầu hết giảng viên khi thực hiện bài tập nhóm chỉ dừng ở các hoạt động: cung cấp đề tài, chấm bài tập, nghe
Trang 4sinh viên thuyết trình, lên điểm Một số
giảng viên ngoài các hoạt động trên có thêm
các hoạt động góp ý đề cương, hướng dẫn
nguồn tài liệu và cách tra cứu, khai thác điều
kiện chênh lệch cho phép về điểm số để tạo
cơ hội cho sinh viên tranh luận, đóng góp ý
kiến trong buổi thuyết trình và do đó phần
nào phân biệt nhận thức và cố gắng của các
sinh viên trong bài tập nhóm
Ngoài nguyên nhân có tính chất chủ
quan của cả sinh viên và giảng viên nêu trên,
việc bố trí thời khoá biểu cho đào tạo tín chỉ
trong điều kiện số lượng phòng học của sinh
viên bị thu hẹp (do việc xây dựng lại nhà A)
cũng gây nên những áp lực cho học tập,
giảng dạy nói chung và thực hiện bài tập
nhóm nói riêng (đây là nguyên nhân khách
quan có tính chất nhất thời và nó sẽ tự mất đi
khi nhà A được xây dựng xong, được đưa
vào sử dụng với số lượng phòng học đủ lớn
và ổn định)
Một yếu tố có tính chất động lực và cũng
là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
của bài tập nhóm là mức hỗ trợ có tính chất
khuyến khích về lợi ích kinh tế đối với giảng
viên ít nhiều còn hạn chế Nếu đòi hỏi giảng
viên làm đầy đủ các công đoạn từ nghiên
cứu kĩ yêu cầu của từng bài tập; kiểm tra,
điều chỉnh bảng phân công công việc của
nhóm trưởng cho các cá nhân; kiểm tra, đánh
giá việc chuẩn bị của từng cá nhân trong
nhóm; chuẩn bị việc bảo vệ đề tài nhóm
trong buổi thuyết trình; tạo cơ hội cho sinh
viên nhóm khác tham gia tranh luận với
các đề tài khác nhau thì mức chi hỗ trợ cho bài tập nhóm cần phải được điều chỉnh
3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài tập nhóm trong thời gian tới
Trên cơ sở có đủ phòng học, việc xếp lịch học được chủ động cả năm cho các lớp, các nhóm, một số biện pháp để nâng cao chất lượng bài tập nhóm có thể thực hiện là:
3.1 Nâng cao tinh thần chủ động, ý thức
tự giác tham gia bài tập nhóm của sinh viên
Tính chủ động, ý thức tự giác tham gia của mỗi sinh viên trong thực hiện bài tập nhóm là yếu tố quan trọng Ý thức đó thể hiện ở việc chủ động nhận phần việc, có trách nhiệm cao khi thực hiện phần việc cá nhân đảm nhận, tự giác tham gia những phần việc chung (đóng góp ý kiến để lựa chọn đề tài phù hợp, xây dựng đề cương… kết nối, hoàn thiện để có sản phẩm chung) Trong đó tính chủ động của trưởng nhóm đặc biệt quan trọng
Trưởng nhóm phải phát huy được vai trò của mình trong việc tập hợp được ý nguyện của số đông để chọn được đề tài vừa sức, vấn đề được nhiều người trong nhóm quan tâm; phân công, giao việc phù hợp với điều kiện, năng lực của từng người hoặc từng nhóm nhỏ để đảm bảo hoàn thành bài tập với kết quả cao trong thời hạn cho phép; chủ động gặp gỡ giảng viên tham khảo ý kiến, phối hợp chuẩn bị bản thuyết trình và chuẩn
bị thuyết trình cả về nội dung, bảng biểu, hình ảnh minh họa, khả năng phản biện để đạt kết quả cao nhất
Trang 53.2 Tăng cường sự tham gia của giảng
viên trong từng giai đoạn của quá trình thực
hiện bài tập nhóm của sinh viên
Các bộ môn cần chuẩn bị số lượng bài
tập nhóm đủ lớn và quy mô công việc phải
làm trong mỗi bài phù hợp; tạo cơ hội để các
sinh viên bước đầu vận dụng những kiến
thức đã học trên lớp vào thực tế cuộc sống
Chú ý chọn các nhóm trưởng là những sinh
viên có năng lực tổ chức, giám sát các thành
viên khác của nhóm Giảng viên tham gia tất
cả các giai đoạn thực hiện bài tập nhóm với
vai trò tư vấn, trong đó có việc góp ý về
bảng phân công đảm bảo công việc tương
xứng cho từng cá nhân (từng nhóm) Tuy
vậy, cần tránh tình trạng giảng viên làm thay
vai trò của trưởng nhóm
Giảng viên tăng cường tham gia thực
hiện bài tập nhóm cùng sinh viên, đánh giá
mức độ hoàn thành bài tập nhóm theo từng
giai đoạn thực hiện, từng phần việc của mỗi
sinh viên hoặc nhóm nhỏ sinh viên; tổ chức
buổi thuyết trình cho sinh viên dưới hình
thức toạ đàm khoa học để các sinh viên tham
gia có thời gian tranh luận và được thể hiện
lập luận theo cách hiểu của mình; giảng viên
đóng vai trò là người giải đáp và kết luận
cuối cùng các vấn đề tranh luận
3.3 Cân đối về khoảng cách thời gian và
số lượng bài tập nhóm trong một kì học cho
sinh viên
Khoảng cách giữa các bài tập nhóm của
các môn học trong một học kì cũng cần được
tính toán một cách hợp lí để có thời gian cho
sinh viên nghiên cứu tài liệu, thu thập thông
tin, chuẩn bị kĩ các nội dung theo yêu cầu của mỗi bài tập Tính trung bình, mỗi tháng cùng với việc chuẩn bị các loại bài tập khác nhau, sinh viên cần được chuẩn bị và thuyết trình 1 bài tập nhóm Về thời gian thuyết trình, số tiết học cần được tăng lên 2 giờ tín chỉ (hiện tại là 1 giờ) để có đủ thời gian phản biện và tranh luận giữa các nhóm
3.4 Cải tiến việc phân công, phân việc cho giảng viên trong khâu đánh giá bài tập nhóm
Việc phân công chấm bài theo lớp mới đảm bảo khía cạnh công bằng về thu nhập từ chấm bài của giảng viên Để loại bỏ hiện tượng nhóm này lấy bài của nhóm khác (cùng lớp hoặc khác lớp thậm chí khác khoá) làm bài tập của nhóm mình có thể chọn một
trong hai cách sau: Một là nếu sinh viên các
lớp khác nhau làm đề bài giống nhau thì việc phân công chấm bài nên thực hiện chấm theo
đề bài (1 cặp giảng viên chấm một (hai) đề
bài của tất cả sinh viên các lớp) Hai là nếu
sinh viên các lớp khác nhau, nhóm khác nhau làm đề bài khác nhau thì việc phân công chấm bài thực hiện theo lớp, theo nhóm
Tóm lại, đào tạo theo tín là nội dung
quan trọng trong đổi mới sự nghiệp giáo dục
và đào tạo đại học Đào tạo theo tín chỉ là
mô hình đào tạo tiên tiến, phù hợp với yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho cơ chế thị trường Song để mô hình đó phát huy đầy đủ tính hiệu quả, trong mỗi công đoạn đánh giá, mỗi chuẩn kiến thức cần được rút kinh nghiệm kịp thời và áp dụng trên cơ sở tinh thần trách nhiệm cao và tự giác của người học, người dạy
và của các nhà quản lí các cấp./