Không gian tâm tưởng của những giấc mơ

Một phần của tài liệu hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 83 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Không gian tâm tưởng của những giấc mơ

Giấc mơ trong đời sống thì ai cũng biết và cũng hiểu một chút ít nhưng giấc mơ đi vào trong văn học nghệ thuật đã có sự khác biệt khi chuyển tải nội dung bằng ngôn ngữ. Nó bắt nguồn thế nào ? Đặc điểm và giá trị nghệ thuật của nó ra sao là một vấn đề không phải ai cũng lý giải, cắt nghĩa được. Không gian tâm tưởng của những giấc mơ rất dễ tìm thấy trong các sáng tác của các nhà văn đương đại như Nguyễn Minh Châu, Mạc Can, Bảo Ninh, Thuận, Bích Ngân,… Bởi lẽ giấc mơ cũng phản ánh được một cách khá chân thật hiện thực cuộc sống tâm hồn nhân vật. Tất cả những ẩn ức trong tâm hồn con người thường được phản chiếu qua những giấc mơ, “người sao chiêm bao là vậy” đúng trong trường hợp này. Nhà văn dùng những giấc mơ để thể hiện những ý đồ nghệ thuật độc đáo của mình, thường là tạo cho người đọc có thể tiếp cận được nội tâm con người.

Truyện ngắn Phiên chợ Giát có giấc mơ theo một mô-típ khá quen thuộc hoá thân người - bò trong những giấc mơ của lão Khúng. Trên con đường dẫn chú bò khoang ra chợ Giát những giấc mơ, suy nghĩ bất chợt liên tục xuất hiện làm cốt truyện không định hình rõ ràng. Giấc mơ thứ nhất: “Lão Khúng trông thấy một ông già thân hình cao vóng... với những mảng tiết bò còn ướt hay đã khô dính hết trên các bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay; cái lão già ghê tởm ấy giang cả hai tay nâng một chiếc búa to, nặng... bổ xuống đầu một con bò”[57]. Giấc mơ thứ hai: “Lão tự nhìn trong cái thân hình nửa bò nửa người, máu me đầm đìa, mà lão lại vẫn bình thản y như tuân thủ một cái điều đương nhiên mà khi thức lão không hề được biết... Mang thân hình nửa bò nửa người, lão cùng lão Bời đi theo sau thằng Lạc”. Giấc mơ thứ nhất thể hiện một trạng thái vô thức bên trong của nhân vật. Đó là hệ quả tác động của cái quyết định làm thay đổi thói quen suy nghĩ, tình cảm lão Khúng suốt 18

năm trời - bán con Khoang đen. Nó phản ánh sự phân vân của ông lão tội nghiệp trước cái việc lão cho là nhẫn tâm nhưng vẫn phải làm. Một cuộc đấu tranh giữa tính nhân bản và sự tiềm tàng một tên “hung thần đồ tể” trong mỗi con người. Biểu hiện hoá thân rõ nét hơn trong giấc mơ thứ hai. Tính chất phi logic của sự kiện được nhà văn hợp lý hóa bằng việc đặt nó vào khuôn khổ giấc mơ - vốn là một phương diện của vô thức, khó nắm bắt và lý giải. “Đêm tối sập xuống, bóng tối nhẹ như bấc và đầy huyền ảo, con bò hóa thân của lão Khúng bỗng chốc trở nên say sưa, ngây ngất trước hương vị của đất cày. Đến bây giờ nó đang đứng chỉ có một mình giữa vùng đất cao nguyên Đắc Lắc mới được bàn tay những người khai hoang cày vỡ và nó thấy chỉ chốc lát nữa, trời sẽ sáng và nó phải rời những luống cày để trở về sống trong rừng cây xanh biếc kia. Nó chính là loài thú hoang, đã tìm trở lại được cái cuộc sống tự do muôn thuở của nó” [57]. Giấc mơ hoá thân thành bò là phương tiện để giải thoát một nhu cầu bức bách của khát vọng tìm đến một thế giới tự do hoang dã bên trong của lão Khúng. Giấc mơ, tự bản thân nó là một hiện tượng phi logic, tuy nhiên, nó đem lại những giá trị chân thực trong việc biểu đạt những tâm tư khát vọng bị kiềm chế của con người.

Trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can, nhân vật người anh ba luôn bị những giấc mơ bủa vây. Những ước muốn ban ngày không thực hiện được thì giấc mơ như một sự đáp đền cho những thiếu thốn đó. Cả gia đình của anh đều phải sống lênh đênh trên những dòng sông, đi đây đi đó kiếm sống bằng nghề sơn đông mãi võ của cha mình. Anh ba cũng muốn được đi học nhưng chưa bao giờ được thực hiện thì trong giấc mơ anh thấy mình đang được học ê a đánh vần: “Trong những giấc mơ tôi nhìn chữ rất quen thuộc, mới đó tôi đã thuộc, điều kỳ dị là dù là học trong giấc mơ (trước đó không dược học một chữ cái làm thuốc) tôi... cũng gần như biết chút chữ rồi. Tôi đang học thì có người lay vào đầu tôi kêu tôi dậy, chợ quê thường nhóm họp lúc trời vừa sáng, người đánh vào đầu tôi khi tôi... đang học bài là bà bán thịt, bà

cần lấy lại cái sạp mà tôi thì gác tấm ván phóng dao của tôi trên đó, năm ngủ.” [9].

Giấc mơ vụt tan trong nỗi hôi tiếc khôn nguôi: “Tôi ngồi nhỏm dậy ngơ ngác, một cõi

chuyến đi dài thăm thẳm. Ngôi trường thân yêu của tôi, cây bàng, tiếng trống, bạn

bè, chỉ là trong hư không” [9]

Bên cạnh những giấc mơ đẹp, nhân vật người anh ba cũng gặp những ám ảnh khôn nguôi. Anh vốn là người đứng vịn tấm ván cho người em gái yêu quí của mình đứng trước những mũi dao lao phăng phắt của người anh hai. Một trò xiếc kiếm tiền của ba anh em mà anh thì không bao giờ thích. Anh rất sợ mũi dao có thể phóng trúng em gái của mình và đôi lúc anh câm hờn người anh hai một cách vô cớ mặc dù anh hiểu âu cũng là cuộc sống mưu sinh. Anh kiềm nén lại cảm xúc, cố tỏ ra bình tĩnh nhất trong mọi hoàn cảnh. Anh âm thầm, ít nói nhưng tận sâu trong trái tim anh luôn dậy sóng và những giấc mơ đã nói lên điều đó. Giấc mơ không thể che giấu, nó là

một phản chiếu từ chính cuộc sống: “Trong giấc mơ, phải rồi, trong một giấc mơ của

tôi. Anh có nhiều nét giống hệt như ông già mang gọng kính sắt tròn mà tôi ném lưỡi

dao vào ông (trong tiềm thức, tôi đã giết anh tôi, tôi đã giết người. Một điều không thể chối cãi, rõ ràng là tôi có mặt ở đó với hung khí, hoàn toàn không có chứng cớ

ngoại phạm).” [9]. Anh ba rất sợ những giấc mơ dữ như vậy mà sao mỗi đêm nó cứ

hiện về tìm kiếm anh.

Trong Thế giới xô lệch dạng thức không gian này được Bích Ngân dùng để phân tích, diễn biến nội tâm của nhân vật thông qua những giấc mơ. Giấc mơ chính là một phần của hiện thực phản ánh và một phần là do những sự ám ảnh, ẩn ức trong tâm hồn của nhân vật làm nên. Do đó, dạng thức không gian này có thể đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật một cách tốt nhất.

Giấc mơ của nhân vật “tôi” hiện hữu rất nhiều trong tác phẩm, bản thân nhân vật cũng khẳng định: “[…] Tuy nhiên, từ khi không còn đôi chân, thỉnh thoảng những giấc mơ và ước mơ cũng bất thần kéo tôi ra khỏi chiếc giường và ngôi nhà mà ba mẹ tôi đang sở hữu […]” [30; 134]

Những giấc mơ đưa nhân vật “tôi” nhớ về kỉ niệm với người chị thân yêu. Anh nhớ đến tình yêu thương chị dành cho anh khi chị chỉ mới lên bảy, nhớ luôn cả vị hôn phu sắp cưới của chị, thậm chí nhớ rõ sự lo lắng của bản thân anh khi sợ người chồng sắp cưới kia sẽ hà hiếp chị mình:

“[…] Tôi nhớ, tôi hết sức ngạc nhiên khi biết tin chị sẽ lấy chồng. Và ghét hơn cả là vị hôn phu của chị. Với tôi, tôi cho anh ta là một kẻ quyến rũ từng trải. Còn chị chỉ là một thiếu nữ ngơ ngác, một cô học trò mơ mộng. Trong khi anh ta là kẻ lừa dối có bằng cấp. Cho dù đối với chị, những gì có được từ anh ta: tấm bằng học vấn, cách nói hoạt ngôn, ngón đàn tài tử, giọng hát trầm ấm, vẻ bất cần… đều lung linh trí tuệ, lóng lánh tài hoa. Chị đến với anh ta bằng tất cả sự ngưỡng mộ […]” [30; 28-29]

Hình ảnh ngày cưới của người chị cũng được miêu tả qua giấc mơ của nhân vật “tôi” rất sinh động:“[…] Ngày cưới chị, tôi đã lén giấu đi dây pháo. Mọi người xì xào về lễ cưới vắng tiếng pháo. Có người còn cho đó như điềm gỡ. Rồi ai đó sục sạo và tìm gặp, lôi dây pháo dài mấy mét mà tôi đã cuộn lại bỏ vào ngăn đựng sách vở học của tôi. Tiếng pháo nổ muộn vào lúc khách đã lác đác ra về. Tiếng pháo lại nổ giòn và kéo dài như những tràng liên thanh. Tôi cuống cuồng chạy đi tìm chị. Chị ở giữa đám đông. Chị rạng rỡ trong nét mặt cô dâu, trong bộ áo cô dâu […]” [30; 29]

Nhân vật “tôi” trước khi đi bộ đội và bị bom mìn phụt đứt hai chân từng là một chàng trai cao to, rắn rỏi đẹp trai. Có nhiều hoài bão trong cuộc sống. Anh đậu vào trường Đại học Hàng Hải nhưng chưa từng một lần bước chân lên giảng đường, chưa một lần được thỏa chí ngao du trên những con tàu viễn dương. Tất cả mọi thứ gác lại một bên, anh lên đường nhập ngũ. Anh nghĩ rằng sau khi làm tròn nhiệm vụ đất nước, anh sẽ quay về và tiếp tục với ước mơ của mình. Nhưng anh đã không làm được khi mình chỉ là một thương phế binh. Khi mơ ước ở hiện tại có những điều không thể thực hiện được thì trong giấc mơ nó sẽ thực hiện như một cách đáp lại: “[…] Giấc mơ và ước mơ nhiều khi cũng có cái gương mặt na ná như anh em ruột thịt. Tuy ẩn hiện chập chờn nhưng giấc mơ thường tái hiện những điều tôi không ngừng ao ước dù biết rằng, đó chỉ như những vệt chim trời, chỉ vừa thoáng thấy liền mất hút […]”

[30; 134]

Bao nhiêu tâm trạng ẩn ức đó của nhân vật “tôi” dồn nén cả vào những giấc mơ mộng mị:“[…] Tôi nhắm mắt và chìm sâu rồi lờ mờ trôi vào một không gian vừa quen vừa lạ. Tôi thấy mình đang đứng trước mũi của một con tàu, con tàu to lớn, không chạy bằng những cánh buồm căng gió mà chạy bằng động cơ. Tôi nghe âm

Nhưng giấc mơ đẹp đó nhanh chóng biến mất, thay vào đó là một cơn ác mộng: “[…] Con tàu đột ngột khựng lại và bị mắc kẹt trước cái biển loi nhoi không rõ hình thù. Cả đám đông di động khổng lồ ấy bỗng lội ào ào xuống nước. Mặt nước duềnh lên, đẩy vô số con sóng chồm lên mạn tàu. Con tàu tròng trành. Tôi phải bắm chặt vào thành tàu. Con tàu ngả nghiêng chao đảo. Trước mắt tôi như có bầy đom đóm lập lòe.

Tôi thấy cái đám loi nhoi khổng lồ đó bươn bả tiến về phía con tàu. Khi đến gần tôi nhận ra đó là những hình thù không đầu, không mình, chỉ có chân. Những đôi chân. Vô số những đôi chân.

Những đôi chân trần trụi máu me, những đôi chân trắng lốp vòng băng, nhưng đôi chân lùng nhùng trong ống quần màu cỏ úa.

Chúng hung hăng, xô lấn. Chúng lăn xả vào bất kể thứ gì cản trở đường đi của chúng.

Chúng bườn lên người tôi, khiến tôi hét lên […]” [30, 89-90]

Những đôi chân ám ảnh trong giấc mơ là hệ quả tất yếu trong giấc mơ của nhân vật “tôi”. Sự mất đi đôi chân khiến anh không thể làm một con người bình thường như bao nhiêu người khác được. Những ước mơ, hoài bão, hoạch định cho tương lai cũng mất đi nhẹ tênh như đôi chân phụt đứt bởi bom mìn một cách nhanh chóng. Khi trở về với cuộc sống bình yên, thì những giấc mơ về đôi chân “trần trụi máu me” không ngừng hiện diện. Anh thương phế binh không chỉ là sự bất thường của một thân thể tật nguyền mà còn là sự bất thường của những giấc mơ về những hình nhân tàn phế, những giấc mơ đó khiến anh mất ăn mất ngủ:

“[…] Đôi lần, tôi còn thấy mình không thoát khỏi vô số đôi chân, chúng cứ xoắn lấy tôi, chúng cũng gân cốt da thịt như đôi chân đã mất của tôi nhưng đã trương phình lên như những cái gối ôm […]” [30; 94]

Trong phần 3.2.1 của luận văn khi phân tích nhân vật “tôi” – dòng ý thức phản ánh chính mình. Chúng tôi có đề cập đến ngày hôn lễ của nhân vật “tôi” được nhà văn Bích Ngân viết trong bốn chương 5, 6, 7, 8 của phần bốn theo kết cấu không gian của một giấc mơ. Việc thành hôn đối với nhân vật “tôi” trở nên quá đột ngột, giống

như anh đang trải qua một giấc mơ dài mà khi tỉnh dậy anh tưởng chừng như không phải:

“[…] Khi không tìm được chút hơi hám nào còn vương lại, tôi đâm hoảng: Hay tôi vừa thoát khỏi một giấc mơ dài? Cô dâu, rồi gương mặt những người thân và cái khoảng trống hun hút sau lưng họ, tất cả cũng chỉ hiện diện trong giấc mơ? […]”

[30; 172]

Đây cũng là kết cấu không gian giấc mơ dài nhất và mang nhiều dụng ý của nhà văn. Thể hiện được sự ngỡ ngàng của nhân vật, đồng thời cũng tạo nên được sự ngạc nhiên cho độc giả. Khi đọc thì cứ ngỡ là mơ nhưng mơ lại hóa thật.

3.3. Tiểu kết

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong văn xuôi nghệ thuật sử dụng thủ pháp “dòng ý thức” rất phức tạp và thật sự khiến người đọc kho theo dõi. Tất cả những hình ảnh không gian – thời gian được xoay chiều liện tục theo dòng tâm tư của nhân vật. Nếu không có một sự tập trung nhất định thì khó có thể hiểu tác phẩm đang đề cập đến vấn đề gì. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận khi mà thủ pháp “dòng ý thức” làm xáo trộn thời gian – không gian một cách phi logic nhưng lại thể hiện rõ và chân thật bản chất tâm hồn con người. Đó chính là sự đắc dụng của thủ pháp “dòng ý thức”.

KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu đã đạt được:

Sau một quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đạt được những kết quả như sau:

1.1. Chúng tôi rút ra được nhận định: Từ sau năm 1975 đến nay, văn học Việt Nam đã thật sự bước sang một trang mới. Từ cuộc sống chiến tranh chuyển sang thời kì hòa bình, văn học đã có sự vận động và phát triển theo quy luật của nó. Nhất là từ sau năm 1986 đến này, với sự nỗ lực tìm tòi của các thế hệ nhà văn, đặc biệt là những cây bút trẻ, văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể. Mà ở đó có sự góp mặt đắc dụng của thủ pháp “dòng ý thức” – một kĩ thuật viết của văn xuôi hiện đại.

1.2. Trong khả năng của bản thân, chúng tôi đã góp phần giới thiệu đến người đọc những vấn đề liên quan đến thủ pháp “dòng ý thức” như: khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm, chức năng và một số thành tựu văn học ở phương Tây, phương Đông (trong đó có văn học Việt Nam).

1.3. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã chỉ ra những sự tiếp thu thủ pháp “dòng ý thức” một cách sáng tạo, chọn lọc được biểu hiện qua nhiều vấn đề như: Thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng cốt truyện, điểm nhìn trần thuật và kết cấu nhân vật. Đặc biệt là thủ pháp “dòng ý thức” trong việc xây dựng thời gian và không gian nghệ thuật. Tất cả đã tạo một diện mạo mới cho văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đương đại.

2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo:

2.1. Tìm hiểu vấn đề và gia cố dẫn chứng thêm cho luận văn thêm hoàn chỉnh. Có thể mở rộng biên độ nghiên cứu rộng hơn qua việc khảo sát thêm những tác phẩm khác trong thời kì đổi mới. Để từ đó có thể thấy bao quát và thuyết phục hơn cho việc tiếp thu thủ pháp “dòng ý thức” - những mặt đạt được và hạn chế.

2.2. Đề xuất nghiên cứu so sánh sự tiếp thu thủ pháp “dòng ý thức” ở văn học Việt Nam với một số nước phương Đông khác như Nhật Bản, Trung Quốc để thấy được sự ưu việt cũng như hạn chế của nền văn học nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristole (2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động, Hà Nội.

Một phần của tài liệu hiện tượng thủ pháp dòng ý thức trong văn xuôi việt nam đương đại (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)