Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo thủ pháp dòng ý thức

Một phần của tài liệu hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 53 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo thủ pháp dòng ý thức

Nhân vật văn học được xây dựng theo thủ pháp “dòng ý thức” có đặc điểm nổi bật đó là thông qua dòng ý thức của nhân vật có thể phản chiếu để người đọc nhìn thấy những nhân vật xung quanh, những vấn đề xã hội, thời đại. Chính vì nhân vật được xây dựng chủ yếu dựa trên dòng ý thức miên man nên xác định bản chất con

người có phần phức tạp. Điều này cho thấy con người là một bản thể chưa xác định và khó khẳng định. Sẽ càng khó đoán định lý giải hơn nếu chỉ dùng khoa học và lý tính thuần túy, bỏ qua trực giác cảm tính chủ quan và tâm linh sâu thẳm nơi con người. Trong nhân vật, việc nhà văn để những hồi tưởng đan xen trọng tâm với dòng tâm tư hiện tại luôn ở những đường ranh giới hết sức mờ nhòe, khó nhận biết. Như Nguyễn Bích Thu đã nói, “giấc mơ và hồi ức là đặc điểm của nhân vật dòng ý thức”, có nghĩa là trong dòng ý thức của nhân vật, mọi hình ảnh, mọi ý tưởng, kí ức hướng đến tâm lí nhân vật luôn xuất hiện một cách tự do, đột ngột, không kiểm soát được trong tư duy của mình. Nhân vật được xây dựng từ việc chắp nối những mảnh hồi ức chắp nối rời rạc của nhân vật, đây là một biểu hiện của kỹ thuật dòng ý thức được các nhà văn thời kỳ đổi mới sử dụng khá tiêu biểu và thành công.

Truyện ngắn Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, nhân vật được xây dựng bằng thủ pháp “dòng ý thức”:

Xây dựng nhân vật theo thủ pháp “dòng ý thức”, người được đánh giá nổi bật đầu tiên chính là Nguyễn Minh Châu “người mở đường tài năng và tinh anh nhất trong nền văn học thời kì đổi mới” (Nguyên Ngọc) với phiên bản đa thanh cuối cùng – truyện ngắn Phiên chợ Giát. Truyện ngắn Phiên chợ Giát được nhận định là một trong những trải nghiệm đầu tiên của thủ pháp “dòng ý thức”. Quãng đường ông Khúng dẫn con bò khoang lên chợ huyện trong vòng năm tiếng đồng hồ lại là cả một hành trình được dài thêm, chồng chất bởi những dòng hồi tưởng về quãng đời nhọc nhằn, những suy tư về cuộc sống. Đó là hồi ức về cuộc đời con người từ miền biển lên khai phá rừng núi, về sự hi sinh của đứa con trai và cả giấc mơ ông Khúng hóa thành con bò, bị đánh vào sọ bằng búa tạ. “Miêu tả cuộc hành trình bên trong tâm linh con người, bằng nhiều bút pháp, cái tĩnh lặng và cái bùng nổ, chất thơ và cái dữ dằn, ảo giác và cái thực bao giờ cũng dồn nén, chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa” [57]

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một sự thành công rực rỡ trong việc sử dụng thủ pháp “dòng ý thức” để xây dựng nhân vật:

sự đã tạo ấn tượng mạnh mẽ về bút pháp và kỹ thuật tiểu thuyết qua Nỗi buồn chiến tranh. Đến với những trang văn của Bảo Ninh, chính là những dòng thác bấn loạn rối bời, chảy tràn trên trang giấy đầy biến động trong thế giới nội tâm của nhân vật Kiên. Nếu ở Thiên sứ, Phạm Thị Hoài đã thiết lập nhân vật theo một khối lập thể, chắp nối những mẩu tư tưởng, những mảnh gương vỡ cuộc đời không có trật tự nhất quán trước thực trạng Homo Z hóa của con người, thì Bảo Ninh lại chọn cách lắp ghép những mảnh tâm hồn, những mảnh đời không hoàn thiện trong bức tranh tối tranh sáng của quá khứ và hiện tại. Nhân chứng duy nhất trải nghiệm mãnh liệt nhất chính là Kiên. Kiên hiện diện một cách dị mọ khác thường trong con mắt mọi người xung quanh, anh nhà văn lập dị này đã và đang luôn sống trong cảnh của những ký ức chắp nối những cơn mộng du huyền ảo mông lung. Qua các lớp thời gian bị đảo lộn đứt gãy liên tục, những mảnh vụn kí ức vương vãi khắp nơi trong tâm trạng rối bời bấn loạn của nhân vật. Kiên đang đứng ở hiện tại nói về trạng thái tinh thần hiện tại của mình, thì những kỉ niệm biến cố của những thời gian khác nhau trong quá khứ gọi anh trở về. Chúng bị xô đẩy, đan cài vào nhau trong suy nghĩ chập chờn, bất định của Kiên với những kỉ niệm dĩ vãng không hệ thống rõ ràng, đứt đoạn liên tục về những mùa mưa sầu thảm, về cái xác lõa lồ của người đàn bà trong ngày giải phóng, về cuộc sống ảm đạm ở truông Gọi Hồn, về cái đêm trên tàu với Phương và khoảnh khắc “cắt lìa” nhau của mối tình định mệnh, về cánh rừng đại ngàn, những khuôn mặt đồng đội, những mất mát đau thương… Tất cả bị đọng ứ, nhòe mờ, chồng chéo trong dòng chảy miên man bất định hồi ức, cảm xúc của Kiên. Để nắm bắt cốt truyện, người đọc phải tự mình làm công việc thống kê sự kiện và tự liên kết chúng lại trong một rừng rậm ký ức trên cái nền đứt gãy tâm trạng của nhân vật.

Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can cũng là một thành công trong việc trải nghiệm thủ pháp “dòng ý thức” để xây dựng nhân vật:

Mạc Can, người tự nhận mình không hướng đến một tác phẩm kiểu hậu hiện đại cũng đã tạo ấn tượng sâu sắc, da diết, đầy thương cảm nhờ những trang hồi ức buồn của những con người dị biệt sống vào những năm 1960 của một gia đình xiếc nghèo hèn. Qua hồi ức anh Ba là những khoảng chập chờn về kiếp sống và kiếp người. Từ “tuổi thơ dữ dội” của những ngày rong ruổi theo đoàn xiếc, hồi hộp thắc

thỏm đứng sau tấm ván của màn phóng dao, đến những giấc mơ kiếp chó của mình, mơ được biết chữ, biết đọc, về mối tình đầu tuyệt vọng và câm lặng, cho đến những dư âm về mùa mưa sùng sũng, những đêm trăng sao ẩm ướt, những tập tục sinh hoạt. Tất cả chìm vào xúc cảm tâm hồn của nhân vật anh Ba u buồn, hư ảo, đan trộn, nhạt nhòa với một sự u uẩn, một “nỗi buồn nặng ký lắm”.

Tiểu thuyết Chinatowncủa Thuận – một trải nghiệm độc đáo khi sử dụng thủ pháp “dòng ý thức” để tái hiện nhân vật:

Thuận cũng đã thành công trong việc cấu thành một dòng hồi ức miên man của nhân vật “tôi” trong tác phẩm Chinatown. Tâm trạng đó chỉ được vận hành khi “đồng hồ đeo tay chỉ số mười” và kết thúc khi “đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai”. Hiện thực trong Chinatown chỉ là “những mảnh vỡ vụn nát, tung tóe trong cuộc đời của “tôi”. Những mảnh vỡ đó bộn bề, lộn xộn, bừa bãi trên từng câu, từng chữ của tác phẩm. Quỹ đạo duy nhất giữ cho những mảnh vụn đó không nát, văng ra là dòng hồi ức lộn xộn, lặn ngụp giữa quá khứ, hiện tại, mộng mị và thực tế, ký ức… của “tôi”. Trong hai tiếng chập chờn ấy, nhân vật “tôi” đã hồi cố về quá khứ, những biến động của cuộc đời “tôi” từ trẻ cho đến 39 tuổi được gắn chung với những sự biến: xã hội Việt Nam thời bao cấp, buổi giao thoa của nền kinh tế thị trường, mở rộng ra còn là chuyện xã hội Pháp hiện đại, chiến tranh Iraq, cộng đồng người Hoa ở nước ngoài. Nằm trong sự kiện biến động bị đứt gãy ấy thường trực một câu chuyện tình yêu hôn nhân đầy vô vọng, khủng hoảng nối tiếp trong quá khứ. Trong hành trình mải miết của hồi ức dàn trải và không có hành động ấy trở nên bất tận đầy ám ảnh khi chúng không có điểm dừng từ đầu truyện cho đến cuối truyện không hề có một dấu chấm xuống hàng, không phân chương, phân đoạn (trừ đoạn trích tiểu thuyết I’m yellow) thậm chí nó không hề bị ngắt quãng bởi hiện thực. Trong những hồi ức đứt nối của nhân vật “tôi” về quá khứ và những giấc mơ ngắn ngủi của chị về tương lai, Thụy vẫn luôn hiển hiện trong dòng suy tư ấy của “tôi”. Thụy xuất hiện 671 lần nhưng mông lung khó hiểu cũng như hồi ức lộn xộn bộn bề của nhân vật “tôi” qua những câu kể của chị: “Hai chữ tương lai từ ngày tôi ra đời không cần danh từ bổ ngữ, không cần đại từ sở hữu, nó là cả ba chúng tôi (tôi, bố, mẹ)”; “Hai mươi bảy tuổi tôi mới đặt

tôi”[43]; “Tuổi thơ của tôi là cốc chè đỗ đen nấu kẹo mậu dịch, là bộ óc lợn hấp nồi cơm, là những điểm mười, những lời khen trong học bạ”[43]… Chính những câu chuyện với cái miền hồi ức suy nghĩ miên man của nhân vật “tôi” về bản thân, về Thụy, về mười mấy năm xa Thụy, cùng cuốn tiểu thuyết I’m yellow viết dở xảy ra cùng hoặc trước khi “tôi” cùng thằng Vĩnh con trai mình ngồi trên chuyến tàu này đã mở ra trong Chinatown những “chiều kích hiện tại của thời gian quá khứ” (Nguyễn Chí Hoan). Chuyện chỉ là những suy tư bằng lời kể, gần như vắng bóng hành động đã cho phép người đọc trải nghiệm cùng cuộc đời nhân vật. Một mặt, nhờ “cái không biết, không hiểu” nơi nhân vật tôi, mà có khi chính là “tôi” đã nhận ra cái đáng sợ, cô đơn nhất, đặc biệt đối với những kẻ tha hương, chính là sự xa lạ đối với chính mình. Mặt khác, có thể cũng là một niềm tin, trong chuyến tàu hôm nay, sau con số mười hai của một đời, một ngày, biết đâu những toan tính, cuộc đời tôi và cả thằng Vĩnh con của “tôi” rồi sẽ khác và cả Thụy - niềm say mê nơi Chinatown của “tôi” cũng sẽ khác qua cái kết thúc của tiểu thuyết.

Thế giới xô lệch của Bích Ngân là một tác phẩm rất mới và cũng đã có sự trải nghiệm thành công thủ pháp “dòng ý thức” phản chiếu đến những nhân vật xung quanh:

Biểu hiện dòng ý thức là sự hướng tới tái hiện, mô tả hiện thực tâm hồn con người với những dòng chảy tâm tư, những mạch liên tưởng chồng chéo, phi lôgic một cách chân thật, với những bí ẩn thẳm sâu, những ngõ ngách không bao giờ có điểm dừng. Trong Thế giới xô lệch, tâm hồn con người luôn chênh vênh xô lệch, ngã nghiêng trước đời sống thực tại phức tạp, rối bời. Bên cạnh đó, ngòi bút Bích Ngân đã tỏ ra rất sắc cạnh và thẳng thắn trong việc tái hiện những ẩn ức dồn nén trong tâm hồn nhân vật kể cả những ẩn ức trong nhu cầu tính dục thông thường hay những khao khát nào đó nằm sâu trong tận cùng thế giới tâm hồn con người. Tất cả những nhân vật trong Thế giới xô lệch đều hiển hiện lên qua dòng chảy suy nghĩ bất chợt của nhân vật “tôi”. Hơn nữa, thế giới nhân vật của tiểu thuyết không có một cái tên cụ thể nào. Đó là một dụng ý nghệ thuật của Bích Ngân. Nhà văn muốn người đọc nhớ đến nhân vật chứ không phải là tên nhân vật, những nhân vật gần gũi mà ai cũng có: ông tôi, bà tôi, cha tôi, mẹ tôi, anh tôi, vợ tôi và hạnh phúc, nỗi đau, kể cả giấc mơ dang

dở và những khoảng khắc chênh vênh xô lệch mà ít nhiều ai cũng gặp, cũng trải. Người đọc sẽ thả dòng suy tưởng của mình theo dòng chảy ý thức của nhân vật “tôi” rồi lại giật mình tưởng như thấy chính mình trong đó.

Nhân vật “tôi” trong Thế giới xô lệch miên man trong dòng ý thức và phản chiếu cuộc sống của chính mình bày trước mắt độc giả. Theo dòng ý thức đan xen rối bời của nhân vật “tôi” - anh thương binh:“[…] Tôi, một chàng trai cũng từng có một hình vóc nguyên vẹn, một sinh linh bình thường của tạo hóa […]” [30; 24]

Anh – cậu Út trong gia đình, một chàng trai cao trên 1m70, điển trai – có những hoài bão tươi đẹp cho cuộc sống, anh muốn trở thành một thuyền trưởng trên con tàu viễn dương. Khát vọng ấy thôi thúc anh học tập miệt mài và cuối cùng đã trở thành hiện thực với giấy báo đậu vào trường Đại học Hàng Hải. Gia đình vô cùng vui sướng và hãnh diện, còn riêng anh thì hạnh phúc vô bờ bến vì ước mơ đã trở thành hiện thực.“[…] Đó là bộ quần áo khi tôi nhận được giấy báo đậu vào đại học hàng hải, chi tôi đã đưa tôi đến may tại hiệu may “Sài Gòn” nằm trên cái dãy phố khá sầm uất cách Sài Gòn đến hàng trăm cây số… Tôi thấy mâm cơm thịnh soạn mà má thiết đãi cả nhà với những con gạch son cứng mu và đĩa tôm luộc đỏ au. Tôi còn thấy cả đôi tai ve vẩy và tiếng sủa mừng rỡ của con Phèn. Và hớn hở hơn tất cả là tôi, một thuyền trưởng tương lai của một con tàu viễn dương. Tôi sẽ đĩnh đạc chỉ huy một con tàu hiện đại (chứ không phải con tàu chỉ gương những cánh buồm đỏ, cánh buồm nâu trong truyện mà tôi gần như thuộc làu). Con tàu sẽ đưa tôi đến với những xứ sở mới. Những cuộc hành trình băng qua đại dương sẽ mở cho tôi thêm những chân trời […]” [30; 135-136]

Cuộc sống vốn ẩn chứa những điều bất thường mà con người không dự tính trước được. Cậu út phải tạm gác lại những mơ ước trên những con tàu viễn dương để gia nhập hàng ngũ quân đội trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Anh bị trái mìn phụt mất hai chân, khi mà anh chưa kịp cầm súng đường hoàng ra trận, chưa kịp trở thành một người anh hùng trong trận mạc với những khoảnh khắc quên mình. Anh không trở về với cái mề đay lấp lánh trên ngực như anh từng mong. Anh trở về khi mất hết đôi chân, trở thành một thương phế binh ngồi trên xe lăn, một gánh nặng cho

mẹ là người duy nhất nhìn xuyên thấu qua tâm hồn anh, nghe trọn những nỗi đau và tiếng rên kìm nén của anh.“[…] Tôi vẫn nghe hơi thở má. Chắc bà vẫn đứng cạnh tôi, đang nhìn thẳng đứa con từng cao một mét bảy mươi ba giờ chỉ còn một khúc nằm im giấu kín nỗi niềm dưới lớp mền […]” [30; 103]

Anh nghĩ rằng mình đã trở thành con người vô dụng trong gia đình. Anh cố thu mình nhỏ lại như chính cơ thể anh bây giờ, trốn trong gian phòng nhỏ, chật hẹp mà ở đó anh gọi là “lãnh địa”, là “nơi trú ẩn”. Từ gian phòng của mình muốn đi ra bên ngoài phải vượt qua một cái ngạch cửa. Cái ngạch cửa cũng là một vật cản ghê gớm, anh không thể vượt qua bằng chiếc xe lăn của mình. Anh cũng không thể thắp nhang lên bàn thờ như trước kia, lại càng không thể rướn cao hơn để nhìn được mặt mình qua tấm gương mờ mờ trong phòng tắm. Mặc dù được sự săn sóc của người thân, đặc biệt là sự bao bọc kỹ càng của người mẹ nhưng nhân vật “tôi” vẫn thấy ngột ngạt. Sự đau đớn không ngừng hiện diện. Đó không còn là nỗi đau của đôi chân bị bom mìn phụt đứt, cũng không phải là nỗi đau ngồi trên xe lăn hay khi phải gắn đôi chân giả

“[…] chỗ tiếp giáp với cái “phần thân thể” bất đắc dĩ của tôi cứ râm ran châm chích. Hình như có vô số những chiếc răng chuột đang gậm nhấm da thịt. Tôi trân mình chịu đựng […]” [30; 137] mà là nỗi đau thẳm sâu từ trong tâm hồn. Nhiều lúc anh muốn trốn khỏi gia đình đi đến một nơi nào đó thật xa để quên hết tất cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều đó có lẽ sẽ làm cho anh bớt phần nào khổ sở khi phải đối mặt với người thân. Nhưng anh lại không làm được. Anh không vượt qua được cái ranh giới yếu kém của chính mình. Đó trở thành bi kịch tinh thần cho anh:

“[…] Tôi cũng chẳng biết mình sẽ đi đâu nếu rời khỏi ngôi nhà của ba má.

Tôi biết tôi sẽ không chịu nổi khi phải sống trong cái trại thương binh với sáu chiếc giường sắt đặt trong cùng một căn phòng ba chục mét vuông cùng với sáu chiếc xe lăn, sáu cái cà mèn, sáu cái chén ăn cơm, sáu đôi đũa, sáu cái ly nước uống, sáu cái bô có nắp đậy… và một cái phòng vệ sinh chật hẹp.

Tôi cũng không thể làm được cái việc mà một vài thằng bạn tôi đang làm là

Một phần của tài liệu hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 53 - 69)