1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi việt nam đương đại

92 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 573,38 KB

Nội dung

Chính vì thế mà thủ pháp “dòng ý thức” đã được quan tâm tiếp thu và đã được manh nha trong các sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải,…và hoàn thiện dần trong

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Hồ Hoài Khanh

HIỆN TƯỢNG THỦ PHÁP DÒNG Ý THỨC TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Hồ Hoài Khanh

HIỆN TƯỢNG THỦ PHÁP DÒNG Ý THỨC TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Nguyễn Hoài Thanh

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua một quá trình nỗ lực thực hiện đề tài nghiên cứu và được sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè, tôi đã hoàn thành được luận văn Thạc sĩ văn học với đề tài: “Hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi Việt Nam đương đại”

Nhân dịp luận văn hoàn thành, tôi xin được gửi lời cảm tạ chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Hoài Thanh – Tiến sĩ Lí luận văn học – Khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Tp.HCM đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài, những chỉ dẫn khoa học cụ thể, hiệu quả Hơn thế, thầy còn dạy cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu văn học cũng như việc thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến với quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong những chuyên đề Cao học; cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn và các thầy cô chuyên viên phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Bùi Gia Hiếu – Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt – đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi có thời gian để học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng cổ vũ, động viên trong những lúc tôi cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối nhất

Con xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi dưỡng con nên người, chăm sóc, thương yêu, lo toan, dạy bảo cho con có được một cuộc đời đẹp hôm nay và một tương lai tươi sáng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 09 năm 2013

HỒ HOÀI KHANH

Trang 4

TRANG CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 09 năm 2013

HỒ HOÀI KHANH

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

TRANG CAM ĐOAN 2

MỤC LỤC 3

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu 6

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Kết cấu của luận văn 9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH VỀ THỦ PHÁP DÒNG Ý THỨC TRONG VĂN HỌC 11

1.1 Về thủ pháp “dòng ý thức” 11

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc phát sinh thủ pháp “dòng ý thức” 11

1.1.2 Đặc điểm và chức năng của thủ pháp “dòng ý thức” 12

1.2 Thủ pháp “dòng ý thức” trong văn học thế giới 15

1.2 1 Một số thành tựu của văn học “dòng ý thức” ở phương Tây 15

1.2.2 Một số thành tựu của văn học “dòng ý thức” ở phương Đông 17

1.3 Hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” ở Việt Nam 19

1.3.1 Văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ 1975 đến nay 19

1.3.2 Sự tiếp thu thủ pháp “dòng ý thức” 23

1.3.3 Một số tác phẩm tiêu biểu cho thủ pháp “dòng ý thức” 24

1.4 Tiểu kết 24

CHƯƠNG 2.THỦ PHÁP DÒNG Ý THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN, XÂY DỰNG ĐIỂM NHÌN VÀ KẾT CẤU NHÂN VẬT 26

2.1 Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng cốt truyện 26

2.1.1 T ầm quan trọng của cốt truyện 27

2.1.2 Xây dựng cốt truyện theo thủ pháp “dòng ý thức” 28

2.2 Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng điểm nhìn trần thuật 38

2.2.1 Vấn đề điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật 39

2.2.2 Điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi theo thủ pháp “dòng ý thức” 40

2.3 Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng kết cấu nhân vật 48

Trang 6

2.3.1 Nhân vật và vai trò của nhân vật trong văn xuôi nghệ thuật 48

2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo thủ pháp dòng ý thức 51

2.4 Tiểu kết 66

CHƯƠNG 3: THỦ PHÁP DÒNG Ý THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 67

3.1 Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc tạo dựng thời gian nghệ thuật 67

3.1.1 Thời gian đồng hiện 69

3.1.2 Thời gian hòa trộn quá khứ - hiện tại 73

3.2 Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc tạo dựng không gian nghệ thuật 76

3.2.1 Không gian hiện thực có mang màu sắc tâm tưởng 77

3.2.2 Không gian tâm tưởng của những giấc mơ 81

3.3 Tiểu kết 86

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Văn học là tấm áo khoác của thời đại, văn học làm nhiệm vụ như một tấm gương phản ánh đời sống xã hội và con người Văn học mỗi thời đại đều có những yêu cầu và quy luật vận động riêng, đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội Nếu như trước năm 1975, nước Việt Nam còn chiến tranh, thì văn học phải như những bản anh hùng ca viết về cuộc kháng chiến anh dũng mang đậm chất sử thi, nó phản ánh cả một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến gian khổ, ác liệt thì sau năm 1975, đất nước giải phóng chủ đề nóng bỏng về chiến tranh không còn chiếm vị thế cao trong đề tài sáng tác mà thay vào đó là việc nhà văn đi sâu vào phản ánh những đau đớn, nhức nhói của con người thời hậu chiến Hoàn cảnh lịch sử thay đổi buộc nhiệm vụ văn học cũng phải thay đổi Nhất là từ sau 1986 (thời kì đổi mới) văn học Việt Nam đã thật sự thay da đổi thịt Các nhà văn không đi vào những chủ đề lớn lao của đất nước mang đậm phong vị sử thi nữa mà họ đã hướng về những ẩn ức trong đời sống tâm hồn của con người Và làm được điều đó thì nhà văn phải biết tìm tòi, sáng tạo cho mình một thủ pháp đắc dụng để chuyển tải những tâm tư tình cảm của mình Chính vì nhu cầu đó thủ pháp “dòng ý thức” như một sự lựa chọn thú vị cho các nhà văn Thủ pháp “dòng ý thức” xuất hiện ở văn học phương Tây từ rất lâu và cũng đã có tầm ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam

Thủ pháp “dòng ý thức” là một thủ pháp nghệ thuật của văn xuôi nghệ thuật hiện đại, nhất là tiểu thuyết Thủ pháp “dòng ý thức” tham gia vào quá trình khám phá “cái tôi bề sâu” trong đời sống nhân vật Cách nhìn nhận cuộc sống xuất phát từ đời sống nội tâm nhân vật không phải lúc nào cũng trùng khít với đời sống hiện thực đang diễn ra như quan niệm vốn được nhìn nhận từ trước đến nay Vì thế, nhiều ý kiến trái chiều khi tìm hiểu thủ pháp “dòng ý thức” là không tránh khỏi Bên cạnh đó, việc khám phá cái mới, khẳng định những cách tân, thành tựu tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam là sự quan tâm của nhiều người, trong đó có chúng tôi Đó cũng chính là lý

do thôi thúc chúng tôi đến với đề tài: “Hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn

xuôi V iệt Nam đương đại”

Trang 8

2 Lịch sử nghiên cứu

Trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại xuất hiện rất nhiều những thủ pháp hiện đại được các nhà văn sử dụng linh động và hiệu quả Yếu tố mới xuất hiện trong văn học luôn là mối quan tâm hàng đầu của độc giả và giới nghiên cứu, phê bình văn học Và một trong số đó có thủ pháp “dòng ý thức” Ở Việt Nam cuối thế kỉ

XX, các nhà văn chú ý cách tân theo hướng hiện đại, rút gần khoảng cách với văn chương thế giới Chính vì thế mà thủ pháp “dòng ý thức” đã được quan tâm tiếp thu

và đã được manh nha trong các sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải,…và hoàn thiện dần trong sáng tác của Bảo Ninh, Thuận, Mạc Can, Nguyễn Bình Phương,…

Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về thủ pháp “dòng ý thức” trong văn xuôi Việt Nam đương đại được tổng hợp trong quyển giáo trình của Nguyễn Văn Long (2008), Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy,

Nxb Giáo dục; Nguyễn Đăng Điệp (2002), Kĩ thuật dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến

tranh của Bảo Ninh, trong Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm,…

Bên cạnh đó còn có thể kể đến những luận văn Đại học, Cao học có nghiên cứu

đến hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” như: Hồ Bích Ngọc với luận văn Nguyễn Bình

Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại (2006), đã có sự quan tâm đến một số kĩ

thuật của thủ pháp “dòng ý thức”; Hoàng Bích Hậu với đề tài luận văn Dòng hồi ức

trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (2007), đã tìm hiểu thủ pháp

“dòng ý thức” biểu hiện qua dòng hồi ức của nhân vật chính; Bùi Thị Vân Khánh với

luận văn Đoàn Minh Phượng và khuynh hướng tiểu thuyết huyền ảo triết luận ở Việt

Nam hiện nay (2009), đã nghiên cứu và nhận định rằng: “Chú ý lịch sử tâm hồn hơn

là lịch sử sự kiện, nhà văn khao khát tạo ra những công cụ có thể khám phá cái thế giới bí ẩn bên trong con người Khắc họa con người bên trong nhân vật qua dòng hồi

ức là một thủ pháp của văn xuôi nghệ thuật đương đại.”

Trên đây là một số ý kiến, bài viết, nghiên cứu về thủ pháp “dòng ý thức” ở Việt Nam trong những năm gần đây Nhìn chung đa số các ý kiến đều khẳng định hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” đang được các nhà văn sử dụng trong việc sáng

Trang 9

mới đưa ra những nhận định khái quát chứ chưa đi sâu vào một vấn đề cụ thể, những bài luận văn chỉ chỉ tập trung một tác giả với một số tác phẩm nhất định Nhưng tất cả những gợi mở trên là những tư liệu quý giá để chúng tôi tiến hành nghiên cứu rộng

hơn với đề tài: “Hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi Việt Nam đương

đại”

Đến với đề tài này, chúng tôi rất phấn khởi và tập trung bắt tay thực hiện nhưng chỉ sợ không đủ tài và tâm để có thể bóc tách những vấn đề quan trọng, nhất là thời gian cũng hạn chế Rất mong được sự đánh giá, nhận xét và góp ý quý báu của thầy cô

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài “Hiện tượng thủ pháp dòng ý thức

trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại”:

Thứ nhất, chúng tôi muốn vận dụng những kiến thức đã được học và trau dồi ở trường Đại học sư phạm Tp.HCM để nghiên cứu một vấn đề lí luận văn học Và đây cũng là luận văn tốt nghiệp Cao học

Thứ hai, chúng tôi muốn đóng góp một chút công sức nghiên cứu nhỏ bé của mình về sự đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại thông qua sự ảnh hưởng của thủ pháp “dòng ý thức” từ phương Tây

Thứ ba, chúng tôi cũng muốn qua đề tài này để góp phần giới thiệu thủ pháp

“dòng ý thức” đến người đọc để từ đó mong rằng có thể tạo được sự hứng thú cho những nghiên cứu tiếp theo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” trong nền văn học Việt Nam đương đại được thấy rải rác ở nhiều tác giả, tác phẩm Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu và những tác phẩm chưa được phân tích kĩ Những tác phẩm kể đến như sau:

Một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu: Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra,

Bức tranh,…

Trang 10

Một số tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Chinatown (Thuận), Thế giới xô lệch (Bích Ngân)

Tuy nhiên, hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” đậm đặc hơn vẫn là tiểu thuyết

Do đó, trong luận văn này, khi nghiên cứu chúng tôi cũng nghiêng về phía thể loại tiểu thuyết nhiều hơn, còn một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu chỉ là một số

hỗ trợ nhất định

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng có tham khảo thêm một số tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, Đoàn Minh Phượng, Châu Diên, Phạm Thị Hoài,…

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích, bình giảng, tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn có một số đóng góp như sau:

Nghiên cứu tìm hiểu một thủ pháp đắc dụng của phương Tây trong việc tái hiện cuộc sống xã hội và con người một cách độc đáo, đó là thủ pháp “dòng ý thức”

Phân tích những biểu hiện và sự tiếp thu ảnh hưởng của thủ pháp “dòng ý

thức” trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại từ phương Tây Cụ thể khảo sát

qua một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Mạc Can, Thuận và Bích Ngân

Đánh giá những thành công của thủ pháp “dòng ý thức” vào văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới

Gợi mở cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về thủ pháp “dòng ý thức” trong một số tác phẩm văn xuôi nghệ thuật khác

Trang 11

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài hai phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn được sắp xếp thành ba

Phần hai, chúng tôi khảo sát một số thành tựu tiêu biểu của văn học thế giới khi

vận dụng thủ pháp “dòng ý thức” ở phương Tây như: Người Dubin, Ulysses (James

Joyce), Đi tìm thời gian đã mất (Proust), Sóng (Virginia), Âm thanh và cuồng nộ

(Faulker),…và ở phương Đông như: Linh Sơn (Cao Hành Kiện), Người đẹp say ngủ (Kawabata Yasunari), Biê n niên kí chim vặn dây cót (Haruki Murakami),…

Phần ba, chúng tôi sẽ khảo sát hiện tượng tiếp thu thủ pháp “dòng ý thức” qua một số thành tựu tiêu biểu của văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học Việt Nam đương đại có vận dụng hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” Đó cũng là một trong những yêu cầu đổi mới văn học từ sau 1975

Chương 2 Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng cốt truyện, xây dựng điểm nhìn và kết cấu nhân vật

Ở chương này gồm ba phần chính:

Phần một, chúng tôi trình bày hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng cốt truyện Cốt truyện trong thủ pháp “dòng ý thức” không theo một trật tự nhất định mà có sự xáo trộn thời gian – không gian, sự kiện,…Cốt truyện được hình thành theo dòng chảy tâm tư của nhân vật và có hiện tượng lồng ghép và phân rã cốt truyện

Phần hai, chúng tôi trình bày hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn trần thuật là căn cứ tìm hiểu nội dung tác phẩm Thủ pháp “dòng ý thức” cho phép di chuyển điểm nhìn trần thuật chứ không

“yên vị” như trước đây vẫn thường thấy

Trang 12

Phần một, chúng tôi trình bày hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng kết cấu nhân vật Nhân vật trong thủ pháp “dòng ý thức” thường là nhân vật tâm trạng, các hồi ức hiện lên, quay về xáo trộn liên tục Nhân vật trong thủ pháp

“dòng ý thức” cũng có sự hóa thân, di chuyển và có khả năng phản chiếu những nhân vật khác

Chương 3 Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng thời gian và không gian nghệ thuật

Ở chương này gồm hai phần chính: Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc tạo dựng thời gian và không gian nghệ thuật Đây là hai yếu tố quan trọng làm nên hình tượng nghệ thuật cho một tác phẩm văn học

Ở thủ pháp “dòng ý thức”, cùng với việc cốt truyện linh hoạt, thời gian và không gian cũng bị xáo trộn theo Thời gian không gian đồng hiện, hòa trộn quá khứ thực – tại – tương lai,… là một đặc điểm của thủ pháp “dòng ý thức” Ở thời gian nghệ thuật trong tác phẩm chúng tôi trình bày hai vấn đề: thời gian hòa trộn quá khứ - hiện tại và thời gian đồng hiện hiện tại Ở không gian nghệ thuật của tác phẩm, chúng tôi cũng trình bày hai vấn đề: không gian thực mang màu sắc tâm tưởng và không gian tâm tưởng qua những giấc mơ

Trang 13

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH VỀ THỦ PHÁP

DÒNG Ý THỨC TRONG VĂN HỌC

Thủ pháp “dòng ý thức” là một thủ pháp, một kĩ thuật sáng tác hiện đại, độc đáo, tạo thành một trào lưu của nền văn học ở thế kỉ XX Khi xây dựng tác phẩm thủ pháp “dòng ý thức”, các nhà văn cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện, không chú ý đến bối cảnh, ngoại cảnh, câu văn không dùng dấu chấm, dấu phẩy Các nhà văn sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật mới như đảo ngược thời gian, thời gian đồng hiện, hòa trộn thực hư, hiện tại, quá khứ, tương lai,…Thủ pháp “dòng

ý thức” xuất phát từ phương Tây và đã có những thành công rực rỡ qua những cuốn tiểu thuyết “dòng ý thức” trước khi “du ngoạn” đến phương Đông Ở các nước phương Đông cũng có những thành công nhất định về những tác phẩm văn chương mang hơi thở thủ pháp “dòng ý thức” như Trung Quốc, Nhật Bản,…Ở Việt Nam chúng ta chưa có thể loại tiểu thuyết “dòng ý thức” nhưng từ sau 1975 trở lại đây (văn học thời kì đổi mới) đã có một số biểu hiện của hiện tượng về thủ pháp “dòng ý thức” và đã đạt được những thành công nhất định cả về nội dung và nghệ thuật

1.1 Về thủ pháp “dòng ý thức”

Thủ pháp “dòng ý thức” xuất hiện và đem đến cho nhà văn một kĩ thuật mới trong sáng tác văn chương và làm nên những thành tựu rực rỡ Và cũng từ đó, giới nghiên cứu văn học và người đọc đặt ra những câu hỏi: Vậy thủ pháp “dòng ý thức”

là gì và có nguồn gốc từ đâu? Thủ pháp “dòng ý thức” có đặc điểm gì?

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc phát sinh thủ pháp “dòng ý thức”

“Dòng ý thức” (stream of consciousness) là một dòng văn học của thế kỉ XX, chủ yếu là văn học hiện đại chủ nghĩa hướng tới tái hiện đời sống nội tâm, cảm xúc,

liên tưởng “Dòng ý thức” có nguồn gốc là một thuật ngữ tâm lý, xuất hiện lần đầu tiên trong Nguyên lý tâm lí học (1904) của William James ở cuối thế kỉ XIX Hai

chương 8, 9 của toàn bộ quyển sách, có nhắc đến thuật ngữ này, được đăng trên tạp

chí Tâm linh năm 1884 Bài viết trình bày lí luận chủ yếu của học thuyết tâm lí học

của James Đó là đem khái niệm “tư tưởng” so sánh với một luồng nước chảy

, một dòng sông (river) - đây được xem là một tỉ dụ quán triệt - mà trong đó

Trang 14

có các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau

và đan bện vào nhau một cách lạ lùng, “phi lôgic” bởi vì ý thức con người không phải là sự gắn nối của mảnh đoạn, mà là trôi chảy; không phải là tập hợp những thành phần đồng nhất nhau mà là sự trộn lẫn, đan xen Chính vì vậy, có thể xem ý thức là một dòng chảy, trong đó các suy nghĩ, cảm giác, liên tưởng bất chợt cứ xen lẫn, đan bện vào nhau tạo thành những khối hỗn độn, rối rắm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Dòng ý thức” là một khái niệm chỉ một

xu hướng sáng tạo văn học (chủ yếu văn xuôi nghệ thuật thế kỉ XX), hướng tới tái hiện đời sống nội tâm, cảm xúc, liên tưởng của con người Ở đó, những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt luôn lấn át nhau và đan bện vào nhau một cách lạ lùng

“ Dòng ý thức” là trường hợp cực đoan của độc thoại nội tâm, khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôi phục lại”[…] [18; 93] “Dòng ý

thức” chú ý khai thác chiều sâu trong tâm trạng con người trở thành nguyên tắc nghệ thuật chỉ đạo xuyên suốt tác phẩm Biểu hiện của “dòng ý thức” là phơi bày các hoạt động bí ẩn trong đời sống nội tâm Nhà văn khi viết tác phẩm theo “dòng ý thức” thường không chú ý tới cốt truyện, thậm chí cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện, nhà văn cũng không quan tâm nhiều đến bối cảnh, ngoại cảnh mà quan trọng là chú ý đến cái chủ quan, cái bí ẩn trong tâm lí con người, dòng ý thức

có thể đứt nối Các nhà văn khi viết tác phẩm theo thủ pháp dòng ý thức thường song hành với những thủ pháp nghệ thuật mới như đảo ngược thời gian, thời gian đồng hiện, hòa trộn thực hư, hiện tại, quá khứ và tương lai

1.1.2 Đặc điểm và chức năng của thủ pháp “dòng ý thức”

Thứ nhất, sáng tác văn xuôi theo thủ pháp “dòng ý thức” xác lập nên “trung tâm ý thức”, ra sức khám phá, biểu hiện chiều sâu tâm lí Nhà tiểu thuyết tâm lí cho rằng, tiểu thuyết chủ nghĩa hiện thực truyền thống chú trọng hiện thực bên ngoài, miêu tả hành vi nhân vật và sắp xếp tình tiết câu chuyện, nhưng lại miêu tả sơ lược cảm nhận và đời sống nội tâm của nhân vật, điều này không phải là sự miêu tả chân thực; sự chân thực thực thụ, chân thực cao nhất là tâm hồn của con người, sáng tác tiểu thuyết nên từ bỏ những nhân tố bên ngoài, lấy chủ quan thay cho khách quan, chỉ

Trang 15

thủ pháp “dòng ý thức” chia hiện thực thành hai loại: một loại hiện thực giản đơn, bên ngoài, đồng nhất, khách quan, ví dụ như một vườn hoa, một phòng ăn, giống

nhau trong mắt mỗi người; một loại hiện thực khác là riêng biệt, phức tạp, bên trong, chủ quan, ví dụ như ấn tượng mà vườn hoa, nhà ăn ở trên trong mỗi cá nhân đều rất riêng biệt, điều này mới là chân thực duy nhất, cơ bản Vì thế, đối tượng trung tâm miêu tả của thủ pháp “dòng ý thức” là ý thức của con người, chú trọng biểu hiện quá trình ý thức, hoạt động tâm lí, bao gồm trạng thái tâm lí thông thường và trạng thái tâm lí khác thường, từ đó mà làm hiện lên tiềm thức của nhân vật Virginia Woolf nói: “Nếu như nhà văn là người tự do, không phải là nô lệ, nếu như anh ta có thể tùy theo ý thích của mình mà bỏ qua việc khư khư ôm lấy cái cũ, nếu như anh ta có thể lấy cảm nhận cá nhân mà không phải là bắt chước truyền thống làm căn cứ cho công việc của mình, thì sẽ không có những loại niềm vui hoặc hoạn nạn của tình yêu, hài kịch, tình tiết do ước định tạo thành, hơn nữa có lẽ cũng không

có những phương thức cố định đó Cuộc sống cũng không phải là chiếc kính tốt được lắp một cách đều đặn; cuộc sống là một vầng sáng rực rỡ, là phong bì trong suốt bao quanh chúng ta, đầu cuối tương ứng với ý thức của chúng ta Những thứ này biến thành tình thần bên trong, nhiều đầu mối, không thể miêu tả định dạng, rất khó giới thuyết- bất luận nó có thể bộc lộ khác thường và phức tạp như thế nào – dùng câu chữ biểu hiện ra, hơn nữa ra sức hạn chế thâm nhập vào tạp chất bên ngoài, đây lẽ nào không phải là nhiệm vụ của nhà tiểu thuyết?”(Virginia Woolf: Bàn về tiểu thuyết

và người viết tiểu thuyết Nxb Dịch văn Thượng Hải, 1986, tr8)[49] Sáng tác văn

chương “dòng ý thức” viết về tâm lí và ý thức nhân vật không giống như sáng tác văn chương truyền thống xuất phát từ phương diện tác giả mà để nhân vật tự bộc lộ thông

qua độc thoại nội thân, tự do liên tưởng, phân tích tâm lí, tác giả lui vào hậu trường

Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust dài 300 vạn chữ, tất cả được hợp thành do

hồi ức và mộng ước, phản tỉnh, nghị luận, cảm thưởng của nhân vật, ý thức, tình cảm, tinh thần của nhân vật phiêu hốt bất định, không liên quan nhau

Thứ hai, thủ pháp “dòng ý thức” phá vỡ kết cấu trần thuật tuân theo không gian, thời gian tự nhiên, tạo nên kết cấu trần thuật theo “không gian, thời gian tâm lí” Văn xuôi truyền thống khi sắp xếp tình tiết thường tuân theo không gian, thời gian tự

Trang 16

nhiên, phù hợp logic, quá khứ, hiện tại vừa có sự phân biệt, lại vừa có sự kế tiếp nhau, là mô hình kết cấu trần thuật tuyến tính Thủ pháp “dòng ý thức” lấy dòng ý thức và hoạt động tâm lí của nhân vật làm sợi dây kết cấu xuyên suốt tác phẩm, đảo lộn trật tự không gian, thời gian tự nhiên, quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc là đồng hiện, hoặc giao nhau, hoặc đảo nhau, có khi lấy “dòng ý thức” và hoạt động tâm lí nhân vật là một sợi dây từ một điểm tỏa đi nhiều hướng để kết cấu tác phẩm Những điều này đều làm cho tính hoàn chỉnh của câu chuyện bị chia tách, tính liên quan của tình tiết bị thủ tiêu, tâm lí nhân vật không phù hợp logic, chỉnh thể trần thuật thể hiện

tính tùy ý, nhảy vọt Tác phẩm Cô Dalloway của VirginiaWoolf viết về cuộc sống

của nhân vật cùng tên trong một ngày nào đó của tháng 6 năm 1923 đã đi mua hoa từ sáng đến tối để tổ chức yến tiệc tổng cộng hết 12 tiếng, nhưng trên thực tế lại viết về

sự trải nghiệm cuộc sống mấy chục năm từ 18 tuổi đến 52 tuổi Vậy trên phương diện kết cấu, tác giả không tuân theo kết cấu từ quá khứ đến hiện tại của sáng tác văn xuôi truyền thống mà là lấy những điều tai nghe mất thấy trong hiện tại làm một điểm, để cho “dòng ý thức” của nhân vật từ điểm này không ngừng tiến lên phía trước hoặc nhảy về phía sau, dòng ý thức và hoạt động tâm lí của nhân vật trở thành sợi dây kết cấu

Thứ ba, biểu hiện nghệ thuật rõ nhất của thủ pháp “dòng ý thức” phần lớn là vận dụng độc thoại nội tâm, và liên tưởng tự do,… Độc thoại nội tâm là thủ pháp sáng tác biểu hiện nội tâm, tình cảm, thể nghiệm của nhân vật tiềm tàng trong những tầng thứ mà ngôn ngữ nhiều khi bất lực, có thể là một tầng, có thể là nhiều tầng phức tạp Liên tưởng tự do là thủ pháp biểu hiện nghệ thuật của từ và tư tưởng trong đó một từ hoặc một tư tưởng làm vật dẫn tạo ra một hệ thống quan hệ có thể có logic hoặc không có logic Thủ pháp “dòng ý thức” dùng để biểu hiện quá trình ý thức và hoạt động tâm lí của nhân vật, đặc biệt là để biểu hiện tiềm thức nhân vật, phần lớn dùng thủ pháp biểu hiện nghệ thuật là độc thoại nội tâm và liên tưởng tự do…biểu

hiện ra tình cảm nội tâm, thể nghiệm, liên tưởng của nhân vật Ví dụ như Uylixo

của James Joyce đã dành bốn mươi trang của chương cuối cùng để viết về độc thoại nội tâm miên man không dứt và hoàn toàn không có tiêu điểm của nhân vật

Trang 17

Thứ tư, thủ pháp “dòng ý thức” cũng có nét đặc sắc trong việc vận dụng ngôn ngữ Thông thường, ngôn ngữ văn xuôi truyền thống đại đa số phù hợp với quy tắc ngữ pháp và logic lí tính, thông qua sự chỉnh lí, tổ chức hành vi con người, nhưng văn xuôi sáng tác theo thủ pháp “dòng ý thức” hướng tới biểu hiện chiều sâu ý thức nhân vật, biểu hiện tinh thần cảm xúc phiêu hốt, bấn loạn, biểu hiện một cách sinh động, chân thực ý thức, đặc biệt đặc điểm của tiềm thức, nên khi vận dụng ngôn ngữ cũng thường là không phù hợp với quy phạm ngữ pháp, thiếu logic lí tính, thậm chí hỗn loạn, đảo lộn Thủ pháp “dòng ý thức” thuần túy trong một số sáng tác ở phương Tây chạy theo “ngôn ngữ dòng ý thức” hoặc văn không có tiêu điểm, hoặc chữ đầu mỗi câu không viết hoa, phần lớn sử dụng từ vựng ngoại lai, thậm chí dùng mấy loại

tổ hợp tự do ngôn ngữ, nhiều thể loại trong cùng một tác phẩm

1.2 Thủ pháp “dòng ý thức” trong văn học thế giới

Thủ pháp “dòng ý thức” trong văn học thế giới đã xuất hiện từ sớm Ngay từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhiều nhà văn đã lấy thủ pháp “dòng ý thức” làm nguyên tắc trong sáng tạo nghệ thuật của mình Nổi bật nhất là những thành tựu rực

rỡ ở phương Tây Kế đến là một số thành tựu ở một vài nước ở phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản,…trong đó có Việt Nam

1.2.1 Một số thành tựu của văn học “dòng ý thức” ở phương Tây

Như đã trình bày ở phần trước, thủ pháp “dòng ý thức” đã phản ánh một cách

chân thật những dòng chảy tâm tư rối rắm, phức tạp của con người Thủ pháp “dòng

ý thức” đi sâu vào cái bí ẩn bên trong tâm lý con người, phân tích một cách tinh tế những tâm trạng và cả cái vô thức sâu kín trong con người bằng cách cấu tạo câu chữ phức tạp, kéo dài, nhằm đạt tới mức tối đa sự thể hiện những biến động quanh co, rối bời và rất khó nắm bắt của cõi lòng sâu thẳm, đặc biệt là cuộc đấu tranh nội tâm của con người hiện đại – những hoài nghi, tranh cãi trong chính con người Nói như Faulknet – một nhà văn có nhiều thành tựu trong loại tiểu thuyết này – “dòng ý thức”

là nghệ thuật thể hiện “trái tim con người đang gây hấn với chính nó” [15; 493]

Trong văn học phương Tây, “dòng ý thức” được sử dụng nhằm biểu hiện tâm trạng của con người trong xã hội tư bản hiện đại với một “căn bệnh mới của thế kỉ” –

Trang 18

sự cô đơn cực điểm cùng sự đứt gãy mối liên hệ với môi trường thực tại “sự bất lực

của con người, không thể giao tiếp nổi với kẻ khác” [15; 493] Trong hình thức dòng

ý thức, các nhà văn đã có nhiều kĩ xảo độc đáo Sử dụng thủ pháp đồng hiện kiểu điện ảnh, phá vỡ các lớp thời gian vật lý, làm đứt đoạn dòng chảy ngôn từ và mạch truyện, tính chất không liền mảnh của nhân vật, lối viết độc thoại nội tâm và phân tích tâm lý… là những kỹ thuật tiêu biểu của tiểu thuyết “dòng ý thức” Nhà văn đã

sử dụng phương pháp nội quan, lấy cảm xúc cá nhân và trực giác nhạy bén làm cách thức khám phá và phản ánh thực tại khách quan vào trong tác phẩm nghệ thuật

Các nhà văn tiêu biểu cho văn học “dòng ý thức” là Proust với Đi tìm thời

gian đã mất, Virginia Woolf với Sóng, James Joyce với Ulysses, Faulker với Âm thanh và cuồng nộ… Mỗi nhà văn có những sáng tạo riêng trong việc biểu đạt “dòng

ý thức”, ví dụ ở Proust: “cốt truyện tan ra để tái kết lại phục vụ cho một kết cấu thời gian tâm lí” [6; 530], còn ở Faulknet “sự khai triển và liên kết các chủ đề với nhau

theo đủ kiểu làm đảo lộn mọi trật tự thời gian đến mức dường như truyện kể vừa biểu hiện những gì đến đâu là thường lại chôn vùi, nhận chìm ngay đến đấy” [6; 530]

Trong số đó, thành công nhất là James Joyce với tác phẩm Ulysses Ulysses la

câu chuyện xảy ra trong một ngày – ngày 16 tháng 6 năm 1904, xoay quanh ba nhân

vật: Leopold Bloom, vợ Leopold Bloom và Stephen Dedalus Sử dụng kĩ thuật “dòng

ý thức”, câu chuyện diễn ra với cấu trúc song song của những sự kiện chính trong

hành trình trở về nhà của Odyssey Bloom đã thực hiện cuộc hành trình dưới trần thế của mình, đấu tranh trước những thử thách thường ngày, trong một ngày bình thường Cuốn tiểu thuyết dõi theo những khoảnh khắc hành động và suy nghĩ, ẩn ức, tưởng tượng của Bloom, vợ anh ta – Molly và Stephen Dedalus trong một ngày trọn vẹn ở

Dublin Được xem là trung tâm và đỉnh cao của văn học “dòng ý thức”, Ulysses đã đi

đến cùng những khả năng nghệ thuật của xu hướng này: sự nghiên cứu đời sống nội tâm con người kết hợp với sự xói mòn ranh giới tính cách, sự phân tích tâm lý đôi khi trở thành mục đích tự thân

Văn học Âu Mỹ sau Thế chiến thứ hai đã chứng kiến sự nở rộ của thủ pháp

dòng ý thức” ở những mức độ khác nhau trong sáng tác của trường phái “tiểu thuyết

Trang 19

thuyết "đề tài nhỏ" ở Anh: Anthony Powell, Paul Johnson…, trong thể nghiệm tiểu

thuyết tâm lý học ở Cộng hòa Liên bang Đức: Uwe Johnson, Alfred Andersch… nhưng lại bị bác bỏ bởi một số nhà văn khác, nhất là các nhà văn tiếp tục xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa: C P Snow, Angus Wilson, Francois Mauriac, Wolfgang Koeppen

1.2.2 Một số thành tựu của văn học “dòng ý thức” ở phương Đông

Châu Á cũng chứng kiến sự thể nghiệm thành công của những sáng tác văn học “dòng ý thức” trong tác phẩm của nhiều nhà văn, đặc biệt ở Nhật Bản với Kawabata Yasunari với tác phẩm tiêu biểu là Người đẹp say ngủ và Haruki Murakami với tác phẩm Biên niên kí chim vặn dây cót

Trần Minh Sơn trong Phê bình văn học Trung Quốc đương đại đã nhận xét

“Bàn về nguyên nhân dẫn đến sự phồn vinh đa dạng của văn học Trung Quốc Thời kì mới, không thể không nói đến vấn đề tiếp nhận văn học nước ngoài” [35; 34] Chỉ

trong một thời gian ngắn, hầu hết các trào lưu sáng tác, trường phái lý luận, trào lưu triết học lớn của phương Tây… đã tác động mạnh đến tư duy Trung Quốc Các nhà văn Trung Quốc liền cho ra đời một trào lưu sáng tác mới nhằm tìm tòi, thử nghiệm, vận dụng các phương pháp và thủ pháp biểu hiện của văn học hiện đại phương Tây,

trong đó có thủ pháp “dòng ý thức” Thủ pháp này sở dĩ có sức ảnh hưởng khá lớn

đối với các tác giả Trung Quốc vì nó gắn với tinh thần chủ đạo, với những vấn đề bức

thiết của văn học Trung Quốc đương thời: đó là vấn đề “nhân đạo và nhân tính chủ

nghĩa” như phát biểu của Lỗ Khu Nguyên “Xuất phát từ đặc tính của bản thân văn học, tôi cho rằng, giá trị của văn học là ở chỗ can dự vào đời sống tâm linh của con người Theo tôi, văn học là sự kiếm tìm cái đẹp nơi sâu thẳm tâm hồn con người, văn học là biểu hiện tự do của sự sáng tạo tâm hồn con người…” [35; 14], vấn đề “tính chủ thể của văn học”… Văn học “dòng ý thức” in dấu trong sáng tác của nhiều nhà

văn Trung Quốc đương thời Trong số đó, người vận dụng thành công nhất thủ pháp

“dòng ý thức” là nhà văn Vương Mông Ông được coi là người đi tiên phong trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết của văn học Trung Quốc Thời kỳ mới Từ năm 1979

đến 1980, sáu “tiểu thuyết mới” của ông đã gây chấn động văn đàn Trung Quốc, đó

là những cuốn tiểu thuyết theo lời của chính tác giả là “không tuân theo kết cấu của

Trang 20

bản thân cuộc sống, mà là tuân theo hình ảnh phản chiếu của cuộc sống tâm linh mọi người, trải qua sự nhấm nháp nghiền ngẫm nhiều lần nơi tâm linh con người, trải qua những ký ức, lắng đọng, hoài niệm, quên lãng rồi lại hồi ức lại” [35; 40] Sự

thành công của Vương Mông ở chỗ tiểu thuyết “dòng ý thức” của ông không phải là

bản sao của phương Tây Ông chỉ vận dụng thủ pháp “dòng ý thức” của văn học hiện đại phương Tây còn đời sống và tư tưởng là hoàn toàn của Trung Quốc Tiểu thuyết

“dòng ý thức” của Vương Mông thậm chí còn được xem là tiểu thuyết “dòng ý thức”

phương Đông Nối tiếp sau thành công của Vương Mông trong việc vận dụng thủ pháp “dòng ý thức” là hàng loạt tên tuổi đã tạo được tiếng vang không chỉ trong

phạm vi Trung Quốc như Thiết Ngưng với Những người đàn bà tắm, Vương An Ức với Trường Hận ca, Mạc Ngôn với Tửu quốc, Rừng xanh lá đỏ,…

Một thành công rực rỡ của việc vận dụng thủ pháp “dòng ý thức” trên văn đàn Trung Quốc là kiệt tác Linh Sơn của Cao Hành Kiện Linh Sơn của Cao Hành Kiện ra đời đánh dấu sự xuất hiện của một “kì thư” trong nền văn học Trung Quốc cũng như một kiệt tác trong nền văn học nhân loại Linh Sơn với sự đột phá về phương diện nghệ thuật đã “mở ra nhiều nẻo đường mới cho nghệ thuật tiểu thuyết

Trung Quốc” [49; 647] Mọi tìm tòi, thể nghiệm về một hình thức tiểu thuyết mới

trong Linh Sơn đều là sự nỗ lực, tâm huyết của một trái tim luôn sục sôi khát vọng

tìm hiểu bản thân và cuộc sống, khát vọng đi tới tận cùng hiện thực thế giới tâm hồn con người cùng sự tìm tòi một kĩ thuật viết mới nhằm chuyển tải hiện thực này một cách tự nhiên nhất Khát vọng đó càng trở nên mãnh liệt đối với các văn nhân Trung

Quốc sau “mười năm động loạn” – mười năm cách mạng văn hóa Trong số những thủ pháp độc đáo làm nên sự đột phá của Linh Sơn, có thể nói, “dòng ý thức” là thủ

pháp hiện đại nhất, thể hiện sự ảnh hưởng của kĩ thuật viết phương Tây nhất nhưng cũng lại là thủ pháp thể hiện trọn vẹn đời sống, tư tưởng, linh hồn dân tộc Trung Hoa nhất Cao Hành Kiện đã khéo léo vận dụng thủ pháp “dòng ý thức” để khai thác triệt

để những phức tạp, bí ấn trong nội tâm con người tương thông với đời sống dân tộc, cộng đồng trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Trang 21

1.3 Hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” ở Việt Nam

Văn học Việt Nam đương đại đã có nhiều bước tiến vượt bậc về nội dung và nghệ thuật để phù hợp với thời kì đổi mới Khi bước vào thời kì đổi mới, trong không khí dân chủ của đời sống văn học, văn xuôi nghệ thuật Việt Nam thật sự thăng hoa, đổi mới tư duy Và để làm được điều này đòi hỏi nhà văn phải không ngừng sáng tạo, mài mò, tiếp thu những thủ pháp nghệ thuật mới để có thể đưa đến cho người đọc những tác phẩm hay, mới lạ Thủ pháp “dòng ý thức” được tiếp thu từ bên ngoài được xem như một công cụ hữu hiệu giúp nhà văn dễ dàng viết lên những trang văn

sống động về thế giới nội tâm con người Một số thành tựu có thể kể Phiên chợ Giát đến như: (Nguyễn Minh Châu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Chinatown (Thuận), Thế giới xô lệch (Bích Ngân),…

1.3.1 Văn xuôi nghệ thuật Việt Nam từ 1975 đến nay

Cùng với những đổi thay có tính chất bước ngoặt của lịch sử, văn học Việt Nam trong nước sau 1975 cũng có những bước chuyển mình rõ rệt Người ta đọc lời

ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa và yêu cầu văn học phải được “cởi trói”, thoát ra khỏi thứ văn học “phải đạo” Cùng với tiến trình vận động của văn học dân tộc, văn xuôi nghệ thuật Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực đổi mới, cách tân

Theo các nhà nghiên cứu, văn học Việt Nam ba mươi năm qua đã đi qua ba chặng đường: từ 1975 đến 1985 là thời kì chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; từ 1986 đến đầu thập kỉ 90 là thời kì văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ, gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới đất nước; từ năm 1993 đến nay, văn học trở lại với những qui luật bình thường và hướng sự quan tâm hơn vào vấn đề cách tân nghệ thuật

Có thể nói, từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kì hậu chiến Tính chất chuyển tiếp thể hiện rõ ở nhiều phương diện: đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ thuật và qui luật vận động của văn học Ở nửa cuối thập kỉ 70, những năm liền ngay sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, khuynh hướng sử thi vẫn được tiếp tục nhưng mờ nhạt dần với những tiểu thuyết, kí sự, hồi kí về chiến tranh,

Trang 22

tiêu biểu như: Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi), Tháng Ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Năm 75 họ đã sống như thế nào (Nguyễn Trí Huân), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu),…

Tất nhiên bên cạnh việc tiếp tục mảng đề tài lịch sử, tái hiện, khai thác “dữ liệu” từ cuộc kháng chiến chống Mĩ oanh liệt, văn xuôi sử thi sau 1975 cũng có những khác biệt nhất định so với trước Nhà văn có tâm thế, điều kiện để nhìn lại quá khứ, phân tích lí giải những chiến công rạng rỡ cũng như thấm thía những mất mát đau thương - hệ quả tất yếu của chiến tranh mà trước đây họ phải tạm quên đi hoặc né tránh Một số cây bút cũng đã kịp thời phản ánh những bộn bề sau cuộc chiến, có niềm vui, hạnh phúc, được đoàn tụ, được tự do, được sống trong hòa bình, nhưng cũng có không ít những khó khăn, phức tạp, thậm chí cả những mâu thuẫn xung đột

trong cuộc sống ở một đất nước mới hồi sinh, thống nhất (Những khoảng cách còn lại

- Nguyễn Mạnh Tuấn, Miền cháy - Nguyễn Minh Châu, ) Bước vào những năm đầu

thập kỉ 80, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn chồng chất và rơi vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng Văn học cũng chững lại, không ít người lâm vào tình trang bối rối mất phương hướng trong sáng tác Họ vẫn chưa thoát khỏi quán tính của dòng chảy văn học thời trước, lúng túng trước một hiện thực mới, không còn chiến tranh, không còn tiếng súng, không còn máu đổ nhưng cũng không kém phần cam go, phức tạp muôn dạng hình, cùng với những đòi hỏi mới của người đọc Nhưng đây cũng là thời điểm “lửa thử vàng” của những người cầm bút Những tìm tòi, trăn trở, suy tư thầm lặng mà mãnh liệt ở một số nhà văn có tấm lòng và ý thức trách nhiệm cao về nghề đã góp phần mở ra cho văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng những hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt, đặc biệt là cái hiện thực đời thường với những vấn đề đạo đức thế sự đang tồn tại nổi cộm, đòi hỏi văn học phải nhận thức khám phá

Từ đầu 1986 đến đầu những năm 90 là giai đoạn văn học đổi mới, tập trung vào mô tả hiện thực với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản chiếm ưu thế chủ đạo Trong giai đoạn này, tiểu thuyết đã thực sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, bộc lộ

Trang 23

thật, nói rõ sự thật”, bao quát được các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và con người Nhiều cây bút đã phơi bày những mặt trái còn bị che khuất, lên án những lực lượng, những thói quen, nếp sống, cách hành xử lạc hậu, lỗi thời làm cản trở quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng của con người cũng như sự phát triển của

xã hội Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu được coi là tác phẩm khơi dòng cho

khuynh hướng này và đã trở thành một sự kiện văn học nổi bật của những năm 1986 – 1987 Tiếp đó là một loạt các tiểu thuyết và truyện ngắn xuất hiện cuối thấp kỉ 80

và 90 như: Mùa là rụng trong vườn, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Gặp gỡ

cuối năm, Một cõi nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Đứng trước biển vắng, Phố, Cuộc đời dài lắm (Chu Lai), Đời thường (Phùng Khắc

Bắc), Bến không chồng (Dương Hướng), Những thiên đường mù (Dương Thu Hương), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Đi tìm

nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh),…Chiến tranh vẫn là một đề tài “nóng”

nhưng niềm tự hào rạng rỡ vì chiến thắng đã nhường chỗ cho những hệ lụy đau buồn, những mất mát, hi sinh, những xót xa, đau đớn mà chiến tranh đã tác động đến mỗi con người, đến cả dân tộc Những “hòn vọng phu” trên khắp đất nước Việt nam, những tham vọng quyền lực chà đạp lên tình đồng chí đồng đội, những nỗi buồn dai

dẳng của những thế hệ phải trải qua cuộc chiến ấy…đều được thể hiện rõ trong Cỏ

lau, Mùa trái cóc ở miền Nam (Nguyễn Minh Châu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo

Ninh),…Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lại phơi bày sự khủng hoảng của xã

hội qua việc thay đổi các giá trị và lối sống (Tướng về hưu, Không có vua,…) Những

góc khuất lấp đáng sợ, tàn ác, lạnh lùng của con người, những mảng tối phơi bày nhức nhối như một lời thức tỉnh Tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế

sự - đời tư đã được mở ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện những khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phức tạp

So với những tác phẩm văn học trước đây, văn học giai đoạn này mang một nhiệt tình phê phán dữ dội hơn rất nhiều Tuy vậy, cảm hứng phê phán có lúc cũng đẩy tới cực đoan, lệch lạc, nhiều cây bút bộc lộ một cái nhìn ảm đạm, hoài nghi Sự xuất hiện cảm hứng sự thật, quả thực là một tất yếu nhưng cũng là điều tất yếu mà

Trang 24

văn học phải vượt qua để tìm đến những chiều sâu mới Người đọc chờ nhà văn qua những vận động xã hội phức tạp đó đưa đến cho họ những tổng kết nhân văn sâu sắc, lâu dài

Từ cuối những năm 90 đến nay, trong xu thế ổn định của xã hội, văn học về cơ bản cũng trở lại với những quy luật mang tính bình thường nhưng vẫn kiên trì đi theo định hướng đổi mới đã hình thành từ những năm 80 Nếu như trước đó, động lực thúc đẩy văn học đổi mới là nhu cầu đổi mới xã hội và khát vọng dân chủ, thì khoảng mười năm trở lại đây, văn học quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới của chính nó Vấn

đề đặt ra không còn là viết cái gì mà là viết như thế nào, như có người đã nói: “sáng tạo nghệ thuật trước hết là sáng tạo hình thức” Sự đổi mới này thể hiện trên nhiều thể loại của văn học Trong thơ, những cách tân theo hướng hiện đại đã thu hút được

nhiều cây bút thuộc các thế hệ khác nhau: Lê Đạt (Bóng chữ), Trần Dần (Cổng tỉnh,

Mùa sạch), Dương Tường (36 bài tình), Nguyễn Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa), Gần đây một số cây bút trẻ đã can đảm dấn thân tìm tòi những thể nghiệm mới

từ hình thức đến nội dung, nhiều khi đầy táo bạo trong hướng đi sâu vào những khát vọng thầm kín, mãnh liệt, thành thực phơi bày trên trang giấy (Đồng Đức Bốn, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh,….)

Những thể nghiệm mạnh bạo để cách tân tiểu thuyết được các tác giả thực hiện

trong hàng loạt tiểu thuyết gần đây: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Hồ Quý Ly (Nguyễn

Xuân Khánh), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Người sông Mê (Châu Diên), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Cõi người rung chuông tận thế,

Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Chinatown, T mất tích (Thuận)

Có thể nói văn xuôi Việt Nam là những nỗ lực thể nghiệm, có khi còn dang dở, khó đọc, lạ lẫm, …những đặc điểm nổi bật là chúng đang nỗ lực khước từ truyền thống, có thể thấy điều đó qua mấy phương diện: cách tân về qui mô, dung lượng; cách tân về cấu trúc; cách tân về nhân vật; ngôn ngữ gia tăng lượng thông tin và cá thể hóa cao độ;…

Trang 25

1.3.2 Sự tiếp thu thủ pháp “dòng ý thức”

Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX bước vào thời kì đổi mới và có nhiều thành công rực rỡ Nhiều nhà văn đã biết tìm đến những thủ pháp hiện đại để sử dụng một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cho những sáng tác của mình Một trong số những thủ pháp hiện đại đó có thủ pháp “dòng ý thức” Và chính thủ pháp này cũng góp một phần nhỏ trong việc rút ngắn khoảng cách giữa văn học Việt Nam với văn học thế giới Thủ pháp “dòng ý thức” là một thủ pháp hiện đại và thể hiện rõ nét trong các sáng tác của giai đoạn này Tuy nhiên, thật ra thủ pháp “dòng ý thức” đã được manh nha từ lâu trong những sáng tác của Nam Cao, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, và hoàn thiện dần trong các sáng tác của Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Châu Diên, Thuận, Bích Ngân,… Các nhà văn giai đoạn này đã thật sự chú ý và sử dụng thủ pháp “dòng ý thức” với mục đích rõ ràng, cụ thể

Trên cơ sở những sáng tác đi chệch quỹ đạo “phản ánh hiện thực” vốn quen thuộc như trước đây đã có nhiều ý kiên đánh giá về những đổi mới trong bút pháp nghệ thuật được các nhà văn sử dụng, đặc biệt là thủ pháp “dòng ý thức” Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: “Ở Việt Nam, cũng từng có một số nhà văn miêu tả dòng ý thức của nhân vật một cách tinh tế như Nguyễn Khải, Nguyễn

Minh Châu, Ma Văn Kháng,… Truyện ngắn Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu

cũng có thể được coi là một trong những thể nghiệm đầu tiên của thủ pháp “dòng ý thức” Nhưng với những cây bút này, kĩ thuật dòng ý thức chỉ tồn tại như một thủ

pháp nghệ thuật có tính cục bộ Phải đến Nỗi buồn chiến tranh thì kĩ thuật dòng ý

thức mới được vận dụng một cách triệt để, trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối

cách tổ chức kết cấu nhân vật” [16; 401] Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, được

các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam ghi nhận là một sự đóng góp nổi bật trong việc

ý thức đổi mới cách viết trong tiểu thuyết hướng đến dòng tâm tư nhân vật thể hiện chiều sâu nhân vật Xem đây như là một trường hợp của kiểu tiểu thuyết “dòng ý

thức” và đã được bạn đọc, những giới nghiên cứu quan tâm Nỗi buồn chiến tranh

của Bảo Ninh là một nỗi bật đáng ghi nhận cho loại tiểu thuyết “dòng ý thức” đã manh nha và phát triển ở Việt Nam

Trang 26

Thủ pháp “dòng ý thức” ngoài việc được các nhà văn chú ý quan tâm thì nó còn được giới học thuật, nghiên cứu phê bình văn học quan tâm Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thủ pháp này PGS TS Nguyễn Bích Thu cho rằng: “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi vào thế giới tâm linh một cách có hiệu quả Kĩ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, những giấc chiêm bao, nhằm để nhân vật bộc lộ những niềm sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý thức con người” [26; 235]

Hơn thế nữa, trong những năm gần đây có rất nhiều những luận văn tốt nghiệp Đại học, luận văn Thạc sĩ của các sinh viên, học viên các trường Đại học trong cả nước chú ý khai thác thủ pháp “dòng ý thức” trong sáng tác của các nhà văn

1.3.3 Một số tác phẩm tiêu biểu cho thủ pháp “dòng ý thức”

Ở lĩnh vực truyện ngắn, tác phẩm viết theo thủ pháp “dòng ý thức” có thể kể

đến trong một loạt những sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu, “người mở

đường tinh anh và tài năng cho nền văn học thời kì đổi mới” (Nguyên Ngọc) Những

tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu như: Bức tranh, Phiên chợ Giát, Khách ở

quê ra,…Bên cạnh đó là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với một số truyện ngắn

Ở lĩnh vực tiểu thuyết, tác phẩm viết theo thủ pháp “dòng ý thức” có thể nói là

đồ sộ nhất với nhiều tên tuổi nổi tiếng của văn đàn Việt Nam như: Nỗi buồn chiến

tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Chinatown (Thuận), Tấm ván phóng

dao (Mạc Can), Thế giới xô lệch (Bích Ngân), Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phương), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng), Người sông Mê (Chu Diên),…

1.4 Tiểu kết

Như vậy, chúng ta có thể thấy thủ pháp “dòng ý thức” thật sự là một kĩ thuật đắc dụng để cho nhà văn có thể chuyển tải những tâm tư của mình qua nội tâm đầy biến động của nhân vật, qua kết cấu cốt truyện đặc biệt cùng với những thay đổi về hình tượng nghệ thuật,… Thủ pháp “dòng ý thức” tuy mới xuất hiện một khoảng thời

Trang 27

gian không lâu những với những hiệu quả mang lại như thế chắc chắn rằng thủ pháp

“dòng ý thức” sẽ còn phát triển rực rỡ hơn nữa ở các nền văn học trên thế giới

Trang 28

CHƯƠNG 2.THỦ PHÁP DÒNG Ý THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN, XÂY DỰNG ĐIỂM NHÌN VÀ KẾT CẤU

NHÂN VẬT

Phần một, chúng tôi trình bày hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng cốt truyện Cốt truyện trong thủ pháp “dòng ý thức” không theo một trật tự nhất định mà có sự xáo trộn thời gian – không gian, sự kiện,…Cốt truyện được hình thành theo dòng chảy tâm tư của nhân vật và có hiện tượng lồng ghép và phân rã cốt truyện

Phần hai, chúng tôi trình bày hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn trần thuật là căn cứ tìm hiểu nội dung tác phẩm Thủ pháp “dòng ý thức” cho phép di chuyển điểm nhìn trần thuật chứ không

“yên vị” như trước đây vẫn thường thấy

Phần ba, chúng tôi trình bày hiện tượng thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng kết cấu nhân vật Nhân vật trong thủ pháp “dòng ý thức” thường là nhân vật tâm trạng, các hồi ức hiện lên, quay về xáo trộn liên tục Nhân vật trong thủ pháp “dòng ý thức” cũng có sự hóa thân, di chuyển và có khả năng phản chiếu những nhân vật khác

2.1 Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng cốt truyện

Cốt truyện là một hệ thống những sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hành động của các tác phẩm văn học Cốt truyện là một hiện tương phức tạp Trong thực tế văn học, cốt truyện của các tác phẩm hết sức đa dạng, phản ánh những thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện được phong cách và tài năng của nhà văn Cốt truyện có một tầm quan trọng đối với tác phẩm và trong nền văn học đương đại Việt Nam cốt truyện biến tấu rất phức tạp, đặc biệt là sự thay đổi kết cấu cốt truyện theo thủ pháp “dòng ý thức”

Trang 29

2.1.1 T ầm quan trọng của cốt truyện

Cốt truyện, theo cách hiểu truyền thống: “là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề tác phẩm” Trong loại hình văn xuôi nghệ thuật, cốt truyện đóng vai trò quan trọng Cốt truyện là hệ thống những sự kiện làm nòng cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân

vật Hệ thống sự kiện là yếu tố cốt lõi của cốt truyện Sự kiện là những biến đổi,

những sự việc có ảnh hưởng nhất định đến nhân vật, tính cách và các mối quan hệ của chúng trong tác phẩm Quan hệ chính giữa các sự kiện hình thành nên cốt truyện

là quan hệ nhân quả Theo tính lôgic của nó, sự kiện B ra đời là do “đã có” sự kiện A

và sự có mặt hiện tại của sự kiện B là “để có” sự kiện C nào đó Chuỗi sự kiện cứ thế nối tiếp nhau làm nên trục vận động chính của cốt truyện, liên kết các yếu tố rời rạc

trong tác phẩm thành một quá trình phát triển mạch lạc, hợp lý Quan hệ nhân quả

này được các nhà cấu trúc thâu tóm lại trong một mệnh đề ngắn gọn: “sau cái này tức

là do nguyên nhân của cái này” Như thế giả thiết đặt ra là những biến đổi của quan

hệ nhân quả trong hệ thống sự kiện như tính chặt chẽ hay lỏng lẻo, sự tồn tại hay mất

đi của nó đều có tác động đến cốt truyện Tiểu thuyết thế kỉ XIX với một cốt truyện

vô cùng chặt chẽ đồng nghĩa với một kiểu kết cấu theo chiều mũi tên đi lên đến đỉnh điểm Đặc biệt, đối với thể loại tiểu thuyết cốt truyện phải làm rõ có các giai đoạn: thắt nút – cao trào – mở nút

Với một vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật hiện đại thể hiện rất rõ ở phương diện cốt truyện Kết cấu truyền thống thường khép kín với một cốt truyện trọn vẹn, có mở đầu cao trào kết thúc, giới thiệu đầy đủ câu chuyện của nhân vật, gửi gắm những thông điệp khá rõ ràng Độc giả an tâm theo dõi câu chuyện từ đầu đến cuối dưới sự chỉ dẫn tận tình của tác giả, không phải băn khoăn, trăn trở gì thêm

Văn học hiện đại thường phá vỡ trật tự tuyến tính “hiền lành”, đưa độc giả vào giữa dòng chảy bộn bề, trúc trắc của các sự kiện, không rõ bắt đầu và cũng không hề

Trang 30

khép lại khi câu chuyện kết thúc Nhân vật không chỉ được nhìn từ phía người kể chuyện mà được soi chiếu từ nhiều góc độ, nhiều điểm nhìn khác nhau, tạo nên một phức điệu đa âm Mục đích dựng một cốt truyện trọn vẹn hầu như không còn ý nghĩa đối với các nhà văn hiện đại Ngược lại, tác phẩm là những câu chuyện không thể kể lại, là sự pha trộn của nhiều loại văn bản, tạo nên những tầng lớp ý nghĩa đan xen Độc giả không thể tiếp tục đứng bên ngoài thụ động mà phải tham gia thực sự vào hành trình của tác phẩm

Với sự giảm nhẹ một cách rõ rệt vai trò của cốt truyện và nhân vật, văn học Việt Nam hiện đại đã không còn tuân theo sơ đồ diễn biến cốt truyện như thế nữa Các sự kiện – cái làm cho cốt truyện đứng vững không còn phát huy được vai trò truyền thống của mình nữa Sự kiện trong tác phẩm giờ đây không phải là hành động

mà là suy nghĩ Ý nghĩ của con người thì không bao giờ tuân theo một trật tự nào Đang nghĩ cái này lại đến cái khác, cứ thế trong một dòng chảy miên man của ý thức

Và tất cả câu chuyện không toát lên từ những sự kiện mà toát lên qua dòng chảy suy nghĩ, ý thức của nhân vật trung tâm

2.1.2 Xây dựng cốt truyện theo thủ pháp “dòng ý thức”

Như đã trình bày ở phần trên, cốt truyện có liên quan chặt chẽ với sự kiện Quan hệ chính giữa các sự kiện hình thành nên cốt truyện là quan hệ nhân quả Theo tính logic của nó, sự kiện B ra đời là do “đã có” sự kiện A và sự có mặt hiện tại của

sự kiện B là “để có” sự kiện C nào đó Chuỗi sự kiện cứ thế nối tiếp nhau làm nên trục vận động chính của cốt truyện, liên kết các yếu tố rời rạc trong tác phẩm thành một quá trình phát triển mạch lạc, hợp lý Thế nhưng khi đến với văn học đương đại cốt truyện không còn đơn giản như vậy, nhất là khi cốt truyện bị chi phối bởi thủ pháp “dòng ý thức”, cốt truyện có hiện tượng “phân rã” rời rạc không theo một quy định nào mà chủ yếu dựa vào nội tâm nhân vật Hiện tượng phân rã cốt truyện thể

hiện rõ nét trong nhiều tác phẩm, tiêu biểu là Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu)

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)

Truyện ngắn Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu là một câu chuyện này

Trang 31

rằng đó là biểu hiện của sự phân rã cốt truyện – một trong những đặc tính của nghệ thuật tự sự đương đại Một ông già nông dân tên Khúng đem con bò bán xuống chợ

huyện, nhưng lại thả nó và cuối cùng thấy con bò trở lại với mình Đây là hạt nhân –

thời gian hiện tại ở tiền cảnh - của toàn bộ truyện kể mà những phần bổ sung khác sẽ

mở rộng thêm vốn ở hậu cảnh, thuộc tuyến thời gian quá khứ Chuyến dong bò bắt đầu vào lúc nửa đêm về sáng, kéo dài đến tận bảy giờ sáng mới xuống đến chợ Trong quá trình dong bò, hàng loạt những câu chuyện quá khứ trở lại trong trí nhớ của lão Khúng, hỗn độn, không theo trật tự nhưng liên quan đến cuộc đời lão và con bò: chuyện lão quyết định rời làng đi kiếm ăn, chuyện tài xem tướng bò và chăn bò, chuyện lão khéo thu xếp mọi chuyện đồng áng, chuyện vợ con, chuyện đứa con hy sinh… Bên cạnh đó có những chi tiết gắn với khung cảnh xã hội đương thời: những lần làm thủy lợi long trời lở đất, sự biến đổi của vùng đất hoang nơi lão quyết định định cư, chiến tranh, việc đưa dân lên vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên… Lựa chọn cách kể như vậy, người kể chuyện có thể làm cho tuyến thời gian chính của câu chuyện – gắn với nhân vật chính - trùng với thời gian hiện tại của truyện kể - gắn với người kể chuyện giao tiếp với người nghe chuyện Tuyến thời gian này nằm ở hiện tại Nó xuyên suốt toàn bộ truyện kể, để rồi từ đó đẻ nhánh ra các điểm nhấn quá khứ,

ở đó người kể chuyện thay lão Khúng hoặc mượn vị trí của nhân vật để kể lại những chuyện đã qua Chúng trở thành phần hậu cảnh, lúc bị che khuất, lúc hiện ra thấp thoáng, lúc hiện rõ đằng sau của tiền cảnh đang bị mờ đi Chính nhờ sự phong phú của hậu cảnh như thế mà câu chuyện mang một bề dày, một quy mô đáng kể của tiểu thuyết dưới hình thức truyện ngắn Cả cuộc đời của lão Khúng với những sự kiện của

cả xã hội được tái hiện ở hậu cảnh nhờ sự đan xen của các tuyến thời gian này Việc tóm tắt như trên theo tuyến thời gian tiền cảnh, hiện tại truyện kể, đã tạm thời tách ra hai tuyến thời gian hậu cảnh và tiền cảnh

Truyện kể mở đầu bằng một câu đơn, ngắn, kể lại hành động của nhân vật vào thời điểm cụ thể (thức giấc) từ thời điểm hiện tại trùng với thời gian kể và từ điểm nhìn bên ngoài, cho biết tên nhân vật (Khúng), tuổi tác (lão), khoảng cách giữa người

kể chuyện với nhân vật được kể (lão) Sự tồn tại của hình ảnh này đã đặt điểm nhấn vào một chi tiết cụ thể: giấc mơ của nhân vật chính Đó là những chỉ dấu đầu tiên cho

Trang 32

tính chất hư cấu Điểm nhìn này hẹp – cả về không gian và thời gian - với kiểu câu ngắn sẽ chi phối toàn bộ nhịp điệu và giọng của tác phẩm

Cốt truyện trong Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu thể hiện qua mô-típ

hoá thân người - bò trong những giấc mơ của lão Khúng Trên con đường dẫn chú bò khoang ra chợ Giát những giấc mơ, suy nghĩ bất chợt liên tục xuất hiện làm cốt

truyện không định hình rõ ràng Giấc mơ thứ nhất: “Lão Khúng trông thấy một ông

già thân hình cao vóng với những mảng tiết bò còn ướt hay đã khô dính hết trên các bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay; cái lão già ghê tởm ấy giang cả hai tay nâng một chiếc búa to, nặng bổ xuống đầu một con bò.”[57] Giấc mơ thứ

hai: “Lão tự nhìn trong cái thân hình nửa bò nửa người, máu me đầm đìa, mà lão lại vẫn bình thản y như tuân thủ một cái điều đương nhiên mà khi thức lão không hề được biết Mang thân hình nửa bò nửa người, lão cùng lão Bời đi theo sau thằng Lạc” Giấc mơ thứ nhất thể hiện một trạng thái vô thức bên trong của nhân vật Đó là

hệ quả tác động của cái quyết định làm thay đổi thói quen suy nghĩ, tình cảm lão Khúng suốt 18 năm trời - bán con khoang đen Nó phản ánh sự phân vân của ông lão tội nghiệp trước cái việc lão cho là nhẫn tâm nhưng vẫn phải làm Một cuộc đấu tranh giữa tính nhân bản và sự tiềm tàng một tên “hung thần đồ tể” trong mỗi con người Biểu hiện hoá thân rõ nét hơn trong giấc mơ thứ hai Tính chất phi logic của sự kiện được nhà văn hợp lý hóa bằng việc đặt nó vào khuôn khổ giấc mơ - vốn là một

phương diện của vô thức, khó nắm bắt và lý giải “Đêm tối sập xuống, bóng tối nhẹ

như bấc và đầy huyền ảo, con bò hóa thân của lão Khúng bỗng chốc trở nên say sưa, ngây ngất trước hương vị của đất cày Đến bây giờ nó đang đứng chỉ có một mình giữa vùng đất cao nguyên Đắc Lắc mới được bàn tay những người khai hoang cày vỡ

và nó thấy chỉ chốc lát nữa, trời sẽ sáng và nó phải rời những luống cày để trở về sống trong rừng cây xanh biếc kia Nó chính là loài thú hoang, đã tìm trở lại được cái cuộc sống tự do muôn thuở của nó”[57] Giấc mơ hoá thân thành bò là phương

tiện để giải thoát một nhu cầu bức bách của khát vọng tìm đến một thế giới tự do hoang dã bên trong của lão Khúng Giấc mơ, tự bản thân nó là một hiện tượng phi logic, tuy nhiên, nó đem lại những giá trị chân thực trong việc biểu đạt những tâm tư

Trang 33

Ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cốt truyện diễn ra một cách

rối bời theo dòng tâm tư của nhân vật Kiên, không theo một trật tự logic nào Để làm

rõ sự phân rã cốt truyện trong tiểu thuyết này, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê sự kiện theo dòng suy tư của nhân vật và đề xuất một sự sắp xếp mới:

Hệ thống sự kiện chính trong Nỗi buồn chiến tranh:

1 Hành trình đi tìm đồng đội

2 Kí ức kinh hoàng về tiểu đoàn 27

3 Cuộc sống của lính trinh sát: Bài bạc và hồng ma

4 Tâm trạng của Kiên khi Can đào ngũ

5 Tình yêu vụng trộm của những người lính với ba cô gái

6 Cuộc đụng độ với bọn thám báo trả thù cho ba cô gái

7 Trở lại với chuyến đi tìm hài cốt

8 Suy nghĩ của Kiên về cuốn tiểu thuyết đang viết dở

9 Kí ức về thời thơ ấu

10 Suy nghĩ về cuộc sống đời thường, về những con người trong

chung cư

11 Kỷ niệm giữa Kiên và Hạnh

12 Cuộc chia lìa đau đớn đầu tiên với Phương sau chiến tranh

13 Kiên và cuộc gặp gỡ với cô gái “Cà phê xanh”

14 Kí ức về người bạn Trần Sinh

15 Đối mặt với đau đớn ngay sau hòa bình (Gặp Hiền trên cùng

chuyến tàu Đổ vỡ tình yêu với Phương)

16 Cuộc sống cô đơn, vô phương hướng sau chiến tranh

17 Những mẩu chuyện hư thực trong chuyến đi tìm hài cốt

18 Kí ức về cái chết khủng khiếp của Quảng

19 Chuyện ở Sân bay Sài Gòn trong ngày hoà bình đầu tiên

20 Kí ức về người đàn bà câm

21 Những suy nghĩ về cuộc đời, cái chết, nghệ thuật của nhà văn Kiên

Trang 34

- nhà văn phường

22 Kí ức về người cha

23 Kỉ niệm về mối tình đầu trong sáng với Phương

24 Những ám ảnh về Phương theo Kiên trong những ngày bị thương

25 Cuộc chia tay vĩnh viễn với Phương

26 Cuộc sống của một người lính hậu chiến

27 Gặp Phương trước lúc lên đường vào B

28 Kỉ niệm về Phương ở Đồ Sơn

29 Phương và Kiên trên chuyến tàu Hà Nội – Vinh

30 Thoát chết trong buổi sáng ngày 30/4

31 Kí ức đau thương về Hoà

32 Kí ức về Phương ở tuổi 16

33 Bất hạnh đến với Phương trên chuyến tàu vào B

34 Những sự kiện dẫn Kiên đến quyết định xa rời Phương đi vào cuộc

chiến

Trên cơ sở chuỗi sự kiện được đánh số theo thứ tự trần thuật, chúng tôi tiến hành lắp ghép sự kiện với các phân mảnh của cuộc đời nhân vật chính Có thể dựa vào biến cố lịch sử để chia cuộc đời nhân vật Kiên làm ba thời đoạn: trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh Tuy nhiên, thực tế tác phẩm cho thấy cuộc đời đau khổ, đứt đoạn này còn bị tan ra thành những mảnh vỡ phức tạp hơn mà theo chúng tôi, có những khúc đoạn chính với các tương ứng sự kiện được trần thuật như sau:

Cuộc sống thời thơ ấu gắn liền với gia đình bè bạn 9 – 11 – 22

Mối tình trong sáng với Phương thủa còn là học

Trang 35

Mối tình bất trắc với Phương trước thềm chiến

tranh

27 – 29 – 33 – 34

19 – 24 – 30 - 31 Mối tình tuyệt vọng với Phương sau chiến tranh 12 – 25

Cuộc sống cô đơn, lạc lõng của một cựu chiến binh 13 – 14 – 15 – 16 - 26

Không có quan hệ nhân quả, không theo trật tự thời gian, từng mảnh đời nhân vật bị chia cắt ra, bị phân tán vào ký ức lộn xộn, chắp nối và rời rạc của nhân vật chính Cốt truyện là một bức tranh lắp ghép mà các mảnh vỡ bị đảo lộn lên, bị tung

ra, lật nhào toàn bộ thứ tự, vị trí ban đầu của nó Đến đây, có cảm giác như văn học

đã gần với các thủ pháp cắt xén, lắp ghép hình ảnh trong điện ảnh Nhìn vào chuỗi các sự kiện được thống kê ta có thể thấy được sự kiện thứ 1 và thứ 7 thực ra là một sự kiện liền mạch nhưng đã được cắt chia ra cho các mảnh ký ức 2, 3, 4, 5, 6 xen vào giữa Hoặc chính bản thân biến cố về chuyến tàu Hà Nội - Vinh ở cuối truyện lại bị phân tán xen kẽ giữa các sự kiện khác, biểu hiện ở sự không liên tục của nó trong trình tự trần thuật 27, 29, 33 Người đọc có thể chắp nối được đây, đó những hình ảnh của quá khứ với hiện tại song một sự tri nhận đầy đủ chỉ thực sự có được khi cuốn sách được lật tới những trang cuối cùng

Hệ quả của sự phân mảnh trong cốt truyện là sự dồn nén, chồng chéo các vấn

đề của hiện thực trong thế giới nội tâm nhân vật vào một đơn vị thời gian trần thuật nhất định: cuộc chiến đấu vừa anh hùng vừa bi thảm, mối tình đầu vừa trong sáng vừa đau đớn, cuốn tiểu thuyết đang thai nghén đầy tâm huyết nhưng cũng rất đỗi nhọc lòng tất cả là sự phản chiếu tính phức tạp của cuộc sống xã hội vào sự đa

Trang 36

chiều của đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Những biểu hiện của hệ thống

sự kiện trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh rất gần với nhận xét của giáo sư Phùng Văn Tửu: “Trên con đường diễn biến của tiểu thuyết càng ngày vai trò của cốt truyện

càng giảm, và trong một tiểu thuyết, cốt truyện càng đơn giản bao nhiêu, ít các sự kiện các biến cố bao nhiêu, hầu như chưa kể lại đã hết, thì chính là ở đấy, nội dung

ng hệ thuật càng nổi lên bấy nhiêu với những vấn đề của tiểu thuyết bản thân nó và mọi ngóc ngách trong công việc bếp núc của nhà văn gắn với tác phẩm ấy” [46;

162] Sự phá vỡ tính nhân quả của chuỗi sự kiện trong các tác phẩm tự sự đương đại cho thấy khả năng phản ánh hiện thực của văn học không chỉ dừng lại ở việc mô tả, tái hiện chân thực bức tranh đời sống mà còn có thể biểu hiện rõ nét những cảm nhận, suy ngẫm khó định hình của con người về chính hiện thực lịch sử

Tác phẩm văn học xây dựng theo thủ pháp “dòng ý thức” cũng có cao trào,

đỉnh điểm nhưng không thấy rõ thắt nút và mở nút Thế giới xô lệch của nhà văn Bích

Ngân là một trường hợp như vậy Bích Ngân không phải là nhà tiểu thuyết theo lối kể chuyện bằng sự kiện, lấy sự kiện để chấp nối nên tác phẩm mà bằng ý tưởng xuyên

suốt Đọc Thế giới xô lệch, người đọc như chìm vào một dòng tâm tư triền miên

không dứt của nhân vật anh thương binh với những hồi ức về những năm tháng thơ

ấu ở làng quê, bên những người thân trong gia đình, bạn bè,…“[…] Ngôi nhà và đám

ruộng nằm trên cánh đồng kéo dài về phía chân trời, níu giữ má tôi và chị em tôi Má

đi ra đi vô nhìn ngắm cái cơ ngơi do mình nhọc nhằn tạo dựng, rồi nhìn nấm mồ của đứa con gái út nằm nép bên gốc cây xoài đang mùa ra trái, thở thườn thượt Tôi hết

ve vuốt bộ lông mịn rức của đàn gà mới nở, lại sờ những cái mõm mềm mại của bầy chó vừa mở mắt Anh tôi thì leo tót lên ngọn cây dừa, hú hét gì đó với trời xanh Chị tôi quên nấu cơm chiều cứ nấn ná trò chuyện với mấy người bạn bên cây rơm vàng óng ngoài v ườn Tuy vậy, mọi bịn rịn gằng níu cũng không cưỡng lại được mệnh lệnh của bố tôi […]” [30; 10-11]

Hay với những trăn trở, băn khoăn về cuộc sống thực tại, với những nỗi ám ảnh, hoảng hốt khôn nguôi của kẻ tật nguyền, với những suy nghĩ về cuộc sống đời

thường, về những con người trong gia đình ngày hôm nay, về kỉ niệm ngày

Trang 37

xưa,…“[…] Hình ảnh một gã tật nguyền ngồi trên xe lăn và tự đẩy mình đi trên con

đường ngược xuôi người, xe chẳng có gì lạ và cũng chẳng làm ai để mắt đến … Tôi đẩy xe đi tiếp và nghĩ, ngoài con Phèn ra, có lẽ không ai biết tôi là ai với cái bộ dạng

dị hợm này Mà tôi có là ai thì cũng chẳng đem lại một ý nghĩa nào cho ai vào lúc này, ngoài con Phèn, một con vật trung thành Mà sự trung thành thường bất biến và

mù lòa […]” [30; 251-252]

Những mảng kí ức cứ nhập nhòa, đan xen với thực tại, tạo nên những dòng chảy hỗn độn của ý thức chứ không diễn tiến theo một trật tự nào Không có quan hệ nhân quả, không theo trật tự thời gian, từng mảnh đời nhân vật bị chia cắt ra, bị phân tán vào ký ức lộn xộn, chắp nối và rời rạc của nhân vật chính Với cốt truyện không định hình, các nhân vật khác trong tiểu thuyết đều được phóng chiếu từ cái tôi cá nhân của nhân vật anh thương binh Nhân vật “tôi” phóng chiếu toàn bộ cuộc đời và

số phận các nhân vật khác có liên quan Đó là một hệ lụy tất yếu của loại tiểu thuyết

dòng ý thức Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề ở phần hai của chương này Cốt truyện của Thế giới xô lệch là một bức tranh lắp ghép mà các mảnh vỡ bị đảo lộn lên, bị tung ra,

lật nhào toàn bộ thứ tự, vị trí ban đầu của nó Đến đây, có cảm giác như văn học đã gần với các thủ pháp cắt xén, lắp ghép hình ảnh trong điện ảnh Từng mảnh từng mảnh được lắp ghép như sự chắp nối rất tự nhiên của ý thức con người Người đọc có thể chắp nối được ở đây, đó những hình ảnh của quá khứ với hiện tại song một sự tri nhận đầy đủ chỉ thực sự có được khi cuốn sách được lật tới những trang cuối cùng

Hệ quả của sự phân mảnh trong cốt truyện là sự dồn nén, chồng chéo các vấn đề của hiện thực trong thế giới nội tâm nhân vật vào một đơn vị thời gian trần thuật nhất định, tất cả là sự phản chiếu tính phức tạp của cuộc sống xã hội vào sự đa chiều của đời sống tâm hồn, tình cảm của con người

Tiểu thuyết Chinatown của Thuận cũng thể hiện rõ nét những cách tân về

phương diện cốt truyện theo thủ pháp “dòng ý thức” với lối kết cấu cốt truyện theo

kiểu lồng ghép tiểu thuyết trong tiểu thuyết Chinatown của Thuận dài 227 trang, nhưng lại dành tới gần 50 trang để ghi lại tiểu thuyết đang viết của nhân vật chính: I’m

yellow Việc đó làm cho Chinatown có một cấu trúc đặc biệt: nó bị cắt làm ba phần bởi hai trích đoạn của I’m yellow, vừa là một sự giãn cách, vừa thử thách lòng kiên trì

Trang 38

của độc giả Như trò soi gương, hai văn bản đó phản chiếu nhau để nhân lên gấp bội

lần ý nghĩa của chúng Chinatown đã xây nên một “mê cung văn học có lẽ điên đầu

nhất trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam” [39], làm độc giả không ngớt băn khoăn về

những câu hỏi mà không ai tìm ra được câu trả lời dứt khoát “Tôi”- người đàn ông trong I’m yellow là một họa sĩ Tác giả của nó nhấn mạnh đây hoàn toàn là kết quả

của tưởng tượng: “Đầu tiên tôi muốn đó là một phụ nữ, Sau tôi do dự” [42; 103] Trong một chuyến tàu từ Bắc vào Nam, anh ta gặp một người đàn bà lạ mặt: “Chị ta

chạy theo Chị ta bảo tôi đi đâu cho chị ta theo với Chị ta càng tha thiết tôi càng điên tiết” [42; 137] Nhưng người phụ nữ này không ai khác mà là nhân vật chính

của Chinatown, tác giả của I’m yellow: cùng một “khuôn mặt khó đăm đăm”, cúng một “giọng nói pha ba bốn tạp âm”, cùng một lý lịch ẩm thực … “mười bảy năm chè

đỗ đến óc lợn hấp nồi cơm Hà Nội, năm năm bắp cải thịt cừu căng tin đại học tổng hợp Leningrad, mười năm sáng ăn mì ăn liền, trưa bánh mì tối bánh mì hoặc mì ăn liền, Paris và các vùng lân cận” [42; 149]

Thuận còn cho nhân vật của Chinatown, người đang viết I’m yellow cũng là tác giả của Made in vietnam, tiểu thuyết do chính Thuận in năm 2003 tại nhà xuất bản Văn mới (Hoa Kỳ) “Tôi lo Phượng của Made in vietnam lại về ăn vạ Mấy tháng

liền tôi thấy Phượng gõ cửa Phượng nói, chị ơi chị lại cho em làm nhân vật chính của chị nhé Lằng nhà lằng nhằng thế nào mà Phượng thắng Phượng lẻn vào được hai truyện ngắn của tôi” [42; 103]

Mặt khác sự tồn tại của I’m yellow trong Chinatown khiến vai trò của các nhân vật chịu thay đổi lớn Từ nhân vật chính trong Chinatown người đàn bà tha hương trở thành nhân vật phụ trong I’m yellow, từ “tôi” trong Chinatown, cô chỉ còn là “chị ta” trong I’m yellow Từ người kể chuyện cô thành người bị kể, từ chủ thể sáng tạo,

cô bị nhân vật của mình tra vấn

Mê cung của tiểu thuyết càng trở nên bí ẩn, nhiều tầng bậc ý nghĩa hơn khi Thuận tung hỏa mù, tạo nên một sự nhập nhằng, không rõ ràng giữa các nhân vật

“Tôi” của Chinatown là một người phụ nữ, một nhà văn, một kẻ tha hương Tôi của

I’m yellow là một người đàn ông ở Hà Nội vừa li dị vợ Nhưng hai nhân vật này có

Trang 39

tuổi”, đều đứng trước “sông không đủ rộng nước không đủ trong, tôi không đủ dũng

cảm”, đều có hành động “phẩy tay” Tôi trong Chinatown sống những đêm ở Nga

“lạnh đến đứt cả tai” Tôi trong I’m yellow không biết vì cớ gì mà “thỉnh thoảng

dừng lại bấu vào tai Tai đau nhói.”

Sự hoán đổi vị trí nhân vật, sự cố tình lặp lại những chi tiết, hành động đã tạo

ra nhiều điểm nhìn khác nhau soi rọi vào câu chuyện của tác phẩm và khiến cho mỗi nhân vật không còn là vẹn nguyên chính nó Và vì thế mà mở ra nhiều chiều kích để khám phá, để độc giả băn khoăn không dứt giữa thực và ảo, giữa những thông tin nhiễu loạn Độc giả phải kiên trì theo dõi, phải suy nghĩ, phải liên tưởng phải động não, và đó cũng là chủ ý của nhà văn

Tôi trong Chinatown và tôi trong I’m yellow là không phải là một, nhưng có thực sự là khác biệt? Đầu tiên độc giả trong khi cuốn theo câu chuyện đã rất dễ bị nhầm lẫn bởi ngôi nhân xưng không tách bạch Càng hoang mang hơn khi họ có những cử chỉ hành động giống nhau Và cuối cùng trong cái bung xung của những dòng hồi ức, tưởng tượng, mê sảng trong suốt hai tiếng đồng hồ trên tàu điện ngầm

ấy, người ta bỗng phát hiện ra mối liên quan giữa hai nhân vật Tôi - người phụ nữ

trong Chinatown, mười hai năm nay không ngừng thôi nhớ nhung dằn vặt về người chồng cũ Đó như là một ám ảnh trong vô thức, hiện hữu thường trực Tôi - người

đàn ông trong I’m yellow, không chịu đựng nổi cuộc sống hôn nhân, đã kiên quyết,

làm mọi cách, kể cả đánh tráo hồ sơ bệnh án, biến mình thành một kẻ mang vết nứt hộp sọ vô phương cứu chữa để được kí vào đơn li dị, nhảy tàu Thống Nhất làm một

cuộc hành trình của riêng mình Nếu Chinatown là những ám ảnh không dứt ra được thì I’m yellow là sự thành thực của khát vọng giải thoát Kết thúc của Chinatown vẫn

là cuộc sống ấy, tù đọng, quẩn quanh trong kí ức về Thụy, trong những tưởng tượng

về công việc mới, có thể chấm dứt sứ mệnh “dạy ba lớp có vấn đề”, “ngày ba tiếng

trong tàu điện ngầm”, trong những chất vấn không có lời đáp… Kết thúc của I’m

yellow là “chúng tôi mải miết bước Ngày đi đêm nghỉ Những con sông ở lại sau lưng Những cánh rừng ở lại sau lưng Hà Nội đã hoàn toàn ở sau lưng”, vĩnh viễn

chặt đứt quá khứ để lên đường Chinatown là nỗi yếu đuối, cô vọng, mịt mù I’m

yellow là sự kiên quyết, mạnh mẽ và đầy hi vọng về chặng đường mới Phải chăng

Trang 40

đấy là hai mặt mâu thuẫn tồn tại trong một con người? Khát vọng rũ bỏ không chỉ thể hiện qua sự “phân thân” của nhân vật “tôi”, mà còn nhân lên một lần nữa trong hình

ảnh chị ta, cũng là một hình ảnh của “tôi” trong Chinatown, nhất quyết đi theo “tôi” trên chuyến tàu Bắc–Nam, “đi đâu cũng được nhưng không đến Chợ Lớn,…làm gì

cũng được nhưng không biến tôi thành Thụy ”

Với Chinatown, có thể nói Thuận đã thành công với kết cấu lồng ghép tiểu thuyết trong tiểu thuyết Chinatown và I’m yellow thực chất là cuộc hành trình kiếm

tìm của cái Tôi, phát hiện cho được những “ẩn mật bản ngã” Đó vừa là hành trình của nhân vật, nhưng cũng chính là hành trình chưa bao giờ kết thúc của chính nhà văn: hóa thân trong một cái tôi phi bản sắc để tìm ra bản sắc của mình, tìm ra những mong muốn, những ước vọng sâu kín Tuy nhiên, giữa cái dứt khoát ra đi và những níu kéo của kí ức đè nặng lên cuộc sống hiện tại, độc giả không hề thấy được sự lựa chọn, cũng có nghĩa là nhân vật hay con người vẫn cứ mãi loay hoay, mông lung, vô định trên con đường đi của chính mình Trong một kết cấu hiện đại, không theo một trật tự minh bạch rõ ràng mà là một mê cung với những hồi ức tuởng tượng hư hư thực thực của nhân vật, không phải là một mạch tự sự trơn tru mà bị “chen ngang” bởi bản thảo của một tiểu thuyết, Thuận đã gây nên một ám ảnh không nguôi trong

lòng người đọc về những bí ẩn, về thân phận con người

2.2 Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng điểm nhìn trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn là “vị trí từ đó người trần thuật

nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn bởi nó thể hiện sự chú ý quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn” [19; 113] Nói một cách khác, việc lựa chọn chỗ đứng để nhìn và quan sát của nhà văn có thể tạo ra khả năng nhìn thấy được những điều mà người khác không thấy, tạo nên sự mới mẻ, độc đáo cho tác phẩm Chính vì vậy, điểm nhìn là một trong những vấn đề quan trọng của tự sự học hiện đại Trong những năm gần đây, lý luận điểm nhìn nghệ thuật đã được giới nghiên cứu văn học

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristole (2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristole
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2007
2. Marcel Proust (1992), Đi tìm thời gian đã mất, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm thời gian đã mất
Tác giả: Marcel Proust
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1992
3. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
4. M. Bakhtin (1991), Những vấn đề thi pháp Dostoievski, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Dostoievski
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1991
5. James Joyce (2009), Người Dublin , Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Dublin
Tác giả: James Joyce
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2009
6. Hoài Anh (2007), Xác và hồn của tiểu thuyết, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác và hồn của tiểu thuyết
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
7. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
8. Mạc Can (2003), Tấm ván phóng dao, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tấm ván phóng dao
Tác giả: Mạc Can
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
9. Mạc Can, Tấm ván phóng dao, http://kinhdotruyen.com/tac-gia-mac-can/tam-van-phong-dao.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tấm ván phóng dao
10. Lê Nguyên Cẩn (2006) (chủ biên), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường – James Joyce, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường – James Joyce
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
11. Nguyễn Minh Châu, Phiên chợ Giát , http://kinhdotruyen.com/tac-gia-nguyen-minh-chau/truyen-phien-cho-giat.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phiên chợ Giát
12. Nguyễn Minh Châu, Khách ở quê ra , http://kinhdotruyen.com/tac-gia-nguyen-minh-chau/truyen-khach-o-que-ra.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khách ở quê ra
13. Khương Thu Cúc (2002), “Dòng ý thức của nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”, Báo cáo khoa học, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dòng ý thức của nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”, "Báo cáo khoa học
Tác giả: Khương Thu Cúc
Năm: 2002
14. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
15. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
16. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Kĩ thuật dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, trong Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật dòng ý thức trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, trong Tự sự học
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2002
17. Trịnh Bá Đĩnh dịch (2002), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: dịch" (2002), "Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh dịch
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
18. Hà Minh Đức (chủ biên, 1999), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Hoàng Ng ọc Hiến (1997), Văn học và học văn, Nxb Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và học văn
Tác giả: Hoàng Ng ọc Hiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
21. Hồ Sĩ Hiệp (2003), Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới, Nxb Đại học Quốc Gia, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới
Tác giả: Hồ Sĩ Hiệp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
Năm: 2003

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w