Đến với thế giới tiểu thuyết của chị nói chung và thế giới nghệ thuật trong Và khi tro bụi nói riêng là người đọc đến với một cõi thường biến, đan xen, linh ảo giữa thì hiện tại với cuộc
Trang 1TẠ THỊ BÍCH NGÂN
Kü THUËT DßNG ý THøC TRONG TIÓU THUYÕT VIÖT NAM §¦¥NG §¹I
(TR¦êNG HîP Vµ KHI TRO BôI CñA §OµN MINH PH¦îNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thái Nguyên – 2016
Trang 2TẠ THỊ BÍCH NGÂN
Kü THUËT DßNG ý THøC TRONG TIÓU THUYÕT VIÖT NAM §¦¥NG §¹I
(TR¦êNG HîP Vµ KHI TRO BôI CñA §OµN MINH PH¦îNG)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
Thái Nguyên – 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn
Tạ Thị Bích Ngân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp – người thầy
đã tận tâm hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề cương này
Vô cùng biết ơn quý thầy (cô), cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy khoá VIII chuyên nghành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa sau đại học trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, đã sẻ chia, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tạ Thị Bích Ngân
MỤC LỤC Tran Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Trang 51 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 8
7 Cấu trúc của luận văn 9
CHƯƠNG 1 KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA KHUYNH HƯỚNG DÒNG Ý THỨC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975 9
1.1 Khái lược về kỹ thuật dòng ý thức trong văn học 9
1.1.1 Nguồn gốc phát sinh của kỹ thuật dòng ý thức 9
1.1.2 Đặc điểm và chức năng của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học 11
1.1.3 Kỹ thuật dòng ý thức trong văn học thế giới 14
1.2 Sự xuất hiện của khuynh hướng dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau năm 1975 17
1.2.1 Cơ sở, tiền đề dẫn tới sự xuất hiện của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau năm 1975 17
1.2.2 Một số thành tựu của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam 24
Tiểu kết 34
CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÀ KHI TRO BỤI CỦA ĐOÀN MINH PHƯỢNG .35
2.1 Hành trình sáng tác của Đoàn Minh Phượng 35
2.2 Cốt truyện và nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Và khi tro bụi 37
2.2.1 Giới thuyết về cốt truyện 37
Trang 62.2.2 Biểu hiện của kỹ thuật dòng ý thức trên phương diện cốt truyện trong tiểu thuyết Và khi tro bụi 38
2.3 Nhân vật trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng
44
2.3.1 Giới thuyết về nhân vật và vai trò của nhân vật trong văn xuôi nghệ thuật 44 2.3.2 Biểu hiện kỹ thuật dòng ý thức trên phương diện xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Và khi tro bụi 46
Tiểu kết 53 CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “VÀ KHI TRO BỤI” CỦA ĐOÀN MINH PHƯỢNG
54
3.1 Người kể chuyện trong tiểu thuyết Và khi tro bụi 54
3.1.1 Giới thuyết về người kể chuyện trong văn xuôi nghệ thuật 54 3.1.2 Biểu hiện của kỹ thuật dòng ý thức trên phương diện người kể chuyện trong tiểu thuyết Và khi tro bụi 55
3.2.Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Và khi tro bụi 58
3.2.1 Giới thuyết về điểm nhìn trần thuật 58 3.2.2 Biểu hiện của kỹ thuật dòng ý thức trên phương diện điểm
nhìn trần thuật 59
3.3 Giọng điệu trần thuật trong Và khi tro bụi 68
3.3.1 Giới thuyết về giọng điệu trần thuật 68 3.3.2 Biểu hiện kỹ thuật dòng ý thức trên phương diện giọng điệu trong Và khi tro bụi 69
3.4 Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Và khi tro bụi 74
3.4.1 Giới thuyết về ngôn ngữ trần thuật 74 3.4.2 Biểu hiện của kỹ thuật dòng ý thức trên phương diện ngôn ngữ trong tiểu thuyết Và khi tro bụi 76
Trang 7Tiểu kết 83 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Được định nghĩa là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh
hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” [14; 328], tiểuthuyết từ vị trí ngoại biên đã chuyển mình trở thành thể loại trung tâm, quantrọng nhất trong nền văn xuôi nghệ thuật hiện đại Các nhà nghiên cứu đã nóiđến sự tự do, tính chất hiện đại… của thể loại loại này dựa trên xuất phátđiểm của nó là thời gian hiện tại, là cái của bây giờ, của đương đại Song đặcđiểm nổi bật nhất ở tiểu thuyết là thể loại này đã mang trong mình tinh thầncủa thời hiện đại – thời đại mà như M Kundera đã nói: “Chân lý thần thánhduy nhất bị tan rã thành hàng trăm chân lý tương đối mà những con ngườichia lấy cho nhau”, không có giá trị nào tuyệt đối và con người nhận được sựbình đẳng trước hiện thực Dó đó, vượt qua ý nghĩa thể loại, tiểu thuyết cònđược xem là một giai đoạn, một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của conngười về thế giới: phủ nhận chân lý độc tôn và tính tất định của cuộc đời.Tiểu thuyết cũng như văn học chấp nhận một cái nhìn hoài nghi, một hiệnthực của sự trải nghiệm ở người viết mà như Antonio Bllach từng nhận định:
“Họ đã hào hứng đi tới sự biểu hiện thế giới có tính phức tạp và phiến đoạnnhư họ từng trải nghiệm” [5; 64] Trên cơ sở đó, nền văn xuôi hiện đại nóichung và tiểu thuyết nói riêng đã xuất hiện hình tượng những con người đơnđộc với bản thể bất toàn, tồn tại vô số những uẩn khúc chìm đắm trong mêcung của dòng suy tưởng mà Antonio Bllach đã rất chính xác khi cho rằng:
“Những đam mê, những mơ tưởng của bản năng và những đau khổ nhất của
vô thức đã đan bện lấy nhau tạo ra những văn bản đậm đặc đủ sức chuyển tảinhững trạng thái căng thẳng sâu sắc của con người” [5;68] Và tiểu thuyếtViệt Nam sau năm 1975 cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ những đặc điểm này
Trang 91.2 Đoàn Minh Phượng là một cây bút tiểu thuyết còn khá mới mẻ
trên văn đàn Việt Nam nhưng những ấn tượng về một lối viết mới lạ mở rahướng tiếp nhận hiện đại đối với công chúng độc giả mà chị mang đến là một
điều không thể phủ nhận Chị vốn là một nhà đạo diễn phim – bộ phim Hạt mưa rơi bao lâu sau đó chuyển sang viết văn Cuốn tiểu thuyết đầu tay Và khi tro bụi của chị xuất bản năm 2006 đã đoạt giải thưởng văn xuôi duy nhất
của Hội nhà văn năm 2007 Sau đó Đoàn Minh Phượng cho ra mắt bạn đọc
cuốn tiểu thuyết thứ hai Mưa ở kiếp sau (2007) Cùng với thế hệ những nhà
văn trẻ như: Phạm Thị Hoài, Thuận, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái,Nguyễn Việt Hà,… Đoàn Minh Phượng đã và đang từng bước nỗ lực trênhành trình cách tân tiểu thuyết Việt Nam đặc biệt là về “kỹ thuật viết” Đến
với thế giới tiểu thuyết của chị nói chung và thế giới nghệ thuật trong Và khi tro bụi nói riêng là người đọc đến với một cõi thường biến, đan xen, linh ảo
giữa thì hiện tại với cuộc đời trần tục nhặp nhằng thì quá khứ với một cuộcsống xa xôi không định hình ám ảnh trong những giấc mơ, dòng suy tưởng.Song, nhận diện là vậy nhưng để thâm nhập được vào thế giới ấy, sống vàcảm nhận nó thì lại là điều không phải dễ dàng đối với bất kỳ độc giả nào.Trong rất nhiều “tiếng nói” khác nhau của tiểu thuyết đương đại, lối viết ấy đãđược các nhà nghiên cứu gọi với cái tên dòng ý thức
1.3 Kỹ thuật dòng ý thức là một kỹ thuật tự sự của văn xuôi hiện đại.
Nó được khơi nguồn từ tâm lý học cuối thế kỷ XIX (tâm lý học cơ năng củaW.James), triết học đầu thế kỷ XX (thuyết trực giác của H Bergson) với đặctrưng là nhấn mạnh tính tức thì của dòng ý thức Với kỹ thuật này tiểu thuyếtthế kỷ XX đã lần đầu tiên đặt ra tham vọng “viết chính tả cho ý nghĩ”, để chodòng chảy của suy nghĩ trào ra tự nhiên, biểu hiện tính chất “tại đây” – “bâygiờ” của ý nghĩ Chính vì vậy kỹ thuật dòng ý thức được xem là phương tiệnđắc dụng trong việc khám phá chiều sâu khôn cùng của thế giới bên trong con
Trang 10người Đi vào địa hạt sâu thẳm đó, Đoàn Minh Phượng đã tạo cho mình một
một dấu ấn riêng khi vận dụng lối trần thuật dòng ý thức trong tác phẩm Và khi tro bụi như một hướng đổi mới thi pháp tiểu thuyết, bắt đầu từ phương
diện kỹ thuật
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trường hợp Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng)”.
như: Đi tìm thời gian đã mất – M Proust, Người đẹp say ngủ – Y.Kawabata,
Âm thanh và cuồng lộ – W Fauklner…
Ở Việt Nam trong những thập niên gần đây, thủ pháp dòng ý thức cũng
đã được nói đến nhiều trong sáng tạo, nghiên cứu và phê bình Trong cáccông trình, các bài viết của mình, các nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, HàMinh Đức, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thị Bình, Lã Nguyên, Nguyễn BíchThu… đã đề cập đến thủ pháp – kỹ thuật này với những cách nói khác nhau.Thực chất, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam không có ý định lập thuyết về kỹthuật dòng ý thức nhưng họ đã dành sự quan tâm thích đáng cho sự lý giảinguyên nhân hình thành, điều kiện hình thành và phát triển cũng như đặcđiểm kỹ thuật dòng ý thức trong một sổ tác phẩm dịch thuật, khảo luận Trong
đó có thể kể đến những công trình sau:
Đi sâu Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại (1995), trong chương 4, khi làm rõ đặc trưng Chủ nghĩa trực giác qua các chân dung tiêu
Trang 11biểu như Henri 3ergson, Benedetto Croce, nhà nghiên cứu Phương Lựu đã
nhắc đến những sáng tác theo “dòng ý thức” Ông cho rằng văn học “dòng ý thức ” khởi nguồn nhiều nhất ở chủ nghĩa trực giác” [25; 151] Ở đó sẽ nhận
ra “cái tôi bề sâu” với trạng thái “kéo dài liên tục” là trạng thái tâm lý mang tính chất thuần túy tâm tư, là "'thực tại duy nhất’ [25; 151].
Đề cập đến yếu tố thời gian trong tiểu thuyết dòng ý thức, trong công
trình Dẩn luận thi pháp học (2000), nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận xét: “Với thủ pháp dòng ý thức, J Joyce khắc họa thời gian vật chất như người ta cảm thấy (không phải nếm trải hay suy nghĩ) Ví dụ trong Uylixơ của James Joyce hay Chuyến đi ra ngọn Hải đăng (1927) của Virginia Woolf
để minh chứng cho thời dan bên trong tâm hồn bà Ramdi” [28; 104] Từ đó, ông đi đển kết luận: “Các nhà văn hiện đại có xu hướng rút ngắn khung thời gian sự kiện bên ngoài mà kéo dài thời gian bên trong tâm hồn” [28; 105].
Có thể nói, đó là những ví dụ quý báu giúp cho việc tìm hiểu thủ pháp dòng ýthức, đặc biệt là ở tọa độ thời gian Đồng thời, tác giả chỉ ra rằng, trong cáctác phẩm dòng ý thức, thời gian sự kiện được có lại trong một khung giới hạn,được rút ngắn trong vài ngày hoặc một vài thời điểm nhưng thời gian bêntrong tâm hồn nhân vật thì tòi dài, với biên độ rộng, chất chứa trong đó rấtnhiều cảm xúc khác nhau
Tìm hiểu Những vấn đề thi pháp của truyện (2000), Nguyễn Thái Hòa
đã dành sự quan tâm cần thiết khi phân biệt Truyện kể tâm tư và dòng ý thức Ông cho ràng: “Thực ra giữa truyện kể tâm tư và độc thoại nội tâm có chung một nguồn gốc là kể lại ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật ở ngôi thứ ba nhưng khác nhau ở mức độ Nếu độc thoại nội tâm chỉ xuất hiện trong một số tình huống đối thoại nhất định thì truyện kể tâm tư (psycho - narration) là dòng chảy triền miên của ý thức làm nên cốt truyện và vĩ vậy nó là giọng chủ đạo của lời kể” [18; 81] và bước đầu khẳng định “truyện kể tâm tư với dòng ỷ thức của nhân vật là kết quả tất yếu của sự đổi mới trong hình thức kể chuyện
Trang 12hiện đại” [18; 86] Nhà nghiên cứu đã phân biệt hai khái niệm mấu chốt làm
cơ sở để xác định đặc trưng thi pháp của văn xuôi dòng ý thức
Hay như nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Thu từng nhân định: “Tiểu thuyếtViệt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đivào thế giới tâm linh một cách có hiệu quả Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thờigian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, những giấc chiêm baonhằm để nhân vật bộc lộ những niềm sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòngkiểm soát ý thức của con người” [34; 27]
Ngoài ra trong những năm gần đây đã có khá nhiều khóa luận, luận văn,luận án của sinh viên, học viên nghiên cứu về kỹ thuật dòng ý thức trong tiểuthuyết Việt Nam Chẳng hạn trong luận văn “Dòng hồi ức trong Nỗi buồn chiếntranh của Bảo Ninh”, tác giả Hoàng Bích Hậu đã nhận định “đảo ngược, xen kẽkhông gian, thời gian làm cho thời gian hiện tại thường là ngắn, còn thời gianquá khứ lại lan rộng, sâu theo dòng hồi ức, tạo một nhịp dẫn cho sự phát triểncâu chuyện” [15; 19] Hay trong luận văn “Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểuthuyết Nguyễn Bình Phương”, tác giả Đinh Thị Thu đã chỉ ra đặc điểm kỹ thuậtdòng ý thức của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương khi cho rằng: “Trong tiểuthuyết Nguyễn Bình Phương, những hồi ức, suy tư, giấc mơ không chỉ ở cuộcđời thực tại, cõi trần thế với hàng trăm con người thực Nó còn là con người đãlùi xa về thời gian, của linh hồn trôi dạt, lang thang trong sự vây bủa của mànđêm, giấc mơ trong trạng thái hôn mê kéo dài…” [35; 67] Ngoài ra còn có thể
kể tới các công trình nghiên cứu khác như: luận văn “Thủ pháp dòng ý thứctrong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, luận văn “Nguyễn BìnhPhương với việc khai thác tiềm năng thể loại”, tác giả Hồ Bích Ngọc đã quantâm tới sự sáng tạo trong điểm nhìn trần thuật với sự tham gia của kỹ thuật dòng
ý thức Hay mới đây nhất là luận án của Nguyễn Đức Toàn viết về “ Khuynhhướng dòng ý thức trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay”, trong đó tác giả
Trang 13đã đưa ra nhận định “Sự xuất hiện của khuynh hướng dòng ý thức trong văn xuôi đã làm phong phú thêm diện mạo văn học dân tộc, làm thay đổi tư duy văn học, cách đọc và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng Có một khuynh hướng văn xuôi dòng ý thức nhưng chúng ta vẫn chưa có hẳn những nhà văn "dòng ý thức" đích thực kiểu như James Joyce, William Faukner hay Marcel Proust Nguyên nhân chủ yểu là do các nhà văn đương đại của chúng ta cùng lúc chịu ảnh hưởng bởi nhiều kĩ thuật biểu hiện Họ thừa cơ hội được gặp gỡ những kỹ thuật viết mới nhưng lại thiếu nền tảng triết học, cảm quan mỹ học cần thiết để tạo nên những tác phẩm lớn…”[37;129]…
2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng
Đoàn Minh Phượng là cây bút tiểu thuyết còn khá mới mẻ trên vănđàn Việt Nam, công chúng độc giả biết đến chị chủ yếu qua hai tiểu thuyết
Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau Tuy nhiên đã có nhiều lời bàn luận về hai tác phẩm này: Đình Khôi với bài viết Và khi tro bụi rơi về hay Nguyễn Tuấn với bài viết Và khi tro bụi … Cho tới khi cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi đoạt giải thưởng văn xuôi năm 2007 do Hội nhà văn Việt Nam trao
tặng, đã có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về cuốn tiểu thuyết này, tiêubiểu như ý kiến của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh, của nhàthơ Vũ Quần Phương, của tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, của tác giả
Trương Hồng Quang… Sau Và khi tro bụi, cuốn tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau cũng được bạn đọc đón nhận nhiệt tình, tiêu biểu như ý kiến của tác
giả Trâm Anh, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thanh Tú…
Bên cạnh các bài viết mang tính chất điểm sách hoặc nhân đề cập đếnmột phương diện nào đó của văn xuôi đương đại nước ta mà nhắc tới tácphẩm của Đoàn Minh Phượng có thể kể tới một số công trình nghiên cứu như:
“Những yếu tố hiện sinh trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh
Phượng – Trần Hoàng Hoàng Hay trong luận văn “Nghệ thuật tự sự trong
Trang 14tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng”, tác giả Lê Tuấn Anh đã khảo sát hai tiểu
thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau trên các góc độ không - thời gian;
người kể chuyện, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật và đặt chúng trong tiếntrình tiểu thuyết Việt Nam đương đại để đánh giá sự đổi mới trong tư duy vàquan niệm nghệ thuật của nhà văn…
Từ việc thống kê, khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trìnhnào nghiên cứu về đề tài “Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại (Trường hợp Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng)”.
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, chỉ ra kỹ thuật tiểu thuyết
của Đoàn Minh Phượng trong tác phẩm Và khi tro bụi nhằm khẳng định kỹ
thuật dòng ý thức là kỹ thuật viết chủ đạo trong tác phẩm này Từ đó luận văncũng góp phần xác định vị trí của tác giả trong nền văn học Việt Nam cũngnhư trong hành trình vận động của tiểu thuyết theo xu hướng cách tân, đổimới sau 1975, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XX
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Chỉ ra sự đổi mới trong quan niệm về tiểu thuyết trong văn học ViệtNam sau năm 1975
- Chỉ ra đặc điểm và các phương diện biểu hiện của kỹ thuật dòng ý
thức trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 15Đề tài lấy tiểu thuyết Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng dưới sự
soi chiếu của lý thuyết kỹ thuật dòng ý thức làm đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu kỹ thuật
tiểu thuyết – kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng Ngoài ra luận văn cũng so sánh Và khi tro bụi với
một số tác phẩm khác để thấy rõ sự độc đáo của Đoàn Minh Phượng trongviệc sử dụng kỹ thuật dòng ý thức
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp hệ thống
Đặt tác phẩm Và khi tro bụi trong khuynh hướng tất yếu dòng ý thức
nói riêng và tất yếu dòng ý thức Việt Nam đương đại nói chung, để thấy rõ
hơn tư duy của nhà văn
5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm
Chúng tôi đi sâu phân tích Và khi tro bụi để nhận thấy việc tác giả đã
vận dụng sáng tạo kỹ thuật dòng ý thức Đồng thời chỉ ra hiệu quả nghệ thuậtcủa nó
5.3 Phương pháp liên ngành
Luận văn triển khai đề tài liên quan tới dòng ý thức – một vấn đề phức
tạp vốn thuộc lĩnh vực tâm lý học Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng phươngpháp nghiên cứu liên ngành văn học – tâm lý học để phân tích kỹ thuật dòng ýthức từ bản chất của nó trên cơ sở ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học
6 Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tiếp cận từ góc độ văn học sử, tức là nhìn nhận tiểu thuyếtĐoàn Minh Phượng trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau
Trang 161975, đồng thời dựa trên nền tảng lý luận về thể loại tiểu thuyết cũng như kếthừa từ các công trình nghiên cứu đi trước, luận văn nhằm đưa ra một giảipháp tiếp cận tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng từ góc độ kỹ thuật tiểu thuyết Luận văn không có tham vọng giải quyết triệt để mọi vấn đề hay đưa ramột kết luận cuối cùng, mà hy vọng góp thêm một tiếng nói để hiểu hơn vềbản lĩnh, tài năng cũng như đóng góp của Đoàn Minh Phượng cho nền vănhọc Việt Nam thời kỳ sau 1975.
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dungchính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Kỹ thuật dòng ý thức và sự xuất hiện của khuynh hướng dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau năm 1975.
Chương 2 Nghê thuật tổ chức cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết
Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng.
Chương 3 Nghệ thuật tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng.
CHƯƠNG 1 KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC
VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA KHUYNH HƯỚNG DÒNG Ý THỨC
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975
1.1 Khái lược về kỹ thuật dòng ý thức trong văn học
1.1.1 Nguồn gốc phát sinh của kỹ thuật dòng ý thức
Trang 17Dòng ý thức (stream of consciousness) có nguồn gốc là một thuật ngữ
tâm lý, xuất hiện lần đầu tiên trong Nguyên lý tâm lí học (1904) của William
James (1842 – 1910) – một nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng, môt nhàtâm lý học người Mỹ Trong hai chương VIII, IX của cuốn sách, W James đãtrình bày cơ sở lí luận của học thuyết tâm lí khi đem khái niệm “tư tưởng” sosánh với một luồng nước chảy (stream), một dòng sông (river) Từ đó ông chorằng, hoạt động ý thức của con người không phải là rời rạc, mà có liên quanvới nhau, dựa theo phương thức dòng tư duy, dòng ý thức hoặc dòng sinhhoạt chủ quan Các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng bất chợt luôn xen lẫn, đanbện vào nhau tạo thành những khối hỗn độn, “phi logic”
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: dòng ý thức là một khái niệm chỉ
một xu hướng sáng tạo văn học (chủ yếu văn xuôi nghệ thuật thế kỉ XX),hướng tới tái hiện đời sống nội tâm, cảm xúc, liên tưởng của con người Ở đó,những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt luôn lấn át nhau và đan bện vàonhau một cách lạ lùng dòng ý thức là trường hợp cực đoan của độc thoại nộitâm, khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôiphục lại” [14; 107] Như vậy có thể thấy trong văn học, dòng ý thức là mộtthủ pháp, một kỹ thuật viết (sáng tác) thường chú ý khai thác chiều sâu trongtâm trạng, phơi bày các hoạt động bí ẩn trong đời sống nội tâm con người.Với việc sử dụng kỹ thuật viết này, nhà văn thường không chú ý tới cốttruyện, thậm chí cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện;không quan tâm nhiều đến bối cảnh, ngoại cảnh mà chú trọng đến cái chủquan, cái bí ẩn trong tâm lí con người Mặt khác, viết theo kỹ thuật dòng ýthức, các nhà văn thường song hành với những thủ pháp nghệ thuật mới nhưđảo ngược thời gian, đồng hiện thời gian; đan xen, hòa trộn giữa thực và hư,giữa hiện tại, quá khứ và tương lai…
Trang 181.1.2 Đặc điểm và chức năng của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học
Thứ nhất, với việc vận dụng kỹ thuật dòng ý thức, văn xuôi hiện đại
đã xác lập nên trung tâm của sự phản ánh là “ý thức”, ra sức khám phá,phát hiện chiều sâu tâm lí của con người Nếu như tiểu thuyết truyền thốngthường chú trọng tới hiện thực bên ngoài, miêu tả hành vi nhân vật và sắpxếp tình tiết câu chuyện hoặc có miêu tả cảm nhận và đời sống nội tâm củanhân vật thì cũng hết sức sơ lược chỉ để làm nổi bật hiện thực bên ngoài thìtiểu thuyết hiện đại lại chú trọng tới sự chân thực thực thụ, chân thực caonhất trong tâm hồn của con người Do vậy văn xuôi nói chung và tiểuthuyết hiện đại nói riêng sáng tác theo kỹ thuật dòng ý thức thường chiahiện thực thành hai loại: một loại hiện thực giản đơn, bên ngoài, đồng nhất,khách quan, chẳng hạn như một ngôi nhà, một khu vườn,… tất cả đềugiống nhau trong mắt mỗi người; và một loại hiện thực riêng biệt, phức tạp,bên trong, chủ quan như ấn tượng của về ngôi nhà, về khu vườn Khác vớiloại hiện thực thứ nhất, hiện thực này là hiện thực riêng biệt, hiện thựcchân thực, duy nhất chỉ có ở từng chủ thể cảm nhận Vì thế, đối tượngtrung tâm miêu tả của kỹ thuật dòng ý thức là ý thức của con người Cácnhà văn thường chú trọng đến quá trình hoạt động tâm lí để phát hiện ratrạng thái tâm lí thông thường, những trạng thái tâm lí khác thường, thậmchí là trạng thái tâm lý trong tiềm thức, vô thức của nhân vật
Thứ hai, sáng tác theo kỹ thuật dòng ý thức, các tác phẩm văn xuôihiện đại thường có sự phá vỡ về kết cấu trần thuật Nếu như văn xuôi truyềnthống khi sắp xếp tình tiết, sự kiện thường cố gắng tuân theo thời gian,không gian tự nhiên, phù hợp logic, đi từ quá khứ đến hiện tại hướng tớitương lai, vừa có sự phân biệt, lại vừa có sự tiếp nối trong mô hình tuyếntính thì sáng tác theo kỹ thuật dòng ý thức lại thường xuất hiện hiện tượng
Trang 19đảo lộn trật tự hoặc đồng hiện không gian, thời gian Những điều này đềulàm cho tính hoàn chỉnh của câu chuyện bị chia tách, tính liên quan của tìnhtiết, sự kiện trong tác phẩm bị thủ tiêu, tâm lí nhân vật không phù hợp logic,chỉnh thể trần thuật thể hiện tính tùy ý, nhảy vọt nhiều khi trở nên khó hiểu
Chẳng hạn như nhân vật Cẩm My của Khải huyền muộn – Nguyễn Việt Hà,
từ chuyện hồi trung học, cô lại nhớ về cuộc thi hoa hậu học đường, lan mansang nhà báo Nhật Mỹ rồi bất chợt cô lại nhớ đến Vũ, nghĩ đến mối tình đầu,sau lại quay về hình ảnh bố mẹ, nhân tình của mẹ… Mọi thời điểm quá khứđến trong trí nhớ của cô, Vũ như đã được lưu giữ từ trước và giờ cứ việctuôn trào nhòe nhoẹt, bất tuân theo một logic trật tự nào Nó lộn xộn, hỗn tạp
do những liên tưởng đan xen xuất hiện trong một trạng thái tinh thần mà ý
thức không kiểm soát được Nhìn một cách tổng thể, Khải huyền muộn là
câu chuyện được kể bởi hồi ức, dường như mọi sự vật tuy ở thì hoàn thành,nhưng luôn trong tâm thế dở dang…
Thứ ba, biểu hiện nghệ thuật rõ nhất của kỹ thuật dòng ý thức là vậndụng độc thoại nội tâm, và liên tưởng tự do,… Độc thoại nội tâm là thủ phápnghệ thuật có tác dụng biểu hiện thế giới nội tâm, tình cảm phức tạp, tiềm ẩnbên trong của nhân vật mà nhiều khi ngôn ngữ trở nên bất lực.“Liên tưởng tựdo” theo Sigmund Freud khẳng định là một hiện tượng “tiền định”, khôngphải ngẫu nhiên, nhằm khám phá vô thức và giải phóng những điều bị dồnnén Song đó là cơ sở lý luận trong tâm lý học phân tâm mà S Freud đưa racòn trong văn học “liên tưởng tự do” được hiểu như một thủ pháp nghệ thuật
từ một tình tiết, sự kiện hay yếu tố nào đó trong câu chuyện, nhà văn để nhânvật bắt nối dòng ý thức của mình vào để từ đó mở rộng liên tưởng tới các sựviệc đã xảy ra trong quá khứ, tìm về những ký ức thậm chí là những ẩn ức đã
bị chôn vùi Các tình tiết, sự kiện mới hiện ra trên cở sở tình tiết, sự kiện ban
Trang 20đầu có thể có logic nào đó nhưng nhiều khi không có logic nào cả Tất cả hiệnlên như những “cái bất chợt” trong dòng chảy ý thức nhân vật không thể lýgiải bằng logic thông thường Ví dụ như trong tiểu thuyết Ulysses, JamesJoyce đã dành bốn mươi trang của chương cuối cùng để viết về độc thoại nộitâm miên man không dứt của nhân vật.
Thứ tư, kỹ thuật dòng ý thức cũng có những nét đặc sắc trong việc vậndụng ngôn ngữ Thông thường, ngôn ngữ văn xuôi truyền thống đại đa số phùhợp với quy tắc ngữ pháp và logic lí tính nhưng văn xuôi sáng tác theo kỹthuật dòng ý thức lại hướng tới biểu hiện chiều sâu ý thức nhân vật, biểu hiệntinh thần cảm xúc đôi khi là bấn loạn, hay thậm chí là những ám ảnh trongtiềm thức, vô thức nên ngôn ngữ biểu hiện thế giới cảm xúc ấy cũng thường làkhông phù hợp với quy phạm ngữ pháp, thiếu logic lí tính, thậm chí hỗn loạn,đảo lộn Ngôn ngữ trong kỹ thuật dòng ý thức thường là những câu văn khôngdấu ngắt, ngôn ngữ phi điểm nhìn – không có điểm nhìn, chữ đầu mỗi câukhông viết hoa, sử dụng từ vựng ngoại lai, ngôn ngữ của nhiều thể loại trongcùng một tác phẩm… Chẳng hạn như câu văn không dấu ngắt tượng trưng
cho dòng tâm tư bất tận trong trong tiểu thuyết La Route des Flandres của Simon – nhà văn được trao giải Nobel văn học năm 1985: “ và trong ánh bình minh màu xám đám cỏ cũng có màu xám đọng sương mà tôi uống cả đám sương đó cho nó chảy vào trong người tôi giống như những trái cam mà lúc nhỏ bất chấp sự cấm đoán mà người ta đặt ra cho tôi khi bảo rằng những trái cam này được trồng bẩn lắm tôi ồn ào thích chọc một lỗ rồi ép quả cam, tôi vừa ép vừa uống say sưa những viên ngực trần của nàng để cho một giọt tinh thể màu hồng chảy như nước tuột khỏi những ngón tay tôi rung rinh trên một cọng cỏ lả lướt dưới làn gió nhẹ thổi qua trước khi mặt trời mọc phản chiếu thu vào khối trong suốt của nó bầu trời nhuốm ánh rạng đông tôi nhớ
Trang 21lại những buổi sáng lạ lùng đó trong suốt giai đoạn ấy không bao giờ mùa xuân không bao giờ bầu trời lại được rửa sạch trong trẻo tinh khiết như vậy,
…” [39]
1.1.3 Kỹ thuật dòng ý thức trong văn học thế giới
1.1.3.1 Một số thành tựu của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học phương Tây
Thế kỉ XX bắt đầu với hàng loạt cuộc cách mạng làm thay đổi sâu sắcđời sống tinh thần nhân loại: những phát hiện về tự nhiên mở ra cả thế giới vi
mô sự sống, thế giới của những “sóng”, “hạt” và mô hình cấu trúc mới khôngthể nhận biết bằng giác quan, những khám phá tâm lí mà tiêu biểu là phân tâmhọc của S Freud soi rọi vùng vô thức mờ tối của con người, từ đó lý giải tinh
tế những hoạt động và hành vi của cá nhân Nhưng sự ảnh hưởng sâu sắc nhấtđối với nhân loại có lẽ chính là sự thay đổi ý niệm về hiện thực: thế giới giờđây không còn là một chỉnh thể thống nhất mà con người có thể tri nhận Hệquả là sự tan vỡ ảo tưởng về một trật tự, phủ nhận những chân lý tuyệt đối vàphổ quát Nghệ thuật cũng vì vậy mà tích cực biểu hiện những cảm thức mới
Tư duy trừu tượng trong hội họa, tính chất phi cung thể trong âm nhạc… gópphần biến đổi bản đồ mĩ học của nghệ thuật Khí quyển tinh thần của thời đạikhiến cho tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi nghệ thuật nói chung đã có nhữngcách tân và thể nghiệm không ngừng Ngược lại với các nhà văn truyền thốngcoi trọng sự phản ánh hiện thực trong sự toàn thể và điển hình, cùng với thóiquen miêu tả con người trong sự gắn bó sâu sắc với cội rễ lịch sử; các nhà vănhiện đại lại tìm kiếm một hiện thực khác – đó là chiều sâu tâm tư đầy phongphú và phức tạp của con người, nơi lịch sử ghi dấu ấn thông qua phút giây củanhững rung động trong chiều sâu tâm hồn con người
Ở địa hạt văn xuôi nghệ thuật, cùng với sự thay đổi đề tài là sự cách tânmạnh mẽ lối viết nhằm tái hiện cái không thể nắm bắt, nỗ lực kể cái không thể
Trang 22kể Một trong những đóng góp nghệ thuật tiểu thuyết thế kỷ này đó sự thểnghiệm kĩ thuật dòng ý thức khởi nguồn từ văn học phương Tây Vì vậy cóthể nói, kể từ khi Marcel Proust đặt chiếc bánh madeleine nhúng trà lên bànvăn thế giới để “đi tìm thời gian đã mất”, người ta bắt đầu chứng kiến nhữnghành trình nối tiếp được làm nên bởi những cuộc dấn thân nhẫn nại và quyếtliệt của James Joyce, Dorothy Richardson, Virginia Woolf… Trong số đó,thành công nhất phải kể đến James Joyce với tác phẩm “Ulysses” “Ulysses”
là câu chuyện xảy ra trong một ngày – ngày 16 tháng 6 năm 1904, xoay quanh
ba nhân vật: Leopold Bloom, vợ Leopold Bloom và Stephen Dedalus Sửdụng kĩ thuật dòng ý thức, câu chuyện diễn ra với cấu trúc song song củanhững sự kiện chính trong hành trình trở về nhà của Odyssey Bloom đã thựchiện cuộc hành trình dưới trần thế của mình, đấu tranh trước những thử tháchthường ngày trong một ngày bình thường Cuốn tiểu thuyết dõi theo nhữngkhoảnh khắc hành động và suy nghĩ, ẩn ức, tưởng tượng của Bloom, vợ anh ta– Molly và Stephen Dedalus trong một ngày trọn vẹn ở Dublin Được xem làtrung tâm và đỉnh cao của văn học dòng ý thức, Ulysses đã đi đến cùng nhữngkhả năng nghệ thuật của xu hướng này: sự nghiên cứu đời sống nội tâm conngười kết hợp với sự xói mòn ranh giới tính cách, sự phân tích tâm lý đôi khitrở thành mục đích tự thân
Sau thế chiến thứ hai, văn học Âu Mỹ tiếp tục chứng kiến sự nở rộ của
kỹ thuật dòng ý thức trong văn học ở những mức độ khác nhau trong sáng táccủa trường phái “tiểu thuyết mới” (Nouveau roman) ở Pháp: Michel Butor,Nathalie Sarraute…, trong loại tiểu thuyết "đề tài nhỏ" ở Anh: AnthonyPowell, Paul Johnson…, trong thể nghiệm tiểu thuyết tâm lý học ở Cộng hòaLiên bang Đức: Uwe Johnson, Alfred Andersch…
Trang 23Mặc dù hướng khai thác và thể nghiệm ở mỗi tác giả, tác phẩm có sựkhác nhau nhưng nhìn chung các sáng tác sử dụng kỹ thuật dòng ý thức đều
có những điểm gặp gỡ như: nhà văn sử dụng phương pháp nội quan, lấy cảmxúc cá nhân và trực giác nhạy bén làm cách thức khám phá và phản ánh thựctại khách quan, cùng với đó là sự vận dụng thủ pháp đồng hiện kiểu điện ảnh,phá vỡ các lớp thời gian vật lý, làm đứt đoạn dòng chảy ngôn từ và mạchtruyện, tính chất không liền mảnh của nhân vật, lối viết độc thoại nội tâm vàphân tích tâm lý…
1.1.3.2 Một số thành tựu của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học phương Đông
Văn học Châu Á cũng chứng kiến những thể nghiệm thành công của kỹthuật dòng ý thức trong tác phẩm của nhiều nhà văn, đặc biệt ở Nhật Bản với
Kawabata Yasunari với tác phẩm tiêu biểu là Người đẹp say ngủ và Haruki Murakami với tác phẩm Biên niên kí chim vặn dây cót.
Văn học dòng ý thức cũng in dấu trong sáng tác của nhiều nhà văn TrungQuốc đương thời Trong số đó, người đầu tiên vận dụng thành công kỹ thuậtdòng ý thức có thể kể đến là nhà văn Vương Mông Ông được coi là người đitiên phong trong việc cách tân thể loại tiểu thuyết của văn học Trung Quốcthời kỳ mới Từ năm 1979 đến 1980, sáu “tiểu thuyết mới” của ông đã gâychấn động văn đàn Trung Quốc, đó là những cuốn tiểu thuyết theo lời củachính tác giả là “không tuân theo kết cấu của bản thân cuộc sống, mà là tuântheo hình ảnh phản chiếu của cuộc sống tâm linh mọi người, trải qua sự nhấmnháp nghiền ngẫm nhiều lần nơi tâm linh con người, trải qua những ký ức,lắng đọng, hoài niệm, quên lãng rồi lại hồi ức lại” [40; 40] Nối tiếp sau thànhcông của Vương Mông trong việc vận dụng kỹ thuật dòng ý thức là hàng loạt
tên tuổi nhà văn Trung Quốc như Thiết Ngưng với Những người đàn bà tắm, Vương An Ức với Trường hận ca, Mạc Ngôn với Tửu quốc, Rừng xanh lá đỏ,
Trang 24… Trong đó, sáng tác được xem là thành công rực rỡ nhất của việc vận dụng
kỹ thuật dòng ý thức trên văn đàn Trung Quốc là kiệt tác Linh Sơn của Cao Hành Kiện Linh Sơn của Cao Hành Kiện ra đời đã đánh dấu sự xuất hiện của
một “kì thư” trong nền văn học Trung Quốc cũng như một kiệt tác trong nền
văn học nhân loại Linh Sơn với sự đột phá về phương diện nghệ thuật đã “mở
ra nhiều nẻo đường mới cho nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc” [41; 647]
Mọi tìm tòi, thể nghiệm về một hình thức tiểu thuyết mới trong Linh Sơn đều
là sự nỗ lực, tâm huyết của một trái tim luôn sục sôi khát vọng tìm hiểu bảnthân và cuộc sống, khát vọng đi tới tận cùng hiện thực thế giới tâm hồn conngười cùng sự tìm tòi một kỹ thuật viết mới nhằm chuyển tải hiện thực nàymột cách tự nhiên nhất Khát vọng đó càng trở nên mãnh liệt đối với các vănnhân Trung Quốc sau “mười năm động loạn” – mười năm cách mạng văn
hóa Trong số những thủ pháp độc đáo làm nên sự đột phá của Linh Sơn, có
thể nói dòng ý thức là kỹ thuật viết hiện đại nhất, thể hiện sự ảnh hưởng của
kỹ thuật viết phương Tây nhất nhưng cũng lại là kỹ thuật thể hiện trọn vẹn đờisống, tư tưởng, linh hồn dân tộc Trung Hoa nhất Cao Hành Kiện đã khéo léovận dụng kỹ thuật dòng ý thức để khai thác triệt để những phức tạp, bí ấntrong nội tâm con người tương thông với đời sống dân tộc, cộng đồng trongquá khứ, hiện tại và tương lai…
1.2 Sự xuất hiện của khuynh hướng dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau năm 1975
1.2.1 Cơ sở, tiền đề dẫn tới sự xuất hiện của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam sau năm 1975
1.2.1.1 Những chuyển biến về chính trị - xã hội
Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật bìnhthường của nó, ảnh hưởng của công cuộc đổi mới tư duy, những vấn đề bức
Trang 25thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến, thời kỳ xây dựng hòa bìnhcùng với một độ lùi thời gian tương đối thích hợp đối với những vấn đề nhânsinh đã khiến những vấn đề phản ánh của văn học đều chuyển biến theohướng tích cực và nhân bản Bùi Thanh Truyền từng viết: “Thành tựu quantrọng của văn học thời đổi mới là đã gạt bỏ phần nào các quan niệm cũ, mởđường cho văn học khắc phục các nhận thức xơ cứng, cũ mòn để trở về vớicác sáng tác tự nhiên Người viết văn thời nay không còn tuân theo nguyêntắc tả thực, điển hình hóa tỉnh cách và hoàn cảnh theo lối truyền thống, khước
từ vai trò “người thư ký ” trung thành của thời đại và thói quen coi văn học làtấm gương thuần túy mà nỗ lực soi chiếu, lật trở hiện thực từ nhiều góc nhìn,phương thức phản ánh khác nhau ”
Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, hoàn cảnh đất nước có nhiềuthay đổi trên mọi mặt văn hóa, chính trị đã tạo ra bước ngoặt trong văn học,nhất là đối với văn xuôi - thể loại gắn liền với từng khoảnh khắc đổi thay củađời sống Khi tự do, dân chủ trong sáng tạo văn hóa, văn học đã trở thành vấn
đề trung tâm được Đảng ta đặc biệt chú trọng, xem đó như là điều kiện sốngcòn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn học Chủ trương “mở cửa”,
“cởi trói ”, “cắt bỏ sợi dây ràng buộc trong văn hóa, văn nghệ” để “nhìn thẳngvào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đã tạo ra một bước ngoặtthực sự đổi với văn học, mở ra một chân trời thoáng rộng, một bầu không khí
xã hội mới cho quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, khuyến khích và yêucầu người cầm bút có những thể hiện mạnh bạo khi khám phả cuộc sống, từ
đó xuất hiện sự đa dạng về phong cách làm phong phú đời sống văn học”
1.2.1.2 Những đổi mới trong đời sống văn học
a) Đổi mới về tư duy nghệ thuật
Trang 26Trong lao động nghệ thuật, tìm tòi, sáng tạo là những yếu tố vô cùngquan trọng làm nên sự thành công của một tác giả, cũng như diện mạo mới
mẻ, đặc sắc của một nền nghệ thuật Song sự tìm tòi, sáng tạo ấy không phảinảy sinh một cách bột phát, ngẫu nhiên mà luôn được đặt trên nền tảng tuyduy nghệ thuật của tác giả Hay nói cách khác, bất kỳ sự đổi mới nào trongnghệ thuật cũng luôn được bắt đầu từ sự thay đổi trong tư duy của chủ thểsáng tạo – tác giả Và trong sáng tác văn chương cũng vậy, những tìm tòi,sáng tạo trên các phương diện, ở mọi thể loại nói chung và thể loại tiểu thuyếtnói riêng đều được bắt đầu từ những thay đổi trong tư duy, cách quan niệmcủa nhà văn về hiện thực, con người và văn xuôi
Đổi mới quan niệm về hiện thực
Trong cơ cấu đời sống xã hội, chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra rằng:
“Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, bêncạnh các hình thái ý thức khác như triết học, khoa học, chính trị… Là mộthình thái ý thức xã hội, văn chương như mọi hình thái ý thức khác, phản ánhtồn tại xã hội Quan hệ giữa văn chương và hiện thực là một biểu hiện củaquan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa cái phản ánh và cái được phản ánh…”.Như vậy từ nền tảng triết học Mác – Lênin có thể thấy tính hiện thực dù đậmhay nhạt thì bao giờ cũng là một thuộc tính cơ bản của văn chương, phản ánhmối liên hệ giữa tác phẩm với cuộc đời
Hiện thực là một hạt nhân bất biến trong văn học (tức là luôn có) nhưngquan niệm về hiện thực trong văn chương thì luôn vận động và có sự thay đổi.Nếu như trước đây (1975), hiện thực được xem là cái đang hiện hữu, có khi làcái sẽ đến trong ước mơ – “hiện thực ước mơ” (Chữ dùng của Nguyễn MinhChâu) được nhìn bằng cảm quan “đại tự sự” thì sau năm 1975 quan niệm vềhiện thực lại được mở rộng Hiện thực không chỉ là những vấn đề to tát của
Trang 27thời cuộc mà còn là những cái nhỏ nhặt của đời sống trong đó con người phảiđang đối diện hàng phút, hàng giờ Hiện thực không chỉ là cái tồn tại hiện hữutrong một biên độ không gian nhất định, có thể tri nhận bằng giác quan – hiệnthực của các sự kiện, biến cố lịch sử,…mà còn là cái tồn tại trong tâm trạng,cảm xúc con người – hiện thực trôi dạt, không thể tri nhận bằng giác quan.Hay hiện thực không chỉ là cái đang có, sẽ có ở thời gian hiện tại, tương lai
mà hiện thực còn là cái tồn tại trong quá khứ, tìm về với ký ức thậm chí lànhững ẩn ức đã bị chôn vùi
Mặt khác, sự thay đổi quan niệm về hiện thực trong văn xuôi Việt Namsau năm 1975 còn được thể hiện ở việc hiện thực giờ đây không còn là mụcđích cuối cùng của sự phản ánh mà nó chỉ là phương tiện để nhà văn trình bày
tư tưởng, cách nhìn, sự chiêm nghiệm của riêng mình Do đó, bên cạnh kiểuhiện thực “kiểm chứng được” đã xuất hiện hiện thực của ảo giác, của tâmlinh, hiện thực được tạo ra bằng trí tưởng tượng của người viết mà sản phẩmcủa nó là cái kì ảo, cái nghịch dị đã xuất hiện khá đậm đặc ở các tác phẩm
như Giọt máu – Nguyễn Huy Thiệp; Thân phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh) – Bảo Ninh, Thiên sứ - Phạm Thị Hoài,…
Nói tóm lại, quan niệm về hiện thực trong văn xuôi Việt Nam sau năm
1975 đã được mở rộng hơn rất nhiều, cùng với cảm quan “đại tự sự” đã có từcác giai đoạn văn học trước, cảm quan “tiểu tự sự” đã được nhiều nhà vănhướng tới, khai thác và đào sâu Hiện thực không chỉ được nhìn nhận giảnđơn, một chiều mà hướng đến cái nhìn đa chiều để khám phá, phát hiện cái
“bề sâu”, “bề sau” và “bề xa” đời sống
Đổi mới quan niệm về con người
Quá trình đổi mới quan niệm về hiện thực, về cách tiếp cận hiện thựctất yếu dẫn tới sự thay đổi trong quan niệm về con người Vì con người là
Trang 28trung tâm của của hiện thực, nên rất chính xác khi cho rằng văn học là “nhânhọc”, là khoa học đặc thù về con người
Nếu như văn học nói chung và văn xuôi Việt Nam giai đoạn trướcnăm 1975 chịu sự tác động của hoàn cảnh thời chiến nên đã xây dựng nênhình tượng những “con người cộng đồng” với vẻ đẹp lý tưởng hóa, quy phạmhóa nhằm nhiệm vụ giáo dục, khẳng định xu thế phát triển lạc quan của lịch
sử thì sau năm 1975, con người lại được đặt dưới điểm nhìn thế sự, đời tư.Con người giờ đây không còn giản đơn chỉ có “chức năng” đại diện cho cộngđồng hay liên kết, xâu chuỗi làm nổi bật cho các sự kiện lịch sử lớn lao củadân tộc mà hiện lên là “con người cá nhân” mang những diện mạo khác nhau,vừa phong phú, đa dạng nhưng cũng vô cùng phức tạp Mỗi con người đượcxem như một “tiểu vũ trụ” với những bí ẩn mà nhiều khi nhà văn nỗ lực khámphá, chiếm lĩnh nhưng cũng không thể biết hết, biết trước được Và truyện
ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu là một ví dụ điển hình cho thấy rõ
hơn bao giờ hết cái phức tạp của con người thông qua hình tượng nhân vậtngười họa sĩ Với việc xây dựng kiểu nhân vật tự thú, Nguyễn Minh Châu đã
để nhân vật của mình – người họa sĩ suy ngẫm và rồi nghiệm ra rằng “ hóa ratrong con người tôi đang chung sống cả rồng phượng lẫn rắn rết” Hay nhàvăn Ma Văn Kháng cũng từng đề cập tới cái phức tạp của con người khi chorằng: “Cuộc đời thật không ẩn mật, giống như hình ảnh một dòng sông chảyngầm không sao hiểu nổi ngọn nguồn tung tích”, “có cái gì đó rất khó hiểu sovới xét đoán thông lệ…”
Quan niệm về con người trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 khôngnhững chỉ ra cái phức tạp, đa diện vốn có của nó mà còn có sư chuyển dịchđiểm nhìn tìm về bản thể trong con người – con người bản năng mà lâu naytừng bị bỏ quên hoặc cho rằng không đáng được nói đến Cùng với “phầnngười ý thức” – được lý trí kiểm soát, “phần người tự nhiên, bản năng” đã
Trang 29được nhiều nhà văn quan tâm khai thác, khám phá và đào sâu, trong đó có thể
kể đến những cái tên như Nguyễn Huy Thiệp với Không có vua, Trương chi, Những người thợ xẻ, ; Nguyễn Ngọc Tư với tập truyện Cánh đồng bất tận
hay Hồ Anh Thái; Nguyễn Bình Phương;…Tìm về với con người bản năng,con người tự nhiên cũng tức là các nhà văn tìm về thế giới của vô thức, tiềmthức thậm chí là ẩn ức của con người – nơi mà con người được sống thật nhấtvới chính mình Và cũng chính từ thế giới ấy, con người hiện lên không chỉ
đa diện, phức tạp mà nhiều khi còn có sự đối lập giữa “con người bản năng”
và “con người xã hội” trong chính mình…
Đổi mới quan niệm về văn xuôi
Quan hệ giữa nhà văn – bạn đọc trong văn học Việt Nam sau năm 1975
đã được nhận thức lại Người đọc có quyền được đối thoại với tiếng nói củanhà văn qua tác phẩm Vì thế, phát ngôn của nhà văn không hẳn là chân lý(ngay cả những đoạn có tính triết lý) mà người đọc chỉ tôn trọng nó nhưnhững trải nghiệm riêng của cá nhân nhà văn Ngược lại người viết nhận thức
rõ vị thế của mình nên có khi để kích thích phản ứng đối thoại của bạn đọc,
họ đưa ra những câu chuyện mang tính giả thiết
Bên cạnh đó, tác phẩm mở ra nhiều điểm nhìn tạo nên một cái nhìntoàn diện, đa chiều Vấn đề nhà văn (hoặc nhân vật) đặt ra mang tính kháchquan hơn, cho phép người đọc cùng thâm nhập để “giải mã” tác phẩm Ngườiđọc không chỉ được tiếp cận với một với một thế giới đời thường có cái thực,cái cao cả, cái tầm thường,… mà còn lạc vào một thế giới mênh mông của cái
ảo, cái huyễn hoặc,… Do vậy để phù hợp với thế giới đời thường là sự giatăng chất liệu ngôn ngữ hiện thực, đậm chất khẩu ngữ, có khi dung tục Lốiviết tràn dòng, không tuân thủ theo quy tắc chính tả cũng thường xuất hiện thểhiện dòng chảy của ý thức
Trang 30b) Sự mở rộng giao lưu văn học
Nếu như ở giai đoạn trước năm 1986, giao lưu văn học ở nước ta nhìnchung mang tính chất khu vực (phương Đông và các nước thuộc hệ thống xãhội chủ nghĩa (cũ) thì sau năm 1986 đã có sự mở rộng phậm vi, mang tínhchất toàn cầu Mỗi biến động của văn học phương Tây và văn học thế giới lúcnày đều nhanh chóng ảnh hưởng đến văn học Việt Nam Giờ đây văn học mởrộng cửa đón nhận nhiều luồng gió lạ của văn học nhân loại, nhất là của cácnước tư bản phương Tây Những sáng tác văn học ngoại nhập ngày càng trởnên phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn đặc biệt và là nguồn bổ sung khôngthể thiếu được của đời sống văn hóa dân tộc Thành tựu của văn học thế giới,đặc biệt là của văn học hiện đại và đương đại, đã mở ra những vùng hiểu biếtmới, những cảm nhận mới và đã góp phần thúc đẩy sự sáng tạo, mang lại sựsinh động, mới mẻ cho văn học trong nước Nghiên cứu Tổng quan về sự tiếpthu tư tưởng văn nghệ nước ngoài vào Việt Nam từ 1986 đến nay, nhà nghiêncứu La Khắc Hòa nhận định: " từ sau 1986, sự tiếp thu tư tưởng văn nghệnước ngoài vào Việt Nam diễn ra trong bổi cảnh toàn cầu hóa và nước ta thamgia hội nhập vào mọi quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng Điều kiện tiênquyết để hội nhập quốc tế là ngoài giá trị dân tộc, chúng ta phải thừa nhận hệgiá trị chung của nhân loại Tình huống này làm thay đổi về cơ bản nguyêntắc vận hành của nền lý luận văn nghệ Việt Nam Đến lượt mình, nguyên tắcvận hành này lại tác động đến xu hướng tiếp thu, dịch thuật, quảng bá của nóđối với các tư tưởng văn nghệ của nước ngoài" [17; 5]
Như vậy có thể thấy, sự mở rộng giao lưu văn hóa, văn học trên phạm
vi thế giới mang tính toàn cầu bên cạnh những thách thức thì đó chính là một
cơ sở quan trọng để kỹ thuật dòng ý thức hiện diện trong các sáng tác văn học
ở Việt Nam thời kỳ sau đổi mới
Trang 311.2.2 Một số thành tựu của kỹ thuật dòng ý thức trong văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX bước vào thời kì đổi mới và có nhiều
thành công rực rỡ Nhiều nhà văn đã biết tìm đến những kỹ thuật viết hiện đại
để sử dụng một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cho những sáng tác của mình.Một trong số những kỹ thuật viết hiện đại đó là kỹ thuật dòng ý thức Vàchính kỹ thuật viết này đã góp một phần nhỏ trong việc rút ngắn khoảng cáchgiữa văn học Việt Nam với văn học thế giới Kỹ thuật dòng ý thức là một kỹthuật viết hiện đại và thể hiện rõ nét trong các sáng tác của giai đoạn này Tuynhiên, thật ra kỹ thuật dòng ý thức đã được manh nha từ lâu và người đượcđánh giá nổi bật đầu tiên chính là Nguyễn Minh Châu với phiên bản đa thanh
cuối cùng của “người mở đường tài năng và tinh anh” (Nguyễn Khải)- Phiên chợ Giát ở thể loại truyện ngắn Còn ở thể loại tiểu thuyết, người thành công
đầu tiên khi đưa vào thứ hiện thực nằm ở tầng sâu của tâm trạng và tri giác,
ám ảnh và ẩn ức là Bảo Ninh với thuyết qua Thân phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh) Những trang văn của Bảo Ninh trong tác phẩm chính là
những dòng thác cảm xúc bấn loạn rối bời, chảy tràn trên trang giấy đầy biến
động trong thế giới nội tâm của nhân vật Kiên Nếu ở Thiên sứ, Phạm Thị
Hoài đã thiết lập nhân vật theo một khối lập thể, chắp nối những mẩu tưtưởng, những mảnh gương vỡ cuộc đời không có trật tự nhất quán trước thựctrạng Homo Z hóa của con người, thì Bảo Ninh lại chọn cách lắp ghép nhữngmảnh tâm hồn, những mảnh đời không hoàn thiện trong bức tranh tối tranhsáng của quá khứ và hiện tại Nhân chứng duy nhất trải nghiệm mãnh liệt nhấtchính là Kiên Kiên hiện diện một cách khác thường trong con mắt mọi ngườixung quanh, anh nhà văn lập dị này đã và đang luôn sống trong cảnh củanhững ký ức chắp nối những cơn mộng du huyền ảo mông lung Qua các lớpthời gian bị đảo lộn đứt gãy liên tục, những mảnh vụn ký ức vương vãi khắp
Trang 32nơi trong tâm trạng rối bời bấn loạn của nhân vật Kiên đang đứng ở hiện tạinói về trạng thái tinh thần hiện tại của mình, thì những kỷ niệm biến cố củanhững thời gian khác nhau trong quá khứ gọi anh trở về Chúng bị xô đẩy,đan cài vào nhau trong suy nghĩ chập chờn, bất định của Kiên với những kỷniệm dĩ vãng không hệ thống rõ ràng, đứt đoạn liên tục về những mùa mưasầu thảm, về cái xác lõa lồ của người đàn bà trong ngày giải phóng, về cuộcsống ảm đạm ở truông Gọi Hồn, về cái đêm trên tàu với Phương và khoảnhkhắc “cắt lìa” nhau của mối tình định mệnh, về cánh rừng đại ngàn, nhữngkhuôn mặt đồng đội, những mất mát đau thương… Tất cả bị đọng ứ, nhòe
mờ, chồng chéo trong dòng chảy miên man bất định hồi ức, cảm xúc củaKiên Để nắm bắt cốt truyện, người đọc phải tự mình làm công việc thống kê
sự kiện và tự liên kết chúng lại trong một rừng rậm ký ức trên cái nền đứt gãytâm trạng của nhân vật
Tiếp nối sau những thể nghiệm của Bảo Binh trong Nỗi buồn chiến tranh là hàng loạt các sáng tác khác cũng có sự vận dụng kỹ thuật dòng ý thức ngày càng hoàn thiện và tinh tế như: Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Chinatown (Thuận), Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Thế giới xô lệch (Bích Ngân), Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng), Người sông Mê (Châu Diên),…
Trong Đi tìm nhân vật , Tạ Duy Anh đã để nhân vật “tôi” tìm về với
hồi ức tuổi thơ, với ám ảnh oan hồn chim bồ câu và cả những giọt máu trênđệm năm nào thì thoắt cái lại nhảy sang chuyện tiến sĩ N, tiếp đến là sự bănkhoăn về cái chết của cậu lính trẻ hồi ở chiến trường Có thể thấy trạng tháitinh thần của nhân vật “tôi” trong tác phẩm là trạng thái “phi trọng lượng, phi
Trang 33thời gian, phi ký ức” Tất cả chìm vào trong một “hố đen” đầy hoang mangvới cái bản thể của hiện tại trên hành trình đi tìm nhân vật của“tôi” nhưng liêntục bị “lấn sân” bởi đường ngang quá khứ đến hiện tại, liên tục bị đứt gãygiữa cái đã và đang Sự đảo lộn trình tự thời gian cộng với sự mơ hồ hóa vềkhông gian khiến hành trình kết nối sự kiện trong tác phẩm trở thành nhữngđường gấp khúc, đứt đoạn và cách quãng
Hay trong Tấm ván phóng dao, Mạc Can – một người tự nhận mình
không hướng đến một tác phẩm kiểu hậu hiện đại cũng đã tạo ấn tượng sâusắc, da diết, đầy thương cảm nhờ những trang hồi ức buồn của những conngười dị biệt sống vào những năm 1960 của một gia đình xiếc nghèo hèn Hồi
ức của nhân vật anh Ba hiện lên chỉ là những khoảng chập chờn về từ “tuổithơ dữ dội” – những ngày rong ruổi theo đoàn xiếc, hồi hộp thắc thỏm đứngsau tấm ván của màn phóng dao, đến những giấc mơ kiếp chó của mình, mơđược biết chữ, biết đọc, về mối tình đầu tuyệt vọng và câm lặng, cho đếnnhững dư âm về mùa mưa sùng sũng, những đêm trăng sao ẩm ướt, những tậptục sinh hoạt Tất cả như chìm vào nỗi u buồn, vừa hư ảo, vừa nhạt nhòa đến
vô định trong dòng tâm trạng của nhân vật
Còn ở Chinatown, Thuận cũng đã rất thành công trong việc cấu thành
dòng hồi ức miên man của nhân vật “tôi” Tâm trạng đó chỉ được vận hànhkhi “đồng hồ đeo tay chỉ số mười” và kết thúc khi “đồng hồ đeo tay chỉ sốmười hai” Trong hai tiếng chập chờn ấy, nhân vật “tôi” đã hồi cố về quá khứ,những biến động của cuộc đời từ trẻ cho đến 39 tuổi như: xã hội Việt Namthời bao cấp, buổi giao thoa của nền kinh tế thị trường, mở rộng ra còn làchuyện xã hội Pháp hiện đại, chiến tranh Iraq, cộng đồng người Hoa ở nướcngoài Nằm trong sự kiện biến động bị đứt gãy ấy thường trực một câuchuyện tình yêu hôn nhân đầy vô vọng, khủng hoảng nối tiếp trong quá khứ
Trang 34Hành trình mải miết của hồi ức dàn trải và bất tận ấy càng trở nên ám ảnh hơnkhi từ đầu truyện cho đến cuối truyện không hề có một dấu chấm xuống hàng,không phân chương, phân đoạn (trừ đoạn trích tiểu thuyết I’m yellow) thậmchí nó không hề bị ngắt quãng bởi hiện thực Trong những hồi ức đứt nối củanhân vật “tôi” về quá khứ và những giấc mơ ngắn ngủi của chị về tương lai,Thụy vẫn luôn hiển hiện trong dòng suy tư ấy của “tôi” Thụy xuất hiện nhiềulần nhưng mông lung khó hiểu cũng như hồi ức lộn xộn bộn bề của nhân vật
“tôi” qua những câu kể của chị: “Hai chữ tương lai từ ngày tôi ra đời khôngcần danh từ bổ ngữ, không cần đại từ sở hữu, nó là cả ba chúng tôi (tôi, bố,mẹ)”; “Hai mươi bảy tuổi tôi mới đặt tình yêu bố mẹ sang một bên”… “Haimươi bảy tuổi tôi mới bắt đầu sống cho tôi”; “Tuổi thơ của tôi là cốc chè đỗđen nấu kẹo mậu dịch, là bộ óc lợn hấp nồi cơm, là những điểm mười, nhữnglời khen trong học bạ” [36; 74] … Chính những câu chuyện với cái miền hồi
ức suy nghĩ miên man của nhân vật “tôi” về bản thân, về Thụy, về mười mấynăm xa Thụy, cùng cuốn tiểu thuyết I’m yellow viết dở xảy ra cùng hoặctrước khi “tôi” cùng thằng Vĩnh con trai mình ngồi trên chuyến tàu này đã mở
ra trong Chinatown những “chiều kích hiện tại của thời gian quá khứ” Chuyệnchỉ là những suy tư bằng lời kể, gần như vắng bóng hành động đã cho phépngười đọc trải nghiệm cùng cuộc đời nhân vật…
Như vậy có thể thấy việc tổ chức những mảnh tâm trạng trong sự đanxen miệt mài của hồi ức, nhà văn đưa độc giả thực sự hòa cùng đời sốngnhững dòng tâm tư bề bộn, trúc trắc, cách quãng của nhân vật Với việc sửdụng kỹ thuật dòng ý thức, tính chất toàn tri của nhà văn đã mất hẳn, thay vào
đó đời sống cá thể của tâm hồn nhân vật đã được khúc xạ một cách tự nhiênvào thế giới bên trong nó ở những góc hẹp, góc khuất lấp và mờ tối của nhân
Trang 35vật đã tạo nên tính cá nhân hóa, tâm linh hóa tưởng chừng khó nắm bắt nhấtcủa con người.
Trang 36Tiểu kết
Như vậy có thể thấy kỹ thuật dòng ý thức là một kĩ thuật viết đắc dụng
để nhà văn chuyển tải những tâm tư của mình, cũng như đưa người đọc đếnvới ý nghĩ của nhân vật trong lúc ý nghĩ đó đang hình thành, đang diễn ra Vàquan trọng hơn những khoảng lặng trong đời sống tâm lý mà nhà văn tạo nên
sẽ là khoảng trống, khoảng trắng để người đọc đồng sáng tạo góp phần tạonên sự bình đẳng trong mối quan hệ tác giả - độc giả Với kỹ thuật viết này,các nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã, đang và sẽ góp phần cách tânnghệ thuật tự sự truyền thống, đem lại những góc nhìn mới về hiện thực vàcon người…
Trang 37CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN
VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÀ KHI TRO BỤI
CỦA ĐOÀN MINH PHƯỢNG 2.1 Hành trình sáng tác của Đoàn Minh Phượng
Những tài liệu nghiên cứu về nhà văn Đoàn Minh Phượng và các tácphẩm của chị còn rất ít ỏi Đoàn Minh Phượng là cây bút tiểu thuyết còn khámới mẻ nhưng rất ấn tượng với công chúng Việt Nam Chị sinh ra ở Sài Gòn,cha mẹ gốc miền Trung, sang Đức định cư từ năm 1977 Chị vốn là một đạodiễn điện ảnh được biết đến với bộ phim Hạt mưa rơi bao lâu sau đó chuyển
sang viết văn Cuốn tiểu thuyết đầu tay Và khi tro bụi của chị xuất bản năm
2006 (NXB Văn học) đã đoạt giải thưởng văn xuôi duy nhất của Hội nhà vănnăm 2007 Sau đó Đoàn Minh Phượng cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết
thứ hai Mưa ở kiếp sau (NXB Văn học, 2007).
Tiểu thuyết Và khi tro bụi được mở đầu bằng một câu thơ của Venry
Vaughan (1622- 1695) được dịch qua lục bát:
“Và khi tro bụi trở về Trong thinh lặng đó cận kề quê hương” [29; 6]
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là An Mi, có chồng vừa chết trong
một tai nạn, “Chồng tôi mất vì xe rơi xuống núi, ở một đoạn đèo, trong một đám sương mù, khoảng 5 giờ một buổi chiều tháng 11 Anh ấy đi đâu qua đoạn đường ấy vào ngày ấy, giờ ấy, không một ai biết… Tôi muốn mang chiếc bình lên một ngọn đồi ở miền trung du, đổ mớ tro của anh xuống đám
cỏ và mang chiếc bình không về đặt ở thành cửa sổ, nơi tôi đã đứng suốt bảy ngày nhìn xuống con đường trước nhà Nhưng không ai cho tôi làm như vậy”
[29; 7] Khi người chồng đã hóa thành tro bụi, An Mi thấy hồn mình chỉ còn
Trang 38là một đám tro Không còn người quen, không còn việc gì để làm trên đời đểlàm, nơi chốn nào để đến, cô quyết định đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình.Mua một chiếc vé xe lửa, An Mi bắt đầu chuyến hành trình ba tháng củamình, để hiểu được mình là ai trước khi chết Sợ rằng nếu ở lâu trên mặt đất,
cô sẽ có người quen, có kỷ niệm, có một nơi chốn thuộc về mình An Mi chọnsống trên những chuyến tàu vô tận Mua một cuốn sổ bằng mọi giá để ghichép quá khứ của mình nhưng An Mi không biết viết gì lên đó Từng ấy năm
tháng sống trên đời, cô chỉ viết gọn trong hai câu ngắn: “Tôi là một đứa trẻ
mồ côi Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh” [29; 37] Hai câu rất ngắn
nhưng khó lắm An Mi mới viết ra được Nhưng rồi khi chuẩn bị tìm đến cáichết, An Mi bất ngờ đọc được câu chuyện của người trực đêm khách sạn Câuchuyện bí ẩn của gia đình anh ta, những điều vô lý không thể chấp nhận đượccủa những con người trong gia đình ấy đã khiến cô quyết tâm đi tìm kiếm sựthật, để mang lại sự công bằng cho kẻ bất hạnh nhất trong câu chuyện của học– người em bị mất tích Và rồi khi sự thật được phơi bày, cũng là lúc cô pháthiện những bí mật chứa sâu trong tâm hồn mình Nhà văn Đoàn Minh Phượngquan niệm mỗi người là một câu chuyện, mỗi người là một dòng sông, nóchảy từ nguồn ra tới biển Dòng sông là thứ chúng ta không thể cắt khúc nàyrồi xóa đi khúc khác, nó cần có sự liên tục An Mi lại làm ngược lại với cuộcđời mình, chỗ nào không vui thì xóa đi, bỏ đi Vì sợ đau đớn, xóa đi những ký
ức buồn của mình, vô tình xóa cả tình yêu, An Mi đã xóa đi cả miền ký ứcquan trọng của cuộc đời mình và cô phải trả giá Cô chỉ nhận ra điều mìnhđánh mất khi tro bụi rơi về
So với Và khi tro bụi, tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau có một cốt truyện phức
tạp hơn Truyện xoay quanh nhân vật Mai, một cô gái trẻ từ Hà Nội vào SàiGòn tìm cha, người đã bỏ rơi mẹ cô lúc bà mang thai Khi đến nơi, cô gặp hồn
Trang 39ma của đứa em sinh đôi mất tích 22 năm trước Người em gái lôi cuốn, dẫndắt chị vào thế giới ma mị, một thế giới của loài người đầy rẫy những tội ác,lọc lừa, phản bội… sống bên hồn ma, bên bờ kia của sự thật Ở đó, ý chí của
cô bị thử thách đến tận cùng Mưa ở kiếp sau là sự nỗi mạch cảm xúc u buồn
về con người trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng Con người không quêhương, không gia đình, con người vừa tìm kiếm vừa trốn chạy trước những sựthật của cuộc sống
2.2 Cốt truyện và nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Và khi tro bụi
2.2.1 Giới thuyết về cốt truyện
Theo cách hiểu truyền thống, cốt truyện là hệ thống các sự kiện, diễnbiến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội được phản ánh một cáchnghệ thuật trong tác phẩm văn học Qua đó các tính cách cũng như các mốiquan hệ tác động qua lại giữa chúng được bộc lộ nhằm làm sáng tỏ tư tưởng
và chủ đề của tác phẩm Trong loại hình văn xuôi nghệ thuật, cốt truyện đóngvai trò đặc biệt quan trọng, được xem như nòng cốt cho việc thể hiện các mốiquan hệ và sự phát triển tính cách của nhân vật
Sự kiện là những biến đổi, những sự việc có ảnh hưởng nhất định đếnnhân vật cũng như tính cách và các mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm.Quan hệ chính giữa các sự kiện hình thành nên cốt truyện là quan hệ nhânquả Theo tính logic, sự kiện B ra đời là do “đã có” sự kiện A và sự có mặthiện tại của sự kiện B là “để có” sự kiện C nào đó… Chuỗi sự kiện cứ thế nốitiếp nhau làm nên trục vận động chính của cốt truyện, liên kết các yếu tố rờirạc trong tác phẩm thành một quá trình phát triển mạch lạc, hợp lý Như vậynhững biến đổi của quan hệ nhân quả trong hệ thống sự kiện như tính chặt chẽhay lỏng lẻo, sự tồn tại hay mất đi,… của nó đều có tác động đến cốt truyện
Trang 40Văn xuôi nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng trướcnăm 1975 thường có xu hướng xây dựng cốt truyện chặt chẽ với mô hình nămthành phần: trình bày – thắt nút – phát triển – cao trào – mở nút Thế nhưngkhi đến với văn học đương đại, cốt truyện không còn đơn giản như vậy, nhất
là khi cốt truyện bị chi phối bởi kỹ thuật dòng ý thức Dưới sự ảnh hưởng của
kỹ thuật dòng ý thức, tác phẩm văn học xuất hiện hiện tượng “phân rã” cốttruyện Mà biểu hiện của nó là các sự kiện trong tác phẩm được sắp xếpkhông theo một trật tự logic nào Cốt truyện giống như một bức tranh lắpghép mà các mảnh hiện thực như bị vỡ vụn, đảo lộn lên, bị tung ra, lật nhàotoàn bộ khỏi thứ tự, vị trí ban đầu của nó Đặc biệt tồn tại trong tác phẩm, đôikhi không chỉ có một mạch truyện duy nhất mà có sự đan xen của nhiều mạchtruyện tạo nên kết cấu “truyện lồng truyện”,…
Sự phá vỡ tính nhân quả của chuỗi sự kiện cùng với sự đan xen trùngphức của nhiều mạch truyện trong các tác phẩm tự sự đương đại cho thấy khảnăng phản ánh hiện thực của văn học không chỉ dừng lại ở việc mô tả, tái hiệnchân thực bức tranh đời sống mà còn có thể biểu hiện rõ nét những cảm nhận,suy ngẫm khó định hình của con người về chính hiện thực cuộc sống
2.2.2 Biểu hiện của kỹ thuật dòng ý thức trên phương diện cốt truyện trong tiểu thuyết Và khi tro bụi
2.2.2.1 Kết cấu truyện lồng trong truyện
Có thể thấy trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng
cùng lúc tồn tại hai cốt truyện được triển khai theo cấu trúc song tuyến Câuchuyện thứ nhất cũng là nội dung chính của toàn bộ tác phẩm được kể bởinhân vật tôi – tên là An Mi, có chồng vừa bị tai nạn, kể về hành trình đi tìmcái chết của chính mình An Mi giấu trong túi xách những vỉ thuốc ngủ, langthang trên những chuyến tàu để tìm cái chết Trong suốt quá trình lang thang